• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 11/04/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 10/07/2023
UBND TỈNH TIỀN GIANG
Số: 17/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành Quy định về xử lý sự cố xảy ra gây thiệt hại khi thực hiện dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước

________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa 9 thông qua ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 04 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;

- Căn cứ Quyết định số 383/QĐ-UB ngày 04 tháng 02 năm 2002 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Tiền Giang về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước;

- Theo đề nghị của Ban chỉ đạo dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước tại phiên họp ngày 11/3/2002 và kết quả thỏa thuận với tổ chức Oxfam America về việc xử lý sự cố xảy ra khi thực hiện dự án.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về xử lý sự cố xảy ra gây thiệt hại khi thực hiện đự án tái tạo rừng tràm Tân Phước”.

Điều 2: Các Ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, các cá nhân có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

-  

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

 

 

Trần Thanh Trung

QUY ĐỊNH

Xử lý sự cố xảy ra gây thiệt hại khi thực hiện dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2002/QĐ-UB ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

________________________

Điều 1. Quy định này áp dụng cho việc tổ chức thực hiện Dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước. Phạm vi điều chỉnh của Quy định giới hạn ở địa bàn thực hiện dự án và các tổ chức, cá nhân có quan hệ đến việc tham gia dự án.

Điều 2. Sự cố xảy ra khi thực hiện dự án gồm: Lũ lụt, hỏa hoạn, lốc tố, dịch bệnh hoặc sự cố khác do thiên tai hoặc con người gây ra, gây thiệt hại về vốn đầu tư, tài sản đầu tư, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ bằng tiền hoặc tài sản trong quá trình thực hiện dự án.

Điều 3. Thủ tục và trình tự đánh giá sự cố.

- Khi sự cố xảy ra gây thiệt hại, hộ gia đình, tổ chức hoặc cá nhân tham gia dự án phải báo ngay cho Ban quản lý dự án biết bằng văn bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã. Trường hợp đặc biệt, Ủy ban nhân dân xã báo cáo Ban quản lý dự án.

- Ban quản lý dự án chủ trì lập Hội đồng đánh giá thiệt hại:

+ Thành phần Hội đồng gồm có: Đại diện Ủy ban nhân dân huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Tài chánh, Phòng Địa chính huyện, Ủy ban nhân dân xã, hộ bị thiệt hại (và thành viên khác nếu cần).

+ Hội đồng phải thực hiện việc nghiên cứu hiện trường, xem xét tài liệu và các yếu tố liên quan để lập biên bản.

- Biên bản phải xác định rõ:

+ Nguyên nhân, nguồn gốc sự cố. (kể cả việc xác định đối tượng gây ra hoặc liên quan gây ra sự cố).

+ Diễn biến sự cố.

+ Thiệt hại do sự cố gây ra: Khối lượng, số lượng, giá trị thiệt hại (xác định bằng giá thời điểm).

+ Đánh giá thiệt hại về mặt xã hội.

+ Đánh giá khả năng khắc phục thiệt hại.

Điều 4. Trên cơ sở biên bản đánh giá thiệt hại, Ban quản lý dự án tổng hợp, xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý (sau khi thông qua Ban chỉ đạo thực hiện dự án).

Điều 5. Một số biện pháp giải quyết nhằm khắc phục hậu quả sự cố gây thiệt hại về vốn hoặc tài sản từ vốn vay trong việc thực hiện dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước.

1. Nếu sự cố gây thiệt hại 20% trở xuống so với vốn vay thì không xử lý.

2. Nếu sự cố gây thiệt hại từ 21% trở lên so với vốn vay hoặc tài sản từ vốn vay mà có, nhưng có khả năng khắc phục thiệt hại.

a) Nếu thiệt hại từ 21-60% thì: khoanh nợ và cho chậm trả nợ phần vốn vay tương ứng với tỷ lệ thiệt hại, thời hạn chậm trả nợ tương ứng với thời gian từ khi trồng tràm đến khi bị sự cố, nhưng không quá 5 năm; vẫn phải trả đủ lãi suất 6% năm.

b) Nếu thiệt hại từ 61-80% thì: Khoanh nợ và cho chậm trả nợ phần vốn vay tương ứng với tỷ lệ thiệt hại, thời hạn chậm trả nợ tương ứng với thời gian từ khi trồng tràm đến khi bị sự cố, nhưng không quá 05 năm; không phải trả lãi suất 02 năm phần thiệt hại.

c) Nếu thiệt hại từ 81-100% thì: khoanh nợ và cho chậm trả nợ phần vốn vay tương ứng với tỷ lệ thiệt hại, thời hạn chậm trả nợ tương ứng với thời gian từ khi trồng tràm đến khi bị sự cố, nhưng không quá 05 năm; không phải trả lãi suất 04 năm phần thiệt hại.

3. Nếu sự cố gây thiệt hại từ 21% trở lên so với vốn vay hoặc tài sản từ vốn vay mà có, nhưng không có khả năng khắc phục thiệt hại.

a) Nếu thiệt hại từ 21-40% thì được giảm trả nợ (cả gốc và lãi) 60% của phần thiệt hại. Ví dụ: vay 8 triệu thiệt hại 25% là 2 triệu được giảm 60% là 1.2 triệu.

b) Nếu thiệt hại từ 41-60% thì được giảm trả nợ (cả gốc và lãi) 70% của phần thiệt hại.

c) Nếu thiệt hại từ 61-80% thì được giảm trả nợ (cả gốc và lãi) 80% của phần thiệt hại. Được xem xét cho vay vốn bổ sung nếu có yêu cầu, nhưng không quá 50% giá trị được miễn giảm.

Nếu thiệt hại từ 81-100% thì được giảm trả nợ (cả gốc và lãi) 90% của phần thiệt hại. Được xem xét cho vay bổ sung, nhưng không quá 50% giá trị được miễn giảm.

4. Hình thức xử lý đặc biệt khác chưa nêu trong quy định này do Ban quản lý dự án xem xét đề xuất Ban chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết.

Điều 6. Thẩm quyền xử lý sự cố xảy ra khi thực hiện dự án.

1. Ban quản lý dự án xử lý các sự cố thiệt hại được nêu tại mục 2 của điều 5, sau đó, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Oxfam.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý sự cố, thiệt hại các trường hợp còn lại.

Điều 7. Nguồn vốn để miễn giảm, cho vay bổ sung được sử dụng từ nguồn viện trợ của tổ chức Oxfam America giao cho Ban quản lý dự án quản lý. Chi phí để khảo sát đánh giá thiệt hại, xử lý cụ thể .v.v. được tính trong chi phí của Ban quản lý dự án đã được quy định theo thỏa thuận với tổ chức Oxfam American. Trường hợp thiếu do Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ và môi trường xem xét cấp bù từ kinh phí sự nghiệp khoa học dành cho đối ứng thực hiện dự án.

Điều 8. Căn cứ biên bản của Hội đồng đánh giá thiệt hại, trong trường hợp xác định được đối tượng gây ra hoặc liên quan gây ra sự cố, Ban quản lý dự án đề xuất cơ quan chức năng có thẩm thẩm quyền buộc bồi thường thiệt hại, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan, các thành viên Ban chỉ đạo và Ban quản lý dự án, Chủ tịch UBND huyện Tân Phước và các hộ dân có vay vốn từ dự án chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, Ban quản lý dự án tổng hợp xin ý kiên Ban chỉ đạo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định sửa đổi.

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.