Sign In

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế làm việc của UBND lâm thời thành phố Đà Nắng

___________________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND do Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21-6-1994;

- Căn cứ Nghị quyết Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ 10 ngày 6-11-1996 vê việc chia và điêu chỉnh địa giới một số tỉnh, trong đó có tách tỉnh QN-ĐN thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẳng;

- Căn cứ Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 26-12-1996 của Thủ tướng Chính phủ vê việc chỉ định UBND lâm thời thành phố Đà Nắng trực thuộc Trung ương;

- Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND thành phố và biên bản hội nghị UBND lâm thời thành phố Đà Nẳng họp ngày 4 tháng 3 năm 1997.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Bản Quy chế làm việc của UBND lâm thời thành phố Đà Nẵng”.

Điều 2: Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều3: Giám đốc các sở, ban, ngành, các cơ quan trực thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND cac quận, huyện căn cứ Quy chế này để xây dựng quy chế làm việc của ngành và quận, huyên cho phù hợp.

Điều 4: Các thành viên UBND lâm thời thành phố, Văn phòng UBND thành phố, giám đốc các sở, ban, ngành, các cơ quan trực thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành bản Quy chế này.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN LÂM THỜI

TP ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Nguyễn Bá Thanh


 

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA UBND LÂM THỜI

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ban hành kèm theo Quyết định số 609/QĐ-UB ngày 20 tháng 3 năm 1997

(Trong văn bản này quy ước: Sở,ban, ngành (gọi tắt là Sở)

quận, huyện (gọi tắt là địa phương)

__________________

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Ủy ban Nhân dân thành phố là cơ quan chấp hành của HĐND thành phố, cơ quan hành chính Nhà nước địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, nghị quyết của Thành ủy và HĐND thành phố.

Điều 2: UBND thành phố gôm có các thành viên : Chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên UBND thành phố.

Chủ tịch UBND thành phố là người đứng đâu UBND thành phố, lãnh đạo và điêu hành công việc của UBND thành phố, chịu trách nhiệm cá nhân vê việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tại điêu 52 của Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi), cùng với tập thể UBND thành phố chịu trách nhiệm hoạt động của UBND thành phố trước Thành ủy, HĐND thành phố và trước Chính phủ.

Chủ tịch UBND thành phố phân công công tác cho các Phó Chủ tịch và các uỷ viên UBND thành phố. Người được phân công phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố. Mỗi thành viên của UBND thành phố chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình trước HĐND, UBND thành phố và cùng với các thành viên trong UBND chịu trách nhiệm tập thể vê hoạt động của UBND thành phố trước Thành ủy, HĐND thành phố và Chính phủ.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÁC CÔNG VIỆC

Điều 3: Ủy ban Nhân dân thành phố thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những vấn đê được quy định ỏ Điều 49 của Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) và những vấn đê Ịdiác mà Chủ tịch UBND thành phố xét thấy cần.

Hằng năm, tại phiên họp đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác trong năm, thông qua chương trình công tác năm sau, UBND thành phố kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân mỗi thành viên UBND thành phố.

Điều 4: Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp giải quyết các công việc như Điêu 52 Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi).

Trong hoạt động của mình, Chủ tịch UBND thành phố giứ mối liên hệ thường xuyên với Bí thư và Phó Bí thư trực; định kỳ báo cáo tình hình quản lý Nhà nước và đê xuất những vấn đê liên quan đến sự lãnh đạo của Thành ủy và Thường vụ Thành ủy đối với công tác chính quyền. Đồng thời giữ mối quan hệ thường xuyên giữa UBND thành phố với Thường trực HĐND, ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, các đoàn thể nhân dân, Viện Kiểm sát và Tòa án Nhân dân thành phố.

Điều 5 : Các Phó Chủ tịch UBND thành phố giúp Chủ tịch chỉ đạo từng lĩnh vực công tác của Uy ban, thay mặt và được sử dụng quýên của Chủ tịch để giải quyết các công việc được giao và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch vê những quyết định của mình.

Trong phạm vi quýên hạn được giao các Phó Chủ tịch chủ động xử lý công việc. Nếu có vấn đê liên quan đến lĩnh vực Phó Chủ tịch khác phụ trách thì chủ động phối hợp với nhau để giải quyết, trường hợp không nhất trí thì báo cáo chủ tịch quyết định.

- Phó Chủ tịch được phân công thường trực giải quyết công việc hằng ngày của UBND thành phố phụ trách trực tiếp một số lĩnh vực công tác và trực tiếp chỉ đạo công tác của Vân phòng UBND thành phố, thay mặt Chủ tịch điêu hành công tác của UBND thành phố khi Chủ tịch đi vắng.

- Khi Phó Chủ tịch được phân công thường trực vắng mặt, Chủ tịch chỉ định một Phó Chủ tịch tạm thay nhiệm vụ thường trực.

Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm vê các quyết định của Phó Chủ tịch liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch UBND thành phố phân công, vi vậy những vấn đê vượt quá thẩm quyền của các Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch cùng thống nhất trước khi quyết định.

Điều 6: Ủy viên UBND thành phố, Giám đốc các sở thuộc UBND thành phố giải quyết :

- Các vấn đê thuộc quyền của sở, được quy định tại Điều 53, 54, 55 Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) .

- Giải quyết hoặc xem xét để trình UBND thành phố giải quyết các đê nghị của UBND các địa phương, các đoàn thể vê những vấn đê thuộc chức năng quản lý ngành, lĩnh vực công tác mình phụ trách.

- Tham gia giải quyết các việc thuộc tập thể UBND thành phố, thực hiện các nhiệm vụ của Chủ tịch UBND thành phố giao.

- Tham gia ý kiến đối với các thành viên khác, giám đốc các sở về nhứng vấn đê thuộc thẩm quyền của các thành viên đó nhưng có liên quan đến chức năng của mình.

Ủy viên ủy ban, giám đốc các sở phải thực thi đúng và đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm cua minh dể giải quyết mọi vấn đề thuộc chức năng quản lý ngành, chỉ trình Chủ tịch (hay Phó Chủ tịch) giải quyết những việc vượt quá thẩm quyền cấp mình hoặc đã cùng các thành viên khác bàn giải quyết nhưng còn có ý kiến khác nhau.

Ủy viên UBND thành phố, giám đốc các sở chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố vê công việc của cơ quan mình, nếu phân công hoặc ủy nhiệm cho cấp Phó giải quyết công việc thì vẫn phải chịu trách nhiệm vê việc làm của người mà mình đã phân công và ủy nhiệm.

Điều 7: Giám đốc các sở phải tôn trọng chức năng của nhau, phối hợp và tạo điêu kiện cho nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

- Giám đốc các sở thuộc UBND thành phố khi giải quyết vấn đê thuộc thẩm quýèn của mình có liên quan đến chức năng của sỏ khác thì phải chủ động tham khảo ý kiến hoặc bàn bạc với giám đốc các sỏ liên quan. Thủ trưởng cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời hoặc trao đổi với giám đốc cơ quan đó hoặc ủy quyền cho cấp phó của mình trả lời, không được phó thác cho cấp dưới trả lời. Giám đốc các sở phải chịu trách nhiệm vê những hậu quả nếu giải quyết các việc liên quan đến các cơ quan khác  mà không thực hiện đúng quy định này.

- Đối với những vấn đề cụ thể nảy sinh vượt quá thẩm quyền của giám đốc Sở và những vấn đề đã được bàn bạc giữa các giám đốc Sở, giữa giám đốc Sở và Chủ tịch UBND địa phương còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch (Phó Chủ tịch) giải quyết.

+ Nếu vấn đề nảy sinh không có tính chất thường xuyên thì Chủ tịch (Phó Chủ tịch) xem xét và quyết định. Chánh Văn phòng UBND thành phố có trách nhiệm tổ chức để Chủ tịch, Phó Chủ tịch trực tiếp làm việc với giám đốc, Chủ tịch UBND địa phương để giải quyết.

+ Nếu là vấn đê quan trọng mang tính liên ngành đòi hỏi

phải thường xuyên xử lý thì UBND thành phố’ thành lập Hội đông hay Ban chỉ đạo làm tư vấn cho Chủ tịch do 1 Phó Chủ tịch hay ủy viên UBND thành phố chủ trì với các thành viên là giám đốc các sở liên quan tham gia. Thành phần, nhiệm vụ và phương thức làm việc của Hội đông hay Ban chỉ đạo được quy định trong văn bản thành lập.

+ Khi càn thiết Giám đốc Sở làm việc với Chủ tịch (hay Phó) để xin ý kiến vê những vấn đê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách đê xuất với Chủ tịch vê công việc chung của ủy ban.

+ Chủ tịch (Phó Chủ tịch) UBND thành phố định kỳ làm việc với các thành viên ủy ban, các ngành, các địa phương và lịch làm việc với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

Điều 8: Trong quan hệ làm việc giứa các Sở với Chủ tịch UBND địa phương phải chấp hành quy định sau :

a) Giám đốc Sở phải trực tiếp làm viôc với Chủ tịch UBND địa phương để giải quyết các vấn đê thuộc chức năng của ngành mình. Khi Giám dốc sỏ ủy nhiệm cho cấp phó làm việc với Chủ tịch UBND địa phương thì những ý kiến cua cấp phó được coi là ý kiến của Giám đốc sỏ.

Trường hợp yêu cầu của địa phương có liên quan đến nhiêu ngành thì Sở chủ quản đứng ra làm đâu mối bàn với các ngành khác, không để Chủ tịch UBND địa phương phải đi đến từng ngành xin ý kiến giải quyết.

b) Đối với những việc vượt quá thẩm quýên của Giám đốc Sở thì Giám đốc sỏ cùng Chủ tịch (Phó Chủ tịch) UBND địa phương báo cáo xin làm việc trực tiếp với Chủ tịch (Phó Chủ tịch) UBND thành phố.

Điều 9: Văn phòng UBND thành phố là cơ quan làm việc của Đoàn đại biểu Quôc hội, Thường trực HĐND và UBND thành phố.

- UBND thành phố giao cho Chánh Văn phòng các nhiệm vụ sau đây :

+ Giúp Chủ tịch, các Phó Chủ tịch nắm tình hình hoạt động của UBND thành phố, các thành viên ủy ban và của các ngành, các địa phương trong thành phố.

+ Lập và trình UBND thành phố thống qua các chương trình kế hoạch công tác, dự thảo báo cáo của ủy ban.

+ Rà soát, kiểm tra lại các đê án dự thảo văn bản đảm bảo đúng thủ tục quy định trước khi trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch xét giải quyết.

+ Tổ chức phổ biến các văn bản của Chính phủ, các Bộ, quản lý thống nhất việc ban hành của UBND thành phố.

+ Theo dõi việc triển khai thực hiện các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội các văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và các Nghị quyết của Thành ủy, Nghị quyết HĐND thành phố, quyết định, chỉ thị của UBND thành phố trên địa bàn.

+ Giúp Chủ tịch UBND thành phố chuẩn bị nội dung và chương trình các phiên họp của UBND thành phố và nội dung các cuộc họp giao ban hằng tuần giữa Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.

+ Được ủy nhiêm ký thông báo truýên đạt nội dung kết luận của các hội nghị do UBND thành phố triệu tập.

+ Giúp Chủ tịch, Phó Chủ tịch tổ chức thực hiện mối quan hệ giữa UBND thành phố với cơ quan Đảng, Mặt trận, các đoàn thể, các hội quần chúng của thành phố.

+ Văn phòng UBND thành phố phải thống kê báo cáo hằng ngày các văn bản đến và đi. Thống kê báo cáo hằng tuần các văn bản đả xử lý và chưa xử lý để báo cáo Chủ tịch và các Phó Chủ tịch biết.

+ Thực hiện các công tác khác do Chủ tịch, Phó Chủ tịch giao.

Chương III

QUY ĐỊNH MỘT SỐ MẶT CÔNG TÁC CỤ THỂ

A- PHIÊN HỌP ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ:

Điều 10: - UBND thành phố họp thường lệ mỗi tháng ít nhất 1 lần.

Nếu họp bất thường phải có quyết định của Chủ tịch UBND thành phố hoặc theo đê nghị của từ 2/3 số thành viên ủy ban trỏ lên.

- Giấy mời và nội dung phiên họp được gửi trước cho các thành viên ủy ban, trừ các trường hợp họp đột xuất, bất thường.

Điều 11: Các thành viên UBND thành phố phải tham dự đầy đủ phiên họp UBND. Nếu vắng mặt phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp phải báo cáo và chỉ được phép vắng mặt sau khi được sự đông ý của Chủ tịch UBND thành phố. Chủ tịch UBND thành phố có thể cho phép thành viên vắng mặt được ủy nhiệm 1 người trong cấp Phó của mình đến họp, người dự họp thay nếu phát biểu thì không được trái với ý kiến người đả ủy nhiệm, trường hợp muôn phát biểu ý kiến khác, thì chỉ phát biểu với tư cách cá nhân và phải được chủ tọa phiên họp đồng ý.

Chủ tịch UBND thành phố có thể mời đại diên các cơ quan, đoàn thể tổ chức xã hội của thành phố tham dự phiên họp của UBND thành phố.

Những người tham dự phiên họp không phải thành viên UBND thành phố được phát biểu ý kiến nhưng không được biểu quyết.

Điều 12: Phiên họp UBND thành phố do Chủ tịch chủ trì hay ủy nhiệm 1 Phó Chủ tịch chủ trì.

- Chánh Văn phòng UBND thành phố giúp Chủ tịch UBND thành phố chuẩn bị nội dung và chương trình phiên họp, những vấn đê cần thảo luận, biểu quyết trước khi quyết định.

Biên bản phiên họp phải, ghi đầy đủ nội dung, ý kiến phát biểu và diễn biến của phiên họp, ý kiến kết luận của chủ tọa và kết quả biểu quyết. Chánh Văn phòng UBND thành phố lưu vào hồ sơ biên bản các phiên họp của ủy ban.

B- CHẾ ĐỘ GIAO BAN VÀ LÀM VIỆC GIỮA CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ VỚI CÁC NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG:

Điều 13: Hằng tuần tổ chức giao ban giữa Chủ tịch, Phó Chủ tịch với lãnh dạo Văn phòng ủy ban để giải quyết tình hình phát sinh trong tuần. Khi cần thiết có thể mời một số ngành có liên quan tham dự.

- Văn phòng UBND thành phố chuẩn bị nội dung những đê nghị của các ngành, địa phương để báo cáo và xin ý kiến giải quyết tại cuộc họp này.

- Hằng tháng tổ chức họp giao ban riêng của từng đông chí Chủ tịch, Phó chủ tịch phụ trách khối với các đông chí Giám đốc Sở trong khối phụ trách để xử lý tình hình phát sinh. Những vấn đê nào đông chí Phó Chủ tịch không giải quyết được sẽ báo cáo Chủ tịch hay đưa ra tập thể Chủ tịch, Phó Chủ tịch của UBND thành phố giải quyết.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch bố trí lịch làm việc với Giám đốc Sở và Chủ tịch UBND địa phương (có thông báo trước thời gian và nội dung làm việc).

Điều 14: - Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố thực hiện chế độ trực tiếp làm việc với các ngành, địa phương vê tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và giải quyết những vấn đê bức xúc của ngành, địa phương ít nhất mỗi năm 1 fân. Khi có lịch làm việc cụ thể các sỏ, địa phương cần chuẩn bị nội dung báo cáo và gửi trước cho Chủ tịch (Phó Chủ tịch) ve nhứng kiến nghị của ngành, địa phương. Khi làm việc với các địa phương Chủ tịch (Phó Chủ tịch) mời thành viên ủy ban theo dõi địa phương và giám đốc một số ngành liên quan tham dự.

C- CHẾ ĐỘ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA UBND THÀNH PHỐ :

Điều 15: Các đề án, dự thảo văn bản (gọi tắt là văn bản) trình

Chủ tịch UBND thành phố (Phó Chủ tịch) xét giải quyết bảo đảm đúng quy trình sau :

a) Đã được đăng ký trước và đưa vào lịch giải quyết công việc của Chủ tịch (Phó Chủ tịch).

b) Phải được Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND địa phương (hoặc cấp Phó được ủy quýên) ký trình. Đối với văn bản trình Chủ tịch ký thì phải có ý kiến của Phó Chủ tịch theo dõi khối được phân công. Đối với vấn đê can có sự tham gia ý kiến của các ngành liên quan thì trong tờ trình phải có ý kiến của các cơ quan đó.

c) Có đủ hồ sơ theo quy định và phải được đãng ký tại Văn thư của Văn phòng UBND thành phố.

Chuyên viên Văn phòng UBND thành phố đảm bảo nội dung Tờ trình văn bản của các Sở và địa phương. Nếu có những điểm không nhất trí thì trao đổi lại với Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND địa phương, nếu chưa thống nhất ý kiến thì phải trình cả ý kiến của Sở, địa phương và ý kiến của chuyên viên để Chủ tịch (Phó Chủ tịch) có cơ sở xem xét quyết định.

d) Các khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quýên giải quyết của chủ tịch UBND thành phố (như quy định của pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân năm 1991), khi được các cơ quan tham mưu thẩm tra xác minh trình Chủ tịch úy ban xem xét ký trả lời đúng theo luật định.

Điều 16: Chánh Văn phòng UBND thành phố phải trình văn bản cho Chủ tịch (Phó Chủ tịch) trong thời hạn sau đây :

a) Đối với các văn bản bảo đảm đầy đủ các quy trình được quy định tại điêu 16 trên đây : trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày văn bản được đăng kỹ tại văn thư của Văn phòng UBND thành phố.

b) Đối với văn bản cần giải quyết gấp thì phải trình ngay sau khi nhận được (có đóng dấu khẩn).

c) Đối với những vấn đê cụ thể cần nảy sinh thuộc thẩm quyền

giải quyết trực tiếp của Chủ tịch UBND thành phố được quy định tại điêu 5 quy chế này thì chậm nhất là 2 ngày kể từ ngày văn bản được đăng ký tại văn thư Văn phòng UBND thành phố.

  1. Đối với những văn bản chưa có ý kiến của các cơ quan có liên quan (trong trường hợp cần thiết phải có) thì sau khi trả lại văn bản hoặc sau khi yêu cầu chuẩn bị thêm, dù không trình Chủ tịch nhưng Chánh Văn phòng vẫn phải báo cáo cho Chủ tịch (Phó Chủ tịch) biết trong thời hạn không quá 2 ngày.

Điều 17: Thẩm quyền.ký văn bản của UBND thành phố sẽ ban hành một quyết định riêng.

Điều 18: Việc ban hành và công bố các văn bản của UBND thành phố được quy định như sau :

- Chậm nhất là 2 ngày sau phiên họp UBND thành phố.

- 5 ngày sau khi Chủ tịch (Phó Chủ tịch) duyệt thông qua đê án, Chánh Vàn phòng UBND thành phố phải chỉnh lý văn bản trình Chủ tịch (hay Phó Chủ tịch) ký ban hành.

Các văn bản, hướng dẫn thi hành các quyết định, chỉ thị của UBND thành phố phải được các Sở chuẩn bị cùng lúc với dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND thành phố và phải ban hành chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày ban hành văn bản của UBND thành phố. Đối với văn bản hướng dẫn liên ngành thì chậm nhất sau 7 ngày.

ăn bản để giải quyết các vấn đề cụ thể nảy sinh nói ở điểm c Điều 15 trên đây phải được ban hành ngay sau khi có ý kiến Chủ tịch (hay Phó Chủ tịch) giải quyết.

D- TIẾP KHÁCH, HỘI HỌP, ĐI CÔNG TÁC:

Điều 19: Tiếp khách: Tiếp khách nước ngoài hay trong nước nếu bố trí Chủ tịch tiếp thì Văn phòng, Ngoại vụ phải xin ý kiến Chủ tịch trước khi trả lời cho khách cán gặp. Tránh trường hợp đông ý trước rồi báo cáo Chủ tịch sau.

1- Tiếp khách nước ngoài :

Việc tiếp khách nước ngoài phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chung của Nhà nước và theo quy định sau đây :

a) Trường hợp tiếp xã giao: Giám đốc Sở - Chủ tịch UBND các địa phương tiếp khách xã giao đối với khách đến làm việc với Sở, địa phương.

Trường hợp thật cần thiết Chủ tịch (hay Phó Chủ tịch) UBND thành phố tiếp thì phải trao đổi trước với Phòng Ngoại vụ (nếu là tiếp xã giao), trao đổi với Phòng Ngoại vụ và Sở Kế hoạch & Đầu tư (nếu là tiếp các đốì tác) và trao đổi với Phòng Ngoại vụ với Văn phòng UBND thành phố để bố trí lịch và thời gian tiếp.

2- Tiếp khách trong nước :

h) Giám đốc Sở có trách nhiệm bố trí tiếp khách và làm việc chu đáo với lãnh đạo và đoàn công tác của các Bộ vê làm việc với thành phố khi cần thiết Giám đốc Sở báo cáo để Chủ tịch (hay Phó Chủ tịch) có lịch tiếp và làm viêc cụ thể.

3- Tiếp khách các địa phương :

- Văn phòng UBND thành phố bố trí chu đáo việc tiếp khách các địa phương.

- Khi cơ sở muốn làm việc trực tiếp với Chủ tịch (Phó Chủ tịch) phải đãng ký lịch trước. Trường hợp đột xuất Văn phòng UBND thành phố báo cáo và sắp xếp để Chủ tịch (Phó Chủ tịch) làm việc với cơ sở.

Điều 20: Hội họp, đi công tác.

a) Những cuộc họp của các ngành ỏ thành phố có triệu tập Chủ tịch UBND địa phương phải đăng ký lịch với Văn phòng UBND thành phố và được sự đông ý trước vê nội dung thành phần và thời gian họp của Chủ tịch UBND thành phố (hay Phó Chủ tịch).

b) Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra, Giám đốc Công an, Chỉ huy

trưởng quân sự, Chủ tịch (hay Phó Chủ tịch) UBND các địa phương đi công tác ngoài thành phố phải báo cáo và được sự đông ý của Chủ tịch UBND thành phố (hay Phó Chủ tịch trực) vê thời gian đi công tác, lý do và người được ủy quyền xử lý công việc tại dơn vị trong thời gian đi công tác vắng và phải lấy giấy giới thiệu đi công tác của UBND thành phố.

Trong thời gian họp HĐND thành phố hoặc phiên họp UBND thành phố các thành viên UBND thành phố không được bố trí đi công tác, trường hợp thật cần thiết phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch UBND thành phố.

E- THÔNG TIN BÁO CÁO:

Điều 21: Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND địa phương thực hiện đây đủ chế độ thông tin báo cáo đã quy định (báo cáo tùân, tháng, quý, 6 tháng đàu năm, 9 tháng, năm).

- Ký gửi các báo cáo đánh giá công tác của Sở, địa phương và những văn bản kiến nghị vđi Chủ tịch UBND thành phố phải do chính Giám đốc Sở, Chủ tịch (hay Phó Chủ tịch) UBND địa phương duyệt và ký.

- Khi có vấn đê đột xuất xảy ra trong Sở, địa phương phải báo cáo ngay với Chủ tịch UBND thành phố.

Điều 22: Văn phòng UBND thành phố gửi các thành viên UBND thành phố, Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND các địa phương các báo cáo định kỳ các chỉ thị, quyết định vê chủ trương chính sách của thành phố, thông báo vê hoạt động của UBND thành phố, của Chủ tịch và Phó Chủ tịch.

- Phó Chủ tịch phụ trách khối Văn xã và Chánh Văn phòng UBND thành phố định kỳ thòng báo hăng tháng với Tổng biên tập các báo, đài (kể cả Trung ương và địa phương) vê tình hình KT-XH địa phương và nội dung các quyết định, chỉ thị, quan trọng của UBND thành phố.

Chương IV

KIỂM TRA, THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

Điều 23: Định kỳ 6 tháng một Tân hoặc đột xuất, UBND thành phố tể chức kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương, của Hội dồng Nhân dân và UBND thành phô ở các ngành và địa phương trong thành phố.

- Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra các ngành, các cấp, các xã phường thực hiện các quy định của Nhà nước đối với lĩnh vực mình phụ trách, trực tiếp giải quyết và chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền quản lý của mình giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng thẩm quyền quản lý được giao và theo đúng các qui định của pháp luật.

Điều 24: Thanh tra thành phố trực tiếp chỉ đạo công tác thanh tra có trọng điểm và hướng dẫn thanh tra ở các Sở và UBND địa phương tiến hành công tác thanh tra và giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của cống dân theo đúng qui định của pháp luật.

Hằng tháng Thanh tra thành phố phải báo cáo với Chủ tịch UBND thành phố vê kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thành phố và của các Sở. Hàng năm tổng kết báo cáo UBND thành phố để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Nhà nước.

Điều 25: UBND thành phố có trụ sở tiếp dân, thành lập phòng tiếp dân của thành phố do 1 dông chí Phó Chánh Thanh tra trực tiếp làm trưởng phòng và các chuyên viên giúp việc để tiếp dân. Lãnh đạo UBND thành phố có lịch phân công tiếp dân 2 ĩân trong tháng vào ngày 15 và 30 hàng tháng. Nếu ngày 15 và ngày 30 trùng vào ngày chủ nhật thì sẽ tiếp dân vào ngày liên kề sau đó.

Phòng tiếp dân có trách nhiệm tiếp nhận các đơn khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý đúng theo pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân và theo thẩm quyền được giao. Định kỳ mỗi tháng 2 fân trước ngày tiếp dân báo cáo với Chủ tịch (Phó Chủ tịch) tiếp dân ve số lượng đơn gửi đến và kết quả xử lý. Hãng tháng phải tổng hợp cụ thể để báo cáo Chủ tịch UBND thành phố.

Những vấn đề quyết định của UBND thành phố vê việc giải quyết khiếu nại của công dân đêu phải thực hiện theo đúng điêu 21 tại pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân. Trường hợp Chủ tịch ra quyết định cuối cùng để giải quyết thì trước khi ra quyết định Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) sẽ nghe cơ quan trực tiếp giải quyết báo cáo lại nộỉ dung đả giải quyết hoặc đê xuất hướng giải quyết.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 27: Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký. Việc sửa đổi bổ sung quy chế do UBND thành phố quyết đinh.

Điều 28: Căn cứ vào quy chế này, các Sở, UBND các địa phương xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Sở, địa phương.

UBND thành phố Đà Nẵng

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Bá Thanh