• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 29/03/2002
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 52/2002/TTLT/BTC-BCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2002

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp - Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với sản xuất xe hai bánh gắn máy và động cơ xe hai bánh gắn máy

______________________

Căn cứ Quyết định số 38/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sản xuất lắp ráp và nhập khẩu linh kiện xe hai bánh gắn máy; ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2667/VPCP-KTTH ngày 21/5/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Quyết định số 38/2002/QĐ-TTg ngày 14/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Liên Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp, sau khi thống nhất với Tổng cục Hải quan, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và động cơ xe hai bánh gắn máy quy định tại Thông tư liên tịch số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp - Tổng cục Hải quan như sau:

1. Mục II của Thông tư 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ được sửa đổi, bổ sung như sau:

Thay thế nội dung quy định tại gạch đầu dòng thứ 6, Mục II bằng nội dung mới dưới đây:

"Đầu tư sản xuất chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận xe hai bánh gắn máy là: doanh nghiệp tự bỏ vốn để đầu tư và liên doanh sản xuất theo phương thức hợp đồng, góp vốn, chia lợi nhuận với doanh nghiệp khác (doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) để sản xuất.

1/01/clip_image001.gif" width="226" />Trường hợp liên doanh với doanh nghiệp khác, phải đảm bảo các điều kiện:

+ Góp vốn pháp định từ 30% trở lên nếu liên doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp mới; hoặc góp vốn thực hiện hợp đồng liên doanh liên kết với phần vốn góp chiếm từ 30% vốn thực hiện hợp đồng trở lên nếu liên doanh trên cơ sở hợp đồng.

Trong trường hợp góp vốn theo hợp đồng, đối tác ký hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy phải là đơn vị sản xuất phụ tùng xe hai bánh gắn máy. Phần vốn góp của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy được thực hiện dưới hình thức: góp vốn bằng tài sản và/hoặc góp vốn bằng tiền. Góp vốn bằng tài sản phải là thiết bị, công nghệ liên quan trực tiếp đến việc sản xuất các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận xe hai bánh gắn máy do doanh nghiệp đăng ký; Góp vốn bằng tiền phải có chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng. Mọi hoạt động góp vốn phải được thể hiện rõ trên sổ sách kế toán.

+ Sản phẩm từ hoạt động liên doanh đảm bảo cung cấp đủ cho số xe do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp."

2. Mục III của Thông tư 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ được sửa đổi, bổ sung như sau:

2.1. Thay thế điểm 1 thành điểm 1 mới dưới đây:

"1. Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy phải đầu tư sản xuất chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận xe hai bánh gắn máy đạt tỷ lệ nội địa hoá từ năm 2002 tối thiểu là 20% tính trên toàn bộ sản phẩm theo tỷ lệ nội địa hoá quy định tại các Phụ lục 2, 3, 4, 5 ban hành kèm theo Thông tư số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001. Việc đầu tư sản xuất các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận nêu trên phải là các những linh kiện thuộc một số trong các nhóm phụ tùng chủ yếu như: Động cơ, khung, bộ phận truyền động.

Chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận thuộc danh mục chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận xe hai bánh gắn máy thông dụng đã sản xuất trong nước quy định tại Phụ lục số 08, ban hành kèm theo Thông tư số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001 không được đưa vào để tính mức tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu nêu trên.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp động cơ và doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy có đầu tư sản xuất, lắp ráp động cơ chỉ được thực hiện chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hoá đối với động cơ trong trường hợp đầu tư sản xuất (bao gồm tự sản xuất và liên doanh sản xuất) các chi tiết động cơ đạt tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu là 20% tính trên toàn bộ động cơ, trong đó phần tự sản xuất là tự chế tạo hoàn chỉnh được ít nhất 1 chi tiết hoặc cụm chi tiết chủ yếu của động cơ theo quy định của Bộ Công nghiệp. Tỷ lệ 20% nêu trên được tính theo tỷ lệ nội địa hoá quy định tại bản Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này (thay thế bản Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001).

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy có đầu tư sản xuất chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận của động cơ để lắp ráp vào xe hai bánh gắn máy do chính doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp thì số chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận của động cơ do doanh nghiệp sản xuất được quy đổi để tính vào tỷ lệ nội địa hoá của xe hai bánh gắn máy, kể cả trường hợp tổng tỷ lệ các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận đó không đạt tỷ lệ 20% tính trên toàn bộ động cơ.

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy mua động cơ do các đơn vị khác sản xuất, lắp ráp, nếu tỷ lệ nội địa hoá động cơ do các đơn vị này đầu tư sản xuất đạt từ 20% trở lên thì doanh nghiệp mua động cơ mới được quy đổi để tính vào tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm xe hai bánh gắn máy do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp.

Xe máy nguyên chiếc, các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận của xe máy được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam phải thực hiện:

- Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá; các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận thuộc Danh mục hàng hoá thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc Tiêu chuẩn Ngành (TCN) thì phải công bố chất lượng hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnh chất lượng hàng hoá.

- Ghi nhãn hàng hoá theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/TT-BCN ngày 18/06/2001 của Bộ Công nghiệp.

2.2. Thay thế điểm 5 bằng điểm 5 mới dưới đây:

"5. Trực tiếp nhập khẩu chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận; trực tiếp mua chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận từ các đơn vị sản xuất trong nước hoặc đại lý của các đơn vị sản xuất để sản xuất, lắp ráp; Thực hiện sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo đúng địa diểm đăng ký

Đại lý của đơn vị sản xuất là đại lý bán chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận xe hai bánh gắn máy theo giá do đơn vị sản xuất ấn định và hưởng hoa hồng do đơn vị sản xuất trả. Hai bên giao và nhận đại lý phải ký kết hợp đồng đại lý theo đúng quy định tại Luật Thương mại.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế uỷ quyền hoặc uỷ thác nhập khẩu qua doanh nghiệp khác thì không được hưởng chính sách ưu đãi thuế."

2.3 - Thay thế điểm 6 bằng điểm 6 mới dưới đây:

"6. Thực hiện thanh toán 100% giá trị lô hàng nhập khẩu qua Ngân hàng theo phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) không huỷ ngang."

2.4 - Bổ sung thêm mục 7 dưới đây:

"7. Doanh nghiệp phải đảm bảo Tiêu chuẩn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy theo xác nhận của Bộ Công nghiệp."

3. Mục IV của Thông tư 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ được sửa đổi, bổ sung như sau:

Thay thế điểm 4 thành điểm 4 mới như sau:

"4. Đối với trường hợp doanh nghiệp đầu tư sản xuất được một số chi tiết trong các cụm chi tiết, được quy định tỷ lệ nội địa hoá tại các bản phụ lục 2, 3, 4, 5, 6, ban hành kèm theo Thông tư số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001, thì doanh nghiệp được tự kê khai tỷ lệ nội địa hoá của các chi tiết nhưng phải đảm bảo phù hợp tỷ lệ giữa giá trị chi tiết sản xuất được với giá trị các cụm chi tiết và tỷ lệ nội địa hoá của các chi tiết không vượt quá mức tỷ lệ nội địa hoá quy định cho cụm chi tiết đó.

Ví dụ: Theo bản phụ lục tỷ lệ nội địa hoá được quy định cho Giảm sóc sau là 1,8%. Nhưng doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất được bộ phận lò xo. Bộ phận lò xo có giá trị bằng 20% giá trị của giám sóc sau. Trường hợp này, doanh nghiệp được tự kê khai tỷ lệ nội địa hoá chi tiết lò xo giảm sóc sau do doanh nghiệp sản xuất là: 1,8% x 20% = 0,36%. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất được toàn bộ giảm sóc sau, doanh nghiệp tính tỷ lệ nội địa hoá 1,8%.

4. Mục VII của Thông tư số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ được sửa đổi, bổ sung như sau:

4.1. Thay thế điểm 1 bằng điểm 1 mới dưới đây:

"1. Thủ tục và hồ sơ đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế:

Để được áp dụng chính sách ưu đãi thuế, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy phải nộp cho Bộ Tài chính 04 bộ hồ sơ đăng ký thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá của từng loại xe máy, động cơ theo quy định dưới đây:

1.1. Bản kê khai, đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế của từng nhãn hiệu xe hai bánh gắn máy cụ thể, theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001.

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy, động cơ căn cứ tỷ lệ (%) của từng chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận... của các loại xe, động cơ quy định tại phụ lục số 2, 3, 4, 5, 6 và hướng dẫn tại Mục IV, VI Thông tư số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001 và hướng dẫn tại Thông tư này để kê khai đăng ký.

Trong quá trình thực hiện nếu doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy, động cơ không mua chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận từ các đơn vị đã kê khai tại Phụ lục 01 - Mẫu 1B (ban hành kèm theo Thông tư số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001) mà chuyển sang mua của đơn vị sản xuất khác thì trước khi mua hoặc không quá 15 ngày sau khi mua (tính từ ngày đơn vị bán hàng xuất hoá đơn bán hàng), doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo với Bộ Tài chính giải trình rõ lý do và năng lực sản xuất của đơn vị sản xuất mới. Việc thay đổi đơn vị cung cấp phụ tùng không được vượt quá 07 đơn vị so với số đơn vị đã đăng ký.

1.2. Bản chụp (có dấu xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp) giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy. Đối với các đối tác liên doanh hoặc đơn vị bán chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận xe hai bánh gắn máy, doanh nghiệp phải xuất trình bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế về danh mục các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận xe hai bánh gắn máy đã sản xuất và tiêu thụ của năm, quý trước liền kề với thời gian đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế (theo Biểu số 1 đính kèm).

1.3. Bản báo cáo tài chính doanh nghiệp của quý trước liền kề thời điểm đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế. Trường hợp, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực thì doanh nghiệp phải nộp bổ sung bảng kê chi tiết số dư các tài khoản: 211; 222; 230 trong đó ghi rõ phần tài sản có liên quan đến hoạt động sản xuất, lắp ráp xe máy.

1.4. Các hồ sơ, chứng từ liên quan đến đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp để sản xuất linh kiện, phụ tùng gồm: bản kê kèm theo bản sao (có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp) các chứng từ mua máy móc, thiết bị đầu tư sản xuất các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận xe hai bánh gắn máy (hoá đơn mua của các doanh nghiệp trong nước; hợp đồng nhập khẩu, tờ khai nhập khẩu, chứng từ thanh toán hàng nhập khẩu); Kê khai rõ loại máy móc thiết bị đã đầu tư để sản xuất loại chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận gì; năng lực sản xuất thực tế.

1.5. Hợp đồng liên doanh liên kết sản xuất chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và chứng từ chuyển tiền góp vốn qua ngân hàng (nếu góp vốn bằng tiền) hoặc các chứng từ liên quan đến việc góp vốn bằng hiện vật. Số lượng và giá trị máy móc thiết bị liên quan trực tiếp đến việc sản xuất chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận xe hai bánh gắn máy của đối tác liên doanh.

1.6. Văn bản xác nhận của Cục Sở hữu Công nghiệp thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá đối với từng sản phẩm cụ thể. Ảnh hưởng chụp kiểu dáng, nhãn hiệu xe doanh nghiệp đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế.

1.7. Văn bản xác nhận của Bộ Công nghiệp về việc doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy (chỉ nộp lần đầu khi đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế).

Sau 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính sau khi tham khảo ý kiến tư vấn của tổ công tác liên ngành, có thông báo bằng văn bản việc doanh nghiệp đủ hoặc không đủ điều kiện thực hiện chính sách ưu đãi thuế. Trong trường hợp đủ điều kiện sẽ thông báo rõ tỷ lệ nội địa hoá, mức thuế nhập khẩu tạm áp dụng trong năm và số lượng tối đa bộ linh kiện xe hai bánh gắn máy mà doanh nghiệp được phép nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp trong một năm tính theo năm dương lịch (dưới đây gọi là công suất tổng hợp). Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn cụ thể về công suất tổng hợp.

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy để xuất khẩu thì không hạn chế số lượng bộ linh kiện xe hai bánh gắn máy nhập khẩu để lắp ráp sản phẩm xuất khẩu.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu không thực hiện đầy đủ, đúng trách nhiệm và nghĩa vụ quy định trong giấy phép đầu tư hoặc tự nguyện áp dụng quy định về công suất tổng hợp chỉ được nhập khẩu bộ linh kiện để sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy với số lượng theo công suất tổng hợp.

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp động cơ và doanh nghiệp sản xuất, lắp xe hai bánh gắn máy có đầu tư sản xuất, lắp ráp động cơ để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước (kể cả tự cung cấp cho hoạt động sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy của chính doanh nghiệp) không bị hạn chế về số lượng bộ linh kiện động cơ nhập khẩu.

Bộ Tài chính đóng dấu xác nhận đã đăng ký vào 04 bộ hồ sơ và gửi trả doanh nghiệp 01 bộ để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu, đồng thời gửi bộ hồ sơ đã đóng dấu xác nhận và bản Thông báo của Bộ Tài chính cho:

- Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc Hải quan nơi gần nhất để đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế.

- Bộ Công nghiệp để phối hợp quản lý.

Căn cứ tỷ lệ nội địa hoá và công suất tổng hợp theo thông báo của Bộ Tài chính; thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá quy định cho sản phẩm xe máy, động cơ; Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra việc tính thuế của doanh nghiệp và thu thuế nhập khẩu. Sau thời gian 30 ngày (ba mươi ngày) kể từ khi hoàn thành thủ tục Hải quan, doanh nghiệp có trách nhiệm chuyển bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu (bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu) cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế để theo dõi và quyết toán thuế theo tỷ lệ nội địa hoá thực tế. Trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện doanh nghiệp nhập khẩu không đúng các danh mục mặt hàng doanh nghiệp đã kê khai hoặc doanh nghiệp nhập khẩu nhưng không đủ điều kiện quy định tại mục III Thông tư số 92/2001/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001 và điểm 2 Thông tư này thì không cho áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá và thực hiện truy thu thuế nhập khẩu theo quy định của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành.

Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai đầy đủ số lượng từng loại chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận nhập khẩu, tính thuế và thực hiện mở sổ theo dõi hàng nhập khẩu theo quy định của cơ quan Hải quan. Tổng cục Hải quan hướng dẫn Hải quan địa phương theo dõi hàng nhập khẩu vừa đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa phải quản lý chặt chẽ tránh lợi dụng trốn thuế nhập khẩu hoặc nhập vượt công suất tổng hợp.

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu chi tiết, bộ phận của sản phẩm trong nhiều lần, mỗi lần chỉ có một số loại thì doanh nghiệp phải đăng ký và quyết toán với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu. Trong thời hạn 90 ngày (chín mươi ngày) kể từ ngày nhập khẩu lô hàng đầu tiên, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu và chuyển bộ hồ sơ về cơ quan hải quan nơi đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế. Nếu trong thời hạn quy định, doanh nghiệp không thực hiện quyết toán hoặc quyết toán nhưng hàng nhập khẩu không phù hợp với bản đăng ký thì cơ quan Hải quan nơi nhập khẩu không thực hiện tính và thu thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá cho những lô hàng nhập khẩu tiếp theo và thực hiện truy thu thuế nhập khẩu theo quy định của Biểu thuế nhập khẩu đối với các lô hàng đã nhập khẩu nhưng chưa quyết toán.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện doanh nghiệp có vi phạm, Cục Hải quan địa phương các tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo ngay những sai phạm của các doanh nghiệp đến Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Tổng cục Hải quan."

4.2. Thay thế nội dung quy định tại gạch đầu dòng thứ 3, điểm 2.2, mục 2 bằng nội dung mới dưới đây:

"Danh mục về số lượng và tỷ lệ (%) các phụ tùng, chi tiết của từng loại (nhãn hiệu) xe hai bánh gắn máy cụ thể doanh nghiệp thực tế đã nhập khẩu; đối chiếu với số lượng, chủng loại nhập khẩu trên sổ theo dõi nhập khẩu theo quy định của Tổng cục Hải quan; Các chứng từ thanh toán hàng nhập khẩu; đối chiếu với công suất tổng hợp Bộ Tài chính thông báo, xác định số bộ linh kiện nhập khẩu vượt công suất."

4.3. Bổ sung vào cuối gạch đầu dòng thứ 4, điểm 2.2, mục 2 nội dung sau:

"Khi thực hiện quyết toán, không tính vào tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm đối với các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận dưới đây:

+ Chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận mua từ các đơn vị buôn bán phụ tùng (trừ các đại lý của các đơn vị sản xuất).

+ Chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận mua từ các đơn vị vừa trực tiếp sản xuất vừa mua ngoài về bán nhưng không chứng minh được số phụ tùng, linh kiện doanh nghiệp đã mua là do đơn vị đó tự sản xuất.

+ Chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận mua từ các đơn vị có sự thay đổi so với đăng ký nhưng không báo cáo với Bộ Tài chính hoặc ngoài 07 đơn vị được phép thay đổi so với đăng ký.

+ Mua phụ tùng, linh kiện không đảm bảo quy định về tiêu chuẩn chất lượng và ghi nhãn hàng hoá theo quy định tại điểm 1, mục III Thông tư số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001, đã được thay thế tại điểm 2.1, mục 2 Thông tư này.

5. Thay thế toàn bộ Mục VIII của Thông tư số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ thành nội dung mới như sau:

"VIII. Xử lý vi phạm:

1. Doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế nhập khẩu theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của xe hai bánh gắn máy nguyên chiếc (động cơ nguyên chiếc) và xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nếu vi phạm một trong các trường hợp dưới đây:

1.1. Đầu tư sản xuất linh kiện không đạt tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu là 20% từ năm 2002 đối với xe hai bánh gắn máy hoặc động cơ xe hai bánh gắn máy theo quy định điểm 1, mục III Thông tư số 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001, đã được thay thế tại điểm 2.1, mục 2 Thông tư này.

1.2. Đăng ký là chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận sản xuất trong nước nhưng thực tế là nhập khẩu hoặc mua phụ tùng, linh kiện nhập khẩu, mua không có hoá đơn chứng từ hợp pháp; mua hoá đơn bán hàng để hợp thức hoá phụ tùng mua không hợp pháp.

1.3. Các hành vi vi phạm, gian lận khác trong kê khai và quyết toán thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá.

2. Phần nhập khẩu vượt công suất tổng hợp do Bộ Tài chính thông báo đối với bộ linh kiện xe hai bánh gắn máy thì ngoài việc xử lý truy thu và phạt theo quy định tại điểm 1, doanh nghiệp sẽ bị trừ số lượng bộ linh kiện nhập vượt vào công suất tổng hợp của năm tiếp theo.

3. Đăng ký nhập khẩu bộ linh kiện xe hai bánh gắn máy để sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy xuất khẩu nhưng thực tế không xuất khẩu thì ngoài việc xử lý truy thu theo điểm 1, doanh nghiệp còn bị phạt 5 lần số thuế truy thu.

4. Trường hợp bán bộ linh kiện nhập khẩu hoặc chuyển cho doanh nghiệp khác lắp ráp bộ linh kiện nhập khẩu; Tổ chức lắp ráp xe máy ngoài địa điểm đăng ký thì ngoài việc truy thu và phạt theo quy định tại điểm 1, doanh nghiệp không được tiếp tục được hưởng chính sách ưu đãi thuế theo quy định tại Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/03/2002 là ngày Quyết định số 38/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu linh kiện xe hai bánh gắn máy có hiệu lực thi hành. Những quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời để Liên Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp và Tổng cục Hải quan xử lý kịp thời.

DANH MỤC

TỶ LỆ PHẦN TRĂM LINH KIỆN, CHI TIẾT ĐỘNG CƠ XĂNG 4 KỲ XE HAI BÁNH GẮN MÁY TỪ 50 CC ĐẾN 125 CC

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 52/2002/TTLT-BTC-BCN ngày 04/06/2002 của liên Bộ Tài chính- Bộ Công nghiệp

(Phụ lục 6)

TT

Tên phụ tùng, chi tiết

Đơn vị

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5

I

Cụm nắp đậy đầu xy lanh

 

 

2.29

1

Nắp đầu 4 lỗ (nắp chữ thập)

Chiếc

1

0.51

2

Nắp phải đầu xy lanh

Chiếc

1

0.34

3

Nắp trái đầu xy lanh

Chiếc

1

0.34

4

Nắp lỗ chỉnh xupáp

Chiếc

2

0.20

5

Bulông, đai ốc, gioăng, đệm và các chi tiết khác

 

 

0.90

II

Cụm đầu xy lanh

 

 

11.40

6

Đầu xy lanh

Chiếc

1

5.51

7

Ống dẫn hướng xupáp nạp

Chiếc

1

0.05

8

Ống dẫn hướng xupáp xả

Chiếc

1

0.05

9

Gioăng quy lát

Chiếc

1

0.72

10

Xi lanh

Chiếc

1

3.50

11

Bulông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

1.57

III

Cụm thân máy

 

 

10.34

12

Lốc máy phải

Chiếc

1

4.03

13

Gioăng lốc máy

Chiếc

1

0.35

14

Lốc máy trái

Chiếc

1

5.43

15

Bulông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

0.53

IV

Nắp đậy thân máy phải

 

 

5.26

16

Nắp đậy máy phải

Chiếc

1

3.00

17

Gioăng nắp máy phải

Chiếc

1

0.50

18

Bộ thước đô nhớt

Chiếc

1

0.12

19

Cần đẩy ly hợp

Chiếc

1

0.10

20

Cốt bán nguyệt

Chiếc

1

0.87

21

Sắt đẩy

Chiếc

1

0.10

22

Khớp ly hợp

Chiếc

1

0.01

23

Bulông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

0.56

V

Nắp đậy thân máy trái (che vô lăng điện)

 

 

4.40

24

Nắp máy trái

Chiếc

1

2.90

25

Mang cá (che BR chủ động)

Chiếc

1

0.80

26

Cụm công tắc báo đèn số

Cụm

1

0.20

27

Bulông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

0.50

VI

Cụm trục khuỷu/Pit tông

 

 

12.76

28

Bộ trục khuỷu

Cụm

1

7.02

29

Bộ séc măng (vòng găng)

Bộ

1

2.18

30

Pit tông

Chiếc

1

2.56

31

Chốt pít tông

Chiếc

1

0.50

32

Bulông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

0.50

VII

Bộ ly hợp

Bộ

 

14.74

33

Nắp ly hợp

Chiếc

1

1.03

34

Đĩa lái côn

Chiếc

1

1.50

35

Lõi ly hợp

Chiếc

1

1.11

36

Tấm ma sát

Chiếc

3

1.08

37

Vỏ ngoài ly hợp một chiều

Chiếc

1

1.75

38

Bánh răng chuyển động 17T

Chiếc

1

1.16

39

Máng đựng dầu

Chiếc

1

1.00

40

Vỏ ly hợp

Chiếc

1

1.10

41

Đĩa thép

Chiếc

3

1.15

42

Đĩa ma sát

Chiếc

4

1.05

43

Đĩa nén

Chiếc

1

1.15

44

Tấm đỡ

Chiếc

1

1.16

45

Bulông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

Chiếc

3

0.50

VIII

Trục cam/Xupap

 

 

5.89

46

Cụm trục cam

Chiếc

1

3.85

47

Cần chặn cam giảm áp

Chiếc

1

0.03

48

Cò mổ

Chiếc

2

0.23

49

Bạc trục cò mổ

Chiếc

2

0.22

50

Xupap hút

Chiếc

1

0.46

51

Xupap thải

Chiếc

1

0.46

52

Lò xo ngoài xupap

Chiếc

2

0.02

53

Lò xo ngoài xupap

Chiếc

2

0.02

54

Bu lông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

0.60

IX

Xích cam/Cơ cấu điều chỉnh xích cam

 

 

2.49

55

Bánh răng cam

Chiếc

1

0.05

56

Cần điều chỉnh xích cam

Chiếc

1

0.10

57

Lò xo điều chỉnh

Chiếc

1

0.10

58

Bánh hướng dẫn xích cam

Chiếc

1

0.15

59

Trục bánh xe dẫn hướng xích cam

Chiếc

1

0.20

60

Xích cam

Chiếc

1

1.34

61

Bu lông chặn lò xo điều chỉnh xích

Chiếc

1

0.05

62

Bu lông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

0.50

X

Bộ phát điện

 

 

2.49

63

Vô lăng điện

Chiếc

1

0.98

64

Cuộn lửa

Chiếc

1

0.23

65

Mâm lửa

Chiếc

1

0.78

66

Bu lông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

0.50

XI

Ly hợp khởi động

 

 

2.66

67

Mâm đậy bộ tăng cam

Chiếc

1

0.27

68

Xích đề

Chiếc

1

1.00

69

Đĩa đề

Chiếc

1

0.54

70

Bộ khớp chuyển động một chiều

Chiếc

1

0.65

71

Bu lông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

0.20

XII

Cụm để khởi động/Cơ cấu khởi động bằng chân

 

 

4.68

72

Chổi than quét

Chiếc

1

0.10

73

Bánh răng kéo xích đề

Chiếc

1

0.15

74

Cụm mô tơ đề

Chiếc

1

1.53

75

Bộ giảm tốc

Chiếc

1

0.20

76

Bánh răng giảm tốc

Chiếc

1

0.20

77

Bánh răng khởi động

Chiếc

1

0.23

78

Bánh răng trung gian

Chiếc

1

0.21

79

Cốt khởi động

Chiếc

1

1.36

80

Lò xo hoàn lực

Chiếc

1

0.10

81

Chén giữ lò xo

Chiếc

1

0.10

82

Bu lông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

0.50

XIII

Bộ bơm dầu

 

 

1.25

83

Đệm

Chiếc

1

0.05

84

Thân bơm dầu

Chiếc

1

0.50

85

Vỏ bơm dầu

Chiếc

1

0.10

86

Rô to trong

Chiếc

1

0.05

87

Rô to ngoài

Chiếc

1

0.05

88

Bu lông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

0.50

XIV

Cơ cấu bộ đổi số

 

 

 

89

Gắp sang số

Chiếc

2

0.10

90

Chốt dẫn hướng gắp sang số

Chiếc

2

0.05

91

Kẹp chốt dẫn hướng gắp sang số

Chiếc

2

0.05

92

Trống số

Chiếc

1

0.20

93

Công tắc đổi số

Chiếc

1

0.01

94

Công tắc đèn mo

Chiếc

1

0.01

95

Chốt trống số

Chiếc

4

0.10

96

Cần chặn chốt số

Chiếc

1

0.01

97

Cốt đổi số

Chiếc

1

1.10

98

Cần móc số

Chiếc

1

0.21

99

Bu lông, đai ốc, gioăng đệm và các chi tiết khác

 

 

0.50

XV

Cụm truyền hộp số

 

 

11.01

100

Cốt sơ cấp và BR trên số 1

Chiếc

1

0.63

101

Cốt thứ cấp

Chiếc

1

0.64

102

BR số 1 bên trên

Chiếc

1

0.90

103

BR số 1 bên dưới

Chiếc

1

0.80

104

BR số 2 bên trên

Chiếc

1

0.81

105

BR số 2 bên dưới

Chiếc

1

0.81

106

BR số 3 bên trên

Chiếc

1

0.88

107

BR số 3 bên dưới

Chiếc

1

0.80

108

BR số 4 bên trên

Chiếc

1

0.81

109

BR số 4 bên dưới

Chiếc

1

0.81

110

BR chủ động

Chiếc

1

0.81

111

Lò xo đĩa khoá trống số

Chiếc

1

0.21

112

Đĩa khoá trống số

Chiếc

1

0.10

113

Vòng đệm, gioăng phớt, vòng bi và các chi tiết khác

 

 

2.00

 

XVI. Chế hoà khí (Carbuarator)

Bộ

1

6.00

 

Tổng cộng

 

 

100.00

 

BẢN XÁC NHẬN NĂNG LỰC SẢN XUẤT PHỤ TÙNG XE GẮN MÁY
(Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 52/2002/TTLT-BTC-BCN ngày 4/6/2002 của liên Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp)

Tên đơn vị:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số:

- Địa điểm sản xuất, kinh doanh (ghi rõ tên đường, phố, số nhà,...)

- Đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế:

- Mã số thuế của đơn vị:

- Thực hiện chế độ kế toán:

- Sử dụng hoá đơn của Bộ Tài chính; hay tự in.

- Liên doanh sản xuất phụ tùng, linh kiện xe gắn máy với các đơn vị:

+ Doanh nghiệp....... Hợp đồng liên doanh ký ngày..... tháng...... năm.......

+ ................

1. Tình hình đầu tư sản xuất phụ tùng xe gắn máy (đến thời điểm kiểm tra):

- Tổng số vốn đầu tư sản xuất phụ tùng xe gắn máy:

- Trong đó:

Giá trị máy móc, thiết bị:

Nhà xưởng:

Tài sản khác:

2. Máy móc, thiết bị tham gia sản xuất phụ tùng xe gắn máy:

Số TT

Tên mã hiệu,

tính năng kỹ thuật chủ yếu của

máy móc, thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Nguyên giá máy móc, thiết bị

Tổng nguyên giá máy móc, thiết bị

Ghi chú

1

2

3

4

5

6=4x5

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

3. Các loại phụ tùng xe gắn máy do đơn vị sản xuất:

Số TT

Tên phụ tùng

Đơn vị tính

Số lượng sản xuất

Ghi chú (ghi rõ mức độ, nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất)

 

 

 

Năm trước

Quý liền kề với thời điểm kiểm tra

 

1

2

3

4

5

6

 

Ví dụ:

 

 

 

 

1

Vành xe máy

Chiếc

8000

3000

Sản xuất từ nguyên liệu thép tấm, mạ, đục lỗ hoàn chỉnh tại đơn vị

2

Chế hoà khí

Bộ

1000

200

Mua các linh kiện, phụ tùng về lắp ráp tại đơn vị

3

Giảm sóc trước

Đôi

1000

250

Sản xuất vỏ nhựa, vỏ thép. Các linh kiện, phụ tùng khác mua về lắp ráp tại đơn vị

Ngày..... tháng..... năm 2002

Cán bộ cơ quan thuế kiểm tra

(ghi rõ ngày kiểm tra, chức vụ, họ tên)

Người lập biểu

(ghi rõ chức vụ, họ tên)

 

Xác nhận của Thủ trưởng

cơ quan thuế

(ký tên, đóng dấu)

Xác nhận của Giám đốc

doanh nghiệp

(ký tên, đóng dấu)

--------------------------------

Giải thích cách lập bản xác nhận:

- Khi đơn vị có yêu cầu xác nhận năng lực sản xuất phụ tùng xe máy, đơn vị chủ động lập biên bản xác nhận kèm theo công văn gửi cơ quan thuế nơi đơn vị đăng ký nộp thuế để tiến hành kiểm tra.

- Tổng vốn đầu tư sản xuất phụ tùng xe gắn máy: Chỉ ghi vốn đầu tư để sản xuất phụ tùng xe máy. Trường hợp đơn vị ngoài sản xuất phụ tùng xe máy còn sản xuất các sản phẩm khác thì phải thống kê tách riêng vốn đầu tư sản xuất phụ tùng xe máy. Nếu không phân chia tách riêng được thì lấy chỉ tiêu doanh thu bán hàng để phân chia. Ví dụ: Tổng vốn đầu tư của đơn vị là 10 tỷ; doanh thu bán chi tiết phụ tùng xe máy trong kỳ là 50 tỷ và doanh thu bán các sản phẩm khác 50 tỷ, như vậy vốn đầu tư sản xuất phụ tùng xe máy là 5 tỷ.

Các chỉ tiêu giá trị máy móc thiết bị, nhà xưởng: Ghi nguyên giá tài sản cố định theo số cuối kỳ trên bảng tổng kết tài sản của đơn vị.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Bộ Tài chính

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.