• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 19/03/1997
  • Ngày hết hiệu lực: 20/10/2012
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 01/CT-NH3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Giang, ngày 19 tháng 3 năm 1997
Chỉ thị

CHỈ THỊ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Về việc tăng cường đấu tranh chống tham nhũng trongngành Ngân hàng

1.Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 114/TTg,Chỉ thị số 368/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chỗnglãng phí, chống buôn lậu, toàn ngành Ngân hàng đã đạt được những kết quả nhấtđịnh, góp phần quan trọng thực hiện các nhiệm vụ công tác lớn trong quá trìnhthực hiện các Pháp lệnh Ngân hàng, từng bước làm trong sạch các tổ chức cáccấp, các đơn vị trong ngành Ngân hàng.

Tuynhiên, kết quả đạt được còn rất hạn chế, chưa cơ bản. Tệ tham nhũng, tiêu cựcvẫn còn xảy ra, cơ nơi, có việc nghiêm trọng, làm cho quần chúng bất bình, ảnhhưởng đến uy tín của ngành.

Nhữngtồn tại nói trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ quannhư sau:

-Về nhận thức, nhiều cán bộ lãnh đạo chưa quán triệt sâu sắc nội dung các Nghịquyết, Chỉ thị của Đảng và Chính phủ về công tác này.

Tháiđộ bàng quan, chiếu lệ còn tồn tại ở một số đơn vị Ngân hàng dẫn đến bị độngtrong việc xây dựng và thực hiện chương trình hành động chống tham nhũng.

-Thiếu các biện pháp cụ thể để thực hiện tốt công tác này; chậm phát hiện xử lýcác vụ việc tham nhũng, tiêu cực; việc xử lý cán bộ có sai phạm ở nhiều đơn vịchưa nghiêm túc.

-Tổ chức Đảng, Đoàn thể các cấp chưa quan tâm chỉ đạo, còn đứng ngoài cuộc.

-Hoạt động của Ban chỉ đạo trong thời gian qua chưa thường xuyên, do các thànhviên Ban chỉ đạo bận xử lý các công việc chuyên môn; tổ chức bộ máy của bộ phậnthường trực Ban chỉ đạo chống tham nhũng toàn ngành chưa được kiện toàn củngcố.

2.Để đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống buôn lậu, chống lãngphí, chống tiêu cực trong ngành Ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầuThủ trưởng các Vụ, Cục ở NHTW, Công ty xí nghiệp trực thuộc NHNN, Giám đốc chinhánh NHNN tỉnh, Thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giámđốc) các TCTD, Tổng Công ty Vàng bạc (dưới đây gọi chung là các đơn vị) khẩn trươngthực hiện các biện pháp sau:

2.1.Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ trong đơn vị.

-Trong quý II/1997, thủ trưởng đơn vị phối hợp với tổ chức Đảng, các tổ chứcquần chúng tổ chức cho cán bộ CNV học tập quán triệt Nghị quyết 14/NQ-TW ngày15-05-1996 của Bộ Chính trị (khoá VII) Chỉ thị số 10/CT-TW, ngày 04-01-1997 củaBộ Chính trị (khoá VIII) về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng; Chỉ thịsố 368/TTg, ngày 22-06-1995 của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm,chỗng lãng phí trong các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể vàdoanh nghiệp Nhà nước.

-Trên cơ sở đó mỗi đơn vị đề ra chương trình hành động cụ thể và có biện pháp tổchức thực hiện.

2.2.Rà soát các văn bản hiện có của ngành, của đơn vị, phát hiện các sở hở chưanhất quán hoặc thiếu đồng bộ, đang gây khó khăn, cản trở cho hoạt động quản lývà kinh doanh, tạo sơ hở cho phát sinh tiêu cực, tham nhũng để sửa đổi, bổ sunghoặc kiến nghị với cấp trên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Đặcbiệt chú trọng đến các lĩnh vực tín dụng, bảo lãnh mở L/C, chấp hành quy địnhvề quản lý ngoại hối, hùn vốn, liên doanh, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản,thu chi tài chính của đơn vị, của ngành. Thời gian thực hiện trong năm 1997.

2.3.Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp lại bộ máy, bố trí đúng cán bộ. Các TCTD cần khẩntrương soát xét và bố trí lại cán bộ nhất là cán bộ tín dụng, cải tiến các thủtục cho vay, chấn chỉnh việc chấp hành các quy định; hoàn thiện các quy trìnhnghiệp vụ; mỗi đơn vị có quy định cụ thể các quy trình công việc, lề lối làmviệc để chống cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu, đòi, nhận hối lộ, lại quả,biếu xén... Thời gian thực hiện trong quý II/1997, Vụ tổ chức cán bộ và Đào tạohướng dẫn thực hiện công việc này.

2.4.Tăng cường công tác kiểm tra hàng ngày ở tất cả các khâu nghiệp vụ, thanh tra,kiểm soát thường xuyên để sớm phát hiện, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, thamnhũng; kết luận xử lý dứt điểm các vụ tiêu cực, tham nhũng làm thất thoát tàisản trong các lĩnh vực nhất là tín dụng, bảo lãnh, hùn vốn, liên doanh, quản lýngoại hối, thu chi tài chính... hoặc những vụ việc trước đây còn tồn đọng chưagiải quyết dứt điểm; xử lý nghiêm minh cán bộ có sai phạm, bất kỳ cán bộ cấpnào, kể cả áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc, hoặc đề nghị truy cứutrách nhiệm hình sự.

Nhữngvụ việc mới phát sinh phải xử lý cơ bản và dứt điểm trong quý II/1997; những vụviệc tồn đọng cũ phải có kế hoạch cụ thể xử lý xong về cơ bản trong năm 1997.

2.5.Nghiêm cấm các cơ quan dùng công quỹ chia cho cá nhân dưới mọi hình thức, hoặcmua quà biếu ngoài quy định, kể cả trong dịp Tết nguyên đán; cấm các cơ quan vàcán bộ công chức nhận quà biếu của cấp dưới, của các doanh nghiệp trong vàngoài nước sai quy định.

2.6.Tổ chức thực hiện việc kê khai nhà, đất và tài sản có giá trị lớn đối với cánbộ trong ngành khi có quy định của Chính phủ.

2.7.Triệt để thực hành tiết kiệm trong các lĩnh vực: mua sắm tài sản, trang thiếtbị nơi làm việc, sử dụng ô tô con, sử dụng điện, điện thoại, FAX sử dụng nhàcông vụ, chi tiêu hội nghị, tiếp khách, đi công tác nước ngoài...

3.Tổ chức thực hiện:

3.1.Trong chương trình làm việc của lãnh đạo đơn vị, vấn đề đấu tranh chống thamnhũng phải được coi là công tác trọng tâm, thường xuyên. Thủ trưởng đơn vị phốihợp với các cấp uỷ Đảng chỉ đạo công tác đấu tranh chống tham nhũng và chịutrách nhiệm nếu để xảy ra tham nhũng ở đơn vị mình.

3.2.Các đơn vị phải có chương trình hành động và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 14và Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị; đề ra các bước tiến hành, xác định thờigian, trọng tâm và phân công người trực tiếp trong từng thành viên Ban chỉ đạo,gửi Ban chỉ đạo chống tham nhũng NHNN (qua thanh tra NHNN trong tháng 4/1997).

3.3.Tiếp tục kiện toàn và tăng cường hoạt động của các Ban chỉ đạo đấu tranh chốngtham nhũng trong ngành Ngân hàng.

-Ban chỉ đạo chống tham nhũng của ngành do Thống đốc NHNN là Trưởng ban, ChánhThanh tra Ngân hàng Nhà nước và Tổng Kiểm soát là Phó trưởng ban, thường trựcBan chỉ đạo. Các thành viên khác gồm Thủ trưởng các đơn vị: Tổ chức Cán bộ vàĐào tạo; Các định chế Tài chính; Kế toán - Tài chính; Tổng kiểm soát; Phát hànhvà kho quỹ; Văn phòng Thống đốc; Quản trị; Quản lý ngoại hối; Tín dụng; Đạidiện Đảng uỷ NHTW, Công đoàn ngành Ngân hàng; Ngân hàng Ngoại thương; Ngân hàngCông thương; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển; Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn; Ngân hàng phục vụ người nghèo; Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương;Tổng Công ty Vàng bạc.

Tạicác Vụ, Cục NHNN, Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, Các TCTD và các chi nhánh,đơn vị cơ sở của TCTD, Các Công ty, Xí nghiệp, Trường học thành lập tiểu Banchỉ đạo chống tham nhũng, do thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm trưởng tiểu ban.Các thành viên khác gồm: Thanh tra (đối với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước), kiểmsoát (đối với TCTD), đại diện Đảng uỷ, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Tổ chứcCán bộ và Thanh tra nhân dân (đối với các đơn vị khác).

3.4.Tăng cường củng cố bộ máy thanh tra, kiểm soát ở các đơn vị, nhất là những nơiđang thiếu cán bộ, để giúp việc chỉ đạo chống tham nhũng, theo dõi kiểm tra đônđốc thực hiện các chủ trương, biện pháp về công tác chống tham nhũng đơn vịmình. Chọn và bố trí cán bộ thanh tra, cán bộ kiểm soát phải đảm bảo đúng tiêuchuẩn quy định.

3.5.Trong quá trình chỉ đạo và thực hiện phải gắn với công tác Đảng, đoàn thể quầnchúng để phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng,chống buôn lậu, phê phán và lên án mọi hành vi tiêu cực; bồi dưỡng, biểu dươngkịp thời người tốt, việc tốt; rà soát lại đội ngũ cán bộ chủ chốt, sắp xếp,điều động hợp lý cán bộ; xử lý nghiêm minh và kiên quyết loại bỏ ra khỏi đơn vịnhững người có hành vi tiêu cực nghiêm trọng hoặc vi phạm nghiêm trọng các quyđịnh.

3.6.Tổ chức đợt tuyên truyền, giáo dục về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,chống tham nhũng, chống buôn lậu trong ngành Ngân hàng. Vụ thông tin Kinh tếnghiệp vụ Ngân hàng hướng dẫn thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục chống thamnhũng.

4.Chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ về NHNN; có chế độsinh hoạt, giao ban chặt chẽ, nền nếp.

Ngày20 hàng tháng và ngày 20 của tháng cuối quý, các đơn vị thuộc NHNN TW, chinhánh NHNN tỉnh, thành phố, các TCTD phải gửi báo cáo ngắn gọn về tình hình vàkết quả đấu tranh chống tham nhũng, chống lãng phí, chống buôn lậu.... (tronghệ thống, của đơn vị mình, hoặc trên từng địa bàn tỉnh, thành phố), về Ban chỉđạo toàn ngành (qua Thanh tra NHNN). Khi có việc đột xuất hoặc nghiêm trọng,phải báo cáo ngay bằng văn bản hoặc trực tiếp báo cáo.

Ngày15 hàng tháng các TCTD hoặc chi nhánh TCTD phải gửi báo cáo ngắn gọn cho Giámđốc chi nhánh NHNN trên địa bàn để tổng hợp chung, gửi báo cáo về NHNN (quaThanh tra Ngân hàng Nhà nước) theo đúng thời gian quy định của Ban chỉ đạochống tham nhũng toàn ngành.

Chỉthị này phải được phố biến quán triệt đến toàn thể căn hộ nhân viên trongngành.

Thanhtra NHNN phối hợp Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo có trách nhiệm giúp Ban chỉ đạochống tham nhũng toàn ngành hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thựchiện chỉ thị này; hàng tháng báo cáo Ban chỉ đạo NHNN về kết quả thực hiện./.

Thống đốc

(Đã ký)

 

Cao Sĩ Kiêm

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.