• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 22/01/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 25/10/2013
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 09/2005/TT-BLĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày 5 tháng 1 năm 2005

THÔNG TƯ

Hướng dẫn tính năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân trong các công ty

nhà nước theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ

 

Thi hành Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tính năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân như sau:

 

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Phạm vi và đối tượng áp dụng các quy định tại Thông tư này là các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:

1. Công ty nhà nước:

a) Tổng công ty nhà nước:

- Tổng công ty nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003;

- Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con);

- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;

b) Công ty nhà nước độc lập;

2. Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.

Các Tổng công ty, công ty nêu trên được gọi tắt là công ty

II. NGUYÊN TẮC

1. Năng suất lao động bình quân được tính trên cơ sở tổng giá trị hoặc sản phẩm tiêu thụ và số lao động sử dụng của công ty;

2. Tiền lương bình quân được tính trên cơ sở quỹ tiền lương thực hiện hoặc kế hoạch theo đơn giá tiền lương và số lao động sử dụng của công ty;

3. Tiền lương bình quân được điều chỉnh theo mức tăng, giảm của năng suất lao động bình quân. Năng suất lao động bình quân tăng thì tiền lương bình quân tăng, nhưng mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân. Năng suất lao động bình quân giảm thì tiền lương bình quân giảm. Mức giảm thấp nhất bằng mức giảm của năng suất lao động bình quân.

III. TÍNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN

1. Căn cứ để tính năng suất lao động:

a) Tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc lợi nhuận hoặc tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ thực tế của năm trước liền kề hoặc của năm kế hoạch.

Chỉ tiêu tổng doanh thu; tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương); lợi nhuận được tính theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

Chỉ tiêu tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ thực tế được tính theo quy định tại Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Số lao động thực tế sử dụng bình quân được tính theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/TT-BLĐTBXH ngày 07/05/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Số lao động của năm kế hoạch được tính theo quy định tại Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Tính năng suất lao động:

a) Năng suất lao động bình quân tính theo giá trị:

- Năng suất lao động thực hiện bình quân của năm trước liền kề, được tính theo công thức:

 

Wthnt

=

∑ Tthnt hoặc (∑ Tthnt - ∑ Cthnt) hoặc Pthnt

------------------------------------------------

Lttnt

(1)

 

Trong đó:

+ Wthnt: năng suất lao động thực hiện bình quân tính theo giá trị của năm trước liền kề;

+ ∑ Tthnt: Tổng doanh thu thực hiện năm trước liền kề

+ ∑ Cthnt: Tổng chi phí (chưa có lương) thực hiện năm trước liền kề;

+ Pthnt: Lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề

+ Lttnt: Số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm trước liền kề

- Năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch, được tính theo công thức:

 

Wkh

=

∑ Tkh hoặc (∑ Tkh - ∑ Ckh) hoặc Pkh

--------------------------------------------

Lkh

(2)

 

Trong đó:

+ Wkh: năng suất lao động kế hoạch bình quân tính theo giá trị của năm kế hoạch;

+ ∑ Tkh: Tổng doanh thu năm kế hoạch;

+ ∑ Ckh: Tổng chi phí (chưa có lương) năm kế hoạch;

+ Pkh: Lợi nhuận năm kế hoạch;

+ Lkh: Số lao động kế hoạch.

- Năng suất lao động thực hiện bình quân của năm kế hoạch, được tính theo công thức:

 

Wth

=

∑ Tthkh hoặc (∑ Tthkh - ∑ Cthkh) hoặc Pthkh

------------------------------------------------

Lttkh

(3)

 

Trong đó:

+ Wth: năng suất lao động thực hiện bình quân tính theo giá trị của năm kế hoạch;

+ ∑ Tthkh: Tổng doanh thu thực hiện năm kế hoạch;

+ ∑ Cthkt: Tổng chi phí (chưa có lương) thực hiện của năm kế hoạch;

+ Pthkt: Lợi nhuận thực hiện của năm kế hoạch

+ Lttkt: Số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm kế hoạch.

Ví dụ 1: Năm 2003, tổng doanh thu thực hiện của công ty là 24 tỷ đồng, số lao động thực tế sử dụng bình quân là 1.200 người. Năm 2004, tổng doanh thu kế hoạch là 26,8 tỷ đồng, tổng doanh thu thực hiện là 26 tỷ đồng; số lao động kế hoạch là 1.280 người, số lao động thực tế sử dụng bình quân là 1.190 người. Như vậy, năng suất lao động bình quân tính theo giá trị được xác định như sau:

+ Năng suất lao động thực hiện bình quân năm 2003 là:

Wthnt = 24 tỷ đồng/năm : 1.200 người = 0,02 tỷ đồng/năm

+ Năng suất lao động kế hoạch bình quân năm 2004 là:

Wkh = 26,8 tỷ đồng/năm : 1.280 người = 0,0209 tỷ đồng/năm

+ Năng suất lao động thực hiện bình quân năm 2004 là:

Wth= 26 tỷ đồng/năm : 1.190 người = 0,0218 tỷ đồng/năm

b) Năng suất lao động bình quân tính theo sản phẩm:

- Năng suất lao động thực hiện bình quân của năm trước liền kề, được tính theo công thức:

 

Wthnt

=

Qthnt

----------------

Lttnt

(4)

 

Trong đó:

+ Wthnt: Năng suất lao động thực hiện bình quân tính theo sản phẩm của năm trước liền kề;

+ Qthnt: Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ thực tế thực hiện của năm trước liền kề;

+ Lttnt: Số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm trước liền kề.

- Năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch, được tính theo công thức:

 

Wkh

=

Qkh

----------------

Lkh

(5)

 

Trong đó:

+ Wkh: Năng suất lao động kế hoạch bình quân tính theo sản phẩm của năm kế hoạch;

+ Qkh: Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ năm kế hoạch;

+ Lkh: Số lao động kế hoạch.

- Năng suất lao động thực hiện bình quân của năm kế hoạch, được tính theo công thức:

 

Wth

=

Qthkh

----------------

Lthkh

(6)

 

Trong đó:

+ Wth: Năng suất lao động thực hiện bình quân tính theo sản phẩm của năm kế hoạch;

+ Qthkh: Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ thực tế thực hiện của năm kế hoạch;

Lttkh: Số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm kế hoạch.

Ví dụ 2: Năm 2003, tổng sản phẩm tiêu thụ thực tế thực hiện của công ty là 36.000 tấn/năm, số lao động thực tế sử dụng bình quân là 1.200 người. Năm 2004, tổng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch là 40.000 tấn, tổng sản phẩm tiêu thụ thực tế thực hiện là 41.000 tấn; số lao động kế hoạch là 1.280 người, số lao động thực tế sử dụng bình quân là 1.250 người. Như vậy, năng suất lao động bình quân tính theo sản phẩm được xác định như sau:

+ Năng suất lao động thực hiện bình quân năm 2003 là:

Wth = 36.000 tấn : 1.200 người = 30 tấn/năm.

+ Năng suất lao động kế hoạch bình quân năm 2004 là:

Wkh = 40.000 tấn : 1.280 người = 31,25 tấn/năm.

+ Năng suất lao động thực hiện bình quân năm 2004 là:

Wth= 41.000 tấn : 1.250 người = 32,8 tấn/năm

3. Tính mức tăng năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề theo công thức:

 

Iw

=

Wkh

(--------------------------

W thnt

x

100%)

-

100%

(7)

 

Trong đó:

+ Iw: Mức tăng năng suất lao động bình quân (%)

+ Wkhư: Năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch.

+ Wthnt: Năng suất lao động thực hiện bình quân của năm trước liền kề.

Ví dụ 3: Kết hợp ví dụ 1, 2 nói trên, mức tăng năng suất lao động bình quân năm 2004 so với thực hiện năm 2003 là:

+ Mức tăng năng suất lao động bình quân tính theo giá trị là:

 

Iw

=

0,0209 tỷ đồng/năm

(--------------------------

0,02 tỷ đồng/năm

x

100%)

-

100%

=

4,5%

 

+ Mức tăng năng suất lao động bình quân tính theo sản phẩm là:

 

Iw

=

31,25 tấn/năm

(--------------------------

30 tấn/năm

x

100%)

-

100%

=

4,17%

 

IV. TÍNH TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN

1. Căn cứ để tính tiền lương bình quân:

a) Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương của năm trước liền kề hoặc năm kế hoạch được xác định theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Số lao động thực tế sử dụng bình quân được tính theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/TT-BLĐTBXH ngày 07/05/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Số lao động kế hoạch được tính theo quy định tại Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

2. Tính tiền lương bình quân:

a) Tiền lương thực hiện bình quân của năm trước liền kề, được tính theo công thức:

 

TLthnt

=

Vđgthnt

----------------

Lttnt

(8)

 

Trong đó:

- TLthnt: Tiền lương thực hiện bình quân của năm trước liền kề (đồng/người-năm).

- Vđgthnt: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương năm trước liền kề;

- Lttnt: Số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm trước liền kề.

b) Tiền lương kế hoạch bình quân của năm kế hoạch, được xác định theo công thức:

 

TLkh

=

Vđgkh

----------------

Lkh

(9)

 

Trong đó:

- TLkh: Tiền lương kế hoạch bình quân của năm kế hoạch (đồng/người-năm).

- Vđgkh: Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương năm kế hoạch;

- Lkh: Số lao động kế hoạch.

3. Tính mức tăng tiền lương kế hoạch bình quân của năm kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề theo công thức:

 

Itl

=

TLkh

(--------------------------

TLthnt

x

100%)

-

100%

(10)

 

Trong đó:

- Itl: Mức tăng tiền lương bình quân (%);

- TLkh: Tiền lương kế hoạch bình quân của năm kế hoạch;

- TLthnt: Tiền lương thực hiện bình quân của năm trước liền kề.

Ví dụ 4: Năm 2003, quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương của công ty là 18.000 triệu đồng; số lao động thực tế sử dụng bình quân là 1.000 người. Năm 2004, quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá lương là 20.500 triệu đồng; số lao động kế hoạch là 1.120 người. Như vậy, tiền lương bình quân và mức tăng tiền lương bình quân được xác định như sau:

- Tiền lương thực hiện bình quân năm 2003 là:

TLthnt = 18.000 triệu đồng : 1.000 người = 18 triệu đồng/năm.

- Tiền lương kế hoạch bình quân năm 2004 là:

TLkh = 20.500 triệu đồng : 1.120 người tháng = 18,304 triệu đồng/năm

- Mức tăng tiền lương kế hoạch bình quân năm 2004 so với thực hiện năm 2003 là:

 

Itl

=

18,034 triệu đồng

(--------------------------

18 triệu đồng

x

100%)

-

100%

=

1,69%

 

V. ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN THEO MỨC TĂNG, GIẢM NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG

Để bảo đảm mức tăng tiền lương bình quân thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân thì tiền lương bình quân năm kế hoạch để xác định đơn giá tiền lương được điều chỉnh theo mức tăng, giảm năng suất lao động bình quân như sau:

1. Đối với công ty có năng suất lao động kế hoạch bình quân thấp hơn năng suất lao động thực hiện bình quân của năm trước liền kề thì tiền lương kế hoạch bình quân tối đa để xác định đơn giá tiền lương được điều chỉnh theo công thức:

 

 

TLkh

= TLthnt x

Iw + 100%

(---------------)

100%

(11)

 

Trong đó:

- TLkh: Tiền lương kế hoạch bình quân tối đa để xác định đơn giá tiền lương;

- TLthnt: Tiền lương thực hiện bình quân của năm trước liền kề được xác định theo quy định tại tiết a, điểm 2, mục IV của Thông tư này;

- Iw: Mức tăng năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề, được xác định theo quy định tại điểm 3, mục III của Thông tư này.

Ví dụ 6: Năm 2003, năng suất lao động thực hiện bình quân của công ty là 18,5 triệu đồng/năm, tiền lương thực hiện bình quân theo đơn giá là 6 triệu đồng/năm. Năm 2004, năng suất lao động kế hoạch bình quân là 17,5 triệu đồng/năm.

- Mức tăng năng suất lao động kế hoạch bình quân năm 2004 so với thực hiện năm 2003 là:

Iw = (17,5 triệu đồng : 18,5 triệu đồng) x 100% - 100% = - 5,4054%

- Tiền lương kế hoạch bình quân tối đa để xác định đơn giá tiền lương năm 2004 là:

TLkh = 6 triệu đồng/năm x [(- 5,4054% + 100%) : 100%] = 5,676 triệu đồng/năm (hoặc bằng 472.973 đồng/tháng, nếu tính theo tháng).

2. Đối với công ty có năng suất lao động kế hoạch bình quân bằng năng suất lao động thực hiện bình quân của năm trước liền kề thì tiền lương kế hoạch bình quân tối đa để xác định đơn giá tiền lương bằng tiền lương thực hiện bình quân năm trước liền kề.

3. Đối với công ty có năng suất lao động kế hoạch bình quân cao hơn năng suất lao động thực hiện bình quân của năm trước liền kề thì tiền lương kế hoạch bình quân tối đa để xác định đơn giá tiền lương được điều chỉnh theo công thức:

 

TLkh

= TLthnt + TLthnt x

Iw

----------

100%

x 0,8

(12)

 

Trong đó:

- TLkh : Tiền lương kế hoạch bình quân tối đa để xác định đơn giá tiền lương;

- TLthnt: Tiền lương thực hiện bình quân của năm trước liền kề được xác định theo quy định tại tiết a, điểm 2, mục IV của Thông tư này;

- Iw: Mức tăng năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề, được xác định theo quy định tại điểm 3, mục III của Thông tư này.

Ví dụ 7: Năm 2003, năng suất lao động thực hiện bình quân của công ty là 24,6 triệu đồng/năm, tiền lương thực hiện bình quân theo đơn giá là 6,6 triệu đồng/năm. Năm 2004, năng suất lao động kế hoạch bình quân là 26,8 triệu đồng/năm.

- Mức tăng năng suất lao động kế hoạch bình quân năm 2004 so với thực hiện năm 2003 là:

Iw = (26,8 triệu đồng : 24,6 triệu đồng) x 100% - 100% = 8,94%

- Tiền lương kế hoạch bình quân tối đa để xác định đơn giá tiền lương năm 2004 là:

TLkh = 6,6 triệu đồng + [(6,6 triệu đồng x 8,94% x 0,8) : 100%] = 7,072 triệu đồng/năm (hoặc bằng 589.336 đồng/tháng, nếu tính theo tháng)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các công ty tính năng suất lao động bình quân làm cơ sở xác định tiền lương kế hoạch bình quân tính đơn giá tiền lương theo quy định tại Thông tư này;

2. Đối với Quỹ hỗ trợ phát triển, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang áp dụng chế độ tiền lương như công ty nhà nước quy định tại Quyết định số 17/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000, Quyết định số 88/2001/QĐ-TTg ngày 05 tháng 06 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, áp dụng các quy định tại Thông tư này để tính năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân làm cơ sở xác định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương thực hiện;

3. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, được vận dụng các quy định tại Thông tư này;

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư số 06/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tính tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tốc độ tăng tiền lương bình quân trong các doanh nghiệp nhà nước;

5. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các công ty nhà nước phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Hằng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.