• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2008
  • Ngày hết hiệu lực: 01/02/2013
BỘ CÔNG AN
Số: 1612/2007/QĐ-BCA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm, định biên thuyền viên và

đào tạo, cấp chứng chỉ lái xuồng máy của lực lượng công an nhân dân

_________________________________

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm, định biên thuyền viên và đào tạo, cấp chứng chỉ lái xuồng máy của lực lượng Công an nhân dân”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 835/2000/QĐ-BCA(C11) ngày 06/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định chức danh thuyền viên và cấp Giấy phép lái xuồng máy trong lực lượng Công an nhân dân.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Tổng cục trưởng các Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
TRUNG TƯỚNG
(Đã ký)

 

Trần Đại Quang

 


QUY ĐỊNH

Tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm, định biên thuyền viên và đào tạo, cấp chứng chỉ lái

xuồng máy của lực lượng Công An nhân dân

 (ban hành kèm theo Quyết định số 1612/2007/QĐ-BCA ngày 17 tháng 12

năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an)

________________

 

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm, định biên thuyền viên và người lái xuồng máy; đào tạo, cấp chứng chỉ lái xuồng máy trên phương tiện thủy của lực lượng Công an nhân dân (sau đây viết gọn là phương tiện thủy) làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thợ máy, thủy thủ, kỹ thuật viên vô tuyến điện và người lái xuồng máy làm việc trên phương tiện thủy là sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ Công an nhân dân (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sĩ).

2. Cán bộ, chiến sĩ làm việc trên các phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải thuộc các doanh nghiệp Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Chương 2.

TRÁCH NHIỆM CỦA THUYỀN VIÊN VÀ NGƯỜI LÁI XUỒNG MÁY CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 3. Trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền phó

1. Thuyền trưởng là sỹ quan chỉ huy cao nhất trên phương tiện thủy có trách nhiệm và quyền hạn sau:

a) Chỉ huy mọi hoạt động của cán bộ, chiến sỹ trên phương tiện thủy để thực hiện kế hoạch, phương án, chỉ thị, công tác được giao và xử lý các tình huống xảy ra;

b) Nắm vững tình trạng kỹ thuật, chu kỳ sửa chữa của phương tiện, quản lý và ghi chép đầy đủ vào các loại giấy tờ theo quy định;

c) Đảm nhiệm chức danh của thuyền phó nếu trên phương tiện không bổ nhiệm thuyền phó;

d) Đề xuất thay đổi hoặc không nhận thuyền viên khi xét thấy thuyền viên đó không đủ điều kiện hoặc trình độ chuyên môn theo quy định; đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật thuyền viên thuộc quyền quản lý;

e) Từ chối cho phương tiện hoạt động nếu xét thấy phương tiện không bảo đảm an toàn và phải báo cáo với người ra lệnh điều động phương tiện, trường hợp không được chấp nhận thì đề nghị người ra lệnh điều động phương tiện ký vào sổ Nhật ký hành trình.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của thuyền phó

a) Thực hiện công tác nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật do thuyền trưởng giao; trực tiếp phụ trách công tác sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống và trang thiết bị trên phương tiện, phát hiện hư hỏng của phương tiện và báo cáo đề xuất thuyền trưởng các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời;

b) Trong trường hợp thuyền trưởng vắng mặt và được thuyền trưởng ủy quyền hoặc trường hợp đột xuất thuyền trưởng không còn đủ khả năng đảm nhiệm chức danh của mình, thì đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng.

Điều 4. Trách nhiệm của máy trưởng, máy phó

1. Máy trưởng là người trực tiếp phụ trách bộ phận máy của phương tiện và có trách nhiệm:

a) Quản lý, nắm vững tình trạng kỹ thuật hệ thống động lực máy; tổ chức phân công, giám sát máy trong quá trình vận hành máy.

b) Tổ chức thực hiện đầy đủ quy định về vận hành máy, thiết bị; sửa chữa, bảo dưỡng đột xuất, thường xuyên, định kỳ bảo đảm hệ thống máy hoạt động có hiệu quả;

c) Kiểm tra việc tiếp nhận và sử dụng nhiên liệu, phụ tùng thay thế;

d) Đình chỉ hoạt động một bộ phận máy hoặc cả hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn và phải báo cáo ngay thuyền trưởng; nếu không được chấp nhận thì đề nghị ký xác nhận vào nhật ký máy;

e) Đảm nhiệm chức danh của máy phó nếu trên phương tiện không bổ nhiệm máy phó.

2. Máy phó

Là người giúp máy trưởng một phần việc trong công tác chuyên môn và có trách nhiệm

a) Trực tiếp phụ trách 01 ca làm việc khi được máy trưởng phân công;

b) Đảm nhiệm chức danh máy trưởng khi máy trưởng đi vắng hoặc có tình huống đột xuất mà máy trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức danh máy trưởng.

Điều 5. Trách nhiệm của các thuyền viên khác

1. Trách nhiệm của thủy thủ

a) Bảo dưỡng, vệ sinh mặt boong, thượng tầng, các buồng và phần vỏ từ mặt nước trở lên; kiểm tra và tra dầu mỡ vào các bộ phận tời kéo neo, dây cáp …;

b) Làm nhiệm vụ kéo, thả, neo, buộc, cởi dây … khi phương tiện ra, vào bến;

c) Thường xuyên có mặt ở vị trí theo quy định;

d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công.

2. Thợ máy là người trực tiếp vận hành máy, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của máy trưởng, máy phó được phân công phụ trách về chuyên môn kỹ thuật, có trách nhiệm:

a) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định đã được phân công; theo dõi các thông số kỹ thuật của máy trong quá trình hoạt động; phát hiện và báo cáo kịp thời người phụ trách ca máy khi phát hiện có sự cố;

b) Thường xuyên vệ sinh máy và buồng máy; tham gia bảo dưỡng, sửa chữa theo yêu cầu của máy trưởng, máy phó;

c) Thực hiện nhiệm vụ khác khi được phân công.

3. Kỹ thuật viên vô tuyến điện là người phụ trách hệ thống thông tin liên lạc, chịu sự chỉ đạo của thuyền trưởng, có trách nhiệm:

a) Quản lý hệ thống thông tin liên lạc trên phương tiện; bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc luôn thông suốt;

b) Nắm vững tình trạng kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng của máy, thiết bị; tiếp nhận phụ tùng thay thế và báo cáo thuyền trưởng.

Điều 6. Trách nhiệm của người lái xuồng máy

Người lái xuồng máy là người trực tiếp điều khiển máy và có trách nhiệm:

1. Quản lý và sử dụng tốt tính năng kỹ thuật xuồng máy.

2. Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật; tiếp nhận nhiên liệu, phụ tùng thay thế và sửa chữa bảo dưỡng bảo đảm xuồng máy hoạt động tốt;

3. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chỉ huy đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện.

Chương 3.

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH, ĐỊNH BIÊN VÀ THẨM QUYỀN BỔ NHIỆM THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI XUỒNG MÁY

Điều 7. Tiêu chuẩn chức danh thuyền viên tàu hoạt động trên sông

1. Cán bộ, chiến sỹ được bổ nhiệm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó phương tiện thủy làm nhiệm vụ tuần tra và phương tiện thủy làm nhiệm vụ vận tải hoạt động trên sông phải có bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu sông do ngành Công an hoặc ngành Giao thông vận tải cấp phù hợp với loại phương tiện đang hoạt động.

2. Cán bộ, chiến sỹ được bổ nhiệm chức danh thủy thủ, thợ máy trên phương tiện thủy làm nhiệm vụ tuần tra và phương tiện thủy làm nhiệm vụ vận tải phải có Chứng chỉ chuyên môn thủy thủ, thợ máy do ngành Công an hoặc ngành Giao thông vận tải cấp.

3. Cán bộ, chiến sỹ có bằng trưởng, máy trưởng nhưng không được bổ nhiệm chức danh thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó thì đảm nhiệm chức danh thủy thủ, thợ máy hoặc các công việc khác do Thủ trưởng đơn vị sử dụng phương tiện phân công.

Điều 8. Tiêu chuẩn chức danh thuyền viên trên tàu biển

1. Cán bộ, chiến sỹ được bổ nhiệm chức danh thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó trên tàu biển phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do ngành Công an hoặc ngành Giao thông vận tải cấp phù hợp với dung tích, công suất máy và vùng hoạt động của tàu biển.

2. Cán bộ, chiến sỹ được bổ nhiệm chức danh thủy thủ, thợ máy trên phương tiện thủy làm nhiệm vụ tuần tra và phương tiện thủy làm nhiệm vụ vận tải hoạt động ven biển phải có chứng chỉ chuyên môn thủy thủ, thợ máy tàu ven biển do ngành Công an hoặc ngành Giao thông vận tải cấp.

3. Cán bộ, chiến sỹ được bổ nhiệm chức danh kỹ thuật viên vô tuyến điện phải có chứng chỉ chuyên môn do ngành Công an hoặc ngành Thông tin và truyền thông cấp.

Điều 9. Tiêu chuẩn người lái xuồng máy

Cán bộ, chiến sỹ lái xuồng máy phải có chứng chỉ lái xuồng máy do ngành Công an hoặc ngành giao thông vận tải cấp.

Điều 10. Thẩm quyền bổ nhiệm chức danh thuyền viên và người lái xuồng máy

Cục trưởng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh; Trưởng Công an cấp huyện, Giám thị trại giam, trại tạm giam, Tiểu đoàn trưởng các đơn vị sử dụng phương tiện thủy được bổ nhiệm chức danh thuyền viên, người lái xuồng máy thuộc quyền quản lý.

Điều 11. Định biên thuyền viên

1. Định biên thuyền viên là số lượng tối thiểu chức danh thuyền viên trong một ca làm việc trên phương tiện thủy được quy định tại Điều 12 của quy định này.

2. Những người quy định tại Điều 10 của Quy định này có trách nhiệm bố trí đủ định biên và đúng các chức danh thuyền viên, người lái phương tiện.

Điều 12. Phân loại phương tiện để định biên thuyền viên trên phương tiện thủy hoạt động trên đường thủy nội địa

1. Nhóm 1

a) Phương tiện thủy làm nhiệm vụ tuần tra có tổng công suất máy chính trên 400 mã lực;

b) Phương tiện thủy làm nhiệm vụ vận tải có trọng tải toàn phần trên 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người.

2. Nhóm 2

a) Phương tiện thủy làm nhiệm vụ tuần tra có tổng công suất máy chính trên 150 mã lực đến 400 mã lực;

b) Phương tiện thủy làm nhiệm vụ vận tải có trọng tải toàn phần trên 150 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người.

3. Nhóm 3

a) Phương tiện thủy làm nhiệm vụ tuần tra có tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 150 mã lực;

b) Phương tiện thủy làm nhiệm vụ vận chuyển có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 150 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người.

4. Nhóm 4

a) Phương tiện thủy làm nhiệm vụ tuần tra có tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực;

b) Phương tiện thủy làm nhiệm vụ vận tải có trọng tải toàn phần trên 5 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 5 người đến 12 người;

c) Phương tiện không có động cơ trọng tải từ 1 tấn đến 5 tấn hoặc có sức chở đến 5 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính đến 5 mã lực hoặc có sức chở đến 5 người.

5. Nhóm 5

Phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè.

6. Nhóm 6

Các loại xuồng lắp máy ngoài

Điều 13. Biểu định biên thuyền viên trên phương tiện thủy hoạt động trên sông

1. Phương tiện làm nhiệm vụ tuần tra

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu (người) trong 1 ca làm việc

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

1

Thuyền trưởng hoặc thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ

2

1

1

4

Thợ máy

1

1

1

 

Cộng:

5

4

4

2. Phương tiện làm nhiệm vụ vận tải

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu (người) trong 1 ca làm việc

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

1

Thuyền trưởng hoặc thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ

2

1

1

4

Thợ máy

1

1

 

 

Cộng:

5

4

3

Điều 14. Định biên thuyền viên trên phương tiện thủy hoạt động ven biển

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu (người) trong 1 ca làm việc

Dung tích 100GT đến 500GT hành trình gần bờ (< 100 hải lý)

Dung tích <100GT hành trình ven biển (<20 hải lý)

1

Thuyền trưởng hoặc thuyền phó

1

1

2

Máy trưởng hoặc máy phó

1

1

3

Kỹ thuật viên vô tuyến điện

1

1

4

Thủy thủ

3

2

5

Thợ máy

2

2

 

Cộng:

8

7

Điều 15. Định biên trên xuồng máy

Số TT

Chức danh

Số lượng người lái xuồng máy tối thiểu trong 1 ca làm việc

1

Người lái xuồng máy

1

Chương 4.

HỆ THỐNG BẰNG, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN, CHỨC DANH THUYỀN VIÊN

Điều 16. Hệ thống bằng, chứng chỉ chuyên môn

Hệ thống bằng, chứng chỉ chuyên môn bao gồm:

1. Bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn thủy thủ, thợ máy, người lái phương tiện thủy nội địa;

2. Bằng, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ, thợ máy trên tàu biển;

3. Chứng chỉ lái xuồng máy;

4. Chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật viên vô tuyến điện.

Điều 17. Bằng, chứng chỉ chuyên môn của các chức danh thuyền viên trên phương tiện thủy hoạt động trên sông

1. Bằng thuyền trưởng, máy trưởng

Số TT

Bằng, chứng chỉ chuyên môn

Được phép điều khiển (Theo công suất máy hoặc trọng tải)

Loại bằng

Hạng bằng

Ký hiệu

Tàu tuần tra

Tàu, thuyền vận tải

1

Thuyền trưởng

Nhất

T1

Trên 400 mã lực

- Trên 500 tấn

- Trên 100 người

Nhì

T2

Trên 150 mã lực đến 400 mã lực

- Trên 150 tấn đến 500 tấn

- Trên 50 người đến 100 người

Ba

T3

Trên 15 mã lực đến 150 mã lực

- Trên 15 tấn đến 150 tấn

- Trên 12 người đến 50 người

2

Máy trưởng

Nhất

M1

Trên 400 mã lực

Trên 400 mã lực

Nhì

M2

Trên 150 mã lực đến 400 mã lực

Trên 150 mã lực đến 400 mã lực

Ba

M3

Trên 15 mã lực đến 150 mã lực

Trên 15 mã lực đến 150 mã lực

2. Chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện, thủy thủ, thợ máy

Số TT

Chứng chỉ chuyên môn

Được phép điều khiển

(Theo công suất máy hoặc trọng tải)

1

Người lái phương tiện

- Phương tiện không có động cơ: Đến 15 tấn

- Phương tiện có động cơ:

+ Đến 15 mã lực

+ Đến 12 người

2

Thủy thủ

Làm việc trên tất cả các loại phương tiện thủy Công an nhân dân

3

Thợ máy

Làm việc trên tất cả các loại phương tiện thủy Công an nhân dân

Điều 18. Chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ, thợ máy, kỹ thuật viên vô tuyến điện trên tàu biển.

Số TT

Chứng chỉ chuyên môn

Được phép đảm nhiệm chức danh trên tàu ven biển

1

Thuyền trưởng tàu từ 100GT đến dưới 500GT hành trình gần bờ

Thuyền trưởng tàu từ 100GT đến dưới 500GT hành trình gần bờ

2

Thuyền trưởng tàu dưới 100GT hành trình ven biển

Thuyền trưởng tàu dưới 100GT hành trình ven biên

3

Máy trưởng

- Trên 3000KW

- Từ 750KW đến 3000KW

- Từ 150KW đến dưới 750KW

- Dưới 150KW

Máy trưởng tàu:

- Trên 4000 mã lực

- Từ 1000 mã lực đến 4000 mã lực

- Từ 200 mã lực đến dưới 1000 mã lực

- Dưới 200 mã lực

4

Thủy thủ

Làm việc trên tất cả phương tiện thủy CAND theo giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

5

Thợ máy

Làm việc trên tất cả phương tiện thủy CAND theo giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

6

Kỹ thuật viên vô tuyến điện

Kỹ thuật viên vô tuyến điện dưới 500GT

Điều 19. Chứng chỉ chuyên môn của người lái xuồng máy

Chức danh

Chứng chỉ chuyên môn

Được điều khiển phương tiện

Người lái xuồng máy

Chứng chỉ lái xuồng máy

Xuống lắp máy ngoài

Chương 5.

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, THI, CẤP MỚI, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ LÁI XUỒNG MÁY

Điều 20. Đối tượng, hồ sơ đào tạo cấp Chứng chỉ lái xuồng máy

1. Đối tượng đào tạo bao gồm cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân

2. Hồ sơ đào tạo chứng chỉ lái xuồng máy

a) Công văn của đơn vị cử đi đào tạo;

b) Giấy khám sức khỏe do bệnh viện cấp huyện trở lên cấp;

c) 4 ảnh màu kích thước 2cm x 3cm

Điều 21. Chương trình đào tạo

a) Lý thuyết

- Các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, thời gian học 8 giờ;

- Phương pháp sử dụng và kỹ thuật điều khiển xuồng máy, thời gian học 8 giờ.

b) Thực hành

- Học viên thực hành các bài tập về điều khiển xuồng máy đi đường trường; ra vào cảng, bến cố định, cặp mạn tàu đang hành trình;

- Thời gian thực hành tối thiểu mỗi học viên phải đủ 8 giờ lái trực tiếp

2. Tổng cục Cảnh sát ban hành tài liệu giảng dạy, giáo trình, giáo án, bộ đề thi phục vụ công tác đào tạo, cấp Chứng chỉ lái xuồng máy và hướng dẫn thống nhất trong toàn quốc.

Điều 22. Nội dung thi lấy chứng chỉ lái xuồng máy

1. Nội dung thi lấy chứng chỉ lái xuồng máy bao gồm:

a) Thi lý thuyết;

b) Thi thực hành

2. Kết quả thi lý thuyết và thực hành là đạt và không đạt; nếu thi không đạt phần lý thuyết thì không được thi thực hành; trong trường hợp thi đạt lý thuyết nhưng thi thực hành không đạt thì phải thi lại phần thực hành.

Điều 23. Hội đồng thi và thẩm quyền cấp Chứng chỉ lái xuồng máy

1. Thành phần hội đồng thi

a) Hội đồng thi do Cục Cảnh sát giao thông đường thủy thành lập gồm:

- Chủ tịch Hội đồng thi là Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông đường thủy;

- Phó Chủ tịch Hội đồng thi là Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường thủy;

- Thành viên Hội đồng thi là cán bộ, chiến sỹ có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp.

b) Hội đồng thi do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập gồm:

- Chủ tịch Hội đồng thi là Giám đốc hoặc phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Phó chủ tịch Hội đồng thi là Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông;

- Thành viên Hội đồng thi là cán bộ, chiến sỹ có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp.

2. Trách nhiệm Hội đồng thi

- Ban hành Quy chế thi;

- Tổ chức thi, coi thi, chấm thi đúng quy định.

Điều 24. Thẩm quyền và phân cấp đào tạo cấp Chứng chỉ lái xuồng máy

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thủy chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo, thành lập Hội đồng thi, cấp Chứng chỉ lái xuồng máy cho cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân thuộc các Tổng cục, Bộ tư lệnh Cảnh vệ Vụ, Cục trực thuộc Bộ trưởng và các đơn vị Công an nhân địa phương khi có yêu cầu.

2. Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo, thành lập Hội đồng thi, cấp Chứng chỉ lái xuồng máy cho cán bộ, chiến sỹ các đơn vị thuộc địa phương quản lý.

Điều 25. Chứng chỉ lái xuồng máy

1. Chứng chỉ lái xuồng máy không xác định thời hạn và chỉ cấp cho cán bộ, chiến sỹ.

2. Chứng chỉ lái xuồng máy được đăng ký bảo mật cho Cục Cảnh sát giao thông đường thủy in, phát hành và quản lý; các địa phương không được in ấn để sử dụng.

3. Chứng chỉ lái xuồng máy bị hỏng, mất thì được lấp lại sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được Công văn đề nghị.

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 26. Trách nhiệm của Tổng cục Cảnh sát

1. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2. Tổ chức in ấn, quản lý và cấp phát giấy tờ, biểu mẫu phục vụ công tác bổ nhiệm chức danh thuyền viên, công tác đào tạo cấp Chứng chỉ lái xuồng máy.

Điều 27. Trách nhiệm của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương có phương tiện thủy bố trí đủ quân số, chức danh thuyền viên; hàng năm phối hợp với Tổng cục Cảnh sát xây dựng kế hoạch đào tạo thuyền viên.

Điều 28. Trách nhiệm của Vụ Tài chính

Dự trù và cấp kinh phí đào tạo thuyền viên theo kế hoạch hàng năm của Bộ.

Điều 29. Trách nhiệm của các đơn vị được trang bị, quản lý sử dụng phương tiện thủy

1. Tổ chức thực hiện việc bổ nhiệm chức danh thuyền viên đào tạo và cấp Chứng chỉ lái xuồng máy thuộc quyền quản lý của mình

2. Hàng năm báo cáo kế hoạch và kết quả đào tạo cấp Chứng chỉ lái xuồng máy về Tổng cục Cảnh sát (Cục Cảnh sát giao thông đường thủy) để theo dõi chung./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trung tướng Trần Đại Quang

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.