QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Về việc ban hành "Quy định tạm thời về công bốhàng hoá phù hợp tiêu chuẩn "
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng Hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số ngày thángnăm 2000 về việc ban hành tạm thời một số quy định hướng dẫn thi hành Pháp lệnhChất lượng Hàng hoá;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chấtlượng;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định tạm thời về công bố hàng hoáphù hợp tiêu chuẩn ".
Điều 2. Tổngcục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các Cơ quan Nhà nước có liên quan tổchức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Đỉều 3. Tổngcục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các tổ chức, cá nhân cóliên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4.Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2001.
Quy định tạm thời
Về công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn
(ban hành kèm theo Quyết định số / 2000/ QĐ- BKHCNMT
ngày / 12/ 2000 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ vàMôi trường)
I. Quy định chung
1.Văn bản này quy định điều kiện, thủ tục công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩntheo các Điều 11,12, và 13 của Pháp lệnh Chất lượng Hàng hoá.
2.Công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn là việc Doanh nghiệp thông báo hàng hoá củamình phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Việccông bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn được tiến hành dựa trên một trong các căncứ dưới đây:
a)kết quả chứng nhận chất lượng hàng hoá của Tổ chức chứng nhận chất lượng về sựphù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn tương ứng;
b)kết quả tự đánh giá của Doanh nghiệp về sự phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩntương ứng.
3.Các phương thức công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn bao gồm:
a)Công bố tự nguyện
Côngbố tự nguyện được thực hiện đối với hàng hoá nói chung, trừ các hàng hoá nói ởđiểm b dưới đây;
b)Công bố bắt buộc
Côngbố bắt buộc được thực hiện đối với:
Hànghoá thuộc "Danh mục hàng hoá phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam" do BộKhoa học Công nghệ và Môi trường quy định;
Hànghoá thuộc "Danh mục hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn ngành" do Bộquản lý chuyên ngành quy định.
4.Hàng hoá thuộc các Danh mục nêu ở điểm 1.3 (b) chỉ được phép lưu thông trên thịtrường sau khi đã được Doanh nghiệp công bố phù hợp tiêu chuẩn.
II. Nội dung và hình thức công bố
1.Nội dung công bố
Nộidung công bố bao gồm các thông tin nêu trong Phụ lục 1
Nhữngthông tin bổ sung nói tại Phụ lục 1 bao gồm:
Tênvà địa chỉ của phòng thử nghiệm đã thử nghiệm mẫu hoặc tổ chức chứng nhận đãchứng nhận cho hàng hoá của Doanh nghiệp;
Việndẫn giấy chứng nhận hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn do các tổ chức nói trên cấp;
Việndẫn giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Doanh nghiệp;
Việndẫn chứng chỉ công nhận phòng thử nghiệm của Doanh nghiệp.
2.Hình thức công bố bao gồm:
a.Bản công bố;
b.Dấu phù hợp tiêu chuẩn;
c.Dấu phù hợp tiêu chuẩn có thể được trình bày trực tiếp trên hàng hoá và/hoặcbao bì hàng hoá, trong catalô hoặc hướng dẫn sử dụng hàng hoá.
3.Hình thức của Dấu phù hợp tiêu chuẩn được quy định tại Tiêu chuẩn Việt nam TCVN5680:2000.
Tuỳtheo kích cỡ hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá, Dấu phù hợp tiêu chuẩn có thể đượcphóng to hoặc thu nhỏ, nhưng phải rõ ràng, dễ thấy và bền vững. Mầu sắc của Dấuphù hợp tiêu chuẩn do Doanh nghiệp tự lựa chọn.
III. Nội dung, trình tự đánh giá và công bố
1.Đánh giá và công bố dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận chất lượng(bên thứ 3):
Trongtrường hợp này, Doanh nghiệp công bố hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn tươngứng sau khi được Tổ chức chứng nhận chất lượng đánh giá và cấp chứng chỉ hànghoá phù hợp với tiêu chuẩn đó.
Việcchứng nhận của Tổ chức chứng nhận được tiến hành theo quy định của Bộ Khoa họcCông nghệ và Môi trường tại một văn bản khác.
2.Đánh giá và công bố dựa trên kết quả tự đánh giá của Doanh nghiệp:
Việctự đánh giá của Doanh nghiệp về sự phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn tươngứng phải dựa trên điều kiện đảm bảo chất lượng hàng hoá của Doanh nghiệp và kếtquả thử nghiệm mẫu điển hình của hàng hoá; và được Doanh nghiệp thực hiện theotrình tự như sau:
2.1Chuẩn bị đánh giá
a)Xây dựng hoặc hoàn thiện Hồ sơ kỹ thuật nêu tại Phụ lục 2 và triển khai cácbiện pháp đảm bảo sự phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn trong quá trình sảnxuất và các quá trình liên quan khác;
b)Xác định khả năng thử nghiệm theo các yêu cầu, chỉ tiêu của tiêu chuẩn tươngứng. Đối với các chỉ tiêu chưa có khả năng tự thử nghiệm, Doanh nghiệp xem xétlựa chọn phòng thử nghiệm có khả năng thử nghiệm các chỉ tiêu này (ưu tiên cácphòng thử nghiệm đã được công nhận);
c)Lập kế hoạch lấy mẫu và thử nghiệm mẫu điển hình theo quy định của tiêu chuẩn;
d)Lập nhóm chuyên gia đánh giá nội bộ, bao gồm những người am hiểu về công nghệsản xuất, chất lượng hàng hoá;
e)Lập kế hoạch đánh giá bao gồm: kế hoạch xem xét đánh giá hệ thống tài liệu kỹthuật và các biện pháp thực hiện đảm bảo phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn.
2.2Tiến hành đánh giá
a)Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng và các biện pháp đảm bảo sự phù hợp theokế hoạch đánh giá đã lập;
b)Tiến hành lấy mẫu và thử nghiệm mẫu theo kế hoạch đánh giá đã lập;
c)Lập hồ sơ đánh giá, bao gồm:
Hồsơ kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hàng hoá;
Kếhoạch đánh giá và thử nghiệm mẫu điển hình;
Cácbáo cáo kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả thử nghiệm mẫuđiển hình;
Báocáo các điểm không phù hợp và hành động khắc phục;
Báocáo tổng hợp kết quả đánh giá;
Kếhoạch giám sát và đảm bảo phù hợp sau công bố;
Giấychứng nhận hệ thống quản lý chất lượng hoặc chứng chỉ công nhận phòng thửnghiệm (nếu có).
Trongtrường hợp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9000,HACCP, GMP, Giải thưởng Chất lượng Việt Nam, Doanh nghiệp không phải thực hiệncác công việc đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng quy định ở điểm 3.2.1 (a,d, e); thay vào đó là hồ sơ chứng nhận và giấy chứng nhận hệ thống quản lý chấtlượng đã được cấp.
2.3.Công bố sự phù hợp
Saukhi đánh giá, nếu hàng hoá được kết luận là phù hợp với tiêu chuẩn, Doanhnghiệp công bố hàng hoá phù hợp theo nội dung và hình thức nêu ở mục 2 của Quyđịnh này.
Trongthời gian 7 ngày kể từ khi chính thức công bố, Doanh nghiệp phải gửi Bản côngbố đến các Cơ quan sau đây:
Chicục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Cơquan đầu mối được các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định nói ở điểm 5.1 dưới đâyđối với hàng hoá đặc thù thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành.
IV. Trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với hàng hoá đã công bố phùhợp tiêu chuẩn
4.1Không được công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn nếu hàng hoá đó chỉ đáp ứng mộtsố quy định của tiêu chuẩn tương ứng, trừ trường hợp có quy định khác của cơquan Nhà nước có thẩm quyền.
4.2Trong quá trình sản xuất hoặc lưu thông hàng hoá, nếu Doanh nghiệp không đảmbảo các điều kiện sản xuất ra hàng hoá phù hợp với nội dung đã công bố hoặchàng hoá được phát hiện không còn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng, thì Doanhnghiệp phải chủ động báo cáo ngay với các cơ quan hữu quan đồng thời tiến hànhcác biện pháp sau:
Đốivới công bố tự nguyện
Tạmngừng việc sử dụng Dấu phù hợp tiêu chuẩn;
Tiếnhành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp.
Đốivới công bố bắt buộc
Tạmngừng việc xuất xưởng và lưu thông các hàng hoá không phù hợp;
Tiếnhành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
4.3Sau khi đã khắc phục sự không phù hợp, Doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng Dấuphù hợp tiêu chuẩn và lưu thông hàng hoá bình thường; đồng thời thông báo chocác Cơ quan nói tại điểm 3.2.3.
4.4Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ hồ sơ hàng hoá đã công bố phù hợptiêu chuẩn và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét khi có yêu cầu.
V. Hướng dẫn thực hiện
1.Theo lĩnh vực được phân công tại Nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 củaChính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hànghoá, các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ đạo hoạt động công bố hàng hoá phù hợptiêu chuẩn theo Quy định này; chỉ định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lýhoạt động công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn ở Trung ương và địa phương; thôngbáo danh sách các cơ quan đầu mối này cho các Doanh nghiệp và Bộ Khoa học Côngnghệ và Môi trường.
2.Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan đầu mối ở Trung ươngthuộc các Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn thực hiệnviệc công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn theo Quy định này.
CácChi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện việc quản lý đối với các hànghoá, trừ các hàng hoá đặc thù thuộc phạm vi quản lý của các Bộ quản lý chuyênngành; và phối hợp với các cơ quan đầu mối được chỉ định tại địa phương trongviệc quản lý các hoạt động công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn của Doanhnghiệp.
3.Hàng quý, các cơ quan được chỉ định ở điểm 5.1, 5.2 và 5.3 trong phạm vi tráchnhiệm của mình tổng hợp tình hình thực hiện việc công bố hàng hoá phù hợp tiêuchuẩn để báo cáo cho Bộ quản lý chuyên ngành và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
VI. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
1.Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý viphạm về công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn theo Quy định này và các quy địnhhiện hành khác có liên quan.
6.2Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn,thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
PHỤ LỤC 1
MẪU BẢN CÔNG BỐ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN
CÔNG BỐ HÀNG HOÁ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN
Số .............
Doanh nghiệp (tên Doanh nghiệp)
Địa chỉ .....................................................................................
Điện thoại
Fax, ....................................................................................
E-mail
CÔNG BỐ:
Hàng hoá (tên, kiểu, loại, mã số hàng hoá)
Phù hợp với tiêu chuẩn(số hiệu và tên tiêu chuẩn):
.....................................................................................................................
Thông tin bổ sung (nếuDoanh nghiệp thấy cần thiết):
Mẫu dấu phù hợp tiêu chuẩn ..........,ngày....tháng.....năm......
Đại diện doanh nghiệp
(tên, chức vụ)
PHỤ LỤC 2
HỒ SƠ TÀI LIỆU KỸ THUẬT
Hồ sơ tài liệu kỹ thuật baogồm:
1. Các tiêu chuẩn liênquan trực tiếp đến hàng hoá (tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và tiêuchuẩn khác); các quy định kỹ thuật khác;
2. Bản mô tả chung vềhàng hoá (tính năng, công dụng);
3. Các bản vẽ thiếtkế, chế tạo và sơ đồ các bộ phận cấu thành, cụm chi tiết, chi tiết;
4. Các kết quả tínhtoán thiết kế, nghiên cứu phát triển và thử nghiệm;
5. Quy trình sản xuấtvà kiểm soát chất lượng.