• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 05/12/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 25/03/2005
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Số: 08/2000/TT-TCHQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2000

 

 

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ quy địnhviệc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan

 

Căn cứ khoản 2 Điều35 Nghị định số 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định số 54/1998/NĐ-CPngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lýnhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Các Nghị định số 16/CP ngày20/3/1996, Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 và Nghị định số58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 16/CPvà số 54/CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhànước về hải quan (dưới đây gọi chung là Nghị định xử phạt vi phạm hành chính vềhải quan).

2. Nguyên tắc áp dụng Nghị địnhxử phạt vi phạm hành chính về hải quan:

a) Nghị định xử phạtvi phạm hành chính về hải quan được áp dụng với hành vi xảy ra tại thời điểmcác Nghị định có hiệu lực.

b) Trong trường hợpNghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và văn bản quy phạm pháp luậtkhác có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lựcpháp lý cao hơn.

c) Trong trường hợpNghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và văn bản quy phạm pháp luậtkhác quy định về cùng một vấn đề, do cùng một cơ quan ban hành mà có quy địnhkhác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau cùng.

d) Trong trường hợpNghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và văn bản quy phạm pháp luậtmới liên quan khác không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệmpháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực, thì ápdụng văn bản mới.

3. Những từ ngữ tại Nghị định xửphạt vi phạm hành chính về hải quan dưới đây được hiểu như sau:

a) "Hàng hóa, vậtphẩm": là hàng hóa, hành lý bưu phẩm, bưu kiện, ngoại hối, vàng, tiền ViệtNam và những vật phẩm khác.

b) "Mãhàng": là mã số thuế của hàng hóa theo quy định của pháp luật về thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu.

"Hàng hóa khuyếnkhích xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa không thuộc loại hàng cấm xuất khẩu, cấmnhập khẩu; không quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép, kế hoạch định hướng.

d) "Mức trungbình của khung phạt tiền": là mức trung bình cộng của mức phạt tiền caonhất và mức phạt tiền thấp nhất của khung phạt đối với một hành vi vi phạm hànhchính.

e) "Không đúngvới khai báo hải quan": là sự khác nhau giữa hàng hóa, vật phẩm khai báohải quan với hàng hóa, vật phẩm thực xuất khẩu, thực nhập khẩu.

g) "Táiphạm": là trường hợp đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hiệu được coi là chưabị xử phạt vi phạm hành chính, lại thực hiện tiếp vi phạm hành chính trong cùnglĩnh vực đó.

h) "Vi phạm nhiềulần": là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực mà trướcđó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt.

i). Đưa hàng hóa tráiphép vào Việt Nam": là hành vi đưa hàng hóa vào Việt Nam trái với các quyđịnh của luật pháp Việt Nam.

4. Vi phạm hành chính trong lĩnhvực quản lý nhà nước về hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện mộtcách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước về hải quan quy địnhtại khoản 1 Điều 1 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan (sauđây gọi tắt là Nghị định) mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theoquy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.

5. Cá nhân, tổ chức quy định tạikhoản 2 Điều 1 Nghị định được hiểu như sau:

a) Tổ chức gồm: cơ quan nhà nước, tổchức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội theo quy định của phápluật Việt Nam.

b) Cá nhân gồm: ngườiViệt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch, có đủ năng lực hành vi theoquy định của pháp luật Việt Nam.

c) Cá nhân, tổ chứcViệt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước về hảiquan, đều phải chịu trách nhiệm hành chính về hải quan theo quy định tại Nghịđịnh này và các Nghị định khác của Chính phủ có quy định thẩm quyền xử phạt củacơ quan hải quan.

Trường hợp Điều ướcquốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì thực hiện theoĐiều ước quốc tế.

6. Đối tượng bị xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan bao gồm: người vậnchuyển, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ngườikinh doanh kho ngoại quan, khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hảiquan; người mua, người bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hóa, vật phẩm có nguồngốc nhập khẩu trái phép; người mua, người bán không đúng quy định hàng hóathuộc đối tượng ưu đãi về thuế, người có hành vi cản trở, xúc phạm nhân viênhải quan thi hành công vụ.

7. Một hành vi vi phạm hành chínhchỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hànhchính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vivi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Khi quyết định xửphạt bằng tiền đối với một người trong cùng thời điểm thực hiện nhiều hành vivi phạm hành chính thì được cộng lại thành mức phạt chung, nhưng phải ghi rõmức phạt đối với từng hành vi. Nếu một trong các hành vi vi phạm nêu trên khôngthuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật đếncấp có thấm quyền xử phạt.

8. Đối với các vi phạm phức tạp,khó xác định là vi phạm hành chính hay hình sự thì người có thẩm quyền xử phạtthuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung làCục Hải quan tỉnh) trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và chỉ ra quyếtđịnh xử phạt hành chính khi đã có ý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân.

9. Hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu,nhập khẩu là tang vật vi phạm hành chính thuộc đối tượng chịu thuế thì ngoàiviệc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải nộp đủ thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, các loại thuế khác và lệ phí theo quy định của pháp luật.

10. Khi xem xét để áp dụng nguyêntắc có lợi cho đương sự quy định tại khoản 1 Điều 5b Nghị định phải căn cứ vàoĐiều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 7 Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính để thực hiện.

11. Về thẩm quyền xử lý vi phạm:

a) Đối với những viphạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì cơ quan nào pháthiện, lập biên bản đầu tiên, cơ quan đó ra quyết định xử phạt.

b) Những hành vi buônlậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, vàng qua biên giới có trị giá từ100 triệu đồng trở lên hoặc những hành vi trốn thuế (bao gồm: thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) với số tiền trốnthuế từ 50 triệu đồng trở lên mà chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, do cơ quankhác không có thẩm quyền xử phạt phát hiện được thì chuyển hồ sơ, tang vật đểcơ quan hải quan ra quyết định xử phạt và thu thuế theo quy định của pháp luật.

c) Đối với những vụ viphạm pháp luật hải quan đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều161 (tội trốn thuế) Bộ LuậtHình sự thì cơ quan hải quan chuyển giao hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩmquyền, đồng thời chuyển vật chứng để cơ quan đó bảo quản theo quy định tạikhoản 2 Điều 57 BộLuật tố tụng hình sự, trừ trường hợpThủ tướng Chính phủ có chỉ đạo khác.

d) Đối với vi phạmhành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị hải quan thì đơn vị nào pháthiện, lập biên bản đầu tiên, đơn vị đó ra quyết định xử phạt; những đơn vị liênquan có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ tài liệu cần thiết theo yêu cầu của đơnvị có thẩm quyền xử phạt; khi có ý kiến khác nhau trong việc xử phạt thì trongthời hạn quy định phải báo cáo xin ý kiến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

e) Đối với vi phạmhành chính về hải quan bị bắt giữ trên biển nếu mức phạt tiền vượt quá thẩmquyền của đơn vị bắt giữ thì chuyển cơ quan hải quan có thẩm quyền nơi gần nhấtđể xử phạt.

Trường hợp vụ án doCục Điều tra chống buôn lậu hoặc cơ quan điều tra ở Trung ương khởi tố hình sự,liên quan đến phạm vi hoạt động của nhiều Cục Hải quan, khi có quyết định đìnhchỉ điều tra để xử phạt hành chính thì chuyển Cục Hải quan nơi xảy ra vụ án đểxử phạt. Trường hợp vụ án xảy ra tại nơi không thuộc địa bàn hoạt động của hảiquan thì chuyển Cục Hải quan gần nơi đã xảy ra vụ án hoặc Cục Hải quan có trụsở cùng trên địa bàn đặt trụ sở của cơ quan điều tra, Cục Điều tra chống buônlậu để xử phạt.

12. Khi phát hiện hành vi vi phạmhành chính về hải quan tại khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khu vực khuyếnkhích, phát triển kinh tế và thương mại thì tùy theo tính chất và mức độ viphạm mà áp dụng mức xử phạt tương ứng với các hành vi vi phạm được quy địnhtrong Nghị định này và các Nghị định khác có quy định hành vi phạm và thẩmquyền xử phạt của cơ quan hải quan.

13. Những trường hợp không xửphạt vi phạm hành chính về hải quan:

a) Hàng hóa, vật phẩm,phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bị hỏa hoạn, thiên tai dịch tai dịchhọa, sự kiện bất ngờ, tình thế cấp thiết, phải khai báo với cơ quan hải quan,cơ quan có thẩm quyền khác hoặc chính quyền địa phương theo đúng quy định củapháp luật. Trường hợp không khai báo sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm akhoản 2 Điều 6 Nghị định.

b) Đối với các trườnghợp quy định tại điểm g, khoản 8 Điều 12a Nghị định, khi phát hiện ra hành visai phạm phải lập biên bản vi phạm hành chính về hải quan. Trên cơ sở hồ sơnhập khẩu, tài liệu có liên quan và biên bản vi phạm, người có thẩm quyền xửphạt vi phạm hành chính quyết định có xử phạt hay không; sau đó hướng dẫn ngườikhai hải quan điều chỉnh, bổ sung vào tờ khai hải quan.

c) Căn cứ để xác địnhtrị giá đối với hành vi khai báo sai số lượng hàng hóa, vật phẩm quy định tạiđiểm b, khoản 3 Điều 12a và Điều 13, 14 Nghị định:

Đối với hàng hóa, vậtphẩm phải căn cứ vào văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan hướng dẫn xác định giá tính thuế đốivới các mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế, mặt hàng Nhà nước không quảnlý giá tính thuế.

Đối với ngoại hối vàvàng phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ởthời điểm lập biên bản vi phạm.

Việc xác định trị giácòn lại để xử phạt quy định tại Điều 13, 14 Nghị định số 16/CP sửa đổi, bổ sunglà trị giá sau khi đã trừ đi số ngoại hối, vàng, Đồng Việt Nam không phải khaibáo hải quan theo quy định của pháp luật.

d) Trường hợp khai báotên hàng hóa, vật phẩm bằng tiếng Việt Nam chưa chính xác so với tên hàng hóabằng tiếng nước ngoài trên chứng từ trong hồ sơ hải quan và tài liệu kỹ thuậtliên quan (nếu có), chỉ do lỗi dịch thuật, thì hải quan yêu cầu dịch lại chochính xác, không xử phạt.

e) Đối tượng nộp thuếkhai báo đúng hàng hóa, vật phẩm thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng áp sai mã sốthuế do lần đầu nhập khẩu mặt hàng đó, hải quan sẽ hướng dẫn chủ hàng áp lại mãsố thuế cho chính xác, lập biên bản chứng nhận và không xử phạt. Nếu đã đượccán bộ hải quan hướng dẫn một lần mà tiếp tục áp sai mã số thuế đối với mặthàng đó thì lập biên bản vi phạm và xử phạt theo đúng quy định của pháp luậthiện hành.

Đối tượng nộp thuế cósự nhầm lẫn về tính toán số học trong khi tính thuế mà không có căn cứ pháp lýxác định là hành vi cố ý thì không coi đây là hành vi vi phạm. Cơ quan hải quan có trách nhiệmkiểm tra và điều chỉnh lại số thuế phải nộp theo đúng quy định của các Luậtthuế liên quan.

Đối với mặt hàng thuộcdanh mục nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế, chủ hàng kê khai giáđúng theo giá ghi trên hợp đồng thương mại nhưng thấp hơn giá tối thiểu quyđịnh thì không xử phạt (trừ trường hợp có đủ căn cứ xác định giá ghi trên hợpđồng là không trung thực), mà điều chỉnh lại cho đúng giá tối thiểu để tínhthuế.

g) Trường hợp nhậpkhẩu hàng hóa, vật phẩm đúng với khai báo hải quan (trừ ma túy, vũ khí, tàiliệu phản động) mà người nhận hàng từ chối nhận, trả lại người bán nếu có lý doxác đáng, phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, phù hợp với Luật Thươngmại Việt Nam và tập quán thương mại quốc tế thì được phép đưa hàng hóa, vậtphẩm đó ra khỏi Việt Nam và không bị xử phạt.

14. Khi tiếp nhận hồ sơ hải quanđể làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm, cán bộ tiếp nhận hồ sơphải kiểm tra, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì phải hướng dẫn ngườikhai thác bổ sung và nộp, xuất trình các chứng từ còn thiếu; khi bổ sung đủ hồsơ theo đúng quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan thì hải quan tiếp nhậnđăng ký và không lập biên bản vi phạm.

II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT

1. Hình thức xử phạt: cá nhân,tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hải quan phải chịu một trong các hìnhthức phạt chính là: cảnh cáo hoặc phạt tiền.

a) Cảnh cáo: áp dụngđối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảmnhẹ, được quy định tại khoản 1 thuộc các Điều 6, 8, 9a, 9b, 11 và Điều 10 Nghịđịnh.

b) Ngoài hình thứcphạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức, có thể cònbị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:

Tịch thu tang vật, phươngtiện vi phạm;

Tước quyền sử dụnggiấy phép.

Các hình thức phạt bổsung trên không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức phạtchính.

2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụnghình thức phạt chính, phạt bổ sung nêu trên còn có thể buộc phải thực hiện cácbiện pháp hành chính khác quy định tại Nghị định như:

Buộc tái xuất hànghóa, vật phẩm;

Đình chỉ làm thủ tụchải quan;

Buộc tiêu hủy hànghóa, vật phẩm.

Biện pháp hành chínhkhác được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính, không áp dụng độc lập

3. Chỉ áp dụng hình thức phạt bổsung "tước quyền sử dụng giấy phép" đối với giấy phép trực tiếp liênquan đến hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vận tải là tang vật vi phạm.

Các cấp hải quan cóthẩm quyền xử phạt chỉ được tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấy phép docơ quan hải quan cấp. Trường hợp các giấy phép do cơ quan khác cấp, cơ quan hảiquan thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép, đề nghị tướcquyền sử dụng giấy phép. Sau khi thực hiện đề nghị của hải quan, cơ quan cóthẩm quyền cấp giấy phép thông báo kết quả cho cơ quan hải quan.

Khi phát hiện giấyphép giả mạo, giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái phápluật, phải lập biên bản thu giữ, sau đó thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhànước, tổ chức liên quan biết.

4. Khi xem xét xử lý những trườnghợp nhầm lẫn trong quá trình gửi hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu quyđịnh tại khoản 3 Điều 1 Nghị định phải căn cứ vào Điều 17 Pháp lệnh Hải quan vàĐiều 7 Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định về thủtục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan để xác định thời điểm"Hải quan kiểm tra hàng hóa". Thời điểm "trước khi hải quan kiểmtra hàng hóa" quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định được hiểu làthời gian trước khi người làm thủ tục hải quan hoặc đại diện hợp pháp của họxuất trình và mở container hoặc kiện hàng tại địa điểm kiểm tra để hải quankiểm tra.

Việc thông báo nhầmlẫn phải được người vận tải, người gửi hàng hoặc đại diện hợp pháp của họ thựchiện bằng văn bản, nêu rõ lý do và gửi cho hải quan trước khi kiểm tra hàng. Trườnghợp có đủ căn cứ pháp lý xác định lỗi vi phạm xảy ra do có sự thông đồng giữabên mua và bán hoặc bên vận tải để buôn lậu, vận chuyển trái phép hoặc trốnthuế thì không chấp nhận việc thông báo nhầm lẫn, mà tùy theo tính chất, mức độvi phạm xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Thời hạn quy định làm thủ tụchải quan nói tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định là thời hạnquy định tại Điều 5 Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quyđịnh về thủ tục hải quan giám sát hải quan và lệ phí hải quan.

6. Đối với hành vi vi phạm quyđịnh tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định, chỉ xử phạt nếu trong giấy phép, tờkhai hải quan hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật, có quy địnhthời gian phải tái nhập hoặc tái xuất.

7. Đối với hành vi vi phạm quyđịnh tại khoản 8 Điều 7 Nghị định mà tự ý tiêu thụ hàng hóa, vật phẩm, trong trườnghợp số hàng hóa, vật phẩm đó là tang vật vi phạm hành chính khác bị áp dụngphạt bổ sung tịch thu sung công quỹ, thì ngoài việc xử phạt theo khoản 3 Điều7, phải thu hồi lại số tiền tương đương với trị giá của hàng hóa, vật phẩm đó.Trường hợp cần thiết để bảo đảm thực hiện quyết định xử phạt thì thu hồi sốtiền bằng số tiền bị xử phạt.

8. Chủ thể vi phạm quy định vềtrao đổi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới bao gồm: cư dân khuvực biên giới và ngoài khu vực biên giới. Trị giá và mặt hàng cư dân biên giớiđược phép trao đổi phải theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các hình thức xuấtkhẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm dưới hình thức khác tại cửa khẩu biên giới đườngbộ, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hải quan và pháp luậtliên quan.

Trường hợp cư dân biêngiới mang ngoại hối (bao gồm cả tiền Việt Nam, vàng) qua biên giới vượt quátiêu chuẩn mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định, không khai báo hải quan thìxử phạt theo quy định tại Điều 13, 14 Nghị định, được hướng dẫn xử lý tại điểm19, 20 Phần II Thông tư này.

9. Hành vi xuất khẩu, nhập khẩuquà biếu trái quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản2 Điều 9a Nghị định là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm thuộcdiện quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép, kế hoạch định hướng; hàng hóa tạm ngừngxuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc xuấtkhẩu, nhập khẩu có điều kiện khác.

Trường hợp thực tếhàng hóa, vật phẩm khi kiểm tra đúng với khai báo hải quan nhưng người nhận từchối nhận, hoặc trường hợp nhập khẩu quà biếu thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu(trừ ma túy, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược, vặt liệu nổ, trang thiết bịkỹ thuật quân sự) có khai báo hải quan thì yêu cầu người nhận quà biếu đó thôngbáo cho người gửi người vận chuyển đưa vật phẩm, hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổViệt Nam trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định; quá thời hạnkhông đưa ra thì hàng hóa, vật phẩm đó bị sung công quỹ hoặc bị tiêu hủy.

Quà biếu gửi theo đườngbưu phẩm, bưu kiện hay chuyển phát nhanh có vi phạm mà cơ quan bưu điện thaymặt chủ hàng làm thủ tục thì thực hiện theo điểm 2 Phần IV Thông tư liên tịch số06/1998/TTLT-TCBĐ-TCHQ ngày 11/12/1998 giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Bưuđiện về việc làm thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện vật phẩm, hàng hóaxuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh.

10. Trường hợp xuất khẩu, nhậpkhẩu hành lý không khai báo hoặc khai báo không đúng quy định về khai báo hảiquan (quy định trong nội dung tờ khai hải quan), mà không thuộc quy định tạikhoản 2 Điều 9b Nghị định thì xử phạt theo quy định tài khoản 1 Điều 9b nóitrên.

Vi phạm quy định vềxuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không mang tính chất quà biếu, hành lý thì xửlý theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủquy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ vănhóa và phòng chống một số tệ nạn xã hội.

Việc xác định hành lýxuất khẩu, nhập khẩu có giấy phép hay không, phải căn cứ vào văn bản về cơ chếđiều hành xuất nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành và các văn bản hưởngdẫn của các cơ quan có thẩm quyền, lấy đó làm cơ sở để xác định hành vi vi phạm"xuất khẩu, nhập khẩu hành lý không có giấy phép theo quy định của phápluật" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9b Nghị định.

Trường hợp xuất khẩu,nhập khẩu hành lý thuộc loại hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (trừ ma túy, tàiliệu phản động, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự)có khai báo hải quan thì không cho phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không xửphạt.

11. Phương tiện vận tải chở hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu quy định tại Nghị định bao gồmphương tiện vận tải trên không, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trongkhu vực kiểm soát hải quan.

a) Hành vi vi phạm quyđịnh tại khoản 2 Điều 11 Nghị định bao gồm cả phương tiện vận tải chở hàng hóaxuất khẩu xuất phát từ một cảng của Việt Nam hoặc chở hàng chuyển khẩu, cậpcảng không có trong hành trình của tầu, nhưng không khai báo hải quan theo quyđịnh tại Điều 5 Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 quy định về thủ tụchải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan.

b) Hàng hóa, vật phẩmkhông khai báo hải quan trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh trong khuvực kiểm soát hải quan: Trường hợp xác định hàng hóa, vật phẩm không thuộc hànhlý của thuyền viên thì xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định.

Trường hợp xác địnhhàng hóa đó thuộc hành lý của người điều khiển, người phục vụ hoặc hành kháchtrên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, phục vụ cho chuyến đi của họhoặc hàng hóa thuộc tiêu chuẩn hành lý thuyền viên thì xử phạt theo quy địnhtại Điều 9b Nghị định.

c) Khi phát hiện đượcviệc mua, bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hóa, vật phẩm không đúng theo quyđịnh của pháp luật hoặc có nguồn gốc nhập khẩu trái phép thì tùy tính chất, mứcđộ hành vi vi phạm mà áp dụng mức phạt được quy định tại điểm b, khoản 3 Điều17; hoặc khoản 4 Điều 11 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định hoặc Điều 21 Nghịđịnh số 01/CP ngày 03/1/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thươngmại; nếu có hành vi trốn thuế thì xử phạt theo điểm 12.a dưới đây.

12. Vi phạm quy định tại Điều 12aNghị định:

a. Vi phạm quy địnhtại điểm a khoản 2; điểm b, c khoản 8 Điều 12a dẫn đến thất thu thuế thì việcxử phạt được thực hiện như sau:

Cách tính chênh lệchthuế và áp dụng mức phạt:

Lấy số thuế phải nộpcủa mặt hàng thực nhập khẩu, trừ đi số thuế mà chủ hàng đã khai báo trên tờkhai hải quan sẽ có số thuế gian lận. Số thuế gian lận bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trịgia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức chênh lệch về thuế do đơn vị nghiệp vụvề thuế xác định.

Sau khi tính được sốthuế gian lận, phải đối chiếu với khoản 1 Điều 161 (tội trốn thuế) Bộ Luật Hình sự để xử phạt theoluật thuế hay chuyển khởi tố hình sự. Nếu xử lý hành chính thì căn cứ vào Điều3, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và điểm 2 Phần II Thông tư số 128/1998/TT-BTCngày 22/9/1998 của BộTài chính hướngdẫn thi hành Nghị định số 22/CP để xử phạt từ 1 đến 5 lần thuế gian lận, phùhợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Căn cứ pháp lý để raquyết định xử phạt phải phù hợp với các quy định sau đây của các Luật thuế:

Khoản 3 Điều 20 thuộckhoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung 1 số Điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu;

Khoản 3 Điều 19 củaLuật Thuế giá trị gia tăng;

Khoản 3 Điều 17 củaLuật Thuế tiêu thụ đặc biệt;

Nghị định số 22/CPngày 17/4/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực thuế.

Khi không có đủ chứngcứ pháp lý xác định được hành vi vi phạm là cố ý gian lận tiền thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) thì tùytheo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà xử phạt theo khoản 2 hoặc khoản 3Điều 12a Nghị định.

b) Trong trường hợpnhập khẩu hàng hóa để góp vốn vào liên doanh đầu tư mà khai báo trị giá hànghóa cao hơn thực tế, nếu xác định việc giả mạo giấy tờ để tăng góp vốn đầu tưthì ngoài việc phạt về hành vi khai sai trị giá, còn xử phạt về hành vi giả mạogiấy tờ; nếu có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan điều tra.

13. Đối với hành vi vi phạm liênquan đến giấy phép và văn bản thay thế giấy phép (dưới đây gọi là giấy phép): 

a) Giấy phép quá hạn:

Hàng xuất khẩu: Chủhàng phải xin gia hạn giấy phép mới cho làm thủ tục xuất khẩu, đồng thời xửphạt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 01/CP về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Hàng nhập khẩu: nếukhi ký hợp đồng, hoặc khi xếp hàng lên phương tiện vận tải hiệu lực giấy phépvẫn còn, nhưng khi hàng về tới cảng giấy phép hết hạn thì xử phạt về hành vi sửdụng giấy phép quá hạn để nhập khẩu hàng hóa, theo quy định tại khoản 1 Điều14 Nghị định số 01/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại,không coi đây là trường hợp nhập khẩu trái phép.

b) Hàng hóa nhập khẩutheo quy định phải có giấy phép trước khi ký hợp đồng:

Trường hợp giấy phép đượccấp sau khi ký hợp đồng thì xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 5, khoản 7Điều 12a Nghị định.

Đối với giấy phép liênquan đến hàng gia công, hàng gửi kho ngoại quan thì xử phạt theo Điều 12b, 12cNghị định.

c) Trường hợp hàng hóanhập khẩu không đúng nội dung giấy phép, nhưng tang vật vi phạm là vật tư máymóc góp vốn hên doanh đầu tư, thuộc công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu sửdụng, được xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, có khai báo hảiquan thì không xử phạt, nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quyđịnh của pháp luật.

d) Trường hợp nhậpkhẩu không đúng với khai báo hải quan mà người nhận hàng từ chối nhận, trả lạingười bán với lý do xác đáng, phù hợp với hợp đồng thương mại, Luật Thương mạivà quy định khác của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, không códấu hiệu hợp pháp hóa cho các lô hàng buôn lậu, thì xử lý theo quy định tạikhoản 3 Điều 12a Nghị định, buộc đưa hàng hóa ra khỏi Việt Nam.

14. Nhập khẩu hàng hóa sai nộidung giấy phép, hoặc khai báo hải quan sai về mã hàng, số lượng, trọng lượng,chất lượng, chủng loại, trị giá, xuất xứ mà hàng hóa là nguyên liệu, vật tưnhập khẩu để gia công xuất khẩu hoặc sản xuất để xuất khẩu thì xử phạt theokhoản 1 Điều 12c Nghị định.

15. Vi phạm quy định về quy chếquản lý đối với hàng gia công xuất khẩu,nhập khẩu và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà xử phạt theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 12cNghị định. Trường hợp vi phạm về thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công, thìngoài việc thực hiện quyết định xử phạt, doanh nghiệp phải thực hiện việc thanhkhoản hợp đồng gia công theo đúng quy định hiện hành.

16. Quy định tại điểm e, điểm g,khoản 5 Điều 12a Nghị định không áp dụng đối với trường hợp hàng hóa, vật phẩmđưa vào Việt Nam trên cơ sở hợp đồng thương mại, phù hợp với giấy phép kinhdoanh của người nhập khẩu mà trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 5bản quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan ban hànhkèm theo Nghị định số 16/1999/ NĐ-CP ngày 27/3/1999, người nhập khẩu đã xuất trìnhđược giấy phép (trừ trường hợp nêu tại điểm 13b Phần II Thông tư này).

17. Đối với quy định tại điểm d,khoản 8 Điều 12a Nghị định, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh phải báo cáo đầy đủ,kịp thời để Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc giải phóng hànghóa hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Hải quan chịu trách nhiệm giải phóng hànghóa.

18. Những viên chức ngoại giao,viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để thực hiện hoạtđộng thương mại ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ, vi phạm hành chínhvề hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi với cơ quan ngoại giao.

Những trường hợp khôngđược hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, nhưng lợi dụng quyền ưu đãi miễntrừ ngoại giao để trốn tránh sự kiểm tra hải quan nhằm xuất khẩu, nhập khẩuhàng hóa trái phép, trốn lậu thuế hoặc giả mạo các giấy tờ để được nhập khẩuhàng hóa theo tiêu chuẩn ưu đãi miễn trừ hải quan, mà chưa đến mức truy cứutrách nhiệm hình sự, đều bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 5 Điều 12aNghị định.

19. Vi phạm quy địnhvề ngoại hôi, vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh.

a) Các trường hợp khaikhống ngoại hối, vàng có số lượng lớn tương đương từ 10.000.000 đồng Việt Namtrở lên đều bị xử phạt.

b) Vi phạm quy địnhtại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định mà số ngoại hối, vàng khai khống tương đương từ 100.000.000 đồngtrở lên, nếu có tình tiết tăng nặng, thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạmmà quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

c) Vi phạm quy địnhtại khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 13 Nghị định, sau khi xử phạt, nếungoại hối, vàng có nguồn gốc hợp pháp thì được trả lại, trường hợp ngoại hối,vàng không có nguồn gốc hợp pháp thì tịch thu sung công quỹ. Xác định nguồn gốcngoại hối, vàng hợp pháp thực hiện theo điểm 20c Mục II Thông tư này.

20. Vi phạm quy định về tiền ViệtNam khi xuất cảnh, nhập cảnh:

a) Vi phạm khoản 1 Điều14 Nghị định có tình tiết giảm nhẹ, tang vật vi phạm dưới 10..000.000 đồng thìáp dụng hình thức phạt cảnh cáo. Nếu có tình tiết tăng nặng thì tùy theo tínhchất và mức độ vi phạm mà phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

b) Vi phạm quy địnhtại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định nếu tang vật vi phạm là tiền Việt Namkhông có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật thì ngoài việc bị phạttiền còn bị tịch thu sung công quỹ số tang vật đó.

c) Việc xác định nguồngốc ngoại hối, vàng, đồng Việt Nam hợp pháp hay không hợp pháp căn cứ vào hồ sơvụ việc, tùy từng trường hợp cụ thể và phải dựa vào một trong các giấy tờ sauđể xác định:

Xác nhận của Ngân hàngvề số ngoại hối, vàng, Đồng Việt Nam được rút ra từ ngân hàng đó;

Thu nhập từ lương vàcác khoản thu nhập khác;

Thừa kế,

Hóa đơn thanh toán muabán hàng hóa...

III.THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

1. Thủ trưởng trực tiếp của nhânviên hải quan, bao gồm Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thuộc cửa khẩu vàPhòng nghiệp vụ, do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh bổ nhiệm; các Phòng nghiệp vụkhông tổ chức Đội được thực hiện thẩm quyền xù phạt theo quy đinh tại khoản 1Điều 16 của Nghi định. Cấp trên trực tiếp của Đội trưởng các Đội công tác nghiệp vụ có tráchnhiệm kiểm tra và yêu cầu những người thuộc quyền chấp hành đúng các quy địnhcủa pháp luật khi ra quyết định xử phạt. Những trường hợp chủ thể vi phạm là ngườinước ngoài hoặc vụ việc có tình tiết phức tạp thì chuyển lên cấp trên trực tiếpđể ra quyết định xử phạt.

2. Trưởng Hải quan cửa khẩu, Độitrưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh; Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộcCục Điều tra chống buôn lậu thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản2 Điều 16 của Nghị định.

Quyết định xử phạt2.000.000 đồng và quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị5.000.000 đồng trở lên những người có thẩm quyền trên đây phải gửi lên Cục trưởngCục Hải quan tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (nếu là quyết địnhcủa Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu) để gửi sang Viện Kiểm sátnhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở hải quan tỉnh.

Đối với những hành vivi phạm có mức phạt tiền trên 2.000.000 đồng hoặc tịch thu tang vật có trị giátrên 20.000.000 đồng Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát hảiquan thuộc Cục Hải quan tỉnh phải làm báo cáo, chuyển hồ sơ, tang vật lên Cụctrưởng Cục Hải quan tỉnh ra quyết định xử phạt.

Những trường hợp vượtthẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buônlậu, thì vi phạm được phát hiện, lập biên bản tại địa bàn quản lý của hải quankhu vực nào, sẽ chuyển giao Cục trưởng Cục Hải quan nơi đó ra quyết định xửphạt.

Trưởng Hải quan cửakhẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh hoặc thuộc CụcĐiều tra chống buôn lậu, được xử phạt theo quy định của luật thuế với mức phạttối đa là 20.000.000 đồng.

3. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnhthực hiện quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định:

a) Đối với những vụ viphạm áp dụng hình thức phạt tiền có mức phạt trên 20.000.000 đồng thì làm thủtục chuyển hồ sơ sang y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là y ban nhân dân tỉnh) nơi bắt giữ để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyếtđịnh xử phạt.

b) Hồ sơ vụ vi phạm hành chính về hảiquan khi chuyển sang Chủ tịch yban nhân dân tỉnh phải kèm theo bản tóm tắt nội dung sự việc và ý kiến của Cụctrưởng Cục Hải quan tỉnh về biện pháp xử lý. Thủ tục bàn giao hồ sơ những vụ viphạm hành chính về hải quan có mức phạt trên 20.000.000 đồng sang Ủy ban nhân dân tỉnh phải thựchiện theo đúng quy định chung. Thời gian xem xét giải quyết ở mỗi cấp được quy định như sau:

Trong thời hạn 15ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục Hải quan địnhphải gửi hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt vi phạm hành chính sang Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,giải quyết. Tang vật vi phạm vẫn giữ tại kho của hải quan để bảo quản. Riêng tang vật là ngoại hồi,kim khí quý, đá quý phải niêm phong và gửi Kho bạc nhà nước.

c) Các vụ vi phạm hànhchính do cơ quan hải quan chuyển sang Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh giải quyết theo thẩm quyền, thì saukhi có quyết định xử phạt của Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan nơi thụ lý vụ vi phạmhành chính chịu trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt. Hàng tháng, Cục trưởngCục Hải quan phải báo cáo kết quả việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạmhành chính của Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh với Tổngcục trưởng Tổng cục Hải quan.

d) Trường hợp Cục Hảiquan tỉnh phụ trách đơn vị hải quan đặt ở tỉnh khác thì các vụ vi phạm hành chính về hải quan vượt thẩm quyềnxử phạt bắt giữ tại địa bàn tỉnh nào sẽ chuyển đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đó raquyết định xử phạt.

e) Thẩm quyền xử phạttheo luật thuế.của Cực trưởng Cục Hải quan tỉnh thực hiện. theo quy định củacác luật thuế và các văn bản hướng đẫn thi hành các luật thuế. Đối với số thuếgian lận ở dưới mức truy cứu trách nhiệmhình sự được quy định tại Điều 161 Bộ Luật Hình sự thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh được phạt tiền đến 5lần số thuế gian lận, nhưng tối đa khi phạt 1 lần thuế gian lận phải dưới 50triệu đồng; khi phạt 5 lần thuế gian lận phải dưới 250 triệu đồng.

Đối với những trườnghợp có mức phạt vượt quy định. nêu trên thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh chỉ raquyết định xử phạt theo quy định của luật thuế khi có ý kiến của Viện Kiểm sátnhân dân cùng cấp.

IV.THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNHCHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1. Khi áp dụng biện pháp tạm giữngười theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a) Chỉ những người cóthẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định mới được tạm giữ người theo thủ tụchành chính.

b) Khi tạm giữ ngườiphải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

c) Chỉ tạm giữ ngườitheo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiếtquan trọng để làm căn cứ ra quyết định xử phạt hành chính hoặc để ngăn chặn, đìnhchỉ ngay những vi phạm hành chính.

2. Tạm giữ tang vật, phương tiệnvi phạm hành chính.

a) Khi áp dụng biệnpháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải tuân theoquy định tại Điều 20 của Nghị định: trong một lô hàng có hàng hóa, vật phẩm làtang vật vi phạm và hàng hóa, vật phẩm không phải là tang vật vi phạm thì chỉ đượcgiữ hàng hóa, vật phẩm là tang vật vi phạm. Trường hợp chưa xác định được có viphạm xảy ra hay không, thì chỉ lưu mẫu tang vật. Đối với tang vật là ngoại hối củahành khách xuất cảnh, nhập cảnh, chỉ tạm giữ số ngoại hối vượt tiêu chuẩn theoquy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối với tang vật là nguyên liệu sảnxuất hàng gia công, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng góp vốn đầu tưliên doanh, hàng nhập khẩu theo nguồn vốn ODA được miễn thuế, hàng gửi kho ngoại quan, mà có tronggiấy phép, hợp đồng thì chỉ lưu mậu, cho giải phóng hàng và yêu cầu các đối tượngnày có văn bản cam kết thực hiện quyết định xử phạt sau này.

Tổ chức, cá nhân nếu không thực hiệnđúng quy định về áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, gâythiệt hại vật chất cho chủ hàng thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh hoặc thủ trưởngđơn vị là cấp trên của người ra quyết định tạm giữ hoặc người được ủy quyềnthuộc cơ quan Tổng cục Hải quan phải chịu trách nhiệm giải quyết bồi thườngthiệt hại vật chất theo quy định tại Điều 7, 8, 9, 10, 11 Nghị định số 47/CPngày 03/5/1997 quy định về bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước,người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tốtụng gây ra. Sau đó xác định mức bồi thường thiệt hại do cá nhân, người có thẩmquyền tạm giữ gây ra, theo quy định tại Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 Nghịđịnh số 47/CP.

b) Những người có thẩmquyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì có quyền tạm giữ tang vật, phươngtiện vi phạm theo thủ tục hành chính.

c) Đội trưởng Đội côngtác nghiệp vụ chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trongtrường hợp phạm pháp quả tang, mà nếu không áp dụng biện pháp tạm giữ thì tangvật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, đánh tráo để xóa dấu vết. Nhưngtrong thời hạn 24 giờ kể từ khi tạm giữ, người ra quyết định phải báo cáo Thủtrưởng trực tiếp theo quy định tại Điều 19 Nghị định và phải được sự đồng ýbằng văn bản.

d) Để đảm bảo việcngăn chặn hành chính kịp thời, có hiệu quả, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh trongtừng trường hợp cụ thể được ủy quyền cho Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậutạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Người ủy quyền và người đượcủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3. Khám người theo thủtục hành chính.

a) Thẩm quyền và trìnhtự khám người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các điều kiện quy định tạiĐiều 21 Nghị định.

b) Nhân viên hải quanđang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính.

Trước khi khám, bắtbuộc phải cho người bị khám xem chứng minh thư hải quan; phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về quyết định của mình và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơnvị phụ trách trực tiếp.

4. Khám phương tiện vận tải, đồvật theo thủ tục hành chính.

a) Nhân viên hải quanđang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tụchành chính, trừ trường hợp phương tiện vận tải là tầu biển, máy bay, tầu hỏacủa Việt Nam và nước ngoài vận chuyển trên các tuyến đường quốc tế thì phải cóquyết định của trưởng hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương trở lên.

b) Việc khám phươngtiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao,miễn trừ lãnh sự phải tuân thủ các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đãký kết hoặc tham gia và phải cóquyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Khi có cơ sở khẳngđịnh hành lý của người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừlãnh sự xuất cảnh, nhập cảnh chứa đựng những đồ vật không được hưởng ưu đãi,hoặc chứa những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, nhập khẩuhoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt Nam, thì việc khám xét thựchiện theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trước mặt viên chứcngoại giao hoặc người được ủy quyền đại diện cho họ.

5. Khám nơi cất giấu tang vật,phương tiện vi phạm hành chính.

Khi xét thấy cần khámnơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong khu vực kiểm soáthải quan thì cơ quan hải quan phải phối hợp với các cơ quan có thấm quyền đểthực hiện việc khám xét theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính. Việc khám xét ngoài khu vực kiểm soát hải quan, cơ quan hải quan phảiphôi hợp với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

V. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆNQUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1. Khi xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan bằng hình thức cảnh cáo hoặcphạt tiền đến 20.000 đồng thì không phải lập biên bản vi phạm mà ra quyết địnhxử phạt tại chỗ.

2. Quyết định xử phạt vi phạmhành chính có thể ghi ngày có hiệu lực (như trường hợp xử phạt đối với người nướcngoài vắng mặt; những trường hợp vì điều kiện thời gian, không gian hoặc nhữnglý do khác không thể thực hiện được đầy đủ nội dung quyết định trong thời gian5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt).

3. Những trường hợp áp dụng hìnhthức phạt tiền hoặc phạt tiền kèm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm mà quáthời hạn chấp hành quyết định xử phạt, đương sự cố tình không thực hiện quyếtđịnh xử phạt thì phải tổ chức việc cưỡng chế.

Căn cứ vào điểm c,khoản 3 Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục Hải quan cấptỉnh được áp dụng hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng biệnpháp đình chỉ làm thủ tục hải quanđối với hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và chỉ thực hiện biện pháp nàysau khi đã phới hợp với các cơ quan quy định tại Điều 30 Nghị định mà khôngthực hiện được các biện pháp cưỡng chế khác.

VI. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Khi nhận được hồ sơgiải quyết khiếu nại, phải căn cứ vào các Điều 30, 31, 32, 36, 39, 48, 46 củaLuật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 67/1999/ NĐ-CP ngày 07/8/1999 và các Điều31, 32 Nghị định để xem xét việc khiếu nại về thời hạn, thời hiệu, thẩm quyềngiải quyết khiếu nại và các nội dung có liên quan để quyết định thụ lý haykhông thụ lý.

1. Thẩm quyền giảiquyết khiếu nại:

Người có thẩm quyền raquyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hànhchính về hải quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần thứ nhất.

Đối với quyết định xửphạt của Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thì Trưởng phòng nghiệp vụ, TrưởngHải quan cửa khẩu giải quyết khiếu nại lần 2. Đối với các quyết định xử phạtcủa Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan, Trưởng phòngnghiệp vụ (nơi không thành lập Đội) thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu(nếu là quyết định của Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu).

Đối với các quyết địnhxử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì thẩmquyền giải quyết khiếu nại lần thứ 2 là Tổng cục trưởng Tổng cục Hảiquan.

Những trường hợp đã cóquyết định giải quyết khiếu nại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan mà cònkhiếu nại thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng Thanh tra Nhà nước.

Quyết định giải quyếtkhiếu nại về xử phạt theo luật thuế mà Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đãgiải quyết, nhưng còn khiếu nại thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Thời hạn thông báo nhận đượcđơn và thời hạn giải quyết khiếu nại:

a) Trong thời hạn 10ngày, kể từ ngày nhậnđược văn bản khiếunại, người giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng vănbản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý giải quyết phải thông báobằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Thời hạn giải quyếtkhiếu nại lần 1 của các cấp hải quan có thẩm quyền giải quyết (ngườigiải quyết khiếu nại) không được quá 30 ngày từ ngày thụ lý để giải quyết (ngàyvào sổ thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại). Đối với vụ việcphức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá45 ngày kể từ ngày thụ lý ở vùngsâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu khôngquá 45 ngày kể từ ngây thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyếtkhiếu nại có thể được kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý đểgiải quyết.

Trong quá trình giảiquyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử phạt bị khiếu nại sẽgây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết địnhhoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ thi hành quyết định đó.

Thời hạn tạm đình chỉkhông vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại.

Quyết định tạm đìnhchỉ phải gửi cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Khi xétthấy lý do tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉđó.

c) Trong thời hạn 10ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu nại củamình, người giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo phải thụ lý để giảiquyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.

Thời hạn giải quyếtkhiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo của người giải quyết khiếu nại không đượcquá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối với các vụ việcphức tạp, thời hạn trên có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 60 ngày; ởnhững vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần2 và các lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đốivới những vụ việc phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không được quá70 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.

3. Nội dung quyết địnhgiải quyết khiếu nại:

Khi giải quyết khiếunại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người giải quyết khiếu nại phải căncứ vào điều 38 (giải quyết khiếu nại lần đầu), Điều 45 (giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếptheo) Luật Khiếu nại, tố cáo và mẫu ấn chỉ HC17 để ra quyết định giải quyếtkhiếu nại.

Trường hợp người khiếunại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếunại đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt hoặc khởi kiện vụ ánhành chính tại tòa án theo quy định của pháp luật.

Các vụ khiếu nại vàgiải quyết khiếu nại do Cục Hải quan tỉnh, Cục Điều tra chống buôn lậu thụ lýgiải quyết theo thẩm quyền, định kỳ phải báo cáo về Tổng cục Hải quan theo mẫuquy định.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quancó trách nhiệm tổ chức phối hợp với các Vụ, Cục liên quan thuộc Tổng cục Hảiquan, thực hiện phúc tra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan vàkiểm tra việc tuân theo pháp luật trong quá trình thực hiện xử phạt và giảiquyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong ngành hải quan đúngquy định của pháp luật.

2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnhtổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung nguyên tắc, trình tự xử phạt vi phạmhành chính các đơn vị thuộc quyền theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính và bản quy định về trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong ngànhhải quan ban hành kèm theo Quyết định số 97/TCHQ-PC ngày 05/8/1996 và Công vănsố 2505/TCHQ-PC ngày 06/8/1996 hướng dẫn thi hành Quyết định trên.

Tại các đơn vị cửakhẩu, Đội Kiểm soát trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, Phòng nghiệp vụ, phải cử cánbộ chuyên theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính của cácĐội nghiệp vụ; giải quyết kịp thời các khiếu nại về biện pháp ngăn chặn hànhchính và quyết định xửphạt vi phạm hànhchính theo quy định của Nghị định và hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Đối với những vụ vi phạm hànhchính hoặc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính có nhiều tình tiếtphức tạp, Hội đồng tư vấn xử lý các cấp có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét đểkiến nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cực trưởng Cục Hải quan tỉnh raquyết định được kịp thời, đúng đắn.

4. Những cán bộ theo dõi, hướngdẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính phải được lựa chọn từ các cán bộ,nhân viên đã được rèn luyện tốt, trung thực, am hiểu pháp luật và nghiệp vụ.

5. Việc thu nộp tiền phạt viphạm hành chính thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Cục trưởng Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhậpkhẩu Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn cụ thể chế độ thunộp theo quy định hiện hành.

6. Những cán bộ, nhân viên hảiquan có thẩm quyền xử phạt hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính hoặc đượcgiao nhiệm vụ làm công tác xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, nếu có hànhvi vi phạm nguyên tắc, trình tự xử phạt vi phạm hành chính theo quy định củapháp luật, hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm hay sách nhiễu, vụ lợi thì tùy theomức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật; nếu gây thiệt hại về vậtchất cho cá nhân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệulực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 05/1999/ TT-TCHQngày 26/7/1999 và các quy định của Tổng cục Hải quan ban hành trước đây tráivới Thông tư này./.

Phó Tổng Cục trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Ngọc Túc

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.