QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
V/v ban hành Bản quy định tạm thời về chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản
_______________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Chỉ thị số 07/2004/CT-UB ngày 17 tháng 02 năm 2004 của UBND tỉnh về việc quản lý chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 317/TT-NN ngày 22 tháng 4 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định tạm thời về chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Điều 2: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị, thành phố tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quy định kèm theo Quyết định này đều hết hiệu lực thi hành.
Điều 4: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
đã ký
Phạm Kim Yên
BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI
Về chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản
(Ban hành kèm theo Quyết định số 894/2004/QĐ-UB ngày 25 tháng 5 năm 2004
của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Nhằm tăng cường các biện pháp quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định và phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang quy định tạm thời việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh như sau.
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng.
1. Đối tượng áp dụng của Quy định này là các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, bao gồm: hộ gia đình, cá nhân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
2. Phạm vi điều chỉnh của Quy định tạm thời này là hoạt động chăn nuôi hàng hóa gia súc, gia cầm và thủy sản của các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.
Điều 2: Chăn nuôi hàng hóa trong Bản Quy định tạm thời này được hiểu là: hoạt động sản xuất các sản phẩm gia súc, gia cầm và thủy sản dùng để bán trên thị trường.
Điều 3: Mọi tổ chức, cá nhân chăn nuôi hàng hóa gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh đều phải thực hiện theo đúng các điều kiện chăn nuôi đã được quy định tại Bản Quy định này và phải thực hiện việc đăng ký, báo cáo về tình hình chăn nuôi của mình với chính quyền địa phương; đồng thời có trách nhiệm bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
CHƯƠNG II
CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN
Điều 4: Các tổ chức, cá nhân chăn nuôi hàng hóa gia súc, gia cầm phải thực hiện đúng các quy định về khoảng cách và đảm bảo vệ sinh môi trường như sau:
1. Khoảng cách từ chuồng, trại nuôi gia súc đến các công trình:
a. Khu dân cư, trường học, nhà máy:
- Tối thiểu 150 mét nếu có quy mô chăn nuôi:
+ Trâu, Bò: Từ 50 con đến dưới 100 con.
+ Heo: Từ 100 con đến dưới 7849 con.
+ Dê: Từ 7849 con đến dưới 300 con.
- Tối thiểu 7849 mét nếu có quy mô chăn nuôi:
+ Trâu, Bò: Từ 100 con đến dưới 7849 con.
+ Heo: Từ 7849 con đến dưới 500 con.
+ Dê: Từ 300 con đến dưới 500 con.
- Tối thiểu 300 mét nếu có quy mô chăn nuôi:
+ Trâu, Bò: Từ 7849 con đến dưới 500 con.
+ Heo, Dê: Từ 500 con đến dưới 1.000 con.
- Tối thiểu 500 mét nếu có quy mô chăn nuôi:
+ Trâu, Bò: Từ 500 con trở lên.
+ Heo, Dê: Từ 1.000 con trở lên.
b. Chợ:
- Tối thiểu 500 mét nếu có quy mô chăn nuôi:
+ Trâu, Bò: Từ 50 con đến dưới 7849 con.
+ Heo, Dê: Từ 100 con đến dưới 500 con.
- Tối thiểu 1.000 mét nếu có quy mô chăn nuôi:
+ Trâu, Bò: Từ 7849 con trở lên.
+ Heo, Dê: Từ 500 con trở lên.
2. Khoảng cách từ chuồng, trại nuôi gia cầm đến các công trình:
a. Khu dân cư, trường học, nhà máy:
- Tối thiểu 7849 mét nếu có qui mô chăn nuôi 1.000 con đến dưới 2.000 con.
- Tối thiểu 500 mét nếu có qui mô trên 2000 con.
b. Chợ:
- Tối thiểu là 500 mét nếu có qui mô từ 1000 con đến dưới 2000 con.
- Tối thiểu là 1000 mét nếu có qui mô trên 2000 con.
3. Chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm đều phải có hố xử lý phân, nước thải và phải cách xa nguồn nước (giếng, suối, sông rạch …) tối thiểu 20 mét.
Điều 5: Các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nhỏ hơn quy mô đã quy định tại điểm 1, Điều 4 Quy định này, nhưng vẫn là chăn nuôi hàng hóa thì khi xây dựng chuồng, trại vẫn phải đảm bảo cách xa nhà và đường đi chung tối thiểu 10 mét. Chuồng, trại chăn nuôi phải có sân chơi, hàng rào cách ly nhằm hạn chế việc lây lan nếu có xảy ra dịch bệnh.
Điều 6: Chỉ được phép xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm mới khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định về vị trí xây dựng và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Tài nguyên - Môi trường có văn bản hướng dẫn liên ngành để thực hiện Điều này.
Không phát triển nuôi gia súc, gia cầm trong phạm vi thuộc giới hạn đô thị theo Quyết định 7915/1999/QĐ.UB ngày 25 tháng 1 năm 1999 của UBND tỉnh ban hành Bản giới hạn đô thị, phân loại đường phố tại các thị xã, thị trấn trong tỉnh An Giang.
Điều 7: Đối với hộ nuôi vịt đàn phải có chuồng trại cố định, chỉ được thả vịt lên đồng sau khi đã thu hoạch lúa, khi hết thời gian chạy đồng phải gom vịt lại, nghiêm cấm không cho vịt xuống kênh rạch, làm ơ nhiễm nguồn nước và gây bồi lắng lòng kênh.
Điều 8: Đối với việc nuôi trồng thủy sản, ngoài việc phải đảm bảo các điều kiện về nuôi trồng, quy hoạch vùng nuôi như đã quy định tại Quyết định số 1582/1999/QĐ-UB ngày 17/9/1999 của UBND tỉnh và Quyết định số 901/2000/QĐ.UB ngày 27/4/2000 của UBND tỉnh quy định về việc phê duyệt các vùng neo đậu bè tỉnh An Giang còn phải tuân thủ các quy định sau:
1. Vùng nuôi thủy sản ao hồ:
a. Không khuyến khích nuôi thủy sản trên các ao hồ xa nguồn nước cấp của các sông, rạch lớn và không chủ động được việc cấp, thoát nước.
b. Nghiêm cấm việc nuôi thủy sản trên các ao hồ cặp sát các trục lộ giao thông chính, vi phạm hành lang lộ giới vì dễ gây sạt lở và sẽ ơ nhiễm nguồn nước do không có hệ thống cấp, thoát nước liên hoàn.
c. Nước thải từ các ao hồ nuôi thủy sản phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn quy định trước khi xả nước ra sông, rạch...
2. Vùng nuôi thủy sản đăng quầng:
Ổn định và giữ nguyên diện tích mặt nước nuôi hiện có. Nếu phát triển nuôi mới thì phải theo quy hoạch và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt .
3. Vùng nuôi cá ở các làng bè: Thực hiện đúng các điều kiện về địa điểm neo đậu bè theo quy hoạch.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ CHĂN NUÔI
Điều 9: Tổ chức lại sản xuất trên cơ sở vận động hộ chăn nuôi hàng hóa tham gia vào Hợp tác xã (HTX) hoặc hình thành Trang trại là chủ yếu.
1. Đối với HTX, tùy theo ngành mà hình thành các loại hình sau :
a. HTX chăn nuôi gia súc, gia cầm là loại hình HTX nông nghiệp. Trình tự thủ tục thành lập HTX thực hiện theo Luật HTX và Nghị định 43/CP ngày 29/4/1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu của HTX nông nghiệp.
b. HTX nuôi trồng thủy sản là loại hình HTX thủy sản. Trình tự thủ tục thành lập HTX thực hiện theo Luật HTX và Nghị định 46/CP ngày 29/4/1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu của HTX thủy sản.
2. Đối với hộ chăn nuôi hàng hóa nếu không tham gia HTX thì tạo điều kiện cho hộ đăng ký thành lập trang trại.
a. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại: phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân một năm hoặc về quy mô sản xuất của trang trại theo quy định hiện hành như sau:
* Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm.
- Trang trại loại 1: Đạt từ 150 triệu đồng/năm trở lên.
- Trang trại loại 2: Đạt từ 100 đến dưới 150 triệu đồng/năm.
- Trang trại loại 3: Đạt từ 50 đến dưới 100 triệu đồng/năm.
* Quy mô sản xuất:
Trang trại chăn nuôi:
- Chăn nuôi gia súc: Số đầu con gia súc có mặt thường xuyên:
+ Bò sữa, bò cái sinh sản từ 10 con trở lên.
+ Trâu, bò nuôi thịt từ 50 con trở lên.
+ Heo nái, dê sinh sản từ 20 con trở lên.
+ Heo nuôi thịt từ 100 con trở lên và dê nuôi thịt từ 7849 con trở lên.
- Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt...): Đầu con gia cầm từ 2.000 con trở lên.
Trang trại nuôi trồng thủy sản:
- Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 02 ha trở lên.
- Riêng các hộ nuôi cá bè thì tiêu trí xác định hộ trang trại dựa trên giá trị sản lượng hàng hóa.
b. Sau khi hộ đăng ký với chính quyền địa phương và có văn bản đề nghị của Phòng Kinh tế thị xã, thành phố hoặc phòng Xây dựng và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận hộ trang trại.
3. Đối với hộ chăn nuôi hàng hóa chưa có nhu cầu tham gia hoặc chưa đủ điều kiện thành lập HTX thì hình thành Tổ liên kết sản xuất (TLKSX). Tổ có tối thiểu từ 5 thành viên trở lên, tổ trưởng và thư ký do tập thể đề cử và UBND xã, phường, thị trấn quyết định công nhận.
Điều 10: Thực hiện đăng ký, báo cáo chăn nuôi hàng hóa.
1. Từ nay, các hoạt động chăn nuôi hàng hóa phải đăng ký, báo cáo với chính quyền cấp xã, phường, thị trấn ngay từ lúc bắt đầu nuôi và sau khi thu hoạch hoặc xuất chuồng với nội dung cụ thể về: địa điểm, số lượng, sản lượng từng loại và dự kiến nơi tiêu thụ sản phẩm (bán cho doanh nghiệp, trên thị trường,…). Nếu có ký hợp đồng với doanh nghiệp thì phải có bản sao kèm theo.
2. Đối tượng và cơ quan thực hiện đăng ký, báo cáo:
- Nếu là trang trại, doanh nghiệp thì đăng ký, báo cáo với UBND các xã, phường, thị trấn.
- Nếu là xã viên đăng ký với HTX, sau đó HTX đăng ký, báo cáo lại với UBND các xã, phường, thị trấn.
- Nếu là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác chăn nuôi hàng hóa đăng ký, báo cáo trực tiếp với UBND xã, phường, thị trấn hoặc đăng ký qua đầu mối của TLKSX (nếu có) để TLKSX đăng ký, báo cáo với UBND xã, phường, thị trấn.
3. Riêng đối với cá nhân, hộ chăn nuôi gia đình (không phải là chăn nuôi hàng hóa) thì không thuộc diện đăng ký, báo cáo nhưng phải thực hiện đúng các qui định về bảo vệ môi trường, tham gia phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
Điều 11: Căn cứ vào bản đăng ký, báo cáo có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn (đối với hộ gia đình, cá nhân, trang trại, cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp) hoặc Ban Quản trị HTX (nếu là xã viên) và hội đủ các điều kiện quy định của Ngân hàng thì Ngân hàng mới cho vay.
Điều 12: Các tổ chức, cá nhân chăn nuôi hàng hoá gia súc, gia cầm và thủy sản thực hiện việc đăng ký, báo cáo với chính quyền địa phương cũng như có tham gia vào một tổ chức sản xuất nhất định,…khi gặp biến cố bất thường hoặc bị thiệt hại trong sản xuất, Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ theo quy định của pháp luật và thực hiện các chính sách kinh tế khác để hỗ trợ như: ưu tiên cho vay vốn, giảm miễn thuế, ký hợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm…..
Nếu thực hiện chăn nuôi hàng hóa tự phát, không đăng ký, báo cáo, không chịu sự hướng dẫn và quản lý của Nhà nước thì nếu có rủi ro thì Nhà nước chỉ có thể xem xét hỗ trợ trên tinh thần cứu trợ thiên tai.
Điều 13: Các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm cho nông dân theo tinh thần Quyết định 80/QĐ-TTg của Chính phủ có trách nhiệm quan hệ với ngành nông nghiệp, chính quyền cơ sở và ưu tiên ký hợp đồng kinh tế với các tổ chức, cá nhân có tham gia đăng ký, báo cáo việc chăn nuôi với chính quyền.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn :
- Điều chỉnh và xây dựng lại quy hoạch vùng phát triển nuôi thủy sản (nuôi ao hồ, nuôi đăng quầng, nuôi lồng bè ..) đến năm 2010 trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân và chính quyền địa phương trong việc thực hiện phát triển thủy sản, đảm bảo đúng quy hoạch đã được duyệt.
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức triển khai thực hiện tốt việc quy hoạch, giám sát chặt chẽ việc phát trỉển chăn nuôi hàng hóa trên địa bàn tỉnh thông qua việc tổ chức đăng ký, báo cáo.
- Kết hợp với các ngành có liên quan định kỳ kiểm tra thực hiện việc tổ chức đăng ký, báo cáo chăn nuôi hàng hóa.
Điều 15: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát, kiểm tra, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở chăn nuôi hàng hóa.
Điều 16: Các Sở, Ban ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện tốt Bản quy định này.
Điều 17: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố :
- Tổ chức vận động, tuyên truyền hộ chăn nuôi hàng hóa đăng ký, báo cáo việc chăn nuôi và tự nguyện tham gia vào các loại hình kinh tế hợp tác hoặc lập trang trại; thực hiện nghĩa vụ tài chính và đóng bảo hiểm.
- Triển khai thực hiện tốt việc phát triển chăn nuôi hàng hóa trên địa bàn theo đúng quy hoạch chung đã được duyệt. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt theo đúng thẩm quyền đối với những cơ sở chăn nuôi cố tình vi phạm những quy định của nhà nước.
- Chỉ đạo chính quyền các xã, phường, thị trấn tổ chức bộ phận tiếp nhận việc đăng ký, báo cáo của các tổ chức, cá nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký, báo cáo.
- Chỉ đạo chính quyền các xã, phường, thị trấn tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của nhà nước về chăn nuôi gia súc, gia cầm và xử phạt theo đúng thẩm quyền đối với các cơ sở chăn nuôi cố tình vi phạm.
Điều 18: Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn :
- Trực tiếp điều hành phát triển sản xuất hàng hóa theo quy hoạch, kế hoạch và giám sát thực hiện. Cử bộ phận, trong đó cán bộ kỹ thuật viên nông nghiệp là thường trực phụ trách việc theo dõi đăng ký, báo cáo sản xuất hàng hóa của nông dân trên địa bàn.
- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của nhà nước về chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn và xử phạt theo đúng thẩm quyền đối với các cơ sở chăn nuôi cố tình vi phạm.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các tổ chức và cá nhân đến đăng ký, báo cáo việc chăn nuôi hàng hóa và tham gia vào các tổ chức hợp tác và hình thành trang trại.
- Định kỳ tổ chức báo cáo kết quả đăng ký, báo cáo sản xuất hàng hóa trên địa bàn cho UBND huyện, thị, thành phố, các Phòng Kinh tế, Xây dựng và PTNT huyện, thị, thành phố. Trên cơ sở đó tổng hợp tình hình báo cáo Sở NN và PTNT và UBND tỉnh.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19: Các tổ chức, cá nhân chăn nuôi hàng hóa, chăn nuôi hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện đúng Bản Quy định tạm thời này.
Các cơ sở chăn nuôi đã xây dựng trước đây nếu chưa đáp ứng được các điều kiện đã quy định tại Bản quy định này hoặc nằm trong phạm vi thuộc giới hạn đô thị thì cho phép tiếp tục duy trì hoạt động thêm 24 tháng, kể từ khi Quy định này có hiệu lực thi hành, nhưng phải tiến hành đánh giá tác động môi trường để có biện pháp khắc phục (nếu chưa đạt yêu cầu). Sau 24 tháng, kể từ khi Quy định này có hiệu lực thi hành, tất cả các cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo thực hiện đúng các tiêu chí đã được quy định tại Bản Quy định này và buộc phải di dời ra khỏi phạm vi thuộc giới hạn đô thị.
Điều 20: Các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc tổ chức lại sản xuất, đăng ký, báo cáo tốt việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, bảo vệ môi trường và tham gia phòng chống dịch bệnh có hiệu quả thì sẽ được xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Điều 21: Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình để gây khó khăn hoặc cản trở việc tổ chức lại sản xuất, đăng ký, báo cáo việc chăn nuôi hàng hoá thì bị xử lý nghiêm theo pháp luật hiện hành.
Điều 22: Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm nào không còn phù hợp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để bổ sung, sửa đổi kịp thời.
Điều 23: Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phổ biến, triển khai rộng rãi bản quy định tạm thời này.