• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 13/10/2003
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
Số: 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trung Ương, ngày 1 tháng 7 năm 2003

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút đối với một số loại hình

tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính Phủ

____________________________________________

 

Căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút (sau đây gọi là Nghị định số 61/2002/NĐ-CP);

Liên tịch Bộ Văn hóa - Thông tin - Bộ Tài chính hướng dẫn chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ như sau:

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm; sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, phim và chương trình phát thanh, truyền hình; nghệ thuật biểu diễn, tác phẩm báo chí và tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh phải ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, hoặc thông qua tổ chức đại diện hợp pháp được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm ủy quyền (sau đây gọi là đại diện) theo mẫu hợp đồng ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tác phẩm sử dụng được Nhà nước đặt hàng, tài trợ hoặc được tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm cũng được hưởng nhuận bút, thù lao và lợi ích vật chất khác phù hợp với từng hình thức sử dụng tác phẩm.

3. Tuỳ điều kiện cụ thể và đặc thù của từng loại hình tác phẩm, bên sử dụng tác phẩm và tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thoả thuận mức nhuận bút cụ thể bằng hợp đồng sử dụng tác phẩm theo quy định của pháp luật.

4. Hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về chế độ nhuận bút thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

I. NHUẬN BÚT CHO TÁC PHẨM SÂN KHẤU VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN KHÁC:

1. Nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP.

Khi sử dụng bản nhạc, bài hát đã công bố phổ biến, nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thực hiện theo Điều 16 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP hoặc khoản 3 mục A Thông tư này.

2. Xếp loại tác phẩm:

Căn cứ nội dung, chất lượng tác phẩm Hội đồng nghệ thuật thuộc bên sử dụng tác phẩm tiến hành đánh giá, phân loại bằng văn bản để làm căn cứ trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo các bậc sau:

Bậc I - Tác phẩm có chất lượng xếp loại trung bình;

Bậc II - Tác phẩm có chất lượng xếp loại trung bình khá;

Bậc III - Tác phẩm có chất lượng xếp loại khá;

Bậc IV - Tác phẩm có chất lượng xếp loại xuất sắc.

3. Các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP hưởng thù lao theo hợp đồng thoả thuận với bên sử dụng tác phẩm. Tiền thù lao tính trong tổng chi phí xây dựng chương trình.

4. Việc sử dụng tác phẩm đã công bố phổ biến để biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; biểu diễn phục vụ bộ đội, nhân dân ở biên giới, hải đảo; biểu diễn giao lưu Quốc tế không nhằm mục đích kinh doanh, không bán vé thu tiền; không nhận hợp đồng biểu diễn hoặc tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào thì không phải trả nhuận bút. Những hoạt động nêu trên phải có Quyết định của Bộ Văn hoá - Thông tin đối với các đơn vị nghệ thuật Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với các đơn vị nghệ thuật địa phương.

II. NHUẬN BÚT CHO TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH, VIĐIÔ (VIDEO):

1. Nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, viđiô theo khung nhuận bút quy định tại Điều 20 và Điều 21 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP.

Tiền thù lao trả cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 61/2002/NĐ-CP được tính trực tiếp vào tổng chi phí sản xuất phim.

2. Xếp loại kịch bản phim:

2.1. Căn cứ vào nội dung, chất lượng của kịch bản, Hội đồng duyệt kịch bản theo phân cấp của Bộ Văn hóa - Thông tin tiến hành đánh giá, phân loại bằng văn bản để làm căn cứ trả nhuận bút cho tác giả như sau:

Bậc I - Kịch bản có chất lượng xếp loại trung bình;

Bậc II - Kịch bản có chất lượng xếp loại khá;

Bậc III - Kịch bản có chất lượng xếp loại xuất sắc.

Việc xếp loại kịch bản thực hiện theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin.

2.2. Đối với kịch bản phim được xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác: trên cơ sở đánh giá bằng văn bản của Hội đồng duyệt kịch bản, bên sử dụng tác phẩm quyết định mức trả nhuận bút, nhưng phần nhuận bút từ ngân sách nhà nước không vượt quá Quỹ nhuận bút cho phép, phần nhuận bút từ nguồn vốn khác do các bên thoả thuận.

2.3. Đối với kịch bản phim không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước: việc quyết định mức trả nhuận bút trên cơ sở đánh giá của Hội đồng nghệ thuật thuộc bên sử dụng tác phẩm.

3. Xếp loại tác phẩm điện ảnh:

3.1. Căn cứ vào nội dung, chất lượng nghệ thuật, kỹ thuật của tác phẩm điện ảnh, Hội đồng duyệt phim theo phân cấp của Bộ Văn hóa - Thông tin, sau khi duyệt và cho phép phổ biến, tiến hành đánh giá, phân loại chất lượng bằng văn bản để làm cơ sở trả nhuận bút cho các chức danh còn lại quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP:

Bậc I - Tác phẩm có chất lượng xếp loại trung bình;

Bậc II - Tác phẩm có chất lượng xếp loại khá;

Bậc III - Tác phẩm có chất lượng xếp loại xuất sắc.

Việc xếp loại chất lượng tác phẩm điện ảnh thực hiện theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin.

3.2. Đối với tác phẩm điện ảnh sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác: trên cơ sở đánh giá bằng văn bản của Hội đồng duyệt phim, bên sử dụng tác phẩm quyết định mức trả nhuận bút, nhưng phần nhuận bút từ nguồn ngân sách nhà nước không vượt quá Quỹ nhuận bút cho phép, phần nhuận bút từ nguồn vốn khác do các bên thoả thuận.

3.3. Đối với tác phẩm điện ảnh không sử dụng ngân sách nhà nước: bên sử dụng tác phẩm áp dụng mức trả nhuận bút theo quy định hiện hành hoặc theo hợp đồng thoả thuận.

4. Khi tác phẩm được chuyển thể từ tác phẩm văn học, từ kịch bản sân khấu hoặc từ loại hình nghệ thuật biểu diễn khác sang kịch bản điện ảnh, thì tác giả chuyển thể và tác giả của tác phẩm gốc phải có sự thỏa thuận bằng văn bản. Tác giả tác phẩm gốc hưởng nhuận bút bằng 30-40% nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại, bậc; Tác giả chuyển thể hưởng phần còn lại của nhuận bút biên kịch theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP.

5. Đối với tác phẩm điện ảnh dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số: các Hội đồng phải đánh giá bằng văn bản để làm căn cứ trả thêm phần nhuận bút khuyến khích cho tác giả.

Mức nhuận bút khuyến khích đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số được tính thêm 5% nhuận bút của tác phẩm điện ảnh đó.

Tác phẩm vừa có nội dung về thiếu nhi vừa có nội dung về dân tộc thiểu số cũng chỉ được hưởng tỷ lệ khuyến khích tối đa bằng 5%.

6. Từ bản phim nhựa thứ 11, các tác giả được hưởng thêm nhuận bút khuyến khích bằng 8% tổng doanh thu bán phim. Nhuận bút khuyến khích được tính cụ thể một trong 2 cách sau:

Cách 1: Nhuận bút khuyến khích (NBKK) được tính theo công thức sau:

ồ NBKK = Giá bán bình quân 1 bản phim x (n - 10) x 8%.

Trong đó:

- ồ NBKK là tổng số nhuận bút khuyến khích từ bản phim thứ 11;

- n là số bản phim thực tế tiêu thụ (n ³ 11);

- Giá bán bình quân một bản phim là giá bán quy định tại hợp đồng thoả thuận giữa chủ sở hữu tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm hoặc giá bán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt đối với từng thể loại phim.

Cách 2: Nhuận bút khuyến khích (NBKK) được tính theo công thức sau:

n

ồ NBKK = ồ DTi x 8%

i=11

Trong đó:

- ồ NBKK là tổng số nhuận bút khuyến khích từ bản phim thứ 11;

- n là số bản phim thực tế tiêu thụ (n ³ 11);

- DTi là doanh thu bán bản phim thứ i (i ³ 11).

7. Tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất cao so với chi phí sản xuất bình quân/năm được cơ quan có thẩm quyền duyệt do các yêu cầu đặc biệt của thiết bị, vật liệu mà không phải do sáng tạo nghệ thuật, mức nhuận bút được tính bằng công thức sau (nhưng mức nhuận bút cao nhất không vượt quá 2 lần nhuận bút của phim có tổng chi phí sản xuất bình quân/năm cùng thể loại):

Công thức tính:

n

NB = T x (ồ NB i) x (1+h/10)

i = 1

Trong đó:

- NB: là nhuận bút của tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất cao

- T: là chi phí sản xuất tác phẩm điện ảnh bình quân/năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (chưa có nhuận bút)

 

h

=

Chi phí sản xuất phim thực tế (cao)

Chi phí sản xuất phim bình quân/năm

- (1 + h/10): Nhận giá trị 2 khi h lớn hơn 10.

n

- ồ NB i: là tổng hệ số nhuận bút (từ 1 đến n) của các tác giả theo quy

i = 1 định trong khung nhuận bút.

III. NHUẬN BÚT CHO TÁC PHẨM BÁO CHÍ (BÁO IN, BÁO ĐIỆN TỬ):

1. Nhuận bút cho tác phẩm báo chí thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 61/2002/NĐ- CP.

2. Những quy định khác:

2.1. Tin ngắn, tin đăng lại của báo chí, thông tấn đã công bố, người viết tin ngắn, người cung cấp, tuyển chọn tin đăng lại được Tổng biên tập quyết định mức trả thù lao.

2.2. Tác phẩm báo chí xuất sắc, có giá trị cao hoặc tác phẩm được thực hiện trong những điều kiện đặc biệt như thiên tai, chiến tranh, thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, mức trả nhuận bút do Tổng biên tập quyết định theo quy định trong khung nhuận bút cho từng thể loại và nhuận bút khuyến khích quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP.

2.3. Tác phẩm báo chí đăng lại của báo chí khác hoặc đã được công bố ở các cuộc hội thảo, hội nghị được trả nhuận bút thấp hơn tác phẩm sử dụng lần đầu. Mức nhuận bút do Tổng biên tập quyết định nhưng không dưới 50% nhuận bút của thể loại tương ứng mà cơ quan báo chí đang áp dụng.

2.4. Đối với thể loại bài phỏng vấn, nếu người trả lời phỏng vấn không đưa ra yêu cầu về tỷ lệ nhuận bút giữa người trả lời phỏng vấn và người phỏng vấn thì Tổng biên tập quyết định tỷ lệ nhuận bút cho người trả lời phỏng vấn.

IV. NHUẬN BÚT CHO TÁC PHẨM PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH (BÁO NÓI, BÁO HÌNH):

1. Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 28, 29 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP.

2. Đối với đơn vị thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, việc trả nhuận bút thực hiện theo hợp đồng thoả thuận.

V. NHUẬN BÚT CHO TÁC PHẨM TẠO HÌNH (MỸ THUẬT), MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VÀ NHIẾP ẢNH:

1. Nhuận bút cho tác phẩm tạo hình (mỹ thuật), mỹ thuật ứng dụng và nhiếp ảnh sử dụng nguồn ngân sách nhà nước là chi phí sáng tác mẫu trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. Tùy theo chất lượng nghệ thuật, giá trị và giá trị sử dụng của tác phẩm, mức chi phí sáng tác mẫu do bên sử dụng tác phẩm thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm theo tỉ lệ phần trăm (%) so với giá trị tác phẩm được quy định tại các biểu sau:

Biểu 1: Nhuận bút đối với tác phẩm có giá trị đến 10 triệu đồng

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Giá trị tác phẩm

Dưới

1 triệu

Trên 1 đến 2

Trên 2 đến 3

Trên 3 đến 4

Trên 4 đến 5

Trên 5 đến 6

Trên 6 đến 7

Trên 7 đến 8

Trên 8 đến 9

Trên 9 đến 10

Nhuận bút

50%

48%

46%

44%

42%

40%

38%

35,5%

33%

30%

Biểu 2: Nhuận bút đối với tác phẩm có giá trị trên 10 triệu đến 100 triệu đồng

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Giá trị tác phẩm

Trên 10

đến 20

Trên 20

đến 30

Trên 30

đến 40

Trên 40

đến 50

Trên 50

đến 60

Trên 60

đến 70

Trên 70

đến 80

Trên 80

đến 90

Trên 90

đến 100

Nhuận bút

29%

28%

27%

26%

25%

24%

23%

22%

21%

Biểu 3: Nhuận bút đối với tác phẩm có giá trị trên 100 triệu đến 1 tỷ đồng

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Giá trị tác phẩm

Trên 100

đến 200

Trên 200

đến 300

Trên 300

đến 400

Trên 400

đến 500

Trên 500

đến 600

Trên 600

đến 700

Trên 700

đến 800

Trên 800

đến 900

Trên 900

đến 1.000

Nhuận bút

19%

18%

17%

16%

15%

14%

13%

12%

11%

2. Đối với tượng đài, tranh hoành tráng nhuận bút trả cho sáng tác mẫu phác thảo và tác phẩm được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại biểu sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Giá trị

tác phẩm

Từ 1.000

trở xuống

Trên 1.000 đến 2.000

Trên 2.000 đến 3.000

Trên 3.000 đến 4.000

Trên 4.000 đến 5.000

Trên 5.000

đến 6.000

Trên 6.000

đến 7.000

Trên 7.000

đến 8.000

Trên 8.000

đến 9.000

Trên 9.000

đến 10.000

Nhuận bút

10%

8,5%

7,3%

6,8%

6,2%

5,9%

5,6%

5,3%

5%

4,7%

Đối với tác phẩm có giá trị trên 10.000 triệu đồng, nhuận bút được tính bằng mức nhuận bút của tác phẩm có giá trị 10.000 triệu đồng và cộng thêm 1% cho mỗi 1.000 triệu đồng tiếp theo và tính theo công thức sau:

NB = Nb + (n x 1%)

Trong đó:

- NB là nhuận bút của tác phẩm có giá trị trên 10.000 triệu đồng.

- Nb là nhuận bút của tác phẩm có giá trị 10.000 triệu đồng (tính theo cột 10, điểm 2, mục V).

- n là số tiền 1.000 triệu đồng tiếp theo sau của 10.000 triệu đồng đầu tiên.

3. Tác phẩm tạo hình (mỹ thuật), tượng đài, tranh hoành tráng được phiên bản, sao chép, chuyển chất liệu, nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm tính bằng 30% chi phí sáng tác mẫu, phác thảo theo giá trị của tác phẩm phiên bản mới và chỉ được tính đến bản thứ 3. Việc đánh số thứ tự là bắt buộc đối với tác phẩm phiên bản, sao chép, chuyển chất liệu để được hưởng nhuận bút.

VI. NHUẬN BÚT ĐỐI VỚI TÁC PHẨM THUỘC VỀ NHÀ NƯỚC VÀ TÁC PHẨM HẾT THỜI HẠN HƯỞNG QUYỀN TÁC GIẢ:

1. Tác phẩm thuộc về Nhà nước bao gồm:

- Tác phẩm không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 764, Điều 765 Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều 13 Nghị định số 76/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật dân sự;

- Tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh quy định tại khoản 5 Điều 766 của Bộ luật Dân sự.

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng các tác phẩm nói trên phải thực hiện các quy định sau đây:

- Xin phép và ký hợp đồng với Cục Bản quyền tác giả về việc sử dụng tác phẩm;

- Đề tên thật hoặc bút danh của tác giả (nếu có) trên tác phẩm, đề đúng tên tác phẩm, đảm bảo sự toàn vẹn nội dung tác phẩm.

- Trả nhuận bút (hoặc thù lao) cho Cục Bản quyền tác giả theo hợp đồng sử dụng tác phẩm, nhưng không vượt quá khung nhuận bút của từng thể loại.

Phần nhuận bút này được giao cho Cục Bản quyền tác giả quản lý và sử dụng theo tỷ lệ như sau:

+ Trích 20% số tiền nhuận bút thu được bổ sung ngân sách hàng năm để chi phí cho việc tổ chức thu, phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quyền tác giả của Cục Bản quyền tác giả;

+ Nộp ngân sách nhà nước 80% số nhuận bút còn lại.

2. Đối với tác phẩm hết thời hạn hưởng quyền tác giả: các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm không phải trả nhuận bút.

VII. TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ NHUẬN BÚT:

1. Lập Quỹ nhuận bút:

1.1. Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác: Bên sử dụng tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác trích lập quỹ nhuận bút theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Quỹ nhuận bút được trích lập theo khung nhuận bút quy định tại Điều 15 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP + 10% tỷ lệ nhuận bút đó:

Bên sử dụng tác phẩm căn cứ thể loại, quy mô tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác để lập Quỹ nhuận bút cho phù hợp theo công thức sau:

n n

QNB = (ồ NB i) x TL min + 10% (ồ NB i) x TL min

i = 1 i = 1

Trong đó:

- QNB là Quỹ nhuận bút.

- NB i là nhuận bút ở bậc cao nhất theo từng thể loại (quy định tại Điều 15 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP).

n

- (ồ NB i) là tổng nhuận bút ở bậc cao nhất trả cho các chức danh

i = 1 (từ 1 đến n) theo các thể loại quy định trong khung nhuận bút.

- TLmin là tiền lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức, viên chức khu vực hành chính sự nghiệp.

n

- 10% (ồ NB i) X TL min là chi phí thêm để trả tiền thù lao và lợi ích

i = 1 vật chất khác (nếu có).

Ví dụ:

Quỹ nhuận bút cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 61/2002/NĐ-CP với thể loại vở dài 105’ - 150’ được tính như sau:

QNB = (NBđạo diễn max + NBbiên kịch max + NBbiên đạo múa + NB nhạc sỹ + NB hoạ sỹ) x TL min + 10%(NBđạo diễn max + NBbiên kịch max + NBbiên đạo múa + NB nhạc sỹ + NB hoạ sỹ) x TL min

= [81 + 123,8 + (25% x 81) + (60% x 81) + (60% x 81)] x 290.000 đ

+ 10% [81 + 123,8 + (25% x 81) + (60% x 81) + (60% x 81)] x290.000 đ

= (81 + 123,8 + 20,25 + 48,6 + 48,6) x 290.000đ + 10%(81 + 123,8 +20,25

+ 48,6 + 48,6) x 290.000 đ

= 322,25 x 290.000đ + 10% (322,25 x 290.000đ)

= 93.452.500đ + 9.345.250đ = 102.797.750 đ

Cách 2: Quỹ nhuận bút được lập từ tổng doanh thu buổi biểu diễn theo các tỷ lệ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 16 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP và tính theo công thức sau:

QNB = Tỉ lệ % x ồ DTi

Trong đó:

- QNB là Quỹ nhuận bút.

- DTi là tổng doanh thu buổi biểu diễn (do bán vé hoặc từ hợp đồng dịch vụ biểu diễn nghệ thuật).

- Tỷ lệ % là tỷ lệ được xác định cho từng thể loại biểu diễn nghệ thuật.

1.2. Đối với tác phẩm điện ảnh: Cơ quan sử dụng tác phẩm điện ảnh trích lập Quỹ nhuận bút theo tỷ lệ phần trăm (%) của bậc cao nhất khung nhuận bút quy định tại Điều 20 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP theo từng thể loại cộng thêm 30% của tỷ lệ đó, nhân với giá bán hoặc tổng chi phí giá thành sản xuất tác phẩm điện ảnh bình quân/năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Công thức tính như sau:

n n

QNB = [(ồ NB i) + 30% (ồ NB i )] x T

i = 1 i = 1

Trong đó:

- QNB là Quỹ nhuận bút.

- NBi : tỷ lệ phần trăm (%) của bậc cao nhất khung nhuận bút quy định tại Điều 20 Nghị định 61/2002/NĐ- CP.

n

- ồ NB i : là tổng tỷ lệ phần trăm (%) của bậc cao nhất (từ 1 đến n)

i = 1 của các chức danh theo quy định trong khung nhuận bút.

- T: là giá bán hoặc tổng chi phí giá thành sản xuất tác phẩm điện ảnh bình quân/năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (chưa tính nhuận bút).

Ví dụ: Quỹ nhuận bút đối với phim truyện nhựa (Điểm 1 Điều 20 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP) trong năm được tính theo các yếu tố sau:

+ Tỷ lệ phần trăm (%) của bậc cao nhất khung nhuận bút (NBi) của: Đạo diễn 2,75%, Biên kịch 2,75%, Quay phim 1,50%, Người dựng phim 0,50%, Nhạc sĩ 0,90%, Hoạ sĩ 1,00%.

+ Tổng tỷ lệ phần trăm (%) của bậc cao nhất (bậc III) của 6 chức danh theo quy định trong khung nhuận bút là 9,4% (2,75% + 2,75% + 1,50% + 0,50% + 0,90% + 1,00%).

+ Chi phí giá thành sản xuất phim truyện nhựa bình quân/năm (T) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (chưa có nhuận bút) bằng 250.000.000 đồng.

Theo đó: Quỹ nhuận bút

QNB = (9,4% + (30% x 9,4%)) x 250.000.000 đồng

= (9,4% + 2,82%) x 250.000.000 đồng

= 12,22% x 250.000.000 đồng

= 30.550.000 đồng.

Trường hợp giá bán phim cao hơn chi phí sản xuất phim được duyệt thì bên sử dụng tác phẩm được căn cứ vào giá bán để trích lập Quỹ nhuận bút trả cho các tác giả.

1.3. Quỹ nhuận bút đối với báo chí (báo in, báo điện tử):

Đối với cơ quan báo chí tự cân đối được kinh phí và có lãi do hoạt động báo chí, nếu mức trích tỷ lệ phần trăm (%) từ doanh thu cho Quỹ nhuận bút theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP không đủ để trả nhuận bút theo quy định thì đơn vị được bổ sung thêm từ các nguồn thu khác của đơn vị và theo quyết định của cơ quan chủ quản.

1.4. Quỹ nhuận bút đối với phát thanh, truyền hình: Thực hiện theo Điều 30 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP.

2. Sử dụng và quản lý Quỹ nhuận bút:

2.1. Sử dụng Quỹ nhuận bút:

Quỹ nhuận bút được trích lập theo mức tối đa, nhưng thực tế trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm phải căn cứ vào việc đánh giá và xếp loại tác phẩm theo những tiêu chí đã quy định. Phần còn lại của Quỹ nhuận bút để trả thù lao, lợi ích vật chất, tổ chức cho các hoạt động khuyến khích sáng tạo như: đầu tư sáng tác, khen thưởng những tác phẩm được giải cao trong các cuộc thi (trong nước hoặc quốc tế) và không chi vào những mục đích khác.

2.2. Quản lý Quỹ nhuận bút:

Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán Quỹ nhuận bút thực hiện theo quy định hiện hành.

Quỹ nhuận bút cuối năm đơn vị chi không hết được chuyển sang năm sau.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Phần kinh phí phát sinh thêm năm 2003 (nếu có) khi vận dụng định mức quy định tại Thông tư này các cơ quan, đơn vị và tổ chức tự sắp xếp trong dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao đầu năm.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Liên Bộ Văn hóa Thông tin - Tài chính xem xét, giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Văn hoá-Thông tin
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Công Nghiệp

Trần Chiến Thắng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.