Sign In

NGHỊ ĐỊNH

Về phân công, phân cấp thực hiện các quyn, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước

đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đu tư vào doanh nghiệp

__________________________________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định về phân công, phân cấp thực hiện các quyn, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đu tư vào doanh nghiệp,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phm vi điều chỉnh

Nhà nước đầu tư vn, tài sản vào doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực, khâu then cht, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Nghị định này quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Nghị định bao gồm:

1. Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện theo ủy quyền tại doanh nghiệp.

2. Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào:

a) Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

b) Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.

3. Các cơ quan nhà nước, tchức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các quyn, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm:

a) Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

b) Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

2. Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong đó vốn góp của Nhà nước không quá 50% vốn điều lệ.

3. Vốn góp của Nhà nước là vốn được Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp do một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức kinh tế được Nhà nước giao làm đại diện chủ sở hữu.

4. Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Người đại diện) là cá nhân được chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

5. Công ty thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: Các tổng công ty nhà nước, công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, y ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.

Điều 4. Phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước

1. Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ); phân cấp cho y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); giao cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Người đại diện thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước.

2. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước là doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, được Nhà nước đầu tư vốn điều lệ và quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển giao, có các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ sau:

a) Quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư và vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được giao quản lý;

b) Chỉ định và đánh giá hoạt động của Người đại diện; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định mức lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện tại các doanh nghiệp được giao quản lý;

c) Giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định những nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 20 và Khoản 4 Điều 29 Nghị định này;

d) Báo cáo để Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán tổng thể sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp được giao quản lý;

đ) Báo cáo để Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.

3. Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do các tổ chức khác nhau làm chủ sở hữu thì mỗi tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn tương ứng với phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Chương II

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP THỰC HIỆN CÁC QUYỀN, TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP MÀ NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ LÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

MỤC 1. CÁC QUYỀN, TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Điều 5. Các quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước

1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác.

2. Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ.

3. Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ.

4. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.

5. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển.

6. Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hp đồng vay, cho vay.

7. Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm.

8. Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.

9. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.

10. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của công ty. Đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng công ty.

Điều 6. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước

1. Đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty.

2. Tuân thủ Điều lệ công ty.

3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu nhà nước và tài sản của công ty.

4. Tuân thủ pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay của công ty.

5. Bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của công ty.

6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

MỤC 2. PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP THỰC HIỆN CÁC QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Điều 7. Quyền, trách nhiệm của Chính phủ

1. Quy định về thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể công ty.

2. Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ của các tập đoàn kinh tế nhà nước và các Tổng công ty: Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam. Quy định Điều lệ mẫu của tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng công ty; số lượng thành viên Hội đồng thành viên và Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) công ty.

4. Quy định chế độ quản lý tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; chế độ báo cáo và công khai tài chính của công ty; cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện.

5. Quy định chế độ tuyển dụng; chế độ tiền lương, tiền thưởng của công ty; tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.

6. Quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.

7. Quy định chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao; quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn.

8. Quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty; tiêu chí đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng công ty.

Điều 8. Quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

1. Đối với tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước:

a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản. Phê duyệt Đán thành lập công ty con 100% vốn nhà nước. Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác;

b) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động;

c) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên;

d) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.

2. Phê duyệt Đán thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

3. Phê duyệt chủ trương thành lập công ty con 100% vốn nhà nước của tổng công ty nhà nước, công ty thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo đề nghị của Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (bao gồm cả Đề án của tập đoàn kinh tế nhà nước) theo đề nghị của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty.

Điều 9. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Bộ quản lý ngành là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên tại tập đoàn kinh tế nhà nước, có các quyền, trách nhiệm sau đây:

a) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vn nhà nước; chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác;

b) Trình Chính phủ ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ;

c) Đnghị Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ;

d) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên;

đ) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm;

e) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên chuyên ngành và trả lương cho chức danh Kiểm soát viên chuyên ngành;

g) Phê duyệt danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm và thông báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát;

h) Phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của tập đoàn kinh tế nhà nước tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;

i) Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ tập đoàn; phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của tập đoàn kinh tế nhà nước và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận;

k) Quyết định lương của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên chuyên ngành, quỹ lương hằng năm của Hội đồng thành viên sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

l) Chấp thuận để Hội đồng thành viên phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ;

m) Đnghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới tập đoàn kinh tế nhà nước;

n) Thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của tập đoàn kinh tế nhà nước. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước. Đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên ngành, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước.

2. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công ty thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh đối với công ty quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này sau khi trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án. Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác;

b) Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ. Trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của các tổng công ty nhà nước nêu tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này;

c) Tổ chức thực hiện sắp xếp, đổi mới các công ty sau khi trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể;

d) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty. Đối với công ty thuộc Bộ thì phải thỏa thuận với Bộ Tài chính;

đ) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên và trả lương cho chức danh Kiểm soát viên;

e) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm và thông báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát;

g) Phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của công ty tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;

h) Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty; phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của công ty và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận;

i) Quyết định lương của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên do mình bổ nhiệm; quỹ lương hằng năm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

k) Chấp thuận để Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ;

l) Thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành công ty.

Điều 10. Quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Trình Chính phủ quy định chế độ quản lý tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; chế độ quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; chế độ báo cáo và công khai tài chính; cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện.

2. Trình Chính phủ quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty; cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.

3. Trình Chính phủ quy định chuyển công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty cổ phần.

4. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của tập đoàn kinh tế nhà nước; thỏa thuận về vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ đối với công ty thuộc Bộ quản lý ngành.

5. Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện Kế toán trưởng.

6. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Kiểm soát viên tài chính tại tập đoàn kinh tế nhà nước và trả lương đối với chức danh này.

7. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao, về tình hình tài chính các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong phạm vi toàn quốc. Xem xét cụ thể báo cáo tài chính của tập đoàn kinh tế nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Phối hp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

8. Căn cứ quy định và kế hoạch vay nợ nước ngoài đã được phê duyệt, thẩm định và chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài của tập đoàn kinh tế nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác.

9. Có ý kiến đối vi các vấn đề quy định tại Điểm a, d Khoản 1, Khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này.

10. Có ý kiến với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn tại doanh nghiệp khác, việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước.

Điều 11. Quyền, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Trình Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu (trừ quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này), giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; quy định Điều lệ mẫu của tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2. Trình Chính phủ quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

3. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

4. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với tập đoàn kinh tế nhà nước.

5. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của tập đoàn kinh tế nhà nước.

6. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong phạm vi toàn quốc. Phối hp với Bộ quản lý ngành, y ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.

7. Có ý kiến đối với các vấn đề quy định tại Điểm a, b Khoản 1, Khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này.

8. Có ý kiến với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn tại doanh nghiệp khác, việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước.

Điều 12. Quyền, trách nhiệm của Bộ Nội vụ

1. Trình Chính phủ quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật và tiêu chí đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng công ty; số lượng thành viên Hội đồng thành viên và Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) công ty.

2. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên của tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

3. Có ý kiến đối với các vấn đề quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này.

4. Phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước.

Điều 13. Quyền, trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Trình Chính phủ quy định chế độ tuyển dụng; chế độ tiền lương, tiền thưởng của công ty; tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kim soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.

2. Phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty.

3. Có ý kiến thỏa thuận đối với vấn đề quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 9 Nghị định này; có ý kiến đối với các vấn đề quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này.

Điều 14. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty

Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty là đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty, có các quyền, trách nhiệm sau đây:

1. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của công ty sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm của công ty và gửi quyết định đến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước), đến Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công ty thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) để tổng hợp, giám sát.

3. Đnghị cấp có thẩm quyền việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.

4. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng công ty.

5. Đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.

6. Quyết định việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của công ty tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết, sau khi đề nghị và được Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương.

7. Cử Người đại diện phần vốn góp của công ty tại doanh nghiệp khác; giao nhiệm vụ cho Người đại diện phần vốn góp của công ty quyết định các nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 20, Khoản 4 Điều 29 Nghị định này.

8. Quyết định hoặc ủy quyền Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định dự án đầu tư, hợp đồng vay, cho vay, mua, bán tài sản trong phạm vi thẩm quyền được quy định tại Điều lệ công ty và các quy định của pháp luật.

9. Đnghị Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài.

10. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương.

11. Quy định các quy chế quản lý nội bộ của công ty. Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

12. Quyết định lương đối với các chức danh do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm.

13. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty.

14. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với công ty con 100% vốn nhà nước:

a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ;

c) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty;

d) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên;

đ) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm;

e) Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty;

g) Phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

15. Thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đán tổng thể.

16. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của chủ sở hữu; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát trin vn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu vviệc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc những trường hp sai phạm khác.

MỤC 3. PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Điều 15. Nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ

1. Bộ Tài chính có nghĩa vụ đầu tư đvốn điều lệ sau khi cấp có thẩm quyền quyết định mức vốn điều lệ đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước và công ty thuộc Bộ quản lý ngành.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty con 100% vốn do mình quyết định thành lập.

Điều 16. Nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ công ty

Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ công ty và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định không đúng thẩm quyền.

Điều 17. Nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác

1. Chủ sở hữu nhà nước có nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty phải quản lý và điều hành công ty bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty.

2. Bộ quản lý ngành phải giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tập đoàn kinh tế nhà nước và công ty thuộc Bộ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty thuộc Ủy ban nhân dân. Trường hợp phát hiện công ty gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu và chỉ đạo công ty có đề án khắc phục và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Tài chính định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về tình hình các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác trong phạm vi toàn quốc.

3. Khi công ty lâm vào tình trạng phá sản, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Hội đng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty thực hiện thủ tục yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Điều 18. Nghĩa vụ trong phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hp đồng vay, cho vay

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu có nghĩa vụ thực hiện đúng thẩm quyền, đúng pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của công ty; giám sát thực hiện các quyết định và phê duyệt của mình.

2. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty phải thực hiện dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của công ty theo đúng chủ trương phê duyệt và quy định của pháp luật.

Điều 19. Nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của công ty

Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu có nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của công ty; bảo đảm để Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Tổng giám đốc (Giám đốc) chủ động quản lý, điều hành có hiệu quả công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Chương III

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP THỰC HIỆN CÁC QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP MÀ NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ

Điều 20. Các quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước

1. Quyết định việc góp vốn, chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và Điu lệ của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm vcác khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà Nhà nước đã góp vào doanh nghiệp.

2. Chỉ định Người đại diện để thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện; đánh giá đối với Người đại diện.

3. Yêu cầu Người đại diện thực hiện các nội dung đã được giao quy định tại Khoản 4 Điều này, trừ trường hợp Điều lệ của doanh nghiệp có quy định khác; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình đầu tư, tài chính, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Chủ sở hữu nhà nước giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định các nội dung sau của doanh nghiệp:

a) Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp;

b) Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của doanh nghiệp;

c) Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

d) Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát. Đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp. Thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp;

đ) Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của doanh nghiệp; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm;

e) Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;

g) Chủ trương mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp; chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

h) Báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức ctức hằng năm;

i) Chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.

5. Yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát trin vn nhà nước tại doanh nghiệp; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Điều 21. Quyền, trách nhiệm của Chính phủ

Quy định các vấn đề sau làm căn cứ hướng dẫn chủ sở hữu vốn nhà nước và Người đại diện trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn vào doanh nghiệp:

1. Quy định về chỉ định, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; tiêu chí đánh giá Người đại diện; đề cử để bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hp đồng với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp.

2. Quy định chế độ quản lý tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; chế độ báo cáo và công khai tài chính của doanh nghiệp; cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện.

3. Quy định chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp và Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.

5. Quy định chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của doanh nghiệp.

6. Quy định tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 22. Quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

1. Quyết định việc nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa.

2. Chấp thuận để Bộ quản lý ngành giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định những nội dung sau đối với tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa:

a) Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ;

b) Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản;

c) Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

d) Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.

3. Phê duyệt Đề án tổng thể về việc nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp chuyển đổi, cổ phần hóa thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 23. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Bộ quản lý ngành thực hiện các quyền, trách nhiệm sau đây đối với tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa:

a) Chỉ định, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện. Đánh giá đối với Người đại diện;

b) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định việc nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa;

c) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định những nội dung sau: Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ; mục tiêu, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản; việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, thời điểm và phương thức huy động vốn, loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm;

d) Chấp thuận để Người đại diện quyết định những nội dung quy định tại Đim d, e, h Khoản 4 Điu 20 Nghị định này; danh mục các dự án đu tư nhóm A, B hằng năm và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hp, giám sát; chủ trương mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ tập đoàn; chủ trương vay nợ nước ngoài của tập đoàn và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định và chấp thuận;

đ) Yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa.

2. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với doanh nghiệp chuyển đổi, cổ phần hóa thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Quyết định việc nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; chỉ định, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện. Đánh giá đối với Người đại diện;

b) Chấp thuận để Người đại diện quyết định những nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định này. Thông báo danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, giám sát. Chấp thuận chủ trương và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận đối với các khoản vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

c) Yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

d) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể về việc nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Điều 24. Quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Trình Chính phủ quy định chế độ quản lý tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; chế độ quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; chế độ báo cáo và công khai tài chính; cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện.

2. Trình Chính phủ quy định tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.

3. Định kỳ hằng năm tổng hp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong phạm vi toàn quốc. Phối hp với các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.

4. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư tại tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa.

5. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc tăng, giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cố phần đã bán của mỗi loại đối với tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa.

6. Đề cử người tham gia Ban Kiểm soát tại các tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa.

7. Căn cứ quy định và kế hoạch vay nợ nước ngoài đã được phê duyệt, thẩm định và chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp theo đề nghị của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Có ý kiến đối với các vấn đề quy định tại Điểm a, b, d Khoản 2, Khoản 3 Điều 22 Nghị định này.

9. Có ý kiến với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết của tập đoàn kinh tế và tổng công ty sau cổ phần hóa.

Điều 25. Quyền, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Trình Chính phủ quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp.

2. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản; chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm đối với tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa.

3. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của tập đoàn kinh tế và tổng công ty sau cổ phần hóa thuộc Bộ quản lý ngành. Phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.

4. Có ý kiến đối với các vấn đề quy định tại Khoản 1, Điểm a, c Khoản 2, Khoản 3 Điều 22 Nghị định này.

5. Có ý kiến với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết của tập đoàn kinh tế và tổng công ty sau cổ phần hóa.

Điều 26. Quyền, trách nhiệm của Bộ Nội vụ

1. Trình Chính phủ quy định về chỉ định, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; tiêu chí đánh giá Người đại diện; đề cử để bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hp đồng, chấm dứt hp đồng với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp.

2. Phối hp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty sau cổ phần hóa.

3. Có ý kiến đối với các vấn đề quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

Điều 27. Quyền, trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Trình Chính phủ quy định chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp và Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chế độ tuyển dụng; thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.

3. Có ý kiến đối với các vấn đề quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

Điều 28. Quyền, trách nhiệm của Người đại diện

Người đại diện được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ được chủ sở hữu nhà nước giao khi quyết định những nội dung nêu tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định này; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.

Chương IV

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP THỰC HIỆN CÁC QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP MÀ NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ KHÔNG QUÁ 50% VỐN ĐIỀU LỆ

Điều 29. Quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước

1. Quyết định việc góp vốn, chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà Nhà nước đã góp vào doanh nghiệp.

2. Chỉ định Người đại diện để thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện tại doanh nghiệp; quyết định lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện; đánh giá đối với Người đại diện.

3. Yêu cầu Người đại diện thực hiện các nội dung đã được giao quy định tại Khoản 4 Điều này, trừ trường hợp Điều lệ của doanh nghiệp có quy định khác; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình đầu tư, tài chính, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Chủ sở hữu nhà nước giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định các nội dung sau của doanh nghiệp:

a) Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp;

b) Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của doanh nghiệp;

c) Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

d) Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát; đề cử để bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp. Thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp;

đ) Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của doanh nghiệp;

e) Chủ trương thành lập công ty con; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện;

g) Chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp;

h) Báo cáo tài chính hằng năm, việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hằng năm của doanh nghiệp.

5. Yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Điều 30. Quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ quy định chế độ quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, làm căn cứ hướng dẫn chủ sở hữu vốn nhà nước và Người đại diện trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn tại doanh nghiệp.

2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể về việc nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp theo đề nghị của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 31. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ định, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định mức lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện; đánh giá đối với Người đại diện.

2. Giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định những nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 29 Nghị định này.

3. Yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể về việc nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Điều 32. Quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Trình Chính phủ quy định chế độ quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.

3. Có ý kiến đối với vấn đề quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.

Điều 33. Quyền, trách nhiệm của Người đại diện

Người đại diện được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ được chủ sở hữu nhà nước giao khi quyết định những nội dung nêu tại Khoản 4 Điều 29 Nghị định này; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Hiu lc thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2012.

Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước, Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP và các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 35. Trách nhim thi hành và tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính ban hành Quy chế hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hằng năm báo cáo Chính phủ việc thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.

3. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Quy chế giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Chính phủ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng