CHỈ THỊ
Về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh
_______________
Thực hiện Quyết định số 2279/QĐ-BTP ngày 12/9/2013 của Bộ Tư pháp về phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định cho phép thành lập 03 Văn phòng Thừa phát lại tại thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Vĩnh Tường. Trong thời gian qua, việc thí điểm thực hiện chế định Thừa phát lại đã được các cơ quan, tổ chức liên quan tích cực triển khai. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới, đã được Đảng và Nhà nước ta thể chế hóa trong các Nghị quyết số: 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Nghị quyết số 36/2013/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc Hội; Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009, Nghị định số 135/2013/NĐ- CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương mở rộng thí điểm; việc triển khai thí điểm đã bộc lộ một số điểm yếu cần sớm khắc phục nhất là việc nâng cao nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của Thừa phát lại trong đời sống xã hội và cải cách tư pháp hiện nay.
Để việc công tác thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng pháp luật tiến độ và mục tiêu của Đề án đề ra, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các cấp khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Sở Tư pháp:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền về Thừa phát lại để các tầng lớp nhân dân hiểu về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Thừa phát lại, biết được chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại và thấy được vai trò, sự cần thiết của tổ chức này trong thực tiễn đời sống pháp lý hiện nay;
b) Chủ động tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về Thừa phát lại theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP;
c) Chủ động phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh trong việc kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại.
2. Công an tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong lực lượng Công an tỉnh;
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký xe phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan;
c) Chỉ đạo Công an xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ trợ Thừa phát lại trong việc tống đạt văn bản của Tòa án và CQ quan thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án theo quy định pháp luật về tố tụng, Điều 44 Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp luật có liên quan;
d) Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã phối hợp, hỗ trợ Thừa phát lại tổ chức bảo vệ cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Khoản 4 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP;
đ) Chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam phối hợp, hỗ trợ Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 180 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CPj Nghị định số 135/20L3/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan,
3. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền kịp thời, đầy đủ về Thừa phát lại trên Trang thông tin điện tử (Mạng thông tin tích hợp trên Internet) của tỉnh;
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyển sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại (tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên); phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp thuộc đối tượng cần xác minh phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 13 5/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
6. Sở Tài Chính:
Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp đảm bảo kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, quản lý nhà nước về Thừa phát lại, kinh phí thực hiện Đề án thí điểm theo Kế hoạch số: 5895/KH-UB ngày 16/10/2013 của UBND tỉnh từ năm 2013- 2015;
7. Sở Giao thông vận tải:
Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký phương tiện thủy nội địa, xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ phục vụ việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại (tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên); phối hợp, hỗ trợ Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
8. Cục Thi bành án dân sự:
a) Chỉ đạo các Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành, thị chuyển giao văn bản tống đạt cho Thừa phát lại thực hiện;
b) Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự;
c) Thông tin cho Sở Tư pháp việc thực hiện các công việc về thi hành án dân sự của Thừa phát lại.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc và các cơ quan thông tấn, báo chí khác:
Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên trưyền, giới thiệu về chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước về Thừa phát lại, theo dõi và đưa tin thường xuyên về hoạt động của Thừa phát lại để nhân dân và các tổ chức nắm bắt, sử dụng có hiệu qủa công cụ mới trong thi hành án dân sự.
10. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc:
a) Phổ biến về trách nhiệm, hướng dẫn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công vỉệc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 176 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan;
b) Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
11. Kho bạc Nhà nước tỉnh:
Thực hiện và chỉ đạo Kho bạc Nhà nước huyện, thành, thị phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 176 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
12. Cục Thuế:
Thực hiện và chỉ đạo các Chi cục thuế các huyện, thành, thị cung cấp thông tin về thuế phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Luật Quản lý thuế, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
13. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
Thực hiện và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành, thị phối hợp, hỗ trợ Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 177 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013 và quy định pháp luật có liên quan.
14. UBND thành phố Vĩnh Yên, UBND thị xã Phúc Yên và UBND huyện Vĩnh Tường:
a) Thực hiện tuyên truyền về Thừa phát lại trên Trang thông tin điện tử của huyện, thành, thị; Phối hợp với Sở Tư pháp và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức và đoàn thể ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về Thừa phát lại;
b) Chỉ đạo các phòng, ban, ngành, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho Thừa phát lại hoạt động theo quy định của pháp luật:
- Thực hiện công việc về thi hành án dân sự quy định tại Điều 175 và Điều 180 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan;
- Thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan;
- Tuyên truyền Chỉ thị này và các văn bản khác về Thừa phát Lại trên hệ thống loa truyền thanh của cấp xã.
c) Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và các cơ quan chuyên môn cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại (tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên); phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/20G9/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
15. UBND các huyện: Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên, Yên Lạc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo các điểm a, b, c, khoản 14 (nêu trên) phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
16. Công tác phối hợp: Để tăng cường kiểm soát đối với hoạt động Thừa phát lại trong quá trình thí điểm, UBND tỉnh đề nghị:
- Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức chính trị, xã hội của tỉnh tăng cường công tác giám sát tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trong quá trình thí điểm và tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Thừa phát lại đến các thành viên và nhân dân;
- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo luật định chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quá trình thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Vĩnh Tường.
- Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo kết quả về UBND tỉnh để chỉ đạo.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan và tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị./.