QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng
___________________________________
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý, thu nộp và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
- Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tại cuộc họp ngày 15 tháng 3 năm 2000 về việc giao UBND thành phố Đà Nẵng lập Quỹ hỗ trợ đầu tư doanh nghiệp nhằm khuyên khích đầu tư, phát triển sản xuât, kinh doanh có hiệu quả và phù hợp với hướng ưu tiên của thành phố (Thông báo số 58/TB-TU ngày 16 tháng 3 năm 2000);
- Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tại cuộc họp các ngày 14 và 15 tháng 9 năm 2000 về việc nhất trí chủ trương thành lâp Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp từ các nguồn vô'n phát sinh và việc sử dựng Quỹ theo dự thảo của UBND thành phô' báo cáo (Thồng báo số 70/TB-TU ngày 19 tháng 9 năm 2000);
- Căn cứ Nghị quyết số 07/2000/NQ-HĐ ngày 19 tháng 7 năm 2000 của Hội đồng nhân dân thành phô Đà Năng khóa VI - Nhiệm kỳ 1999-2004, Kỳ họp thứ 3 về việc thông nhât lập Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tại Công văn sô" 2117/TCVG ngày 23 tháng 10 năm 2000,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp thành phô" để hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới, phát triển theo các lĩnh vực, ngành sản xuất - kinh doanh ưu tiên của thành phô"..
Điều 2. Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn :
1- Tiền thu thực hiện cổ phần hóa; bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước địa phương theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính. Cụ thể :
a) Tiền thu từ kết quả bán phần vôn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước địa phương khi thực hiện cổ phần hóa (bao gồm cả tiền thu cổ phần bán trả chậm cho người lao động).
b) Tiền thu từ kết quả các hoạt động bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước địa phương (sau đó bán lại cho người nhận thuê) sau khi trừ chi phí phục vụ cho việc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ lương, bảo hiểm xã hội, thanh toán các khoản nợ có đảm bảo và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
c) Tiền thu từ việc chuyển nhượng cổ phần của người lao động ở các doanh nghiệp sau 03 nâm thực hiện hình thức giao cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp (thu 30% giá trị cổ phần tại thời điểm được giao doanh nghiệp).
d) Tiền thu từ việc thu hồi các khoản công nợ khó đòi đã được xử lý, tiền bán các tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản thanh lý đã loại trừ ra khỏi giá trị của doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu (sau khi trừ chi ptíí phục vụ cho các hoạt động nhượng bán, thanh lý tài sản, thu hồi công nợ).
đ) Tiền thu về bán các tài sản của các doanh nghiệp nhà nước địa phương bị giải thế, sau khi trừ các chi phí phục vụ cho hoạt động giải thể doanh nghiệp và thanh toán các khoản nợ theo quy định tại Thồng tư 25/TC/TCDN ngày 15 tháng 5 năm 1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp nhà nước.
e) Cổ tức và các khoản thu nhập được chia từ phần vốn góp của Nhà nước tại các Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn được hình thành trên cơ sở thực hiện chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp nhà nước địa phương hoặc do các doanh nghiệp này góp bằng vốn Nhà nước.
2- Tiền thư bổ sung từ ngân sách thành phô. Cụ thể :
a) Khoản bố trí hàng năm trong dự toán ngân sách thành phô theo Luật định để hỗ trợ doanh nghiệp.
b) Khoản thu hồi về ngân sách thành phô" do bán cổ phần góp vốn liên doanh.
c) Trích bổ sung khoản 10% từ 'Thuế thu nhập doanh nghiệp" của các doanh nghiệp nhà nước do thành phồ" quản lý và doanh nghiệp dân doanh (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp địa phương) thực nộp ngân sách hàng năm.
d) Trích bổ sung khoản 10% từ nguồn tiền ngân sách Trung ương chuyển về thưởng cho địa phương do thực hiện vượt dự toán thu ngân sách hàng nầm.
đ) Thu các khoản phí của các doanh nghiệp nhà nước địa phương trả do tạm ứng vốn có nguồn gốc từ Quỹ để hoạt động sản xuất - kinh doanh.
e) Trong trường hợp cần thiết và cho phép, ngân sách thành phô" có thể tạm ứng tồn ngân chưa sử dụng cho Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp tạm ứng theo nguyên tắc có hoàn trả, có thời hạn.
g) Các nguồn thu khác (nếu có).
Điều 3 : Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp thành phố được sử dụng
vào các nội dung :
1- Theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính.
a) Hỗ trợ cho việc đào tạo, đào tạo lại để giải quyết việc làm mới cho sồ" người lao động dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước địa phương.
b) Hỗ trợ để thanh toán các khoản trợ cấp cho người lao động bị mat việc, thôi việc (hết hạn hợp đồng hoặc tự nguyện chấm dứt hợp đồng) ở các doanh nghiệp nhà nước địa phương khi thực hiện sắp xếp và chuyển đổi sở hữu (sau khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng mất việc làm của doanh nghiệp).
Trình tự lập phương án giải quyết chính sách cho người lao động; phương thức tính mức hỗ trợ của Quỹ; trình tự lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ, tiếp nhận kinh phí hỗ trợ và quyết toán kinh phí với Quỹ được thực hiện cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Quyêt định sô 95/2000/QĐ- BTC ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Bộ Tài chính.
c) Bổ sung vô"n cho các doanh nghiệp Nhà nước địa phương theo các phương án được UBND thành phồ phê duyệt, gồm :
- Bổ sung vốn cho doanh nghiệp cần ưu tiên củng cô".
- Bổ sung vốn cho doanh nghiệp có số vốn Nhà nước không đủ để thực hiện chính sách ưu đãi về giá bán cổ phần cho người lao động theo phương án được cap có thẩm quyền phê duyệt như quy định tại Điều 14, Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29-6- 1998 của Chính phủ.
- Bổ sung vô"n cho doanh nghiệp có sô" vôn Nhà nước không đủ để đảm bảo tỷ trọng vô"n Nhà nước chi phôi.
Đối với loại doanh nghiệp này, mức hỗ trợ của Quỹ được xác định trên cơ sở : Tỷ trọng vồn Nhà nước cần thiết phải duy trì trong cơ câu vổn điều lệ của doanh nghiệp theo phương án chuyển đổi sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và số vốn Nhà nước thực tế có ở doanh nghiệp.
- Bổ sung vốn cho doanh nghiệp có tỷ trọng vồn Nhà nước
trên vốn kinh doanh thấp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xử lý các khoản nợ quá hạn và cơ cấu lại nợ, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh trước khi chuyển đổi.
Đối với loại doanh nghiệp này, mức hỗ trợ của Quv được xác định trên cơ sở : Phương án cơ cấu lại nợ trước khi thực hiện chuyển đổi sở hữu của doanh nghiệp được UBNĐ thành phô" phê duyệt. Tổng sô" nợ vay quá hạn và khả năng thanh toán thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm có qũyết định thực hiện chuyển đổi sở hữu.
d) Đầu tư vốn cho những doanh nghiệp nhà nước địa phương dã thực hiện cổ phần hóa. Hình thức, mức và phạm vi hỗ trợ dược thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 09-6-2000 của Bộ Tài chính.
e) Hỗ trợ thanh toán nợ những doanh nghiệp nhà nước địa phương khi thực hiện :
- Giao cho tập thể người lao động : Quỹ chỉ hỗ trợ thanh toán nợ Bảo hiểm xã hội trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động sản xuâ"t - kinh doanh trước đó bị lỗ,- không có khả năng thanh toán tại thời điểm có quyết định giao.
- Bán, cho thuê (sau đó bán lại cho người nhận thuê) : Quỹ chỉ hỗ trợ thanh toán các khoản nợ Bảo hiểm xã hội, nợ vay Ngân hàng, nợ phải trả khác trong trường hợp không người mua nào chịu kê" thừa nợ và các khoản thu từ hoạt động cho thuê, bán doanh nghiệp, thu hồi công nợ phải thu, J3ô" dư vô"n bằng tiền tại thời điểm bán không đủ thanh toán.
2- Theo quy định của UBND thành phô" :
a) Hỗ trợ từ 10% đến tôi đa 70% lãi suâ"t vay vốn và thời hạn hỗ trợ không quá 5 năm cho các Dự án sản xuâ"t sạch nhằm giảm tôi thiểu ô nhiễm phát sinh tại nguồn và Dự án về xử lý ô nhiễm chất thải tại ccrsở sản xuất.
b) Hỗ trợ một phần lãi suâ"t vay vô"n đầu tư cho các doanh nghiệp địa phương đối với một sô" Dự án đầu tư cần ưu tiên và được UBND thành phô" phê duyệt hỗ trợ.
c) Hỗ trợ cho một sô" doanh nghiệp nhà nước do thành phô" quản lý được tạm ứng vốn của Quỹ (không tính lãi, nhưng có thu phí bằng mức phí KBNN 0,2%/tháng) để đẩy mạnh một sô" lĩnh vực cần ưu tiên và hỗ trợ (như sản xuất kinh doanh, làm. hàng xuâ"t khẩu, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết âm lịch, trong mùa bão, lụt, ứng dụng công nghệ sản xuất mới... ) hoạt động có hiệu quả và có khả năng thanh toán theo thời hạn quy định. Thời hạn cho tạm ứng một lần khồng quá 06 tháng (sáu tháng).
d) Thưởng cho các doanh nghiệp địa phương khi xuất khẩu các mặt hàng mới hay xuất khẩu sang thị trường mới, đạt hiệu quả cao.
đ) Hỗ trợ một phần chi phí cho việc xin cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ một phần chi phí để đánh mã vạch sản phẩm cho các doanh nghiệp địa phương gặp khó khăn về tài chính.
e) Chi hỗ trợ mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý của các doanh nghiệp địa phương theo chủ trương của UBND thành phố.
Điều 4. Quản lý Quỹ
1- Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp thành phồ" chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của UBND thành phô" và sự giám sát của Thường trực HĐND thành phô", Bộ Tài chính.
2- Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp thành phô" được mở tài khoản hoạt động tại Kho bạc nhà nước thành phô" theo quy định hiện hành. Mọi hoạt động thu, chi của Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp phải được mở sổ sách kê" toán, hạch toán riêng và lưu giữ chứng từ theo đúng chê" độ Nhà nước quy định.
3- Năm tài chính của Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp thành phô" bất đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12. Năm tài chính đầu tiên được tính từ ngày Quỹ bắt đầu hoạt động và đến ngày kết thúc năm.
4- Sở Tài chính - Vật giá ^hành phô là cơ quan giúp
UBND thành phô' thực hiện việc quản lý và điều hành Quỹ. Cụ thể :
- Đôn đốc các đơn vị nộp vào Quỹ các khoản thu theo quy định của Bộ Tài chính và UBND thành phô' về cổ phần hóa doanh nghiệp.
- Tham mưu cho UBND thành phô' quyết định bô' trí nguồn vốn bổ sung Quỹ từ ngân sách thành phô' và từ nguồn tiền thưởng thu vượt dự toán ngân sách hàng nãm do ngân sách Trung ương chuyển về.
- Tiếp nhận và phôi hợp với các Sở, Ban ngành liên quan thẩm định phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp và đề xuâ't, trình UBND thành phố xem xét phê duyệt hỗ trợ.
- Căn cứ vào phương án hỗ trợ đã được UBND thành phô' phê duyệt, thực hiện chuyển vốn cho doanh nghiệp trong mức được phê duyệt.
- Hưởng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng và quyết toán nguồn vô'n của Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả và đúng thời gian quy định.
- Theo dõi quản lý và định kỳ hàng quý báo cáo ƯBND thành phồ' tình hình thu, chi của Quỹ.
- Thực hiện tổng hợp và quyết toán thu, chi Quỹ để làm cơ sở báo cáo UBND thành phồ' về kết quả hoạt động của Quỹ khi kết thđc năm tài chính.
Điều 5 : Trình tự, thủ tục hồ sơ để xét duyệt hỗ trợ.
1- Đôi với các khoản hỗ trợ giải quyết chính sách và hỗ trợ cho người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện sắp xếp và chuyển đổi sở hữu; hỗ trợ và đầu tư vô'n cho doanh nghiệp nhà nước do thành phố quản lý được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Quyết định số 95/2000/QĐ- BTC ngày 09 tháng 6 năm 2000.
Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc đôi tượng trên lập hồ sơ phải có ý kiến thống nhất của Sở chủ quản, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gửi Sở Tài chính - Vật giá thành phô" để phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan thẩm định, trình UBND thành phô' phê duyệt hỗ trợ.
2- Đôi với các khoản hỗ trợ, tạm ứng vốh, thưởng theo qui định của UBND thành phô" (trừ các khoản quy định tại điểm đ và e, khoản 2, Điều 3).
Các doanh nghiệp thuộc đốì tượng trên lập phương án có ý kiến của Sở chủ quản (nếu có Sở Chủ quản), gửi Sở Tài chính - Vật giá thành phố để phôi hợp với các Sở, Ban ngành liên quan thẩm định, trình UBND thành phô" phê duyệt hỗ trợ.
3- Đôi với khoản hỗ trợ một phần chi phí cho việc xin cap giấy Chứng nhận chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ một phần chi phí để đánh mã vạch sản phẩm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính.
Các doanh nghiệp thuộc đối tượng trên lập phương án chi tiết kèm theo dự trù chi phí thực hiện, có ý kiến thông nhâ"t của Sở chủ quản, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường và gửi Sở Tài chính - Vật giá để phôi hợp với các Sở, Ban ngành liên quan thẩm định, trình UBND thành phô" phê duyệt hỗ trợ. Sau khi có giấy Chứng nhận chât lượng hay đã đánh mã vạch sản phẩm, UBND thành phô sẽ ra Quyết định hỗ trợ kinh phí.
4- Đôi với khoản hỗ trợ mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhà nước do thành phố quản lý và doanh nghiệp dân doanh.
Ban Tổ chức chính quyền chủ trì, phôi hợp với Sở Tài chính - Vật giá và các Sở, Ban ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND thành phô" về kê" hoạch đào tạo, phương thức hỗ trợ kinh phí.
Điều 6. Căn cứ vào quyết định phê duyệt của UBND thành phô" và ủy nhiệm chi của cơ quan quản lý Quỹ, Kho bạc Nhà nước thành phố làm thủ tục chuyển kinh phí kịp thời cho các doanh nghiệp và khồng được sử dụng nguồn Quỹ này vào mục đích khác hoặc thanh toán các khoản chi phí trái với Quy định này.
Đỉều 7. Các doanh nghiệp được hỗ trợ vốn từ Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vô"n phải đúng theo phương án đã được UBND thành phố Đà Năng phê duyệt, có hiệu quả và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Chủ quản, Sở Tài chính - Vật giá thành phố.
Điều 8. Kinh phí hoạt động của Quỹ. Để có nguồn kinh phí hoạt động quản lý, điều hành Quỹ, trong dự toán ngân sách thành phô" hằng năm sẽ được bô" trí một khoản kinh phí hợp lý và giao Sở Tài chính - Vật giá quản lý, sử dụng theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành.
Đỉều 9. Giao Sở Tài chính - Vật giá thành phô" tể chức triển khai và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quyết định này.
Điều 10. Những hành vi vi phạm các Điều, Khoản trong Quyết định này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 11. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, doanh nghiệp cần phản ánh kịp thời với Sở Tài chính - Vật giá để nghiên cứu, đề xuất UBND thành phô" sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm dảm bảo sử dụng và quản lý Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả, đúng mục đích.
Điều 12. Chánh Vãn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Năng, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành thuộc thành phố Đà Nẵng, các doanh nghiệp địa phương có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.