QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
______________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
Căn cứ Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 10/2023/TT-BKHCN ngày 01 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Ký hiệu QCĐP 02:2024/TG.
Điều 2. Các quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2024.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Y tế, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Nguyên và Môi trường, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, cơ sở nhỏ lẻ thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước trên địa bàn tỉnhTiền Giang.
2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt.
3. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các đơn vị cấp nước ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác có mạng lưới cấp nước cho người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mà áp dụng theo Quy chuẩn của địa phương nơi cơ sở đó hoạt động khai thác, sản xuất.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người (viết tắt là nước sạch).
2. Thông số cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.
3. CFU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Colony Forming Unit" có nghĩa là đơn vị hình thành khuẩn lạc.
4. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Nephelometric Turbidity Unit" có nghĩa là đơn vị đo độ đục.
5. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “True Color Unit" có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.
6. Hệ thống cấp nước: Là toàn bộ các thiết bị, phương tiện phục vụ việc khai thác, xử lý, lưu trữ, vận chuyển, phân phối nước tới người tiêu dùng.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Điều 4. Danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép
TT
|
Tên thông số
|
Đơn vị tính
|
Ngưỡng giới hạn cho phép
|
Các thông số nhóm A (8 thông số)
|
Thông số vi sinh vật
|
1
|
Coliform
|
CFU/100 mL
|
< 3
|
2
|
E.Coli
|
CFU/100 mL
|
< 1
|
Thông số cảm quan và vô cơ
|
3
|
Arsenic (As)(*)
|
mg/L
|
0,01
|
4
|
Clo dư tự do (**)
|
mg/L
|
Trong khoảng 0,2 - 1,0
|
5
|
Độ đục
|
NTU
|
2
|
6
|
Màu sắc
|
TCU
|
15
|
7
|
Mùi, vị
|
-
|
Không có mùi, vị lạ
|
8
|
pH
|
-
|
Trong khoảng 6,0 - 8,5
|
Các thông số nhóm B (91 thông số)
|
Nhóm B1 (10 thông số)
|
Thông số vi sinh vật
|
9
|
Trực khuẩn mủ xanh (Ps. Aeruginosa)
|
CFU/100 mL
|
< 1
|
Thông số vô cơ
|
10
|
Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N)
|
mg/L
|
0,3
|
11
|
Chỉ số Pecmanganat
|
mg/L
|
2
|
12
|
Chloride (Cl-)
|
mg/L
|
250 hoặc 300(***)
|
13
|
Độ cứng, tính theo CaCO3
|
mg/L
|
300
|
14
|
Mangan (Mn)
|
mg/L
|
0,1
|
15
|
Natri (Na)
|
mg/L
|
200
|
16
|
Nitrat (NO3- tính theo N)
|
mg/L
|
2
|
17
|
Nitrit (NO2- tính theo N)
|
mg/L
|
0,05
|
18
|
Sắt (Ferrum) (Fe)
|
mg/L
|
0,3
|
Nhóm B2 (9 thông số)
|
Thông số vô cơ
|
19
|
Bari (Ba)
|
mg/L
|
0,7
|
20
|
Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B)
|
mg/L
|
0,3
|
21
|
Cadmi (Cd)
|
mg/L
|
0,003
|
22
|
Chì (Plumbum) (Pb)
|
mg/L
|
0,01
|
23
|
Fluor (F)
|
mg/L
|
1,5
|
24
|
Sunphat
|
mg/L
|
250
|
25
|
Sunfua
|
mg/L
|
0,05
|
26
|
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
|
mg/L
|
1000
|
Thông số nhiễm xạ
|
27
|
Tổng hoạt độ phóng xạ β
|
Bq/L
|
1
|
Nhóm B3 (72 thông số)
|
|
Thông số vi sinh vật
|
28
|
Tụ cầu vàng (Staphylococus aureus)
|
CFU/100 mL
|
< 1
|
Thông số vô cơ
|
29
|
Antimon (Sb)
|
mg/L
|
0,02
|
30
|
Chromi (Cr)
|
mg/L
|
0,05
|
31
|
Đồng (Cuprum) (Cu)
|
mg/L
|
1
|
32
|
Kẽm (Zincum) (Zn)
|
mg/L
|
2
|
33
|
Nhôm (Aluminium) (Al)
|
mg/L
|
0,2
|
34
|
Nickel (Ni)
|
mg/L
|
0,07
|
35
|
Seleni (Se)
|
mg/L
|
0,01
|
36
|
Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg)
|
mg/L
|
0,001
|
37
|
Xyanua (CN)
|
mg/L
|
0,05
|
Thông số hữu cơ
|
-
Nhóm Alkan Clo hóa
|
38
|
1,1,1 - Tricloroetan
|
µg/L
|
2000
|
39
|
1,2 - Dicloroetan
|
µg/L
|
30
|
40
|
1,2 - Dicloroeten
|
µg/L
|
50
|
41
|
Cacbontetraclorua
|
µg/L
|
2
|
42
|
Diclorometan
|
µg/L
|
20
|
43
|
Tetracloroeten
|
µg/L
|
40
|
44
|
Tricloroeten
|
µg/L
|
20
|
45
|
Vinyl clorua
|
µg/L
|
0,3
|
-
Nhóm Hydrocacbon thơm
|
46
|
Benzen
|
µg/L
|
10
|
47
|
Etylbenzen
|
µg/L
|
300
|
48
|
Phenol và dẫn xuất của Phenol
|
µg/L
|
1
|
49
|
Styren
|
µg/L
|
20
|
50
|
Toluen
|
µg/L
|
700
|
51
|
Xylen
|
µg/L
|
500
|
-
Nhóm Benzen Clo hóa
|
52
|
1,2 – Diclorobenzen
|
µg/L
|
1000
|
53
|
Monoclorobenzen
|
µg/L
|
300
|
54
|
Triclorobenzen
|
µg/L
|
20
|
-
Nhóm chất hữu cơ phức tạp
|
55
|
Acrylamide
|
µg/L
|
0,5
|
56
|
Epiclohydrin
|
µg/L
|
0,4
|
57
|
Hexacloro butadien
|
µg/L
|
0,6
|
Thông số hóa chất bảo vệ thực vật
|
58
|
1,2 - Dibromo - 3 Cloropropan
|
µg/L
|
1
|
59
|
1,2 - Dicloropropan
|
µg/L
|
40
|
60
|
1,3 - Dichloropropen
|
µg/L
|
20
|
61
|
2,4 - D
|
µg/L
|
30
|
62
|
2,4 - DB
|
µg/L
|
90
|
63
|
Alachlor
|
µg/L
|
20
|
64
|
Aldicarb
|
µg/L
|
10
|
65
|
Atrazine và các dẫn xuất chloro-s-triazine
|
µg/L
|
100
|
66
|
Carbofuran
|
µg/L
|
5
|
67
|
Chlorpyrifos
|
µg/L
|
30
|
68
|
Clodane
|
µg/L
|
0,2
|
69
|
Clorotoluron
|
µg/L
|
30
|
70
|
Cyanazine
|
µg/L
|
0,6
|
71
|
DDT và các dẫn xuất
|
µg/L
|
1
|
72
|
Dichloprop
|
µg/L
|
100
|
73
|
Fenoprop
|
µg/L
|
9
|
74
|
Hydroxyatrazine
|
µg/L
|
200
|
75
|
Isoproturon
|
µg/L
|
9
|
76
|
MCPA
|
µg/L
|
2
|
77
|
Mecoprop
|
µg/L
|
10
|
78
|
Methoxychlor
|
µg/L
|
20
|
79
|
Molinate
|
µg/L
|
6
|
80
|
Pendimetalin
|
µg/L
|
20
|
81
|
Permethrin
|
µg/L
|
20
|
82
|
Propanil
|
µg/L
|
20
|
83
|
Simazine
|
µg/L
|
2
|
84
|
Trifuralin
|
µg/L
|
20
|
Thông số khử trùng và sản phẩm phụ
|
85
|
2,4,6 - Triclorophenol
|
µg/L
|
200
|
86
|
Bromat
|
µg/L
|
10
|
87
|
Bromodichloromethane
|
µg/L
|
60
|
88
|
Bromoform
|
µg/L
|
100
|
89
|
Chloroform
|
µg/L
|
300
|
90
|
Dibromoacetonitrile
|
µg/L
|
70
|
91
|
Dibromochloromethane
|
µg/L
|
100
|
92
|
Dichloroacetonitrile
|
µg/L
|
20
|
93
|
Dichloroacetic acid
|
µg/L
|
50
|
94
|
Formaldehyde
|
µg/L
|
900
|
95
|
Monochloramine
|
µg/L
|
3
|
96
|
Monochloroacetic acid
|
µg/L
|
20
|
97
|
Trichloroacetic acid
|
µg/L
|
200
|
98
|
Trichloroaxetonitril
|
µg/L
|
1
|
Thông số nhiễm xạ
|
99
|
Tổng hoạt độ phóng xạ α
|
Bq/L
|
0,1
|
Chú thích:
- Dấu (*) áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước dưới đất.
- Dấu (**) áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng.
- Dấu (***) chỉ áp dụng đối với các đơn vị/ trạm cấp nước được khai thác, sản xuất và cung cấp nước tại các huyện Tân Phú Đông, Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và các xã Xuân Đông, Hòa Định, An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Bình Phan, Bình Phục Nhứt thuộc huyện Chợ Gạo).
- Dấu (-) là không có đơn vị tính.
- Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước sinh hoạt thì tổng tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau:
Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1.
Điều 5. Thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch
1. Tất cả các thông số chất lượng nước sạch phải được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận được công nhận phù hợp với TCVN ISO/IEC 17025.
2. Thông số chất lượng nước sạch nhóm A gồm 08 thông số: Tất cả các đơn vị cấp nước phải thực hiện giám sát các thông số này theo tần suất thử nghiệm định kỳ 01 tháng/lần.
3. Thông số chất lượng nước sạch nhóm B1 gồm 10 thông số: Tất cả các đơn vị cấp nước phải thực hiện giám sát các thông số này theo tần suất thử nghiệm định kỳ 03 tháng/lần.
4. Thông số chất lượng nước sạch nhóm B2 gồm 9 thông số: Tất cả các đơn vị cấp nước phải phải thực hiện giám sát các thông số này theo tần suất thử nghiệm định kỳ 06 tháng/lần.
5. Đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm toàn bộ 99 thông số chất lượng nước sạch của nhóm A, nhóm B1, nhóm B2 và nhóm B3 trong Danh mục các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, trong các trường hợp sau đây:
a) Trước khi đi vào vận hành lần đầu.
b) Sau khi nâng cấp, sửa chữa lớn có tác động đến hệ thống sản xuất.
c) Khi có sự cố về môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch.
d) Khi xuất hiện rủi ro trong quá trình sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
e) Định kỳ 03 năm một lần kể từ lần thử nghiệm các thông số gần nhất.
6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra (ngoại kiểm) các thông số nhóm A, B1, B2 theo tần suất 01 năm/lần và các thông số nhóm B3 theo tần suất 03 năm/lần.
Điều 6. Số lượng và vị trí lấy mẫu thử nghiệm
1. Số lượng mẫu lấy mỗi lần thử nghiệm:
a) Đơn vị cấp nước cho dưới 100.000 dân: lấy ít nhất 03 mẫu nước sạch.
b) Đơn vị cấp nước cho từ trên 100.000 dân trở lên: lấy ít nhất 04 mẫu nước sạch và cứ thêm 100.000 dân sẽ lấy thêm 01 mẫu.
2. Vị trí lấy mẫu: 01 mẫu tại bể chứa nước đã xử lý của đơn vị cấp nước trước khi đưa vào mạng lưới đường ống phân phối, 01 mẫu lấy ngẫu nhiên tại vòi sử dụng cuối mạng lưới đường ống phân phối, các mẫu còn lại lấy ngẫu nhiên tại vòi sử dụng trên mạng lưới đường ống phân phối (bao gồm cả các phương tiện phân phối nước như xe bồn hoặc ghe chở nước).
3. Đối với cơ quan, đơn vị, khu chung cư, khu tập thể, bệnh viện, trường học, doanh nghiệp, khu vực có bể chứa nước tập trung: lấy ít nhất 02 mẫu gồm 01 mẫu tại bể chứa nước tập trung và 01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng. Nếu có từ 02 bể chứa nước tập trung trở lên thì mỗi bể lấy ít nhất 01 mẫu tại bể và 01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng.
4. Trong trường hợp có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, tình hình dịch bệnh: có thể tăng số lượng mẫu nước lấy tại các vị trí khác nhau để thử nghiệm.
Điều 7. Phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử
Phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch được quy định theo Phụ lục số 01 của QCVN 01-1:2018/BYT và chấp nhận các phương pháp phân tích có độ chính xác cao hơn.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Điều 8. Công bố hợp quy
1. Đơn vị sản xuất nước phải tự tiến hành đánh giá hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN">28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN">02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN">28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ.
2. Đơn vị sản xuất nước gửi bản tự công bố hợp quy về Sở Y tế theo Mẫu Phụ lục số 02 của QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện quy chuẩn này trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Sở Y tế chủ trì rà soát và kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc sửa đổi bổ sung Quy chuẩn này khi cần thiết.
3. Trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị có liên quan: các sở, ngành, đơn vị cấp nước thực hiện theo Quy định tại Điều 2 và Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (sửa đổi tại Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế) và theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 10. Quy định chuyển tiếp
Trong trường hợp các tiêu chuẩn và quy định pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới./.