• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 04/07/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 13/09/2008
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 174/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Phúc, ngày 2 tháng 12 năm 2002
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ vềchuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần;

Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số49/2002/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinhdoanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chínhsách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Thành lập Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước ởTrung ương, cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tổng công ty thành lập theo Quyếtđịnh số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướngChính phủ (sau đây gọi là Tổng công ty nhà nước) để giải quyết chế độ cho ngườilao động, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình sắpxếp lại và chuyển đổi sở hữu (sau đây gọi tắt là Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp).

Điều 2.Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp sử dụng để:

1.Hỗ trợ cho doanh nghiệp thanh toántrợ cấp theo quy định tại Bộ LuậtLao động đối với người lao động thôi việc, mất việc tại thời điểm chuyển đổi nhưngkhông thuộc đối tượng áp dụng Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanhnghiệp nhà nước.

2.Hỗ trợ công ty cổ phần được chuyểnđổi từ doanh nghiệp nhà nước thanh toán trợ cấp cho người lao động thôi việc,mất việc sau khi đã chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang làm việc tại công tycổ phần theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19tháng 6 năm 2002 của Chính phủ.

Trườnghợp người lao động trong doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện chuyển đổi theoNghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 và Nghị định số 103/1999/NĐ-CPngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ bị mất việc, thôi việc trước thời điểmNghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ có hiệu lựcthi hành thì được Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp cấp để thanh toán cho thời gian ngườilao động đã làm việc trong khu vực nhà nước nhưng chưa được hưởng trợ cấp theoquy định của Bộ Luật Lao động.

3.Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lạilao động dôi dư tại thời điểm chuyển đổi để bố trí việc làm mới trong công tycổ phần.

4.Bổ sung vốn cho doanh nghiệp đã cổphần hóa để đảm bảo đủ tỷ trọng vốn nhà nước trong cơ cấu vốn điều lệ của côngty cổ phần.

5.Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nướccó khó khăn về khả năng thanh toán để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ bảo hiểmxã hội trước khi thực hiện chuyển đổi.

6.Hỗ trợ thanh toán các khoản nợ củadoanh nghiệp khi Nhà nước bán doanh nghiệp có số thu từ việc bán doanh nghiệpkhông đủ để thanh toán.

7.Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sứccạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.

Điều 3.Nguồn vốn hình thành của Quỹ:

Vềnguyên tắc: Nguồn vốn hình thành do quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, cổphần hóa, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp thu từ các doanh nghiệpnhà nước thuộc địa phương chuyển về Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp ở địa phương, thu từ các doanhnghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty nhà nước chuyển về Quỹ Sắp xếp doanh nghiệpở Tổng công ty nhà nước; thu từcác doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, ngành và tiền ngân sách trung ương cấptheo kế hoạch hàng năm chuyển về Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp ở trung ương; tiền từngân sách địa phương cấp chuyển về Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp ở địa phương.

Nguồnhình thành cụ thể của Quỹ bao gồm:

1.Các khoản thu của Nhà nước khi thực hiện sắp xếp và chuyển đổi sở hữu doanhnghiệp nhà nước bao gồm cả tiền thu từ thanh lý tài sản khi doanh nghiệp nhà nướcgiải thể, phá sản (nếu còn); tiền thu từ nhượng bán tài sản và thu hồi công nợkhó đòi đã được loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu.

Trongđó:

a)Các khoản thu từ hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu toàn bộ doanh nghiệphoặc đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước độc lập thuộc các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương quản lý chuyển về Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp địa phương.

b)Thu từ hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu toàn bộ doanh nghiệp thành viênhoặc đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty nhà nướcchuyển về Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp Tổng công ty.

c)Thu từ hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu toàn bộ doanh nghiệp hoặc đơn vịphụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước độc lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ chuyển về Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp Trung ương.

Riêngphần lợi tức được chia và số vốn nhà nước thu hồi ở các công ty cổ phần và côngty trách nhiệm hữu hạn có vốn nhà nước góp được xử lý theo quy định tại Điều 12và Điều 14 Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2000 của Chính phủban hành Quy chế Quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác.

2.Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho việc sắp xếp và chuyển đổi sở hữudoanh nghiệp nhà nước.

3.Tiền ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm (nếu có).

Điều 4.Tổ chức và quản lý Quỹ Sắp xếpdoanh nghiệp:

1.Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp được tổ chức ở các cấp sau đây:

a)Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp ở Trungương được tập trung từ một tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý để hỗ trợ chohoạt động sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quanngang bộ cơ quan thuộc Chính phủ theo nội dung quy định tại Điều 2 Quyết địnhnày.

b)Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọitắt là Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp địa phương) được tập trung tại một tài khoản mởtại kho bạc Nhà nước do Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý để hỗtrợ cho hoạt động sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo nộidung quy định tại Điều 2 Quyết định này.

c)Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp ở Tổngcông ty nhà nước được tập trung tại một tài khoản riêng của Tổng công ty do Hộiđồng Quản trị quản lý đểhỗ trợ cho hoạtđộng sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty theo nộidung quy định tại Điều 2 Quyết định này và có trách nhiệm quyết toán với Bộ Tài chính theo quy định hiệnhành.

2.Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp các cấp chỉ được chi trả theo đúng các quy định tạiĐiều 2 của Quyết định này. Mọi hoạt động thu, chi của Quỹ phải được hạch toánriêng và có đủ chứng từ hợp pháp.

Điều 5.Trách nhiệm của các Bộ, y ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quảntrị Tổng công ty nhà nước:

1.Kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ, địa phương, Tổng công tyquản lý thực hiện chuyển đổi sở hữu nộp đầy đủ các khoản thu của Nhà nước từhoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu về Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp cùng cấp.

2.Thẩm tra, phê duyệt phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lýtheo chế độ Nhà nước quy định. Trong đó: quyết định phê duyệt phương án hỗ trợcho các doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành Trung ương phải có sự trao đổi, thốngnhất với cơ quan quản lý quỹ Trung ương.

3.Chỉ đạo người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đôn đốcdoanh nghiệp nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp về Quỹ Sắp xếp doanhnghiệp, giám sát các doanh nghiệp trong việc thực hiện chế độ báo cáo, quyếttoán và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng chế độ.

Điều 6.Trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp và chuyển đổi sở hữu:

1.Nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp về Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp cùngcấp.

2.Lập phương án hỗ trợ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3.Tiếp nhận kinh phí để giải quyết chính sách cho người lao động, đảm bảo sử dụngđúng mục đính, đúng chế độ; thực hiện việc quyết toán kinh phí được hỗ trợ vớicơ quan quản lý Quỹ.

Điều 7.Trách nhiệm của BộTài chính:

1.Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về toàn bộ hoạt động của Quỹ Sắp xếp doanhnghiệp trong cả nước.

2.Ban hành Quy chế Quản lý, thu nộp và sử dụng nguồn vốn của Quỹ Sắp xếp doanhnghiệp sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

3.Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn của hệ thống QuỹSắp xếp doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.

4.Bộ trưởng bộ Tài chính có quyềnđiều hòa nguồn vốn giữa các Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp ở địa phương, ở Tổng công ty nhà nước khi xétthấy cần thiết.

5.Đảm bảo sử dụng Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp đúng mục đích, có hiệu quả trongviệc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.

6.Chỉ đạo tổng hợp đánh giá tình hình quản lý và sử dụng Quỹ Sắp xếp doanh nghiệptrong phạm vi cả nước; tổ chức quyết toán thu, chi của Quỹ Sắp xếp doanh nghiệpthuộc các Tổng công ty nhà nước.

Điều 8.Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính để hướng dẫn việc sử dụng Quỹ trong việc đào tạo, đào tạolại lao động để giải quyết việc làm mới và trợ cấp cho số lao động tự nguyệnchấm dứt hợp đồng lao động, bị mất việc khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước nhưngkhông thuộc đối tượng áp dụng Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm2002 của Chính phủ.

Điều 9.Quyết định nàythay thế Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 và có hiệu lựcthi hành kề từ ngày 04 tháng 7 năm 2002 (là thời điểm có hiệu lực của Nghị địnhsố 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanhnghiệp nhà nước thành công ty cổ phần).

Điều 10. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nướcchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.