• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 02/06/2015
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 52/2015/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2015

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số chính sách tài chính đặc thù đối với công ty

nông, lâm nghiệp sau khi hoàn thành sắp xếp, đổi mi

____________________

 

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định s118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sp xếp, đi mi và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (sau đây gọi Nghị định s 118/2014/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/07/2013 của Chính phủ về đầu tư vn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đi với doanh nghiệp do Nhà nước nm giữ 100% vn điu lệ (sau đây gọi là Nghị định s 71/2014/NĐ-CP);

Theo đnghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số chính sách tài chính đặc thù đi với công ty nông, lâm nghiệp sau khi hoàn thành sắp xếp, đi mới.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số chính sách tài chính đặc thù đối với công ty nông, lâm nghiệp sau khi hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, cụ thể:

- Vốn điều lệ đối với công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng;

- Quản lý thu, chi của nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm y tế cần thiết giữ lại để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các công ty nông, lâm nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.

Điu 3. Vốn điu lệ đi với công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

1. Công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện xác định vốn điều lệ điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ.

2. Nguyên tắc điều chỉnh tăng, hồ sơ và trình tự phê duyệt vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm c, khoản 2, Điều 9 Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP.

3. Phương pháp xác định điều chỉnh tăng vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 9 Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP. Đối với một số trường hợp cụ thể, doanh nghiệp xác định điều chỉnh tăng vốn điều lệ theo quy định sau:

a) Đối với công ty lâm nghiệp quản lý rừng sản xuất là rừng trồng; công ty nông nghiệp trồng cây công nghiệp dài ngày:

Vđl điều chỉnh lại = Vđl đã duyệt +

Tối đa 50% tổng nhu cầu vốn đầu tư, mua sắm hình thành tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp

+ Vsxsp-kdhhdv

Trong đó:

- Vđl đã duyệt là mức vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi điều chỉnh.

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư, mua sắm hình thành tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp xác định theo quy định tại điểm b khoản 2, Điều 9 Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

- Vsxsp-kdhhdv là nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp.

Phương pháp xác định như sau:

Vsxsp-hhkd = tối đa 50% x

Mức chênh lệch tăng giữa tổng nhu cầu vốn sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đến năm thứ 3 kể từ năm xác định lại mức vốn điều lệ so với nhu cầu vốn sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện của năm trước liền kề năm thực hiện xác định lại mức vốn điều lệ

Mức chênh lệch tăng giữa tổng nhu cầu vốn sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đến năm thứ 3 kể từ năm xác định lại mức vốn điều lệ so với nhu cầu vốn sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện của năm trước liền kề năm xác định lại mức vốn điều lệ được tính toán theo quy định tại điểm b khoản 2, Điều 9 Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

b) Đối với công ty nông, lâm nghiệp đã được Chính phủ quy định cơ chế đặc thù về vốn điều lệ thì được tiếp tục áp dụng theo quy định đó.

Điều 4. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng

Công ty nông, lâm nghiệp thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau:

1. Hàng năm vào cuối kỳ kế toán năm, công ty nông, lâm nghiệp thực hiện kiểm kê, đánh giá chất lượng và phân loại rừng sản xuất là rừng trồng theo diện tích, độ tuổi, loại cây làm cơ sở trích lập dự phòng.

2. Thời điểm trích lập dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu trồng rừng. Đối với diện tích rừng đã trồng trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, công ty nông, lâm nghiệp được trích lập tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm đầu tiên kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Mức trích lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng tối đa bằng 5% tổng chi phí do công ty lâm nghiệp đã đầu tư để trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng sản xuất là rừng trồng. Mục trích cụ thể và thời gian trích (có thể phân bổ cho nhiều năm) do công ty tự quyết định tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm, đảm bảo doanh nghiệp không phát sinh lỗ.

Khoản trích lập dự phòng được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

4. Sử dụng nguồn dự phòng: Doanh nghiệp chỉ được sử dụng khoản dự phòng đã trích lập để bù đắp tổn thất xảy ra do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh cho phần diện tích rừng trồng đã trích lập; giá trị tổn thất còn thiếu sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp sau khi bù đắp tổn thất vẫn còn số dư khoản trích lập dự phòng, doanh nghiệp tiếp tục theo dõi và trích lập cho các năm tiếp theo đến thời điểm khai thác rừng sản xuất là rừng trồng.

Khi khai thác diện tích rừng trồng đã trích lập dự phòng, khoản trích lập dự phòng còn lại phải được hoàn nhập hạch toán giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.

5. Trường hợp doanh nghiệp đã mua bảo hiểm cho diện tích rừng trồng thì không được trích lập dự phòng. Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng trước khi mua bảo hiểm thì không được trích lập tiếp. Khi có tổn thất xảy ra, giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm, dự phòng (nếu có), phần còn thiếu được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

6. Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế. Thành phần hội đồng gồm: tổng giám đốc (hoặc giám đốc), kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần), tổng giám đốc (hoặc giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập hội đồng.

Điều 5. Quản thu, chi của nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm y tế cần thiết giữ lại đphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trường hợp các công ty nông, lâm nghiệp giữ lại nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm y tế để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, việc quản lý các khoản thu, chi của các tổ chức này được thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

1. Nguyên tắc quản lý thu, chi:

a) Căn cứ các nội dung chi và định mức chi theo quy định của pháp luật áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí trong lĩnh vực hoạt động tương đương, người đứng đầu đơn vị nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm y tế có trách nhiệm xây dựng và trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại quy chế quản lý tài chính của công ty ban hành các định mức chi cho hoạt động của đơn vị. Các định mức phải được phổ biến đến người thực hiện, công bố công khai cho người lao động.

b) Toàn bộ các khoản thu, chi của cơ sở phải có đầy đủ chứng từ theo quy định của pháp luật kế toán và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán của cơ sở theo chế độ kế toán hiện hành áp dụng với cơ sở.

c) Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ của năm kế hoạch và các định mức chi, kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề; đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại quy chế quản lý tài chính của công ty phê duyệt.

3. Cuối năm tài chính, các đơn vị lập báo cáo quyết toán thu, chi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy chế quản lý tài chính của công ty phê duyệt. Trường hợp các khoản chi thực tế trong năm vượt hoặc nằm ngoài dự toán chi thì đơn vị phải giải trình rõ nguyên nhân để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Trường hợp các khoản thu không đủ bù đắp khoản chi (gồm cả chi phí khấu hao tài sản cố định) và các khoản phải nộp khác thì phần chênh lệch thu, chi được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

5. Trường hợp các khoản thu lớn hơn chi và các khoản phải nộp khác thì khoản chênh lệch này được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 6 năm 2015.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để có nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Hiếu

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.