• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 29/11/1986
BỘ TÀI CHÍNH-TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Số: 43-LĐ/TT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 29 tháng 11 năm 1986

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Hướng dẫn thi hành Quyết định số 150/HĐBT ngày 27/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sử lý kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ 0 giờ ngày 1/10/1995 về tăng cường quản lý TSCĐ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh.

________________________

Thi hành Quyết định số 157/HĐBT ngày 16/12/1983, và Quyết định số 125/HĐBT ngày 13/4/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ 0 giờ ngày 1/10/1985; Bộ Tài chính đã có thông tư 27-TC/CĐKT ngày 29/5/1985 và công văn số 204-TC/CĐKT ngày 26/3/1986 hướng dẫn kế toán kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ.

Thi hành Quyết định số 150/HĐBT ngày 27/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng về xử lý kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ 0 giờ ngày 1/10/1985 và tăng cường quản lý TSCĐ trong các đơn vị sản xuất  kinh doanh; Liên Bộ Tài chính - Tổng cục Thống kê hướng dẫn một số điểm về xử lý kết quả kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ như sau:

I. TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỔNG KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ THEO GIÁ TRỊ MỚI:

Để phục vụ công tác hạch toán của đơn vị cơ sở và công tác tổng hợp của cơ quan quản lý Nhà nước về TSCĐ phù hợp vơí quy định về giá trị mới của TSCĐ ban hành theo Quyết định số 150/HĐBT ngày 27/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng và thông tư hướng dẫn số 28-VGNN/TKK nagỳ 29/11/1986 của Uỷ ban Vật giá Nhà nước; các đơn vị cơ sở sản xuất  kinh doanh thuộc thành phần kinh tế quốc doanh căn cứ vào kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ 0 giờ 1/10/1985, tiến hành tính lại giá trị TSCĐ theo giá trị mới. Việc tính lại giá trị TSCĐ phải bảo đảm những nguyên tắc sau:

- Tính lại giá trị đối với từng đối tượng TSCĐ;

- Tính lại giá trị mới phải từ mặt bằng giá kiểm kê 1985 đối với những TSCĐ đã đánh giá lại;

- Tính lại giá trị từ giá hiện đang sử dụng trong sổ sách kế toán đối với nững TSCĐ có trước ngày 1/10/1985 nhưng chưa đánh giá lại.

Để xác định đúng đắn nguyên giá TSCĐ theo giá trị mới (giá đánh giá lại - giá khôi phục), các đơn vị cơ sở phải thực hiện các công việc sau đây:

1/ Kiểm tra lại toàn bộ "Phiếu kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định".

- Phải xem sxét lại việc áp giá theo giá kiểm kê 1985 đã đúng chưa, nếu không có giá thì việc vận dụng các phương pháp tính đã thích hợp chưa? Trong trường hợp cần điều chỉnh lại mục nào trong phiếu kiểm kê đều phải lập biên bản cụ thể theo từng phiếu một và có chữ ký xác nhận của Ban kiểm kê cơ sở.

- Trường hợp phiếu kiểm kê ghi gộp nhiều TSCĐ, nay xem ra không hợp lý, có thể tách ra làm nhiều phiếu cho hợp lý.

2. Tính và ghi giá trị mới của TSCĐ vào "Phiếu kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ" ở những mục còn trống, chưa được ghi trong thời gian kiểm kê 0 giờ ngày 1/10/1985: Nay ghi như sau:

- Mục 18: ghi hệ số tính đổi giá khôi phục của TSCĐ theo thông tư hướng dẫn của Uỷ ban vật giá Nhà nước.

- Mục 19: ghi nguyên giá theo giá khôi phục 1985 của TSCĐ sau khi đã tính laij, bằng cách lấy nguyên giá theo giá kiểm kê 1985 nhâ (x) với hệ số tính đổi giá khôi phục.

Mục 19 = Mục 16 x Mục 18

- Mục 20: ghi giá trị còn lại theo giá khôi phục 1985 của TSCĐ sau khi đã tính lại, bằng cách lấy giá trị còn lại theo giá kiểm kê 1985 nhân (x) với hệ số tính đổi giá khôi phục.

Mục 20 = Mục 17 x Mục 18

Nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ theo giá khôi phục 1985 đã tính lại ở mục 19 và mục 20 của "Phiếu kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ" được chính thức sử dụng làm cơ sở để hạch toán và ghi vào sổ kế toán TSCĐ kể từ ngày 1/1/1987.

3). Lập báo cáo xử lý kết quả của tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ 0 giờ 1/10/1985 theo giá trị mới (giá khôi phục).

Căn cứ kết quả tổng kiểm kê và kết quả tính lại giá trị mới của TSCĐ trong "Phiếu kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ", các dơn vị cơ sở sản xuất  kinh doanh phải lập báo cáo xử lý kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ 0 giờ 1/10/1985 theo giá trị mới đến 1/1/1987 (theo mẫu ở phần cuối của thông tư này). Ban chỉ đạo tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ các Bộ, Tổng cục; các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đôn đốc, thu thập (không phải lập báo cáo tổng hợp) và gửi báo cáo xử lý kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ cuả các đơn vị cơ sở về Ban chỉ đạo tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ trung ương chậm nhất là ngày 30/1/1987.

Báo cáo xử lý kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ 0 giờ ngày 1/1/1985 theo giá trị mới, trước khi gửi lên Ban chỉ đạo tổng kiểm kê Trung ương phải được cơ quan tài chính hoặc cơ quan chủ quản xét duyệt.

- Đối với đơn vị cơ sở thuộc địa phương quản lý do Sở Tài chính địa phương xét duyệt.

- Đối với đơn vị cơ sở thuộc Trung ương quản lý do Bộ chủ quản (Vụ tài vụ) xét duyệt.

II. GIẢI QUYẾT KẾT QUẢ TỔNG KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:

A. Thông tư 27 TC/CĐKT nói trên đã hướng dẫn cụ thể việc xử lý và kế toán TSCĐ phát hiện thừa, thiếu trong tổng kiểm kê 0 giờ 1/10/1985. Dưới đây chỉ nhấn mạnh một số điểm chủ yếu:

1/ Nếu TSCĐ phát hiện thừa thì căn cứ vào "Phiếu kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ" lập lại hồ sơ TSCĐ, ghi tăng TSCĐ và vốn cố định theo nguyên giá cũ ghi trong hồ sơ (Nợ TK 01, có TK 85 (85.1), ghi giảm vốn cơ bản và tăng giá trị hao mòn TSCĐ theo tỷ lệ hao mòn đã xác định trong tổng kiểm kê (Nợ TK 85 - 85.1, Có TK 02).

2/ Nếu TSCĐ phát hiện thiếu thì truy cứu nguyên nhân, xác định trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc chung. Trong khi chờ đợi cấp trên giải quyết phải ghi giảm vốn cố định vfa TSCĐ theo nguyên giá cũ (Nợ TK 85-85.1, có TK 01), ghi tăng vốn cố định và giảm hao mòn TSCĐ theo số khấu hao cơ bản đã trích (Nợ TK 02, Có TK 85-85.1) và chuyển giá trị còn lại của TSCĐ thành khoản thiếu hụt chờ giải quyết (Nợ TK 84-84.1, Có TK 85-85.2). Khi nhận được quyết định giải quyết của cấp trên, ghi sổ: Nợ TK 75 (nếu người chịu trách nhiệm phải bồi thường), Nợ TK 85-85.2 (nếu được ghi giảm vốn), Nợ TK 99 (nếu được tính vào lỗ), Có TK 84-84.1.

Để có căn cứ xem xét, xử lý và ghi sổ kế toán, các đơn vị phải lập bảng kê TSCĐ thừa, thiếu trong trong tổng kiểm kê ghi rõ nguyên giá, khấu hao cơ bản đã trích và giá trị còn lại của từng tài sản và tổng số TSCĐ thừa, thiếu.

Ví dụ 1: (Đơn vị tính:1000 đ)

Nguyên giáKHCB Giá trị

đã tríchcòn lại

I. Số dư trên số kế toán 1.000200800

    ngày 30/9/1985

II. TSCĐ thừa trong TKK250110140

III. TSCĐ thiếu trong TKK20050150

IV. TSCĐ kiểm kê thực tế

0 giờ 1/10/1985

( I + II + III)1.050260790

Kế toán ghi sổ:

1/ Nợ TK 01, Có TK 85 (85.1): 250

2/ Nợ TK 85 (85.1) , Có TK 02: 110

3/ Nợ TK 85 (85.1), Có TK 01: 200

4/ Nợ TK 02, Có TK 85 (85.1):  50

5/ Nợ TK 84 (84.1), Có TK 85 (85.2): 150

Việc ghi sổ kế toán tăng, giảm TSCĐ phát hiện thừa, thiếu trong tổng kiểm kê phải làm xong trước khi xác định giá trị mới đánh giá lại của TSCĐ, đảm bảo nguyên giá TSCĐ trên sổ kế toán đúng với tài sản kiểm kê thực tế 0 giờ ngày 1/10/1985.

B. Theo Quyết định 150/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, giá trị mới đánh giá lại (giá khôi phục) của TSCĐ được chính thức ghi sổ kế toán từ 1/1/1987 trong khi đó số liệu về kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ đã xác định vào thời didểm 0 giờ ngày 1/10/1985, cho nên việc giải quyết kết quả đánh giá lại TSCĐ phải căn cứ vào kết quả tổng kiểm kê tình hình tăng giảm và khấu hao TSCĐ từ ngày 1/10/1985 đến trước ngày 1/1/1987 để tiến hành các công việc theo trình tự sau đây:

1/ Điểu chỉnh khoản chênh lệch tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại bằng cách căn cứ vào giá trị mới đánh giá lại và nguyên giá cũ ghi trên sổ kế toán của toàn bộ TSCĐ kiểm kê thực tế để xác định khoản chênh lệch tăng nguyên giá TSCĐ, ghi tăng giá trị TSCĐ và vốn cố định:

Nợ TK 01- "Tài sản cố định"

Có TK 85 (85.1) - "Vốn cơ bản"

đồng thời ghi giá trị trị mới đánh giá lại của từng TSCĐ vào thẻ hoặc số TSCĐ (xem ví dụ 2).

2/ Điều chỉnh khoản chênh lệch giữa giá trị hao mòn thực tế với giá trị hao mòn theo sổ sách của toàn bộ TSCĐ kiểm kê thực tế 0 giờ ngày 1/10/1985, bằng cách căn cứ vào "Phiếu kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ", lấy tỷ lệ hao mòn thực tế của từng TSCĐ xác định trong tổng kiểm kê nhâ (x) với giá trị TSCĐ theo giá kiểm kê 1985 (mục 17 trong "Phiếu kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ") sau đó nhân (x) với hệ số tính đổi giá khôi phục để tính được giá trị hao mòn thực tế của từng TSCĐ và toàn bộ TSCĐ, so sánh kết quả tính được vưới giá trị hao mòn theo sổ sách (số khấu hao cơ bản đã tính đến ngày 1/10/1985) để tính số chênh lệch tăng hao mòn của từng TSCĐ và toàn bộ TSCĐ. Tổng số chênh lệch tăng của toàn bộ TSCĐ được ghi:

Nợ TK 85 (85.1) - "Vốn cơ bản"

Có TK 02 - "Khấu hao TSCĐ"

Số chênh lệch tăng hao mòn của từng TSCĐ được ghi bổ sung vào "Thẻ TSCĐ" tương ứng.

Ví dụ 2: (đơn vị tính: 1000 đ)

- Tổng nguyên giá TSCĐ kiểm kê thực tế theo giá hiện đáng sử dụng trên sổ kế toán là 1.050, hao mòn theo sổ sách: 260 (xem ví dụ 1).

- Tổng giá trị mới của TSCĐ (giá đánh giá lại) là 22.050, tỷ lệ hao mòn xác định trong tổng kiểm kê là 30% (tính bình quân).

Kế toán ghi sổ:

1. Nợ TK 01, Có TK 85 (85.1) : 21.000

(21.000 = 22.050 - 1.050)

2. Nợ TK 85 (85.1), Có TK 02: 6.355

[6.355 = (22.050 x 30% - 260]

3/ Điều chỉnh TSCĐ giảm trong thời gian từ 1/10/1985 đến trước ngày 1/01/1987:

Căn cứ vào tình hình giảm TSCĐ (do thanh lý, nhượng bán, chuyển giao...), từ ngày 1/10/19985 đến trước ngày 1/1/10987 để điều chỉnh giảm TSCĐ và vốn cố định:

- Nếu trong thời gian nói trên chưa ghi giảm TSCĐ theo nguyên giá cũ thì nay ghi giảm theo giá trị moứi đánh giá lại (Nợ TK 85-85.1, Có TK 01). Nếu đã ghi giảm theo nguyên giá cũ thì nay chỉ ghi giảm khoản chênh lệch tăng nguyên giá do đánh giá lại (Nợ TK 85-85.1, Có TK 01).

- Khoản chênh lệch tăng giữa giá trị hao mòn thực tế tính theo giá trị mới đánh giá lại và giá trị hao mòn theo sổ sách của số TSCĐ giảm trong thời gian nói trên được điều chỉnh theo định khoản ngược lại như đã nói ở mục 2 (Nợ TK 02, Có TK 85-85.1).

4/ TSCĐ tăng do đầu tư XDCB hoặc mua sắm mới trong thời gian từ 1/10/1985 đến trước 1/1/1987 được ghi sổ theo giá trị thực tế đầu tư hoặc mua sắm theo quy định chung.

TSCĐ tăng do chuyển giao hoặc nhượng bán trong thời gian nói trên mới ghi sổ theo giá cũ thì phải ghi điều chỉnh thêm khoản chênh lệch tăng nguyên giá do đánh giá lại (Nợ tK 01, Có TK 85-85.1); đồng thời ghi tăng số chênh lệch giữa giá trị hao mòn thực tế so với sổ sách (Nợ TK 85085.1, Có TK 02).

Ví dụ 3: (đơn vị tính 1000đ)

- Tháng 5/1986 giảm một TSCĐ, tính theo giá đang sử dụng trên sổ sách là 40, đã khấu hao cơ bản đến 1/10/1985 là 16; tính theo giá trị mới đánh giá lại: 800, tỷ lệ hao mòn xác định trong tổng kiểm kê là 40%; số khấu hao cơ bản đã trích từ 1/10/1985 đến tháng 5/1986 là 15. Kế toán đã ghi giảm TSCĐ và vốn cố định trên sổ kế toán tháng 5/1986 theo giá cũ.

- Tháng 3/1986 nhận bàn giao một TSCĐ tính theo giá đang sử dụng trên sổ kế toán là 30, đã khấu hao cơ bản đến 1/10/1985 là 56; tính theo giá trị mới đánh giá lại 610, tỷ lệ hao mòn xác định tổng kiểm kê là 20%. Số khấu hao cơ bản đã trích từ 1/10/1985 đến tháng 3/1986 là 2. Kế toán đã ghi tăng TSCĐ và vốn cố định trên sổ kinh tế tháng 3/1986 theo giá cũ.

Kế toán ghi sổ như sau: giảm TSCĐ:

1. Nợ TK 85 (85.1), Có TK 01: 760(800 - 40)

2. Nợ TK 02, Có TK (85.1): 289

[289 = (800 x 40%) - (16 + 15)]

Tăn TSCĐ :

3. Nợ TK 01, Có TK 85 (85.1): 580 (610 - 30)

4. Nợ TK 85 (85.1), Có TK 02: 115

[115= (610 x 20%) - (5 + 2)]

5. Ngoài ra phải xác định khoản chênh lệch về số khấu hao cơ bản thực tế đã trích theo nguyên giá cũ từ ngày 1/1/1987 (đã ghi Có TK 86-86.1, Nợ các TK chi phí sản xuất kinh doanh) với số khấu hao cơ bản đã ghi giảm vốn cơ bản (đã ghi Nợ TK 85-85.1, Có TK 02) để điều chỉnh giảm vốn cố định:

Nợ TK 85(85.1) "Vốn cơ bản

Có TK 02 "Khấu hao TSCĐ".

Ví dụ 4: (đơn vị tính 1000đ)

Số khấu hao cơ bản TSCĐ đã trích từ 1/10/1985 đến trước ngày 1/1/1987 là 650 (số luỹ kễ bên Có TK 86.1 trong thời gian trên), trong đó đã ghi giảm vốn cơ bản và tăng hao mòn TSCĐ là 150 (số luỹ kế bên Có TK 02 - đối ứng Nợ TK 85 (85.1) trong thời gian trên).

Kế toán ghi:

Nợ TK 85(85.1), Có TK 02: 500 (650-150)

6/ Xử lý khoản dư nợ tiền vay Ngân hàng về đầu tư xây dựng cơ bản.

Đối với số chênh lệch tăng nguyên giá TSCĐ đầu tư bằng vôn vay Ngân hàng, ngoài việc điều chỉnh tăng TSCĐ và vốn cố định (như đã ghi ở điểm 1) còn phải căn cứ vào mức dư nợ tiền vay Ngân hàng và hệ số tăng nguyen giá giữa giá trị mới đánh giá lại và nguyên giá cũ ghi trên sổ kế toán của TSCĐ đó để tính ra số dư mới và số tăng dư nợ tiền vay Ngân hàng và ghi:

Nợ TK 72: "Thanh toán tiền vay Ngân hàng về XDCB bằng lựi nhuận          và các nguồn vốn khác"

Có TK 94: "Vay dài hạn Ngân hàng".

Ví dụ 5: (đơn vị tính 1000 đ)

TSCĐ đầu tư bằng vốn vay Ngân hàng theo giá cũ ghi trên sổ kế toán (cũng là tổng số tiền vay Ngân hàng) là 30; tính theo giá mới đánh giá lại: 600. Số dư nợ tiền vay ngân hàng tính đến trước ngày 1/1/1987 là 10.

Kế toán ghi: Nợ TK 72, Có TK 94 = 190

[190 = (10 x 600/30) - 10]

III. CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ SAU ĐỢT TỔNG KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ 0 GIỜ 1/10/1985

1/ Soát xét lại TSCĐ, chuyển các tài sản không đủ tiêu chuẩn xuống công cụ lao động thuộc TSLĐ:

Theo Quyết định số 507/ĐTXD ngày 22/7/1986 của Bộ Tài chính về "Chế độ quản lý, khấu hao TSCĐ.." thì tiêu chuẩn quy định cho TSCĐ là: Có giá trị đơn vị từ 10.000 đ trở lên và thời gian sử dụng từ một năm trở lên.

Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, sau khi xác định giá trị mới của TSCĐ (giá đánh giá lại), phải soát xét lại toàn bộ TSCĐ và loại trừ những tài sản không đủ một trong hai điều kiện nói trên (trừ các loại có quy định riêng theo đặc thù của ngành) để chuyển xuống công cụ lao động thuộc TSCĐ. Phòng kế toán phải căn cứ vào "Phiếu kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ", thẻ hoặc sổ TSCĐ để lập bảng kiểm kê những TSCĐ chuyển thành công cụ lao động thuộc TSLĐ. Căn cứ vào sổ tổng hợp của bảng kê để ghi sổ.

a) Nợ TK "Công cụ lao động thuộc TSLĐ"

Có TK 01 "Tài sản cố định" (ghi theo giá trị mới của TSCĐ chuyển thành công cụ lao động); đồng thời là việc chuyển thẻ TSCĐ của những tài sản trên vào hồ sơ lưu trữ và ghi vào sổ theo doĩ công cụ lao động thuộc TSCĐ trong kho hoặc đang dùng.

b) Nợ TK 85-85.1 "Vốn cố định"

Có TK 85-85.2 "Vốn lưu động'" (theo giá trị còn lại thực tế, xác định trong tổng kiểm kê 1/10/1985 tính theo giá trị mới đánh giá lại trừ (-) số KHCB đã trích trong thời gian từ 1/10/1985 đến 1/1/1987 của TSCĐ chuyển thành công cụ lao động thuộc TSLĐ).

c) Nợ TK 02 "Khấu hao TSCĐ"

Có TK 13 "Phân bổ công cụ lao động thuộc TSLĐ" (theo số hao mòn thực tế, xác định trong bảng kiểm kê 1/10/1985 tính theo giá trị mới đánh giá lại và KHCB đã tính trong thời gian từ 1/10/1985 đến 1/1/1987 của TSCĐ chuyển thành công cụ lao động thuộc TSLĐ).

+ Đối với TSCĐ chuyển thành công cụ lao động loại phân bổ 50%:

- Nếu số hao mòn đã tính nói trên chưa đủ mức phân bổ 50% giá trị công cụ lao động xuất dùng thì phân bổ tiếp cho đủ, ghi:

Nợ các TK chi phí sản xuất  - kinh doanh (hoặc TK 33)

Có TK 13 "Phân bổ công cụ lao động thuộc  TSLĐ'

- Nếu số hao mòn đã tính nói trên lớn hơn mức phân bổ 50% giá trị công cụ lao động xuất dùng thì phải có sổ theo dõi riêng để phân bổ hết giá trị còn lại khi báo hỏng.

+ Đối với TSCĐ chuyển thành công cụ lao động loại phân bổ dần, thì ngoài các bút toán a, c nói trên còn phải ghi:

- Nợ TK 33 "Chi phí chờ phân bổ"

Có TK 12 "Công cụ lao động thuộc TSLĐ" (theo giá trị mới của TSCĐ chuyển thành công cụ lao động thuộc TSLĐ loại phân bổ dần).

- Nợ TK 13 "Phân bổ công cụ lao động thuộc TSLĐ"

Có TK 33 "Chi phí chờ phân bổ" (theo số hao mòn thực tế xác định trong tông kiểm kê 1/10/1985 tính theo giá trị mới đánh giá lại của TSCĐ chuyển thành công cụ lao động thuộc TSLĐ loại phân bổ dần).

2/ Chấn chỉnh lại hồ sơ, chứng từ, sổ sách về quản lý và hạch toán tài sản cố định:

+ Hoàn chỉnh các hồ sơ về kỹ thuật gồm: các bản vẽ thiết kế, bản chỉ dẫn tính năng tác dụng, cách sử dụng, vận hành...

+ Hoàn chỉnh các hồ sơ vè kế toán gồm:

- Lập lại "Thể TSCĐ" mới (thay thế toàn bộ thẻ TSCĐ hiện có) theo giá trị mới đánh giá lại và số hao mòn xác định trong tổng kiểm kê.

- Sưu tầm đủ các hoá đơn, bảng giá dự toán, phiếu ghi nhận TSCĐ, chứng từ sửa chữa lớn, lắp đặt, chạy thử...

Hồ sơ của từng TSCĐ phải sắp xếp riêng và bảo quản theo thứ tự từng loại trong ngăn tủ.

Thẻ TSCĐ phải mở cho từng TSCĐ, ghi đầy đủ các yếu tố cần thiết và sắp xếp trong hòm thẻ theo từng đơn vị quản lý, từng loại TSCĐ và theo tình hình sử dụng (đang dùng trong sản xuất, đang dùng ngoài sản xuất, chưa cần dùng...)

Ngoài ra ở mỗi đơn vị quản lý phải có sổ TSCĐ để theo dõi tình hình tăng giảm, sửa chữa và sử dụng TSCĐ tại đơn vị mình.

3/ Chấn chỉnh việc tính, trích khấu hao TSCĐ:

Theo Quyết định số 507 TC/ĐTXD nói trên của Bộ Tài chính từ 1/1/1987 số khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ được tính theo tỷ lệ mới (theo Quyết định 507 TC/ĐTXD) và giá trị mới đánh giá lại của TSCĐ có trước ngày 1/10/1985 theo Quyết định 150/HĐBT hoặc theo nguyên giá TSCĐ thực tế xây dựng, mua sắm sau ngày 1/10/1985.

Số khấu ha TSCĐ hàng tháng nhất thiết phải được tính cho từng TSCĐ (mà không tính khấu hao chung cho toàn bộ TSCĐ như một số đơn vị đang làm). Cuối mối năm phải tính được số khấu hao đã trích trong năm cho từng TSCĐ để ghi vào "Thẻ TSCĐ" làm cơ sở xác định mức hao mòn và hiệu quả sử dụng của từng TSCĐ.

4/ Chấn chỉnh việc lập báo cáo về số lương, giá trị và tình hình sử dụng TSCĐ:

Các đơn vị phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng chế độ báo cáo kế toán - thống kê về TSCĐ, xa máy, thiết bị... do Tổng cục Thông kê và Bộ Tài chính ban hành cho từng ngành bảo đảm giúp Thủ trưởng các Bộ, Tổng cụ và Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê nắm chắc được tình hình TSCĐ theo Quyết định số 150/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

5/ Mọi việc giải quyết, điều chỉnh số liệu kế toán về TSCĐ nói ở các mục B1, 2, 3, 4, 5, 6 phần II và mục 1 phần III trên đây được thực hiện trong sổ sách kế toán tháng 12/1986 trước khi lập báo cáo quyết toán năm 1986. Nhưng khi phân tích, đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch 1986 thì không được sử dụng các số liệu này.

Thông tư này thi hành từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện các Bộ, Tổng cục, địa phương và cơ sở có gì vớng mắc, đề nghị phản ánh cho Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê để giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Hồ Tế

Nguyễn Lực

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.