• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 18/01/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 31/12/2001
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Số: 06/2001/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Về một số chủ trương, biện pháp diều hành kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2001

_________________

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) các cấp ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

- Căn cứ Quyết định số 05/2001/QĐ-UB ngày 15 tháng 01 năm 2001 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2001;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá và Chánh Văn phòng UBND thành phố.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phát triển sản xuất công nghiệp:

1. Tập trung khai thác và phát huy mọi năng lực của các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển các ngành hàng chủ lực như dệt - may - giày, chế biến nông, hải sản, cơ khí, điện tử, cao su, nhựa. Đẩy mạnh việc củng cố các doanh nghiệp hiện có nhằm phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, khai thác tốt các công trình đã được đầu tư trong năm 2000 ở các Công ty Dệt may 29-3, Công ty Dệt Đà Nẵng, Công ty Phát triển công nghệ và Tư vấn đầu tư, Nhà máy Cơ khí ô tô, Công ty Dệt Hòa Thọ, Tổng Công ty Xây dựng miền Trung... Phấn đấu đạt sản lượng: 8 triệu mét vải, 2.500 tấn khăn bông, 93,6 triệu tụ điện, 20 triệu sản phẩm quần áo may sẵn, 5,7 triệu đôi giày, 1,8 triệu m2 gạch ceramic, đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng và xây dựng các cơ sở mới, đẩy mạnh việc triển khai Trung tâm Công nghệ phần mềm để sớm đưa vào hoạt động trong quý I năm 2001.

Triển khai thực hiện và vận hành có hiệu quả các dự án: Sản xuất ống bô xe máy, sản xuất khung xe máy, sản xuất lắp ráp thiết bị điện, sản xuất câu kiện kim loại, sản xuất tụ điện. Đưa dư án sản xuất săm lốp ô tô của Công ty Cao su Đà Nẵng vào vận hành, nâng cao sản lượng săm lốp ô tô đạt 250.000 chiếc, săm lốp xe máy đạt 150.000 bộ.

Nâng cao chất lượng chế biến hàng nông, hải sản theo hướng tăng tỷ lệ hàng tinh chế, giảm tỷ lệ hàng sơ chế. Đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản cao cấp 3.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm 10.000 tấn/năm (Công ty Thủy sản miền Trung). Tranh thủ phối hợp với các cơ quan Trung ương đế triển khai dự án sợi dệt nhuộm liên hoàn, nhà máy kính nối, dự án sản xuất lốp cao su với quy mô lớn...

Giao Sở Công nghiệp tiến hành quy hoạch chi tiết ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố để trình ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, đồng thời lập dự án đầu tư một nhà máy giày hiện đại, dự án sản xuất máy vi tính.

2. Chú trọng phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút nhiều lao động. Thực hiện tôt các giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên các lĩnh vực : Vốn, đất đai, điện nước. Đầu tư phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm tác động thật sự đến chuyển dịch cơ câu kinh tế, nâng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP thành phố từ 40,75% năm 2000 lên 43,18% vào năm 2001.

3. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh - Đà Nẵng, phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp nông thôn... Triển khai có hiệu quả Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư nước ngoài và các chính sách thu hút đầu tư của thành phố để thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước. Giao Ban Quản lý các khu công nghiệp thành phố xây dựng phương án đầu tư các Khu Công nghiệp Hòa Khánh, Liên Chiểu đê trình ủy ban nhân dân thành phc> trong quý I năm 2001.

4. Tập trung sức và có giải pháp cụ thê đề giải quyết các khó khăn lớn hiện nay của các đơn vị công nghiệp quốc doanh địa phương, đấy mạnh việc thực hiện sắp xếp, cô phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần của đề án sắp xếp doanh nghiệp, chuẩn bị tốt các dự án mới đê đầu tư bằng nguồn tín dụng và hưởng được các chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển của Nhà nước đôi với ngành cơ khí, vật liệu xây dựng... nhanh chóng giải quyết thủ tục bàn giao dứt điếm Công ty Xi măng Hải Vân, Công ty Thủy tinh miền Trung, Công ty cơ kim khí cho các Tổng Công ty. Tập trung thực hiện dự án phát triển công nghiệp phần mềm, trước hết là công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng để hội đủ các điều kiện cạnh tranh sản xuất phần mềm xuất khấu trong những năm đến.

5. Chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghề, tiếp tục củng cố và tăng cường việc hình thành các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp theo Luật hợp tác xã, khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thông (chạm khắc, thêu ren, mây tre, thảm len...).

6. Đế đạt được tốc độ tăng của ngành công nghiệp trên 18% so với năm 2000, cần chú trọng tăng tốc dộ phát triển công nghiệp Trung ương (21,15%), công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (22,05%), công nghiệp địa phương bảo đảm tốc độ tăng 13,9%.

Điều 2 : Phát triển thủy sản - nông - lâm nghiệp và nông thôn :

1. Đẩy mạnh việc phát triển nghề cá nhân dân, phấn đấu đạt sản lượng khai thác 30 nghìn tấn hải sản, tăng 11,11% so với năm 2000. Giao Sở Thủy sản Nông lâm có đề án vay vốn cải hoán tàu công suất lớn (110-250 CV) đề đánh bắt xa bờ nhằm tăng công suất tàu cá từ 4.000 - 5.000 cv. Có biện pháp cụ thể để vận hành và khai thác có hiệu quả cảng cá Thuận Phước, phát triển các loại hình dịch vụ ở khu vực này nhằm phục vụ cho phát triển ngành hải sản. Tận dụng mặt nước ao hồ, đầm, mặt nước lợ ở quận Sơn Trà và Liên Chiếu để nuôi tôm, đặc biệt theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, làm thí điểm nuôi tôm trên cát, nâng diện tích nuôi trồng lên 500 ha, tăng 50 ha so với năm 2000. Quy hoạch sắp xếp lại các cơ sở tôm giông hiện có (200 trại) và tăng cường công tác quản lý ngành về sản xuất con giống, bảo vệ tài nguyên môi trường. Nghiên cứu xây dựng dự án phát triển khu tống hợp kinh tế biển đề tạo cơ sở đầu tư cho những năm sau.

2. Tập trung phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn với việc đầu tư có hiệu quả cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa kênh mương, quy hoạch và xây dựng mạng lưới điện nông thôn từ các nguồn vốn ODA, xây dựng các trung tâm cụm xã Hòa Phú - Hòa Ninh, Hòa Liên - Hòa Bắc, khuyến khích phát triển kinh tế hộ nông dân, các hình thức kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, tín dụng nông nghiệp - nông thôn, công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, thâm canh tăng năng suât, phòng chống thiên tai, ngăn ngừa bệnh dịch và tăng diện tích tưởi tiêu. Xây dựng vùng rau xanh sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Diện tích gieo trồng phấn đấu đạt 18.670 ha, bảo đảm sản lượng lương thực 52.500 tấn, sản lượng cây có bột 14.050 tấn.

3. Phát triển mạnh các ngành nghề truyền thông, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp thuần túy xuống còn 70%, tăng dần các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngành nghề trong nông thôn lên 30%, tạo bước chuyển biến mới về cơ cấu sản xuất.

4. Phát triển chăn nuôi toàn diện, kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp. Phát triển chăn nuôi bò sữa, gà công nghiệp, bò lai sind, nạc hóa đàn heo.

5. Đẩy mạnh giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư. Tranh thủ các nguồn vốn đế thực hiện tăng dần vốn rừng, tăng độ che phủ, phát triển rừng phòng hộ kết hợp với bảo vệ rừng hiện có. Tiếp tục thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng, trồng mới 600 ha rừng và thực hiện công tác bảo vệ rừng. Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng phòng hộ đầu nguồn, khai thác 2.000 m3 gỗ tròn rừng tự nhiên, 8.000m3 gỗ rừng trồng đúng quy trình, quy phạm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra. Chú trọng việc phòng cháy, chữa cháy và công tác bảo vệ tài nguyên rừng và các loài vật quý hiếm.

Điều 3 : Phát triển thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ và du lịch :

1. Tiếp tục thực hiện phương án sắp xếp các doanh nghiệp thương mại quốc doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; thực hiện quy hoạch và sắp xếp lại mạng lưới các chợ, phát triển các chợ nông thôn và miền núi; đẩy mạnh thực hiện đề án Chiến lược hàng xuất khẩu của thành phố, dự kiến tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn năm 2001 là 282 triệu USD, tăng 20% so với thực hiện năm 2000, trong đó, xuất khẩu địa phương 100 triệu USD, tăng 16,96% so với năm 2000.

2. Chú trọng tạo nguồn hàng xuất khẩu có khôi lượng lớn, giá trị cao, sức cạnh tranh mạnh, phù hợp với cơ câu và hướng bố trí sản xuất. Mở rộng các hình thức xuất khẩu như xuất trực tiếp, ủy thác, quá cảnh, tạm nhập tái xuất... Củng cố, ổn định các thị trường truyền thông, mở rộng thị trường mới. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cần được ưu tiên đầu tư chiều sâu và tăng cường năng lực công nghệ mới như các nhà máy nhằm chế biến thủy, hải sản, súc sản, may mặc, giày da, thảm len, mây tre, chế biến gỗ cao cấp.

3. Đa dạng hóa thị trường xưât khẩu, chú trọng thị trường Châu Á - Thái Bình Dương (đang chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của thành phố) như Nhật, Hàn Quôc, Đài Loan... cần gia tăng kim ngạch buón bán với Trung Quổc, Hồng Kông và xúc tiến thương mại để mở rộng thị phần ở thị trường Mỹ, Canada. Tiếp tục đẩy mạnh buôn bán với EU cả song phương và đa phương, tăng cường quan hệ với thị trường Nga - Đông Âu. Nghiên cứu thị trường xuât khẩu phần mềm để chuẩn bị cho hoạt động của dự án phát triển công nghiệp phần mềm của thành phố.

4. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm tỷ lệ hàng xuất khẩu theo đúng quy định tại giấy phép đầu tư.

5. Đáy mạnh các hoạt động và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nhất là các loại hình có giá trị cao. Đây mạnh phát triển cơ sở vật chất và củng cố phương thức hoạt động của các loại hình dịch vụ thương mại, tín dụng, ngân hàng, vận tải, bưu chính - viễn thông, điện, cấp nước, tư vấn đầu tư, bảo hiểm, thông tin phục vụ sản xuất - kinh doanh, chuyển giao công nghệ... đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của sản xuất - kinh doanh và đời sống xã hội. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Thương mại siêu thị Đà Nẵng. Chú trọng xây dựng các trung tâm Thương mại - dịch vụ ở các quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang. Gắn phát triển các loại hình dịch vụ với việc hình thành mạng lưới chợ, các khu dân cư tập trung và trung tâm xã.

6. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch biển, khai thác các loại hình du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân và khu nghỉ mát Bà Nà, tạo thành khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí liên hoàn giữa du lịch biển và sinh thái miền núi. Tạo điều kiện đón khách du lịch tàu biển, triển khai hợp tác du lịch hàng không với các tuyến bay quốc tế trực tiếp đến sân bay Đà Nẵng với các đường bay Hồng Kông, Băngkok, Đài Loan, Singapore. Tiến hành quy hoạch các khu du lịch biển Mân Thái - Nam Thọ, Nam Thọ - Sơn Trà, hợp tác với các chuyên gia nước ngoài đê xây dựng tốt các dự án về du lịch Đà Nẵng, đặc biệt là dự án du lịch trong chương trình phát triền hành lang Đông Tây. Giao Sở Du lịch có đề án sắp xếp các doanh nghiệp du lịch thành phố theo hướng tập trung để có sức mạnh nâng cao hiệu quả hoạt động.

Điều 4 : Về thu - chi ngân sách :

1. Về phân cấp ngân sách :

Ngoài các khoản thu và nhiệm vụ chi ngân sách đã phân cấp cho các quận, huyện năm 2000. Từ năm 2001, các quận, huyện cần lưu ý khi thực hiện điều hành dự toán ngân sách như sau:

1.1. Về các khoản thu thuế:

a) Đối với các khoản thu từ doanh nghiệp kinh doanh vàng, cầm đồ, hợp tác xã và các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khâu trừ do Chi cục thuế quản lý thu thì ngân sách quận, huyện được hưởng theo tỷ lệ phân chia phần trăm đã quy định.

b) Đôi với các khoản thu phạt trên lĩnh vực thuế do Chi cục thuế quản lý và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước từ mặt hàng bài lá, vàng mã, kinh doanh vũ trường, massage, karaoke của các doanh nghiệp do Cục thuế thành phố quản lý thu thì điều tiết 100% cho ngân sách thành phố.

c) Trường hợp trong năm, các hộ kinh doanh cá thể do Chi cục thuế quản lý thu mà chuyến lên doanh nghiệp tư nhân do Cục Thuế quản lý thu làm ảnh hưởng cân đối ngân sách quận, huyện, Sở Tài chính-Vật giá phối hợp Cục Thuế kiểm tra, tính toán trình UBND thành phố quyết định bổ sung phần hụt thu đó cho ngân sách quận, huyện.

1.2. Ngoài khoản cân đối như năm 2000, bổ sung thêm nguồn kinh phí kiến thiết thị chính cho một số quận, huyện để thực hiện nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo phân cấp và bổ sung thêm kinh phí sự nghiệp kinh tế cho huyện Hòa Vang để phát triển kinh tế - xã hội các xã miền núi.

1.3. Tiếp tục duy trì thực hiện tỷ lệ phân chia giữa vốn Nhà nước hỗ trợ và vốn huy động nhân dân đóng góp đối với các quận, huyện để thực hiện phương châm 'Nhà nước và nhân dân cùng làm" đã quy định như năm 2000. Ngoài mức vốn Nhà nước hỗ trợ được bố trí trong dự toán đầu năm :

a) Nếu quận, huyện có số vốn huy động thực tế tăng hơn số dự toán đầu năm, phần huy động tăng thêm sẽ làm căn cứ cùng tỷ lệ phân chia để thành phố xác định mức vốn Nhà nước hổ trợ bổ sung thông qua trợ cấp có mục tiêu.

b) Ngược lại, phần vốn huy dộng đóng góp của nhân dân không đạt dự toán đầu năm, thì phần huy động hụt được tính ra tỷ lệ đề ngân sách thành phố xác định trừ phần vốn Nhà nước hỗ trợ đã cân đối đầu năm thông qua trừ trợ cấp cân đối ngân sách quận, huyện.

1.4. Ngoài các nội dung trên, thành phố cân đối thêm trong dự toán ngân sách các quận, huyện để thực hiện các nhiệm vụ như : Mua thẻ bảo hiểm y tê cấp cho người nghèo ; chi phục vụ Đại hội Thể dục - Thể thao cấp quận, huyện, phường, xã; chi phục vụ công tác bảo đảm vệ sinh môi trường trên từng địa bàn quận, huyện.

2. Về thu ngân sách :

2.1. Trên cơ sở dự toán thu năm 2001 do UBND thành phố giao, các ngành, các địa phương tiến hành phân bổ dự toán tăng thu tối thiểu là 5%.

2.2. Cơ quan thuế, tài chính, hải quan và các sở, ngành chủ quản các doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu tổ chức triển khai kế hoạch thu ngay sau khi được UBND thành phố giao. Sở, ngành chủ quản doanh nghiệp phối hợp với Cục thuế, Sở Tài chính- Vật giá giao dự toán thu chi tiết theo từng sắc thuế cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố quản lý.

Thường xuyên kiếm tra tình hình chấp hành chế độ kế toán, thống kê, sử dụng hóa đơn chứng từ, kê khai nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu ngân sách của các tố chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

2.3. Kho bạc Nhà nước thành phố sắp xếp, bố trí thêm các điểm thu hợp lý trên địa bàn thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách Nhà nước. Thực hiện huy động các nguồn thu vào ngân sách qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo đúng quy định, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu sổ thu với cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và điều tiết sổ thu ngân sách cho mỗi cấp một cách chính xác.

2.4. Cục thuế chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá thường xuyên rà soát các loại phí, lệ phí trên địa bàn thành phố để đề xuất UBND thành phố hoặc cấp có thẩm quyền bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý, sử dụng nguồn thu từ phí, lệ phí theo quy định.

2.5. Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với cơ quan quản lý nhà đất tham mưu UBND thành phố các biện pháp đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, tiền thuế nhà và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, nhà công sản. Quản lý và đôn đôc các khoản thu sự nghiệp, thu biện pháp tài chính... Tăng cường kiểm tra công tác quản lý, sử dụng các quỹ, các khoản thu huy động từ nhân dân đóng góp, châm dứt tình trạng lạm thu ở các cấp, các ngành, các đơn vị.

2.6. Thanh tra thành phố, thanh tra chuyên ngành của các cơ quan Tài chính trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra, kiềm tra hằng năm đối với các ngành, các cấp thuộc thành phố quản lý trong lĩnh vực tài chính, ngân sách. Phát hiện kịp thời nhừng biểu hiện lệch lạc trong việc quản lý tài chính để có biện pháp ngăn chặn, uốn nắn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý. Phối hợp với cơ quan quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, hải quan, công an thành phố... tăng cường kiểm tra tình trạng trôn lậu thuế, buôn lậu và gian lận thương mại; xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

2.7 Sở Ngoại vụ có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp thành phố xây dựng các dự án cơ hội để kêu gọi nguồn vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Các đơn vị tiếp nhận viện trợ phải quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích nguồn viện trợ theo đúng quy định của Nhà nước.

2.8. Nhằm khuyến khích các ngành, các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý thu để có nguồn tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện nhiệm vụ quan trọng và đột xuất. Năm 2001, UBND thành phố thực hiện cơ chế thưởng vượt dự toán thu ngân sách như năm 2000. Riêng các doanh nghiệp Nhà nước do thành phố quản lý có số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách năm sau cao hơn năm trước (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp tồn đọng) thì được cấp lại 50% số thực nộp cao hơn.

- Về tiền thưởng 5% vượt dự toán thu được xem như 100% và phân phối như sau:

+ Cục Thuế được hưởng 60%.

+ Các ngành khác (ngoài ngành Thuế) được hưởng 40%. Tùy theo mức độ hỗ trợ, phối hợp với ngành Thuế; Cục Thuế đề xuất UBND thành phố duyệt mức thưởng, hỗ trợ cho từng ngành, từng cơ quan cụ thể.

+ Mức trích thưởng vượt dự toán thu nói trên tính bình quân không quá 3 triệu đồng/1 cán bộ/1 năm. Trong đó, riêng tiền thưởng cho cá nhân không quá 200.000 đồng/công chức/1 tháng.

- Về tiền thưởng trong quản lý XDCB và quản lý ngân sách nói chung, nếu các cơ quan chuyên môn (kề cả Văn phòng UBND) kiểm tra phát hiện có số gian lận trong quyết toán dã được thẩm định thì được trích thưởng 10% trên số gian lận được phát hiện. Việc trích thưởng cụ thế cho từng trường hợp do UBND thành phố xem xét, quyết định.

Nguồn kinh phí đề trích thưởng :

+ Đối với XDCB, nếu chủ đầu tư quyết toán mà cơ quan tài chính thẩm định phát hiện sai thì trích chi phí hoạt động của chủ đầu tư để thưởng cho cơ quan tài chính, nếu cơ quan tài chính thẩm định mà Văn phòng UBND thành phố kiểm soát phát hiện trước khi trình phê duyệt thì trích chi phí thấm định của cơ quan tài chính đề thưởng cho Văn phòng UBND.

+ Đối với quản lý ngân sách, tài chính nói chung, nếu cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan tài chính báo cáo quyết toán phát hiện sai thì trích tiền thưởng hằng năm hoặc quỹ khen thưởng của doanh nghiệp.

3. Về chi ngân sách và tiết kiệm chi :

3.1. Căn cứ vào dự toán chi được UBND thành phố giao, các sở, ban, ngành tiến hành phân bô và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị dự toán sau khi trừ lương và các khoản có tính chất lương, chỉ bố trí sử dụng 90% cho công việc và 10% bố trí dự phòng khi có phát sinh nhiệm vụ chi đột xuất trong năm, nhưng phải có ý kiến bằng văn bản của Sở Tài chính - Vật giá mới được sử dụng. Đối với đơn vị dự toán thuộc quận, huyện quản lý, giao cho Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định cụ thể.

3.2. Trong phạm vi dự toán được giao, các đơn vị thụ hưởng ngân sách tiến hành phân bổ chi tiết theo ít nhất 9 mục chi chủ yếu của mục lục ngân sách Nhà nước đã được Bộ Tài chính quy định (bao gồm cả dự toán năm và dự toán từng quý) gửi cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm cơ sở cấp phát kinh phí và kiểm soát chi cho cả năm (trừ trường hợp có điều chỉnh dự toán).

3.3. Về công tác quản lý, cấp phát, thanh toán vốn đầu tư XDCB (kể cả vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư - xây dựng có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định).

a) Về thủ tục đầu tư: Căn cứ vào kế hoạch danh mục công trình XDCB được UBND thành phố phê duyệt, các chủ đầu tư phải kiểm tra và hoàn chỉnh đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định ngay trong quý 1-2001, như: Dự án đầu tư được duyệt, thiết kế, dự toán được duyệt, quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu (đối với các công trình đấu thầu).

b) Về cấp phát vốn đầu tư :

- Trên cơ sở kế hoạch vốn được giao và nhu cầu vốn đầu tư, hằng quý các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư XDCB gửi cho UBND thành phố, Kho bạc Nhà nước thành phố và Sở Tài chính - Vật giá thành phố.

- Sở Tài chính - Vật giá thành phố căn cứ vào kế hoạch sử dụng vồn thực hiện chuyển vốn kịp thời sang Kho bạc Nhà nước thành phố.

c) Về thanh toán và quyết toán vốn đầu tư :

- Căn cứ Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về cấp vốn đầu tư cho công trình, Kho bạc Nhà nước thành phố kiểm soát hồ sơ thanh toán theo quy định của Bộ Tài chính và thực hiện thanh toán vồn cho nhà thầu, chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Định kỳ hằng tháng và chậm nhất vào ngày 5 tháng sau, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm báo cáo tình hình thanh toán vỗn các công trình, số dư vốn đầu tư chưa thanh toán đang tồn ngân tại Kho bạc Nhà nước cho UBND thành phố.

- Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm thâm định quyết toán vốn đầu tư XDCB do các chủ đầu tư lập, trình UBND thành phố xem xét phê duyệt hoặc thực hiện phê duyệt theo phân cấp tại Quyết định 77/2000/QĐ-UB ngày 07-7-2000. Ngoài ra, Sở Tài chính- Vật giá có trách nhiệm thẩm tra các nội dung chi thuộc dự toán kinh phí hoạt động các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, ban giải tỏa đền bù, dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư, dự toán kinh phí quy hoạch và phê duyệt trong phạm vi kế hoạch vốn đả bố trí.

3.4. Về điều chỉnh kế hoạch:

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các dự án, công trình ngoài kế hoạch hoặc cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB, Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Kho bạc Nhà nước thành phố, Văn phòng UBND thành phố và chủ đầu tư đề xuất UBND thành phố để bố sung vốn hoặc điều chỉnh giảm vốn các dự án, công trình do không thực hiện được, bắt đầu từ tháng 8 và chậm nhât đến cuôi tháng 9-2001, nhằm tập trung hoàn thành đưa vào sử dụng sớm các dự án, công trình, châm dứt tình trạng kéo dài thời hạn thanh toán vốn.

3.5. Chậm nhất vào ngày 25 của tháng đầu quý III-2001, các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải gửi báo cáo quyết toán 6 tháng đầu năm cho cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề theo dõi kiểm soát và cấp phát kinh phí 6 tháng cuối năm. Trường hợp đơn vị không thực hiện đúng quy định, cơ quan tài chính được quyền ngừng cấp phát kinh phí của 6 tháng còn lại trong năm (trừ các khoản lương và có tính chất như lương) cho đến khi đơn vị có báo cáo. Thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí được cấp phải quản lý kinh phí chặt chẽ, chi tiêu đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm.

3.6. Mọi khoản chi phí phát sinh đột xuất, các đơn vị phải xử lý từ nguồn dự phòng đã bố trí trong dự toán của đơn vị.

a) Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách có nhu cầu cần bổ sung kinh phí ngoài dự toán để thực hiện nhiệm vụ mới mà nguồn dự phòng của đơn vị đã hết thì các đơn vị phải làm việc trước với cơ quan tài chính, nhưng phải chứng minh nhiệm vụ mới đã có chủ trương (hoặc ý kiến cụ thể) của cấp (hoặc người có thẩm quyền) phê duyệt đế cơ quan tài chính có cơ sở đề xuât UBND cùng cấp xem xét giải quyết kinh phí.

b) Từ năm 2001, khi đơn vị có văn bản gửi đến cơ quan tài chính (dù dưới hình thức gửi ghi tên cơ quan tài chính cùng với tên UBND nơi kính gửi hoặc ghi bên dưới nơi nhận) mà đủ điều kiện nêu ở điểm a nói trên, cơ quan tài chính nghiên cứu đề xuất bằng văn bản cho UBND cùng cấp chậm nhất sau 3 ngày, kể từ ngày nhận văn bản của đơn vị.

c) Các đơn vị gửi văn bản đề nghị hỗ trợ hay bổ sung kinh phí mà chưa có ý kiến cơ quan tài chính như nêu ở điểm b nói trên (kể cả chưa có ý kiến các cơ quan, địa phương, nếu nội dung công việc có liên quan) thì Văn phòng UBND được phép lưu theo dõi chờ có đủ ý kiến mới trình UBND xem xét giải quyết, trừ nhừng trường hợp có tính chất đơn giản, khẩn cấp như thiên tai, địch họa hoặc có ý nghĩa chính trị - xả hội như kinh phí hỗ trợ đón nhận danh hiệu Anh hùng, kỷ niệm ngày lễ lớn, phát sinh đột xuất,... do chủ tịch, các phó chủ tịch UBND thành phố quyết định trực tiếp.

3.7. Cơ quan tài chính phải bám sát vào dự toán để cấp phát kinh phí và Kho bạc Nhà nước căn cứ nhiệm vụ chi, dự toán kinh phí đế kiểm soát, thanh toán cho đơn vị. Đồng thời được quyền từ chối cấp phát thanh toán hoặc xuất toán những khoản chi tiêu của đơn vị sử dụng kinh phí sai mục đích, sai chế độ Nhà nước quy định.

Đối với khoản bổ sung theo dự toán từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, cơ quan tài chính cấp trên phải có kế hoạch cấp bổ sung cho ngân sách cấp dưới và công khai ngay sau khi giao dự toán ngân sách là 5 ngày để cơ quan tài chính cấp dưới biết chủ động cân đối thu - chi hợp lý. Riêng việc cấp bổ sung kinh phí từ ngân sách thành phố cho ngân sách quận, huyện được thực hiện mỗi quý 2 lần (lần 1 cấp vào tháng đầu quý, lần 2 cấp vào tháng giữa quý).

3.8. Tiếp tục thực hiện chủ trương phê duyệt nội dung chi tiết sử dụng kinh phí sự nghiệp, mua sắm, sửa chừa tài sản, kinh phí chương trình mục tiêu (trừ phần XDCB và có tính chất đầu tư và xây dựng), kinh phí đào tạo, kề cả kinh phí ủy quyền của ngân sách Trung ương. Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với các cơ quan có sử dụng nguồn kinh phí này thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt chậm nhất đến cuối quý 1-2001 hoàn thành.

3.9. Đối với vốn đối ứng, chi phí lập dự án viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiếp tục thực hiện như năm 2000 cho đến khi UBND thành phố ban hành cơ chế quản lý, điều hành riêng.

3.10. Đối với các khoản chi từ nguồn trích đế lại của phí, lệ phí theo tỷ lệ phần trăm, đơn vị sử dụng phải lập dự toán chi tiết gửi cơ quan Tài chính thẩm định và phê duyệt trước khi sử dụng. Đồng thời lập báo cáo quyết toán hằng quý, năm về số thu, số. nộp ngân sách, tình hình quản lý và sử dụng gửi cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để kiểm tra thực hiện ghi thu - ghi chi vào ngân sách. Các cơ quan có chức năng thu phí, lệ phí ở cấp quận, huyện, thành phố phải thực hiện nghiêm túc việc trích để lại và nộp ngân sách theo tỷ lệ (%) đã được quy định, kể cả phần thu vượt (nếu có). Đối với phí, lệ phí phường, xã phải nộp đầy đủ sổ thu được vào ngân sách, sau đó được cấp lại từ ngân sách theo tỷ lệ quy định.

3.11. Về công khai tài chính và tiết kiệm chi ngân sách :

a) Các sở, ban, ngành, UBND các cấp, các đơn vị thụ hưởng ngân sách và các DNNN địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc chủ trương công khai hóa tài chính, ngân sách, các khoản thu đóng góp tự nguyện của nhân dân đề xây dựng cơ sở hạ tầng trên tết cả các khâu phân bổ, sử dụng, quyết toán kinh phí theo đúng quyết định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc chấp hành và kịp thời báo cáo UBND thành phố những ngành, địa phương và đơn vị không chấp hành nghiêm túc chủ trương này.

b) Các đơn vị thụ hưởng ngân sách, nếu trong năm có tiết kiệm được hạn mức kinh phí và cuối năm được cơ quan tài chính xác nhận mà thực sự có nhu cầu bức thiết cần sử dụng nguồn tiêt kiệm này để mua sắm thêm trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoặc sửa chữa nhỏ cơ quan, bể sung chi nghiệp vụ thì có văn bản đề nghị để UBND thành phố giải quyết.

Điều 5: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư:

1. Tiếp tục xây dựng và phát triền kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ và đầu tư phát triền sản xuất, trong đó một số công trình trọng điểm chuyến tiếp cần tập trung vốn đầu tư đề đẩy nhanh tiến độ thi công trong năm 2001 như : Cải tạo mạng lưới đường nội thành, hoàn chỉnh các trục giao thông quan trọng từ trung tâm thành phố đi các vùng lân cận, đường Liên Chiểu - Thuận phước, cầu Cẩm Lệ, đường từ cầu Sông Hàn ra biển, Trung tâm thương mại - siêu thị Đà Nẵng, khu vui chơi thể thao, nâng cấp mạng lưới cung cấp điện, cung cấp nước sạch và xây dựng cơ sở xử lý nước thải, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp Hòa Khánh, Liên Chiếu, dự án kiên cố hóa kênh mương, chương trình đánh bắt xa bờ, phát triển nhà ở, bể bơi thành tích cao, đẩy mạnh đầu tư nâng cấp cảng Tiên Sa, đường Ngô Quyền, cầu Tuyên Sơn, đường QL1A, 14B... đồng thời triển khai cải tạo nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn, cơ sở trường học, xây dựng các khu dân cư, các điểm sinh hoạt văn hóa - vui chơi quận, huyện và phường, xã.

2. Đối với các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh chủ yếu được đáp ứng bằng nguồn vốn vay nhất là vốn vay trung và dài hạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư phát triển của các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử sụng vốn và chất lượng tín dụng, bảo đảm khối lượng tín dụng tăng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát. Đặc biệt tranh thủ chính sách hỗ trơ phát triển của Nhà nước thông qua hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển đế tăng nhanh lượng vốn cho vay đầu tư phát triển trên địa bàn.

Tiếp tục phát triển ngân hàng phục vụ người nghèo. Quan tâm cho các hộ nghèo và hộ nông dân vay góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

3. Ưu tiên bố trí vốn ngân sách Nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi để hoàn thành dứt điểm một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, các công trình văn hóa - giáo dục - y tế - xã hội - khoa học và môi trường, những công trình công nghiệp then chốt thúc đẩy chuyền dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Công trình khởi công mới trong năm 2001 chỉ bố trí cho các công trình quan trọng. Chú trọng lập các dự án khả thi đủ điều kiện được hưởng các ưu đãi đầu tư của Nhà nước qua kênh Quỹ hỗ trợ phát triển. Các đơn vị sản xuất phải tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay đế đầu tư phát triển sản xuất, tăng khả năng xuất khẩu.

Tiếp tục thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được HĐND thông qua trên địa bàn các quận, huyện.

4. Đảm bảo vốn đối ứng cho những dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và NGO : Dự án Cải tạo hệ thông cấp nước giai đoạn 3b nguồn vốn vay của Pháp, dự án xây dựng hệ thông cấp nước nguồn vốn vay của ngân hàng thế giới, dự án Thoát nước và Vệ sinh môi trường rác thải...

5. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư như tinh thần Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000, Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ và Quyết định số 134/2000/QĐ-UB ngày 12-12-2000 của UBND thành phố về khuyến khích đầu tư của thành phố.

Điều 6 : Về văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực :

1. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Chuẩn bị đủ các điều kiện để khai giảng năm học mới về giáo viên, trường lớp, sách vở... Tiếp nhận 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường. Tiếp tục bảo đảm 100% phường, xã đạt tiêu chuẩn phố cập tiểu học và chông mù chữ, duy trì phố cập trung học cơ sở ở 45 xã, phường, bằng 95,7%' tổng số xã phường của thành phố, duy trì và phát triển phong trào "Dạy tốt, -học tốt" trong toàn thành phố. Tiến hành giảm tải chương trình giáo dục ở các cấp học theo chủ trương của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Tiến hành phân luồng đào tạo ở hai cấp THCS và PTTH bảo đảm cơ cấu ngành nghề và cấp đào tạo. Tăng cường quản lý việc giáo dục đào tạo ngoài công lập. Đưa tin học vào chương trình giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong các trường PTTH.

2. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, coi phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triền kinh tế- xã hội. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố hàng đầu trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế của thành phố. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh doanh, quản lý và đội ngũ công nhân lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tiếp tục thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng, thu hút, sử dụng có hiệu quả lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật hiện có và vận động sự đóng góp của những nhà khoa học đầu đàn của các ngành Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước. Chuẩn bị và tham gia tốt hội thi sáng tạo khoa học toàn quốc.

3. Gắn nghiên cứu khoa học với đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với sản phẩm của các nhóm ngành: dệt, may, da giày; chế biến thủy, hải sản, lương thực, thực phẩm, cơ khí, nhựa. Tổ chức quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO) ở các doanh nghiệp. Phát triền nhanh ngành công nghiệp phần mềm, điện tử. Chú ý phát triển công nghệ chê tạo vật liệu xây dựng trên cơ sở tài nguyên, khoáng sản của thành phố.

Khôi phục và hiện đại hóa các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, tập trung vào một số lĩnh vực thành phố có thê mạnh như đá mỹ nghệ, thêu ren, mây tre, dệt chiếu nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu hàng thủ công, mỹ nghệ và phục vụ tiêu dùng nội địa.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Tập trung nghiên cứu đề tài ứng dụng, tăng kinh phí cho công tác kiểm tra phòng chông ỏ nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, các nguồn nước và không khí bị ô nhiễm.

4. Tăng cường công tác quản lý văn hóa, phát triền phong trào văn hóa cơ sở, lễ hội quần chúng, đặc biệt ở các vùng nông thôn và 4 xã miền núi. Tiếp tục triển khai cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Triển khai kế hoạch "5 không". Giáo dục nhân dân nâng cao nếp sống văn hóa đô thị. Tăng cường bộ máy quản lý và nghiệp vụ văn hóa ở các quận, huyện. Củng cô bộ máy và đầu tư nâng cấp chất lượng phục vụ của Thư viện Khoa học tổng hợp. Ổn định các đoàn nghệ thuật hiện có, thành lập đoàn ca múa nhạc thành phố, đầu tư kinh phí đế xây dựng các tiết mục mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đưa nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh vào hoạt động, đầu tư nâng cấp, mở rộng Bảo tàng Chàm, trùng tu từng phần di tích thành Điện Hải...

5. Triển khai chương trình quốc gia về TDTT. Đấy mạnh các hoạt động TDTT quần chúng, chuẩn bị tốt các điều kiện, cơ sở vật chất và tuyến chọn lực lượng vận động viên tài năng đạt thành tích cao đề góp phần tham gia đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV, SEA Games 2001, SEA Games 2003.

6. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình sức khỏe sinh sản, coi trọng công tác phòng chông dịch bệnh, phân đấu giảm số người mắc bệnh và chết do bệnh xuống mức thấp nhất, bảo đảm cho người dân đều được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, từng bước thực hiện sự công bằng trong chăm sóc y tế. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao y đức trong khám, chữa bệnh tránh gây phiền hà cho bệnh nhân. Đầu tư nâng cấp toàn diện các labo xét nghiệm của Trung tâm Y tê dự phòng. Phát triển Y tê dự phòng, củng cố y tế cơ sở, bổ sung thiết bị mới cho Bệnh viện Đà Nẵng.

Xúc tiên công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng bệnh viện Đà Nẵng mới. Thực hiện các chương trình mục tiêu về phòng chống HIV/AIDS, bướu cổ, sốt rét, bệnh phong, ho gà, uốn ván, bại liệt.

7. Đẩy mạnh việc xã hội hóa trong công tác DS-KHHGĐ, tăng cường các hoạt động truyền thông về dân số, giảm tỷ suất sinh năm 2001 là 0,5 phần nghìn. Bằng nhiều biện pháp bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuổng dưới 20%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 20%.

8- Tập trung chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo theo chuẩn mực mới, để cuôì năm 2001 giảm tỷ lệ đói nghèo còn 6,55%, kết hợp việc cho vay vốn giải quyết việc làm và .các chương trình mục tiêu khác để đến cuối năm giải quyết việc làm cho khoảng 1.800 lao động, trong đó, dự kiến thu hút vào khu vực Nhà nước 2.000 lao động, đầu tư nước ngoài 7.500 lao động, kinh tế ngoài quốc doanh và gia đình 8.500 lao động.

9- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, đảm bảo 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng có người bảo trợ nuôi dưỡng. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng. Tiếp tục xóa nhà tạm và giải quyết các chế độ cho các đối tượng chính sách theo quy định Nhà nước.

10- Giải quyết các chế độ bảo trợ xã hội đối với các đối tượng cực nghèo và khó khăn đột xuất trên địa bàn thành phố, đảm bảo cung ứng BHYT cho các đối tượng cực nghèo. Xây dựng mới Trung tâm bảo trợ xã hội, tiếp tục tập trung các đôi tượng lang thang cơ nhỡ để tiến đến thành phố không có người lang thang xin ăn. Xây dựng Trung tâm cai nghiện ma túy, làm tốt công tác cai nghiện đối với trung tâm cũng như trong cộng đồng dân cư.

11- Tập trung giải quyết dứt điểm những bức xúc ô nhiễm môi trường hiện nay, các doanh nghiệp phải chú trọng dảm bảo yêu cầu tác động môi trường đôi với các dự án đầu tư, tham gia giáo dục nhân dân giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp.

Điều 7: Về an ninh quốc phòng:

1- Thực hiện tốt công tác phòng thủ; kết hợp chặt chẽ việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, thực hiện tốt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về an ninh quốc gia. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân thực sự vững mạnh. Sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, tiếp tục xây dựng và nâng cao sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục vận động nhân dân tham gia thực hiện chương trình quốc gia phòng, chông tội phạm. Giữ vững phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng địa bàn dân cư an toàn, vững mạnh.

2- Tuyển chọn thanh niên nhập ngũ đủ số lượng và chất lượng cao giữ vững tỷ lệ dân quân tự vệ chiếm 2,0% dân số, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực chính trị, phát huy nguồn lực sẵn sàng chiến đấu.

3- Tiếp tục đảm bảo an toàn giao thông trên toàn địa bàn thành phố, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội, giữ thông thoáng vỉa hè, lòng đường trong các dịp tết, lễ.

Điều 8 : Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới và nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành của UBND:

1- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quan trọng có liên quan đến dân sinh, như xây dựng, y tế, nhà đất, giấy phép kinh doanh, điện, nước... Ban hành quy định và thực hiện đúng theo nguyên tắc một cửa trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, xây dựng, nhà - đất... với tinh thần dựa vào dân, phát huy tính năng động của doanh nghiệp, tính chủ động, sáng tạo vả tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp, giữ gìn kỷ cương, phép nước trong bộ máy Nhà nước và trong toàn xã hội.

2- Tiếp tục cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, tăng cường công tác thông tin, dành thời gian cho việc đi khảo sát thực tế và kiểm tra tình hình ở địa phương, cơ sở.

3. Nâng cao trình độ xây dựng văn bản pháp luật của các ngành, địa phương. Tiếp tục thực hiện quy chê dân chủ ở cơ sở, cơ quan hành chính và các doanh nghiệp. Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, sâu sát cơ sở, nâng cao chức năng quản lý Nhà nước của các cơ quan, đơn vị. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, giải quyết dứt điểm và xử lý kịp thời, đúng pháp luật các tranh chấp, vi phạm pháp luật, đơn thư khiếu nại tố cáo.

4. Tiếp tục đấu tranh chông buôn lậu, chống tham nhũng, chống tiêu cực. Xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước, kiểm tra hoạt động các doanh nghiệp. Kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính sự nghiệp, chính quyền các cấp song song với việc rà soát điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ nhằm hạn chế những chồng chéo bất hợp lý.

5. Triển khai thực hiện Nghị quyết 7 của Trung ương Đảng về tể chức, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế của hệ thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt các chính sách về việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhất là cán bộ xã, phường. Thực hiện việc tinh giản biên chế gắn liền với chính sách thu hút nhân lực.

6. Bổ sung và thực hiện nghiêm túc các quy chê xử lý đôi với các cơ quan và công chức Nhà nước vi phạm pháp luật, vi phạm quyền công dân và quyền của doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện các pháp lệnh : chống tham nhũng, cán bộ - công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 9 : về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch năm 2001:

1. Trong vòng 20 ngày sau khi nhận được chỉ tiêu giao kế hoạch năm 2001 của UBND thành phố, các sở, ban, ngành, quận, huyện triển khai giao kế hoạch cho đơn vị cơ sở. Các chủ đầu tư phải làm xong công tác chuẩn bị đầu tư chậm nhất đầu quý II năm 2001. Các ngành, các cấp cần phát động phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao, chào mừng Đại hội Đảng các cấp và những ngày lễ lớn trong năm.

2. Về điều hành kế hoạch: Tiếp tục duy trì chế độ báo cáo tại cuộc họp giao ban hằng tháng giữa UBND thành phố với thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và báo cáo tình hình thực hiện các kết luận của UBND thành phố trong đợt giao ban trước của ngành, các cấp gửi cho Văn phòng UBND thành phố vào ngày 18 hằng tháng để Văn phòng UBND thành phố phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, phản ánh trong giao ban với lãnh đạo UBND thành phố giải quyết những vướng mắc.

3. Việc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế là cần thiết, do vậy, vào khoảng tháng 9 năm 2001 phải có sự soát xét việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội để điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu.

Điều 10: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 11: Chánh Văn phòng UBND thành phố, giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Bá Thanh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.