• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2013
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Số: 16/2012/TT-BTTTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2012
THÔNG TƯ
Quy định phương pháp xác định và chế độ báo cáogiá thành dịch vụ viễn thông
____________________
 
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thông,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định và chế độ báo cáo giá thành dịch vụ viễn thông.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định phương pháp xác định và chế độ báo cáo giá thành dịch vụ viễn thông.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động quản lý giá cước dịch vụ viễn thông.
2. Doanh nghiệp viễn thông.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Giá thành thực tế: là giá thành của năm báo cáo tài chính gần nhất (năm: n) xác định trên cơ sở chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành một đơn vị dịch vụ viễn thông.
2.Giá thành kế hoạch: là giá thành của năm tiếp theo năm báo cáo tài chính (năm: n+1) xác định trên cơ sở chi phí dự kiến phát sinh trong năm kế hoạch để hoàn thành một đơn vị dịch vụ viễn thông đó.
Ví dụ: Thời điểm nộp báo cáo tài chính năm 2011 của doanh nghiệp là tháng 4 năm 2012 thì giá thành thực tế là giá thành xác định trên cơ sở chi phí thực tế hợp lý của năm 2011 (năm: n). Giá thành kế hoạch là giá thành xác định trên cơ sở chi phí dự kiến phát sinh năm 2012 (năm: n+1).
3. Đơn vị dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Thời gian liên lạc là thời gian thuê bao gửi, nhận thông tin (thoại, dữ liệu, hình ảnh) khi sử dụng dịch vụ viễn thông. Đơn vị tính: phút hoặc giây.
b) Lượng thông tin là số byte thông tin (dữ liệu, hình ảnh) thuê bao gửi, nhận qua mạng viễn thông khi sử dụng dịch vụ viễn thông. Đơn vị  tính: Kbyte hoặc Mbyte.
c) Gói thông tin là số lượng giao dịch thuê bao thực hiện qua mạng viễn thông khi sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm:
- Số cuộc gọi (thoại). Đơn vị tính: cuộc gọi.
- Số bản tin nhắn (SMS, MMS). Đơn vị tính: bản tin nhắn.
- Số file (dữ liệu, hình ảnh). Đơn vị tính: file.
d) Kênh thuê riêng tính theo tốc độ truyền thông tin. Đơn vị tính: kênh theo tốc độ truyền thông tin.
đ) Đường truy nhập internet theo tốc độ tải thông tin. Đơn vị tính: đường truy nhập theo tốc độ tải thông tin.
e) Các đơn vị dịch vụ viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Doanh thu dịch vụ viễn thông là doanh thu thu được từ việc kinh doanh dịch vụ viễn thông đó(không bao gồm doanh thu khuyến mại). Doanh thu dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Doanh thu giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông.
b) Doanh thu chênh lệch thanh toán giá cước kết nối với các doanh nghiệp viễn thông khác.
c) Doanh thu chênh lệch thanh toán quốc tế với các đối tác nước ngoài.
5. Sản lượng dịch vụ viễn thông (sau đây viết tắt là sản lượng) là số đơn vị dịch vụ viễn thông phát sinh khi khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông. Sản lượng dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Sản lượng nội mạng là sản lượng phát sinh giữa các điểm kết cuối hoặc giữa các điểm kết nối của cùng một mạng viễn thông.
b) Sản lượng liên mạng là sản lượng phát sinh giữa các điểm kết cuối hoặc giữa các điểm kết nối của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông khác nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông hoặc các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau.
6. Phương pháp chi phí phân bổ toàn bộ là phương pháp xác định giá thành dịch vụ viễn thông dựa trên hệ số phân bổ chi phí theo doanh thu các dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp cung cấp để tính chi phí cho từng loại dịch vụ.
7. Báo cáo quản trị của doanh nghiệp là báo cáo gồm các số liệu chi tiết về chi phí, sản lượng, doanh thu dịch vụ viễn thông trên cơ sở đó được tổng hợp vào Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp lập theo quy định về chế độ báo cáo tài chính năm do Bộ Tài chính ban hành.
Điều 4.  Nguyên tắc xác định giá thành dịch vụ viễn thông
1. Áp dụng thống nhất phương pháp xác định giá thành theo phương pháp chi phí phân bổ toàn bộ đối với tất cả các dịch vụ viễn thông chưa hạch toán riêng.
2. Không bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông khi xác định giá thành dịch vụ viễn thông.
Điều 5. Căn cứ xác định giá thành dịch vụ viễn thông
1. Giá thành thực tế được xác định trên cơ sở:
a) Đối với doanh nghiệp có hạch toán riêng chi phí từng loại dịch vụ: chi phí thực tế, hợp lý của từng loại dịch vụ viễn thông được xác định trong Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp và sản lượng hoặc sản lượng quy đổi được xác định theo quy định cụ thể tại Chương II Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp chưa hạch toán được riêng từng loại dịch vụ: chi phí thực tế, hợp lý và sản lượng hoặc sản lượng quy đổi của từng loại dịch vụ viễn thông được xác định theo quy định cụ thể tại Chương II Thông tư này.
2. Giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở:
a) Giá thành thực tế.
b) Định mức kinh tế - kỹ thuật.
c) Biến động giá dự kiến của các chi phí đầu vào.
d) Sản lượng dự kiến của từng dịch vụ cho năm kế hoạch.
Điều 6. Chế độ báo cáo giá thành
1. Từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục dịch vụ viễn thông thực hiện báo cáo giá thành thực tế, giá thành kế hoạch.
2. Hàng năm, doanh nghiệp thực hiện báo cáo giá thành thực tế, giá thành kế hoạch của từng loại dịch vụ viễn thông trong Danh mục dịch vụ viễn thông tại Khoản 1 Điều này kèm theo Báo cáo tài chính năm và các tài liệu liên quan quy định tại Điều 7 Thông tư này về Cục Viễn thông chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo tài chính năm.
3. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Viễn thông có văn bản trả lời doanh nghiệp:
a) Trường hợp báo cáo của doanh nghiệp đầy đủ và đúng quy định tại Thông tư này, Cục Viễn thông có văn bản xác nhận giá thành thực tế, giá thành kế hoạch dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.
b) Trường hợp báo cáo của doanh nghiệp chưa đầy đủ và chưa đúng các quy định tại Thông tư này, Cục Viễn thông có văn bản yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện bổ sung, điều chỉnh và báo cáo lại Cục Viễn thông trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Cục Viễn thông.
4. Giá thành kế hoạch đã được Cục Viễn thông có văn bản xác nhận được sử dụng để làm căn cứ:
a) Xây dựng giá cước dịch vụ viễn thông thuộc thẩm quyền định giá của doanh nghiệp.
b) Thực hiện quản lý, điều tiết thị trường viễn thông; quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và nghiệp vụ viễn thông; quản lý giá cước dịch vụ viễn thông của các cơ quan quản lý nhà nước.
5. Giá thành kế hoạch của doanh nghiệp được áp dụng đến khi Cục Viễn thông xác nhận giá thành kế hoạch mới.
6.Trường hợp thị trường biến động bất thường, sản lượng tăng, giảm đột biến thì doanh nghiệp tính toán xác định lại giá thành kế hoạch và báo cáo Cục Viễn thông. Trình tự thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
7. Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp được kiểm toán, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi bản sao Báo cáo tài chính năm được kiểm toán của doanh nghiệp cho Cục Viễn thông kèm theo thuyết minh chi tiết các khoản chi phí chênh lệch so với Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp lập khi báo cáo giá thành thực tế và giá thành kế hoạch.
Điều 7. Nội dung báo cáo giá thành thực tế và giá thành kế hoạch
1. Đối với dịch vụ viễn thông doanh nghiệp hiện đang cung cấp, chi phí dịch vụ được tổng hợp trong Báo cáo tài chính năm, nội dung báo cáo giá thành thực tế và giá thành kế hoạch bao gồm các tài liệu sau:
a) Công văn do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, đóng dấu, trong đó mô tả rõ nội dung dịch vụ, tên gọi dịch vụ, thời gian áp dụng giá thành.
b) Căn cứ, phương pháp và thuyết minh tính toán giá thành dịch vụ.
c) Bản sao Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp.
d) Bảng tính toán chi tiết giá thành thực tế, giá thành kế hoạch.
2. Đối với dịch vụ viễn thông mới, chi phí dịch vụ chưa tổng hợp trong Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp chỉ thực hiện báo cáo giá thành kế hoạch. Chậm nhất là 15 ngày làm việc trước ngày doanh nghiệp dự kiến cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải gửi báo cáo giá thành kế hoạch. Nội dung báo cáo giá thành kế hoạch bao gồm các tài liệu quy định tại các Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này và Bảng tính toán chi tiết giá thành kế hoạch.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DOANH THU, CHI PHÍ, SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Điều 8. Phương pháp xác định doanh thu dịch vụ viễn thông
Doanh thu dịch vụ viễn thông được xác định từ các khoản thu giá cước sau đây:
1. Giá cước thu của người sử dụng dịch vụ viễn thông đối với các cuộc gọi  xuất phát từ mạng của doanh nghiệp trừ đi giá cước kết nối, giá cước thanh toán quốc tế phải trả cho doanh nghiệp khác (nếu có).
2. Giá cước kết nối, giá cước thanh toán quốc tế do các doanh nghiệp khác trả đối với các cuộc gọi kết cuối hoặc chuyển tiếp qua mạng của doanh nghiệp.
Điều 9. Phương pháp phân bổ và xác định chi phí đối với doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại dịch vụ viễn thông hoặc kinh doanh nhiều loại dịch vụ viễn thông nhưng đã hạch toán riêng từng loại dịch vụ viễn thông
1. Phân bổ chi phí doanh nghiệp cho dịch vụ viễn thông theo doanh thu
a) Tổng chi phí của doanh nghiệp (TCP) bao gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông (hay giá vốn hàng bán) (A), Chi phí tài chính (B), Chi phí bán hàng (C), Chi phí quản lý doanh nghiệp (D) và Chi phí khác (E) (được xác định trên cơ sở Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp).
TCP = A + B + C + D + E
b) Tổng doanh thu của doanh nghiệp (TDT) bao gồm: Doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT) (được xác định trên cơ sở Báo cáo quản trị của doanh nghiệp), Doanh thu dịch vụ tài chính (DTTC) và Doanh thu khác (hay thu nhập khác) (DTkhác) (được xác định trên cơ sở Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp).
TDT = DTVT + DTTC  + DTkhác
c) Tính hệ số phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho dịch vụ viễn thông (kVT)theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT)trong tổng doanh thu của doanh nghiệp (TDT):
kVT
=
DTVT
TDT
DVT  = D x kVT
đ) Tính tổng chi phí của dịch vụ viễn thông:
TCPVT = A + C + DVT
a) Tính hệ số phân bổ các chi phí dịch vụ i (kVTi) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ i (DTVTi) trong doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT):
kVTi
=
DTVTi
DTVT­
Dịch vụ i là các dịch vụ được quy định tại Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Phân loại các dịch vụ viễn thông.
b) Tính tổng chi phí cho dịch vụ i (TCPVTi) theo hệ số kVTi:
TCPVTi = TCPVT x kVTi
Điều 10. Phương pháp phân bổ và xác định chi phí đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại dịch vụ viễn thông và chưa hạch toán riêng từng loại dịch vụ viễn thông
1. Phân bổ chi phí doanh nghiệp cho các dịch vụ viễn thông theo doanh thu
a) Tổng chi phí của doanh nghiệp (TCP) bao gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông (hay giá vốn hàng bán) (A), Chi phí tài chính (B), Chi phí bán hàng (C), Chi phí quản lý doanh nghiệp (D) và Chi phí khác (E) (được xác định trên cơ sở Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp).
TCP = A + B + C + D + E
b) Tổng doanh thu của doanh nghiệp (TDT) bao gồm: Doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT) (được xác định trên cơ sở Báo cáo quản trị của doanh nghiệp), Doanh thu dịch vụ tài chính (DTTC) và Doanh thu khác (hay thu nhập khác) (DTkhác) (được xác định trên cơ sở Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp).
TDT = DTVT + DTTC + DTkhác
c) Tính hệ số phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho dịch vụ viễn thông (kVT)theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT) trong tổng doanh thu của doanh nghiệp (TDT):
kVT
=
DTVT
TDT
d) Tính chi phí quản lý doanh nghiệp của dịch vụ viễn thông (DVT) căn cứ theo hệ số kVT:
DVT  = D x kVT
đ) Tính tổng chi phí của dịch vụ viễn thông:
TCPVT = A + C + DVT
2. Phân bổ chi phí dịch vụ viễn thông theo doanh thu dịch vụ viễn thông
a) Doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT) là:
DTVT =  
Trong đó:
- Dịch vụ I là các dịch vụ: dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh và dịch vụ viễn thông khác.
- DT(tên dvụ VTI) là doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (DTVTCĐMĐ), doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất (DTVTDĐMĐ), doanh thu dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh (DTVTCĐVT), doanh thu dịch vụ viễn thông di động vệ tinh (DTVTDĐVT), doanh thu dịch vụ viễn thông khác (DTVTkhác) (nếu có) căn cứ vào Báo cáo quản trị của doanh nghiệp.
b) Tính hệ số phân bổ các chi phí dịch vụ viễn thông theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh trong tổng doanh thu dịch vụ viễn thông:
kVTCĐMĐ
=
DTVTCĐMĐ
DTVT
kVTDĐMĐ
=
DTVTDĐMĐ
DTVT
kVTCĐVT
=
DTVTCĐVT
DTVT
kVTDĐVT
=
DTVTDĐVT
DTVT
c) Tính tổng chi phí dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh:
TCPVTCĐMĐ = kVTCĐMĐ  x TCPVT
TCPVTDĐMĐ = kVTDĐMĐ x TCPVT
TCPVTCĐVT = kVTCĐVT  x TCPVT
TCPVTDĐVT = kVTDĐVT x TCPVT
3. Phân bổ chi phí của dịch vụ viễn thông cho dịch vụ i
a) Tính hệ số phân bổ các chi phí dịch vụ i (k(tên dvụ VTi)) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ i trong doanh thu dịch vụ viễn thông.
k(tên dvụ VTi)
=
DT(tên dvụ VTi)
DT(tên dvụ VTI)
Trong đó:
Dịch vụ i là các dịch vụ được quy định tại Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Phân loại các dịch vụ viễn thông.
b) Tính tổng chi phí cho dịch vụ i theo hệ số k(tên dvụ VTi):
TCP(tên dvụ VTi)  = TCP(tên dvụ VTI) x k(tên dvụ VTi)
Điều 11. Phương pháp xác định sản lượng dịch vụ viễn thông
1. Hệ số quy đổi sản lượng như sau:
STT
Sản lượng
Hệ số quy đổi
1
Nội mạng
1
2
Liên mạng
Đi
0,6
Đến
0,4
2. Sản lượng đối với dịch vụ tính theo đơn vị thời gian, lượng thông tin, gói thông tin, được xác định là tổng sản lượng nội mạng và sản lượng liên mạng được quy đổi theo hệ số quy định tại Khoản 1 Điều này.
SLQĐVTi = Sản lượng nội mạng + Sản lượng liên mạng đi x 0,6 + Sản lượng liên mạng đến x 0,4
3. Sản lượng đối với dịch vụ tính theo đơn vị kênh thuê riêng theo tốc độ truyền thông tin và đường truy nhập internet theo tốc độ tải thông tin, được xác định là số lượng thực tế của từng đơn vị dịch vụ.
SLVTi = Số lượng kênh theo tốc độ truyền thông tin, số lượng đường truy nhập internet theo tốc độ tải thông tin
1. Xác định giá thành từng loại dịch vụ i (GTVTi) đối với doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại dịch vụ viễn thông hoặc kinh doanh nhiều loại dịch vụ viễn thông nhưng đã hạch toán riêng từng loại dịch vụ viễn thông được tính bằng tổng chi phí cho loại dịch vụ đó (TCPVTi) chia cho sản lượng quy đổi (SLQĐVTi)
GTVTi
=
TCPVTi
SLQĐVTi
Hoặc sản lượng của loại dịch vụ đó (SLVTi)
GTVTi
=
TCPVTi
SLVTi
Ví dụ: doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại dịch vụ viễn thông là dịch vụ viễn thông cố định mặt đất. Tính giá thành thực tế năm 2010 cho dịch vụ điện thoại nội hạt của dịch vụ viễn thông cố định mặt đất của doanh nghiệp với các số liệu tại Báo cáo tài chính năm 2010 như sau:
Tổng chi phí (TCP) năm 2010 là 2.000.000.000 đồng, trong đó Chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông (hay giá vốn hàng bán) (A) là 1.160.000.000 đồng, Chi phí tài chính (B) là 200.000.000 đồng, Chi phí bán hàng (C) là 200.000.000 đồng, Chi phí quản lý doanh nghiệp (D) là 140.000.000 đồng và Chi phí khác (E) là 300.000.000 đồng.
Tổng doanh thu (TDT) của doanh nghiệp năm 2010 là 2.236.700.000 đồng, trong đó: Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (DTVT) là 1.716.700.000 đồng bao gồm doanh thu dịch vụ điện thoại nội hạt (DTVTi) là 1.030.000.000 đồng và doanh thu các dịch vụ viễn thông cố định mặt đất còn lại là 686.700.000 đồng, Doanh thu dịch vụ tài chính (DTTC) là 210.000.000 đồng và Doanh thu khác (hay thu nhập khác) (DTkhác) là 310.000.000 đồng.
Sản lượng dịch vụ điện thoại nội hạt là:
Sản lượng nội mạng: 1.000.000 phút; sản lượng liên mạng đi: 1.000.000 phút; sản lượng liên mạng đến: 1.000.000 phút
Trình tự tính giá thành thực tế năm 2010 như sau:
I. Tính tổng chi phí cho dịch vụ thoại nội hạt theo phương pháp phân bổ
1. Tính hệ số phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho dịch vụ viễn thông (kVT) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông trong tổng doanh thu của doanh nghiệp:
kVT   =
DTVT
=
1.716.700.000
= 0,77
TDT
2.236.700.000
2. Tính chi phí quản lý doanh nghiệp của dịch vụ viễn thông (DTVT) căn cứ theo hệ số kVT:
DVT  = D x kVT = 140.000.000 x 0,77 = 107.800.000 đồng
3. Tính tổng chi phí của dịch vụ viễn thông:
TCPVT = A + C + DVT
= 1.160.000.000 + 200.000.000 + 107.800.000
 
= 1.467.800.000 đồng
4. Phân bổ chi phí của dịch vụ viễn thông cho dịch vụ điện thoại nội hạt (i):
a) Tính hệ số phân bổ chi phí cho dịch vụ điện thoại nội hạt (kVTi):
kVTi =
DTVTi
=
1.030.000.000
= 0,6
DTVT
1.716.700.000­
b) Tính tổng chi phí cho dịch vụ điện thoại nội hạt:
TCPVTi = TCPVT  x kVTi = 1.467.800.000 x 0,6 = 880.680.000 đồng
II. Tính sản lượng
Căn cứ số liệu tại Báo cáo quản trị của doanh nghiệp, ta có sản lượng quy đổi dịch vụ điện thoại nội hạt để tính giá thành là:
SLQĐVTi= Sản lượng nội mạng + Sản lượng liên mạng đi x 0,6 + Sản lượng liên mạng đến x 0,4 = 1.000.000 + 1.000.000 x 0,6 + 1.000.000 x 0,4
= 2.000.000 phút
III. Xác định giá thành thực tế năm 2010 của dịch vụ điện thoại nội hạt
GT(điện thoại) =
TCPVTi
=
880.680.000
= 440,34 (đồng/phút)
SLQĐVTi
2.000.000
2. Xác định giá thành từng loại dịch vụ i (GT(tên dvụ VTi))đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại dịch vụ viễn thông và chưa hạch toán riêng từng loại dịch vụ viễn thông được tính bằng tổng chi phí cho loại dịch vụ đó (TCP(tên dvụ VTi)) chia cho sản lượng quy đổi (SL(QĐtên dvụ VTi))
GT(tên dvụ VTi)
=
TCP(tên dvụ VTi)
SL(QĐtên dvụ VTi)
Hoặc sản lượng của loại dịch vụ đó (SL(tên dvụ VTi))
GT(tên dvụ VTi)
=
TCP(tên dvụ VTi)
SL(tên dvụ VTi)
Ví dụ: tính giá thành dịch vụ điện thoại nội hạt của dịch vụ viễn thông cố định mặt đất của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông cố định mặt đất và dịch vụ viễn thông di động mặt đất.
Tổng chi phí (TCP) năm 2010 là 9.769.000.000 đồng, trong đó Chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông (hay giá vốn hàng bán) (A) là 7.229.000.000 đồng, Chi  phí  tài  chính  (B) là  200.000.000  đồng, Chi  phí  bán  hàng  (C)  là 1.200.000.000 đồng, Chi phí quản lý doanh nghiệp (D) là 840.000.000 đồng và Chi phí khác (E) là 300.000.000 đồng.
Tổng doanh thu (TDT) của doanh nghiệp năm 2010 là 12.351.700.000 đồng, trong đó: Doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT) là 11.831.700.000 đồng bao gồm doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất là 1.716.700.000 đồng (trong đó doanh thu dịch vụ thoại nội hạt là 1.030.000.000 đồng) và doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất là 10.115.000.000 đồng, Doanh thu dịch vụ tài chính (DTTC) là 210.000.000 đồng và Doanh thu khác (hay thu nhập khác) (DTkhác) là 310.000.000 đồng.
Sản lượng dịch vụ điện thoại nội hạt là:
Sản lượng nội mạng: 1.000.000 phút; sản lượng liên mạng đi: 1.000.000 phút; sản lượng liên mạng đến: 1.000.000 phút
Trình tự tính giá thành dịch vụ điện thoại nội hạt của dịch vụ viễn thông cố định mặt đất thực tế năm 2010 như sau:
I. Tính tổng chi phí cho dịch vụ điện thoại nội hạt theo phương pháp phân bổ
1. Tính hệ số phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho dịch vụ viễn thông (kVT) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông trong tổng doanh thu của doanh nghiệp:
kVT  =
DTVT
=
11.831.700.000
= 0,958
TDT
12.351.700.000
2. Tính chi phí quản lý doanh nghiệp của dịch vụ viễn thông (DVT) căn cứ theo hệ số kVT:
DVT = D x kVT = 840.000.000 x 0,958 = 804.720.000 đồng
3. Tính tổng chi phí của dịch vụ viễn thông:
TCPVT = A + C + DVT  = 7.229.000.000 + 1.200.000.000 + 804.720.000
= 9.233.720.000 đồng
4. Tính tổng chi phí dịch vụ viễn thông cố định mặt đất theo phân bổ doanh thu dịch vụ viễn thông:
a) Doanh thu dịch vụ viễn thông (DTVT) bao gồm doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (DTVTCĐMĐ), doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất (DTVTDĐMĐ) căn cứ vào Báo cáo quản trị của doanh nghiệp.
DTVT = DTVTCĐMĐ + DTVTDĐMĐ  = 1.716.700.000 + 10.115.000.000
= 11.831.700.000 đồng
b) Tính hệ số phân bổ chi phí dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (kVTCĐMĐ) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất trong doanh thu dịch vụ viễn thông:
kVTCĐMĐ =
DTVTCĐMĐ
=
1.716.700.000
= 0,145
DTVT
11.831.700.000
c) Tính tổng chi phí dịch vụ viễn thông cố định mặt đất:
TCPVTCĐMĐ
=  kVTCĐMĐ  x TCPVT   =  0,145  x 9.233.720.000
 
= 1.338.900.000 đồng
 
5. Phân bổ chi phí của dịch vụ viễn thông cho dịch vụ điện thoại nội hạt i:
a) Tính hệ số phân bổ các chi phí dịch vụ điện thoại nội hạt (i) (kVTthoại) theo tỷ trọng doanh thu dịch vụ điện thoại nội hạt trong doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (DTVTCĐMĐ):
kVTthoại =
DTVTthoại
=
1.030.000.000
= 0,6
DTVTCĐMĐ
1.716.700.000­
b) Tính tổng chi phí cho dịch vụ điện thoại nội hạt (i):
TCPVTthoại = TCPVTCĐMĐ  x kVTthoại
= 1.338.900.000 x 0,6
 
= 803.340.000 đồng
                                             
II. Tính sản lượng
Căn cứ số liệu tại Báo cáo quản trị của doanh nghiệp, ta có sản lượng quy đổi dịch vụ điện thoại nội hạt để tính giá thành là:
SLQĐVTthoại = Sản lượng nội mạng + Sản lượng liên mạng đi x 0,6 + Sản lượng liên mạng đến  x 0,4 = 1.000.000 + 1.000.000 x 0,6 + 1.000.000 x 0,4
= 2.000.000 phút
III. Xác định giá thành thực tế năm 2010 của dịch vụ điện thoại nội hạt
GT(điện thoại) =
TCPVTthoại
=
803.340.000
= 401,67 (đồng/phút)
SLQĐVTthoại
2.000.000
3. Xác định giá thành đối với các dịch vụ viễn thông khác (hàng hải, hàng không)
Căn cứ vào cách hạch toán của doanh nghiệp, kinh doanh một hay nhiều loại dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính và xác định giá thành dịch vụ tương ứng quy định tại các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và các Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét giải quyết./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Bắc Son

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.