Sign In

CHỈ THỊ

 

Về việc tăng cường thực hiện

chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt 

___________

 

Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt được triển khai tại An Giang từ năm 1995. Ngày 10/5/1999, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 18/1999/CT-UB về việc tăng cường vận động nhân dân ăn muối Iốt, quá trình thực hiện đến nay đã có bước tiến bộ đáng kể, không còn tình trạng thiếu Iốt nặng. Tuy nhiên so với chỉ tiêu chung của cả nước giai đoạn 1996 - 2000, cũng như các tỉnh khác vùng đồng bằng sông Cửu Long, An Giang vẫn là nơi còn thiếu Iốt nhẹ và trung bình, các chỉ số đánh giá đều chưa đạt so với các vùng khác của cả nước. Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình: do công tác tuyên truyền chưa sâu rộng nên ý thức của nhân dân chậm chuyển biến, còn thói quen sử dụng muối thường và các loại nước chấm không có Iốt ( nước mắm, nước tương...), mạng lưới cung cấp muối Iốt chưa bao phủ 100% địa bàn, vẫn còn nhiều nơi không có sẵn muối Iốt để phục vụ nhu cầu của nhân dân...

Để đạt các mục tiêu chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt giai đoạn 2 ( 2001-2005 ),  duy trì hiệu quả bền vững trong việc phấn đấu thanh toán tình trạng thiếu Iốt và các bệnh do thiếu Iốt gây ra, góp phần tích cực vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt một số việc sau đây:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo chính quyền cơ sở phối hợp với các đoàn thể và ngành Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng muối Iốt;  hỗ trợ cho ngành Y tế mở rộng các loại hình phân phối muối Iốt, tạo thuận tiện cho nhân dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện sử dụng muối Iốt thay muối thường; hỗ trợ kinh phí cho các Trung tâm Y tế huyện thực hiện việc phân phối muối Iốt và chỉ đạo các biện pháp thu hồi nhanh nguồn vốn muối Iốt để luân chuyển. Đối với trường hợp các cửa hàng tạp hoá, các ghe hàng, xe đẩy bán muối thường, quy định phải gắn bảng "Muối không có Iốt"; đồng thời phải có muối Iốt bán kèm cho người dân dùng làm muối ăn. Việc bảo quản, vận chuyển muối Iốt phải thực hiện theo đúng các qui định của Nhà nước tại Nghị định 19/1999/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 20/1999/TTLT/YT-TM-NN&PTNT.

2. Ngành Y tế tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối muối ăn; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.

3. Sở Thương mại - Du lịch phát triển mạng lưới đại lý bán muối Iốt tại các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường trong tỉnh, chú trọng các vùng sâu, vùng xa, vùng núi - dân tộc; quy định các nhà hàng, cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống phải sử dụng muối Iốt trong chế biến thực phẩm.           

4. Sở Văn hoá - Thông tin và các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với ngành Y tế đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động nhân dân dùng muối Iốt thay muối thường. 

5. Sở Giáo dục & Đào tạo tăng cường việc giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn học sinh các trường tích cực tham gia thực hiện chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt; chú ý lồng ghép vào nội dung Giáo dục sức khỏe ở bậc tiểu học.

6. Quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo UBND tỉnh để kịp thời giải quyết.

Định kỳ 6 tháng và cuối năm, Sở Y tế báo cáo kết quả thực hiện. 

 

 

  

 

Nơi nhận:

- TTTU,HĐND,UBND,MTTQ tỉnh.

- Các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh. 

- UBND các huyện, thị, thành phố.

- Phòng VHXH, phòng tổng hợp. 

- Lưu .

TM. UBND TỈNH AN GIANG

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)

 

 

 

Đặng Hoài Dũng

 

       

 

 

 

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Đặng Hoài Dũng