HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
_________
Số: 24/2010/NQ-HĐND |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ N GHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________
Vĩnh Yên, ngày 22 tháng 12 năm 2010
|
NGHỊ QUYẾT
Về ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước
giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Vĩnh Phúc
________________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XIV KỲ HỌP THỨ 22
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;
Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015
Trên cơ sở Tờ trình số 196/TTr-UBND ngày 13/12/2010 của UBND tỉnh về việc đề nghị ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
1. Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015.
1.1. Quan điểm và nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư phát triển hàng năm giai đoạn 2011-2015
1.1.1. Quan điểm phân bổ vốn đầu tư
- Đầu tư cho các các chương trình, nghị quyết, các nhiệm vụ quan trọng của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
- Phân bổ vốn đầu tư phải phù hợp với thực tế của địa phương, chống đầu tư dàn trải và hạn chế nợ đọng trong đầu tư xây dựng, coi trọng hiệu quả đầu tư.
- Trú trọng nguồn lực để thực hiện Bồi thường - GPMB cho các dự án, các công trình trọng điểm và các nhiệm vụ quan trọng khác.
- Đầu tư hài hoà, có trọng tâm nhưng không chênh lệch lớn quá giữa các địa phương trong tỉnh.
1.1.2. Nguyên tắc phân bổ
- Tập trung đầu tư cho các chương trình, các Nghị quyết và các nhiệm vụ của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh trong giai đoạn 2011-2015.
- Tập trung thanh toán dứt điểm các công trình hoàn thành đã có quyết toán được duyệt của công trình bàn giao đưa vào sử dụng, các công trình quá hạn đầu tư theo nhóm được duyệt trong kế hoạch, công trình chuyển tiếp để sớm đưa vào khai thác, sử dụng.
- Tập trung và ưu tiên bố trí tỷ trọng vốn đầu tư cao cho các ngành, lĩnh vực quan trọng như : Hạ tầng kỹ thuật thiết yếu; giao thông vận tải; giáo dục - Đào tạo ; nông nghiệp - PTNT; y tế ; hạ tầng kỹ thuật đô thị; xử lý môi trường, ...
- Bố trí vốn thực hiện công trình nhóm C không quá 3 năm, công trình nhóm B không quá 5 năm, hạn chế tối đa các công trình mới. Công trình hoàn thành trong năm đạt từ 60% đến 70%. Việc bố trí nguồn vốn khác kết hợp với vốn ngân sách đầu tư tập trung phải đảm bảo tính chắc chắn về khả năng huy động nguồn vốn.
- Chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước về kế hoạch hoá đầu tư, công trình được bố trí trong năm kế hoạch phải có dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế và dự toán được phê duyệt trước 31/10 hàng năm theo đúng kế hoạch.
- Các công trình xây dựng cơ bản được đầu tư từ nguồn ngân sách vẫn tuân thủ đúng cơ chế hỗ trợ đã được HĐND tỉnh quyết nghị và đang triển khai thực hiện (kể cả nguồn vốn đã phân cấp về cấp huyện theo nguyên tắc và tiêu chí).
Căn cứ vào nguồn vốn theo phân cấp của UBND tỉnh trong giai đoạn 2011-2015, UBND huyện dự kiến phân bổ vốn đầu tư báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh quyết định trước khi giao kế hoạch vốn XDCB hàng năm theo Thông tư số 63 ngày 27-3-2009 của Bộ Tài chính.
Đối với các ngành căn cứ theo tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư của ngành mình đề xuất bố trí cho các công trình thuộc kế hoạch hàng năm theo nguyên tắc và thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra đúng nguyên tắc báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh nghị quyết trước khi giao kế hoạch.
* Loại công trình đầu tư bằng nguồn vốn phân cấp cho cấp huyện thực hiện theo Quyết định phân cấp của UBND tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 nhưng có tổng mức đầu tư lớn như công trình hạ tầng huyện lỵ; hạ tầng công cộng; công trình giao có tổng mức đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, có chủ trương của UBND tỉnh cho thực hiện sẽ xem xét hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh.
1.2- Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh, như sau:
1.2.1. Nguyên tắc chung:
- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước theo các tiêu chí và định mức chi đầu tư phát triển được xây dựng dựa trên số liệu đầu vào các tiêu chí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp đến 31/10 hàng năm, trước năm kế hoạch;
- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các huyện, thành, thị; các trung tâm chính trị với các vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên các xã miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số;
- Sử dụng có hiệu quả, tạo điều kiện thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển;
- Công khai, minh bạch, đảm bảo hợp lý trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển.
- Mức vốn đầu tư phát triển trong cân đối (không bao gồm đầu tư từ nguồn sử dụng đất) năm 2011, năm đầu của thời kỳ ổn định không thấp hơn số vốn kế hoạch 2010 đã giao cho cấp huyện theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 22/2006/NQ-HĐND ngày 14/12/2006 của HĐND tỉnh.
1.2.2. Các tiêu chí áp dụng để phân bổ vốn đầu tư cho cấp huyện:
Nhóm Tiêu chí dân số, gồm 2 tiêu chí:
- Số dân của các huyện, thành phố, thị xã;
- Số người dân tộc thiểu số.
Nhóm Tiêu chí về trình độ phát triển, gồm 2 tiêu chí:
- Tỷ lệ hộ nghèo;
- Thu nội địa (không bao gồm khoản thu về đất);
Nhóm Tiêu chí diện tích:
- Diện tích tự nhiên của các huyện, thị, thành phố;
- Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên.
Nhóm Tiêu chí về đơn vị hành chính, bao gồm 2 tiêu chí:
- Số đơn vị hành chính cấp xã;
- Số xã miền núi.
Nhóm Tiêu chí bổ sung, bao gồm:
- Thành phố;
- Trung tâm phát triển vùng của tỉnh (công nghiệp, du lịch) ;
- Đô thị loại 3.
1.2.3. Xác định số điểm của từng tiêu chí cho các huyện, thành, thị:
Điểm của từng, huyện, thành, thị được xác định như sau:
Nhóm tiêu chí về Dân số :
- Tiêu chí về dân số trung bình (cả tỉnh được 13,03 điểm):
Trong đó :
+ Dsi : điểm theo tiêu chí dân số trung bình huyện thứ i
+ Dhi : Dân số trung bình huyện thứ i
+ DSvp : Dân số trung bình cả tỉnh.
Dân số trung bình của các huyện, thành, thị để tính toán được lấy theo số liệu công bố của Cục thống kê năm 2009.
- Tiêu chí về số dân tộc thiểu số (cả tỉnh được: 0,64 điểm):
+ Dtsi : điểm theo tiêu chí dân tộc thiểu số huyện thứ i
+ TSi : Số dân tộc thiểu số huyện thứ i
+ TSvp : Tổng số dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc.
Số người dân tộc thiểu số của các huyện, thành, thị được lấy theo số liệu của Cục Thống kê hoặc Ban dân tộc năm 2009;
Nhóm tiêu chí về Diện tích :
- Điểm theo tiêu chí về diện tích tự nhiên (cả tỉnh được : 6 điểm):
+ DTi : Điểm theo tiêu chí diện tích huyện thứ i
+ DThi : Diện tích tự nhiên huyện thứ i
+ DTvp : Diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc.
Diện tích tự nhiên của các huyện, thành, thị được lấy theo số liệu do Cục Thống kế năm 2009.
- Điểm theo tiêu chí về tỷ lệ đất lúa trên tỷ lệ diện tích tự nhiên (cả tỉnh được 1,69 điểm).
+ DLi: Điểm theo tiêu chí diện tích đất lúa huyện thứ i
+ DLhi: Diện tích đất lúa huyện thứ i
+ DLvp: Tổng tỷ lệ diện tích đất lúa của các huyện, thành, thị.
Tỷ lệ diện tích đất lúa của các huyện, thành, thị được lấy theo số liệu Niêm giám thống kế năm 2009.
Nhóm tiêu chí về Đơn vị hành chính :
- Điểm theo tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã (Cả tỉnh được 9 điểm):
+ Dxi : Điểm theo tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã huyện thứ i
+ Dxhi : số xã huyện thứ i
+ Dxvp : Tổng số xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Số liệu đơn vị hành chính cấp xã được lấy theo số liệu công bố của Cục thống kế năm 2009.
- Điểm theo tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã miền núi, (cả tỉnh được 1,5 điểm): chia đều cho số xã miền núi trên toàn tỉnh.
|
|
Dmni = 1,5 x (Xmnhi/Xmnvp)
|
|
+ Dmni : điểm theo tiêu chí xã miền núi huyện i ;
+ Xmnhi : Số xã miền núi huyện thứ i ;
+ Xmnvp : Tổng số xã miền núi của cả tỉnh.
Nhóm tiêu chí trình độ phát triển :
- Điểm theo tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo (cả tỉnh được 4,52 điểm) :
+ Dni: điểm theo tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo huyện thứ i ;
+ Hnhi: Số hộ nghèo huyện thứ i ;
+ Hnvp: Tổng số hộ nghèo của các huyện, thành, thị.
Số hộ nghèo các huyện, thành, thị được lấy theo số liệu công bố của Sở Lao động - Thương binh - xã hội năm 2008.
- Điểm theo tiêu chí số thu nội địa, được tính toán theo thang điểm như sau :
Số thu nội điạ
|
Điểm
|
- Trên 400 tỷ đồng
|
3,7
|
- Trên 200 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng
|
1,85
|
- Trên 100 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng
|
0,9
|
- Đến 100 tỷ đồng
|
0,6
|
(Số thu nội địa được tính trên cơ sở dự toán thu năm 2010 trừ số thu từ đất trên địa bàn do Sở Tài chính cung cấp ).
Nhóm tiêu chí bổ sung :
- Điểm vùng kinh tế trọng điểm (cả tỉnh được 6 điểm) chia đều cho 4 huyện là trung tâm phát triển vùng công nghiệp và du lịch gồm : Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên và Tam Đảo.
- Điểm theo tiêu chí đô thị loại 3 : Vĩnh Yên 1 điểm.
2. Xác định mức vốn đầu tư phát triển cho các huyện, thị
Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính ra số điểm của từng huyện, thị và tổng số điểm của 9 huyện, thị làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối, theo các công thức sau:
1/01/clip_image005.gif" width="126" />
Trong đó:
Xn là tổng số vốn đầu tư giao cho các huyện, thị thứ n.
K là tổng số vốn đầu tư giao cho các huyện, thị.
Y là tổng số điểm của 9 huyện, thị.
Un là tổng số điểm của huyện, thị thứ n.
3. Cơ chế quản lý và điều hành vốn đầu tư đối với các ngành và huyện, thị
3.1. Đối với các ngành
- Việc phân bổ vốn đầu tư của các ngành phải căn cứ vào nghị quyết, mục tiêu của tỉnh và bố trí có trọng điểm. Đồng thời phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển ngành.
- Lựa chọn những chương trình kinh tế mũi nhọn và các mục tiêu quan trọng để tập trung nguồn lực.
- Ưu tiên thanh toán cho các công trình đã quyết toán; các công trình chuyển tiếp, nhất là các công trình đã quá hạn đầu tư; các công trình mới chỉ xem xét những công trình thực sự cần thiết, bức xúc.
- Kế hoạch đầu tư hàng năm của các ngành (danh mục các chương trình, dự án được lập theo thứ tự ưu tiên) gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét theo đúng quy định hiện hành, tổng hợp trình UBND và HĐND tỉnh để giao kế hoạch năm.
Trong quá trình thực hiện các ngành nếu có phát sinh mới, trình tự thực hiện theo quy định trong cơ chế điều hành của UBND tỉnh ban hành hàng năm.
3.2. Đối với các huyện, thành thị
- Việc phân bổ vốn theo mục tiêu, lựa chọn các chương trình kinh tế mũi nhọn để tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án như đã nêu đối với ngành.
Tổng mức vốn đầu tư UBND tỉnh giao cho các huyện, thị xã năm 2011 là mức tối thiểu cho các năm cả giai đoạn 2011 - 2015, các năm tiếp theo mức vốn đầu tư cho các huyện, thị hàng năm không thấp hơn năm 2011.
- Việc quyết định đầu tư, phê duyệt các dự án thực hiện theo Quyết định phân cấp của UBND tỉnh trong giai đoạn 2011-2015.
- Hàng năm, theo nguyên tắc, tiêu chí được HĐND tỉnh quyết nghị, căn cứ tổng mức vốn của từng huyện được giao, UBND cấp huyện dự kiến phân bổ vốn đầu tư gửi về UBND tỉnh xem xét, thống nhất Thường trực HĐND tỉnh trước khi quyết định giao kế hoạch vốn XDCB hàng năm và báo cáo HĐND kỳ họp gần nhất.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Nghị quyết này được áp dụng cho năm ngân sách 2011 và giai đoạn ổn định ngân sách 2011-2015.
- HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
- Trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung, HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh quyết định trên cơ sở thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
- Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.
- Thường thực HĐND, các Ban và Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khoá XIV, kỳ họp thứ 22 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2010./.
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Văn Chức