Sign In

CHỈ THỊ

Về chiến dịch trừ rầy nâu

      Ngày 12/2/1991, Thường trực UBND Tỉnh đã ra chỉ thị “Công bố dịch rầy nâu” và chỉ đạo một số vấn đề cấp bách cho chiến dịch phòng, trị.

Được chỉ đạo của tỉnh, Thường trực Huyện ủy và UBND các huyện Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú tổ chức họp bàn kế hoạch và tổ chức lực lượng đi triển khai trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sở Nông nghiệp và Chi Cục BVTV tỉnh cũng đã tích cực tổ chức các đội lưu động vừa đi tuyên truyền, phát động, vừa bán thuốc và khoanh vùng dập dịch. Các cửa hàng, trạm BVTV trong toàn tỉnh không ăn tết, mở cửa bán liên tục cho dân.

Sáng 20/2, Thường trực UBND Tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết và trực tiếp chỉ đạo cho UBND, Nông nghiệp và trạm BVTV 10 huyện, thị. Qua đánh giá, đến nay đã có trên 100.000 ha lúa bị nhiễm rầy nâu từ mật độ trung bình đến nặng. Trong đó có gần 50.000 ha đã trị từ 2 đến 4 đợt. Lác đác đã có cháy rầy trên phạm vi trên 50 ha. Chi cục BVTV tỉnh đã đưa ra một lượng thuốc bán cho nông dân có khả năng trị được triên 100.000 lượt ha. Nhờ đó mà ngăn chặn được dịch, chưa xảy ra “cháy rầy” trên diện rộng. Đây là cố gắng rất lớn của ngành Nông nghiệp, của các cấp và bà con nông dân trong việc đề cao cảnh giác, chủ động dự trữ thuốc và đối phó kịp thời; đặc biệt là trong dịp tết.

Nhưng sở dĩ có dịch xảy ra là do nông dân tỉnh ta cũng như cả khu vực đồng bằng sông Cửu long còn sử dụng nhiều giống không còn khả năng kháng rầy như giống MTL 58, IR66, IR19660 và nếp. Đặc biệt MTL 58, nông dân tỉnh ta còn sử dụng trên 80% diện tích trong vụ này. Đây là một nguy cơ khi tình hình có dịch xảy ra, có người không tiếp nhận được thông tin hoặc có nghe mà không nhận dạng được rầy nâu nên không biết cách phòng trị. Một số nơi chánh quyền khoán trắng cho ngành Nông nghiệp hoặc bỏ mặc cho bà con nông dân tự  lo liệu.

Tiếp theo Chỉ thị ngày 12/2, Thường trực UBND Tỉnh chỉ đạo bổ sung một số vấn đề sau đây:

1). “Công bố dịch rầy nâu” và phát động “chiến dịch chống rầy nâu” trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là công tác đột xuất, khẩn cấp, hàng đầu có tính sống còn của tỉnh mà các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị của tỉnh phải được huy động phục vụ.

2). Tháng 12/90, Sở Nông nghiệp đã có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống rầy nâu. Đây là bộ phận chỉ đạo kỹ thuật và tham mưu cho UBND Tỉnh. Thường trực UBND Tỉnh sẽ trực tiếp chỉ huy chiến dịch  này. Cấp huyện, thị xã và xã, phường nơi nào có Ban Chỉ đạo rồi thì bổ sung, nơi nào chưa thì thành lập ngay Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch trực tiếp làm Trưởng ban.

3). Sở Nông nghiệp và Chi Cục BVTV tổ chức 8 đội lưu động (xe, tàu) hoạt động trên các vùng trọng điểm. Mỗi huyện, thị tổ chức từ 1 đến 3 đội. Mỗi xã tối thiểu là 1 đội – xã lớn 2 hoặc 3 đội. Thành phần các đội gồm cán bộ nông nghiệp, BVTV, các đoàn thể, Công an làm nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân hiểu ý nghĩa của chiến dịch, biết nhận dạng và bếit cách trị rầy nâu. Phát hiện thuốc giả để xử lý. Đồng thời các đội tỉnh, huyện còn trực tiếp bán thuốc cho nông dân.

4). Mỗi đội có trang bị máy phóng thanh, chiếu vidéo, đọc và phát các tài liệu do tỉnh cung cấp, cán bộ BVTV trực tiếp đối thoại, hướng dẫn cho nông dân. Các cuộc họp dân như vậy nên tổ chức vào buổi tối. Sử dụng mọi phương tiện tốt nhất mà địa phương có để cho các đội hoạt động thuận lợi như: xuồng, ghe, xe lôi, xe gắn máy, tàu, xe hơi v.v... các đường nước phải tiếp tục bơm nước để phục vụ yêu cầu kỹ thuật cho việc chống rầy.

5). Thuốc trừ rầy nâu được bán theo giá do Sở Nông nghiệp quy định thống nhất trong toàn tỉnh. Nông dân có sổ mua VTNN mới được mua. Ai chưa có sổ thì xã chịu trách  nhiệp lập danh sách cụ thể gởi gấp về tổ Nông nghiệp huyện xin cấp bổ sung và tạm thời bán theo danh sách ấy. Nhưng Chủ tịch xã phải chịu trách nhiệm về việc này. Nông dân có sổ được mua tại tất cả các cửa hàng, trạm, đại lý và người bán phải ghi vào sổ và đóng dấu (hoặc ký tên). Người nào không còn cần hoặc chưa cần mà lợi dụng sổ mua đi bán lại lấy chênh lệch, khi phát hiện được thì chính quyền xã trưng mua lại thuốc với giá bằng 70% giá của tỉnh quy định. Nếu đã bán rồi thì thu lại số tiền chênh lệch của số thuốc đã mua và được dùng làm chi phí cho phong trào chống dịch của xã.

Thuốc do Chi Cục BVTV tỉnh bán tại các cửa hàng, đại lý. Ngoài ra, Chi cục BVTV cũng tạm ứng cho các trạm BVTV huyện về tổ chức bán, thu tiền nộp lại sau. Tỉnh không đưa thuốc cho xã. UBND huyện, thị chịu trách  nhiệm lãnh đạo, kiểm tra trạm BVTV huyện, thị. UBND xã phường theo dõi, kiểm tra các đại lý, xử lý kịp thời các vi phạm nếu có theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của tỉnh đã ban hành. Bắt buộc các đại lý phải niêm yết giá thuốc để nông dân biết. Từng đợt thuốc đưa về đại lý, Chi cục BVTV phải thông báo cho trạm BVTV huyện và UBND xã sở tại biết để kiểm tra đại lý.

6). Đối với số nông dân làm nghề khác có thu  nhập cao hơn, bỏ lúa để rầy nâu trú ẩn, phá hoại, lây lan thì xã lập biên bản, quản lý đất và lúa, tổ chức phun thuốc, bảo vệ và thu hoạch. Sau này, căn cứ vào thái độ người chủ mà có xử lý thỏa đáng.

Đối với người làm năm, ba công lúa, nhưng quá nghèo có đề xuất của các đoàn thể thì UBND huyện cho bán chịu thuốc điể trị, sau thu hoạch trả lại. Nghiêm cấm cán bộ lợi dụng việc này má giải quyết theo tình cảm hoặc người thân. Nếu có bị nhân dân phát hiện thì xử lý theo như dạng cán bộ tham nhũng.

Phú Tân, Phú Châu, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành mỗi huyện trị gá 6o triệu đồng, Thoại Sơn 80 triệu, Long Xuyên, Châu đốc mỗi thị xã 20 triệu. Riêng Tịnh Biên, Tri Tôn tuy diện tích ít, nhưng đồng bào Khơmer đông và rất nghèo, mỗi nơi 40 triệu. Số thuốc này cần đến đâu lấy đến đó. Ủy ban huyện, thị làm đề nghị UB tỉnh duyệt và Chi cục BVTV cấp thuốc qua trạm BVTV huyện, Chủ tịch UBND huyện, thị chịu trách nhiệm phân bổ cho các xã và thu hồi, quyết toán với Chi Cục BVTV tỉnh.

Số thuốc bán chịu khi thu hồi, tỉnh sẽ chiết khấu 500 đồng cho mỗi chai Bassa và mỗi kg Mipcin để cho huyện, xã thù lao cho cán bộ có tham gia việc phân phối và thu hồi. Đối với số bán cho trạm BVTV trả chậm gối đầu, ngoài số huê hồng đang hưởng, riêng đối với 2 loại thuốc vừa kể mỗi thứ được chiết khấu thêm 200 đồng/chai hoặc kg, số tiền này được dùng làm chi phí cho các đội huyện, xã đi lưu động phục vụ chiến dịch.

Toàn bộ số lợi tức trên số thuốc trị rầy nâu được dùng vào phí chống dịch và tài trợ cho dân nghèo.

7). UBND các huyện, thị xã, phường chỉ đạo và tổ chức kiểm tra các bến đò ngang, bến xe tại nơi giáp ranh các tỉnh lân cận, phát hiện và trung mua toàn bộ số thuốc trị rầy nâu mang ra ngoài tỉnh với giá thấp hơn giá hiện hành 30% như thông báo của UB tỉnh ngày 19/2/1991.

Được Chỉ thị này, Thường trực UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai ngay và báo cáo về Thường trực UBND Tỉnh. Riêng tình hình tổ chức chống dịch thì báo cáo hàng ngày về Sở Nông nghiệp.

                                                ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

                                                                                   KT. CHỦ TỊCH

                                                                                  PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

                                                                                          (Đã ký)

 

 

                                                                                  Nguyễn Minh Nhị

 

 

 

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Minh Nhị