QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế tiếp nhận Đơn yêu cầu
kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đế sở hữu trí tuệ
_________________________
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH 10 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH 10 ngày 29 tháng 06 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH 11 ngày 24 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 42/2007/QĐ-BTC ngày 04 tháng 06 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc phân công nhiệm vụ thực thi bảo vệ quyền sở hữ trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan cho Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp nhận Đơn yêu cầu kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ Tài chính
- Lãnh đạo Tổng cục Hải quan
- Vụ Pháp chế-Bộ Tài chính
- Như Điều 3
- Website Tổng cục Hải quan
- Lưu VT, Cục ĐTCBL (3 bản).
|
KT TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Vũ Ngọc Anh
|
QUY CHẾ
Tiếp nhận Đơn yêu cầu kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 916/QĐ-TCHQ ngày 31 tháng 03 năm 2008
của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
________________________
Để bảo đảm việc tiếp nhận Đơn yêu cầu kiểm soát hàng hoá xúât khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực Hải quan được thực hiện thống nhất và đúng quy định, Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế tiếp nhận Đơn yêu cầu kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ trong toàn Ngành như sau:
Điều 1. Quy chế này quy định việc cơ quan Hải quan tiếp nhận Đơn yêu cầu kiểm soát hàng hoá xúât khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là Đơn yêu cầu), bao gồm: Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hoá xúât khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ và Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xúât khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan.
1. Tiếp nhận Đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan do người nộp đơn nộp và xuất trình, lập phiếu tiếp nhận hồ sơ (mẫu số 01/SHTT). Khuyến khích người nộp đơn cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cho cơ quan hải quan theo hình thức file điện tử dưới dạng đĩa mềm, đĩa CD,VCD, DVD…
2. Kiểm tra xác định tính hợp lệ, đầy đủ của Đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ, hiện vật do người nộp đơn gửi đến theo quy định.
3. Thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận; không chấp nhận; yêu cầu sửa chữa, bổ sung; huỷ bỏ Đơn yêu cầu trong thời gian quy định. Đối với trừơng hợp Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, việc thông báo phải được thực hiện ngày bằng fax hoặc điện thoại, đồng thời phải gửi bằng văn bản cho người nộp đơn biết.
4. Thực hiện việc chuyển Đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2, Điều 36 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 và lưu giữ hồ sơ, mẫu vật theo quy định.
5. Đề nghị người nộp đơn thường xuyên phối hợp, trao đổi, cung cấp bằng văn bản hoặc trực cho cơ quan Hải quan các thông tin có liên quan đến hàng hoá xuất nhập, nhập khẩu, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái; Hỗ trợ cho cơ quan Hải quan trong công tác trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan thực thi liên quan, cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, tổ chức, trung tâm giám định.
Điều 3. Thẩm quyền tiếp nhận đơn
1. Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) có thẩm quyền tiếp nhận Đơn yêu cầu nếu phạm vi yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữ trí tuệ thuộc địa bàn hoạt động của từ hai (02) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thuộc địa bàn quản lý.
3. Chi cục Hải quan có thẩm quyền tiếp nhận Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 4. Nội dung kiểm tra Đơn yêu cầu.
1. Kiểm tra việc nộp đơn đúng thẩm quyền tiếp nhận đơn của cơ quan Hải quan quy định tại Điều 3 nêu trên.
2. Kiểm tra, đối chiếu giữa bản gốc (nếu có) và bản sao hợp pháp các tài liệu do người nộp đơn nộp và xúât trình cho cơ quan Hải quan nhằm xác định tư cách của người nộp đơn theo quy định của pháp luật bao gồm:
a) Bản gốc hoặc bản sao có xác nhận công chứng và của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các tài liệu được coi là chứng cứ chứng minh chủ thể quyền theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều 24 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006.
b) Trường hợp người nộp đơn là tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, được thừa kế, kế thừa đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tụê, hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền thừa kế đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (trong trường hợp chuyển việc giao đã được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ).
c) Trường hợp người nộp đơn thông qua người đại diện theo uỷ quyền: Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền.
d) trường hợp người nộp đơn thông qua người đại diện theo pháp luật: Các giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
3. Xác định Đơn yêu cầu đã làm theo mẫu quy định (mẫu số 02/SHTT, 03/SHTT) và có đủ thông tin theo yêu cầu.
4. Xác định các tài liệu, mẫu vật, hiện vật (hoặc ảnh chụp) do người nộp đơn cung cấp có đầy đủ xác định hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các tài liệu như sau:
a) Đối với Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
- Bản mô tả chi tiết hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm ảnh chụp (nếu có), các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm bản quyền;
- Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hoá có yêu cầu giám sát;
- Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Phương thức xuất khẩu, nhập khẩu và những thông tin khác liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền (nếu có);
b) Đối với Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữ trí tuệ;
- Danh sách tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá (nếu có):
- Các thông tin dự đoán về thời gian và địa điểm làm thủ tục xuất, nhập khẩu đối với lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Bản mô tả chi tiết, mẫu hàng hoá hoặc ảnh chụo hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Kết quả giám định của các tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ đối với chứng cứ ban đầu.
c) Trường hợp Đơn yêu cầu giám sát, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu đã được chấp nhận, khi người nộp đơn có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan không yêu cầu người nộp đơn phải nộp các tài liệu có liên quan đến việc kiểm tra của cơ quan Hải quan quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Kiểm tra tài kiệu chúng minh đã nộp các khoản đảm bảo theo quy định tại khoản 2, Điều 217, Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH10 đối với trường hợp tiếp nhận Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.
6. Đối với các tài liệu nêu tại điểm a, b, khoản 2. Điều này, sau khi kết thúc việc kiểm tra, cơ quan hải quan có trách nhiệm trả lại người nộp đơn bản gốc (nếu có) và lưu hồ sơ vụ việc bản sao có liên quan.
Điều 5. thời hạn tiếp nhận, kiểm tra đơn.
1.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc trong thời hạn 24 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan trong từng trường hợp cụ thể, cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Đơn yêu cầu có trách nhiệm kiểm tra và thông báo cho người nộp đơn biết việc xem xét, giải quyết Đơn yêu cầu của cơ quan Hải quan theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
2. Đối với Đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ, hiện vật đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì thông báo về việc chấp nhận Đơn yêu cầu cho người nộp đơn biết (mẫu số 04/SHTT).
3. Thông báo cho người nộp đơn biết để yêu cầu sửa chữa, bổ sung Đơn yêu cuầ và nộp cho cơ quan Hải quan (mẫu số 05/SHTT) trong thời hạn theo quy định đối với trường hợp:
a) Các tài liệu, chứng cứ, hiện vật chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 3, Điều 48, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ;
b) Đơn không làm theo mẫu quy định, hoặc không có đủ thông tin theo yêu cầu để cơ quan Hải quan có thể phát hiện hàng hoá giả mạo hoặc hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
4. Thông báo cho người nộp đơn biết về việc không chấp nhận Đơn yêu cầu (mẫu số 06/SHTT) đối với trường hợp:
a) Cơ quan nhận đơn không có thẩm quyền nhận đơn.
b) Có cơ sở khẳng định người nộp đơn không có quyền nộp đơn
c) Đơn có thiếu sót và mặc dù đã được có yêu cầu sửa chữa nhưng ngườ nộp đơn vẫn không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu.
5. Đối với đơn yêu cầu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển đơn yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn biết.
Điều 6. Xử lý Đơn yêu cầu đã được chấp nhận.
1.Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) nơi tiếp nhận đơn thông báo bằng văn bản và chuyển Đơn yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan tới các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Đội kiểm soát trực thuộc cục Đêìu tra chống buôn lậu
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận đơn thông báo bắng văn bản gửi về Tổng cục Hải quan, đồng thời thông báo và chuyển Đơn yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan tới các Chi cục Hải quan: các phòng chức năng có liên quan và Đội kiểm soát trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố để triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát.
3. Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận đơn thông báo bằng vvăn bản gửi về Cục Hải quan tỉnh, thành phố, đồng thời thông báo và chuyển Đơn yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan tới các Đội, Tổ nghiệp vụ, cá nhân có liên quan để triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát.
Điêu 7. Thời hạn hiệu lực của Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên đến sở hữu trí tuệ.
1. Thời hạn hiệu lực của Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định khoản 1, Điều 49, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, ngày 15 tháng 12 năm 2005.
2. Trong thời hạn hiệu lực của Đơn, khi người nộp đơn có thông báo bằng văn bản về việc thu hẹp hoặc mở rộng danh mục hoặc nhóm hàng hoá yêu cầu bảo hộ / thu hẹp hoặc mở rộng phạm vi yêu cầu áp dụng các biện pháp giám sát / gia hạn thời gian có hiệu lực của Đơn yêu cầu thì trong thời gian 30 (ba muơi) ngày kể từ ngày nhận đuợc văn bản của người nộp đơn, cơ quan Hải quan nơi tiếp nhận Đơn yêu cầu ban đầu có trách nhiệm xem xét, thông báo cho người nộp đơn và cho các đơn vị hải quan có liên quan (mẫu số 07/SHTT, số 08/SHTT).
Điều 8. Huỷ bỏ việc áp dụng các biện pháp kiểm soát.
1. Cơ quanHải quan thông báo huỷ bỏ việc áp dụng các biện pháp kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được uỷ quyền theo quy định của Pháp luật của chủ sở hữu quyền có văn bản gửi cơ quanHải quan thông báo về việc thay thế, chấm dứt việc uỷ quyền cho người được uỷ quyền đã nộp đơn ban đầu
- Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được uỷ quyền theo quy định của Pháp luật của chủ sở hữu quyền có văn bản gửi cơ quan Hảiq quan đề nghị chmấ dứt áp dụng các biện pháp kiểm soát của cơ quan Hải quan đối với hàng hoá có yêu cầu bảo hộ.
- Hết thời hạn có hiệu lực của Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, người nộp đơn không có văn bản xin gia hạn.
2. Trong thời gian 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được văn bản của chủ sở hữu quyền, cơ quan Hải quan có trách nhiệm xem xét, thông báo cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, người nộp đơn ban đầu và cho các đơn vị Hải quan có liên quan (mẫu số 09/SHTT).
Điều 9. Lưu trữ và cung cấp hồ sơ.
1. Hồ sơ vụ việc phải lưu trữ tại đơn vị và được bảo quản theo quy định hiện hành. Chỉ cung cấp cho các cơ quan có liên quan khi đã được người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các tài liệu chứng cứ là mẫu vật, hiện vật có liên quan Đơn yêu cầu đã được chấp nhận, đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm niêm phong, lưu giữ đầy đủ, rõ ràng để đảm bảo cho công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 10. Tổ chức thi hành.
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm về việc phối hợp tổ chức và thực hiện quy chế này.
2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong toàn Ngành thực hiện quy chế này.
3. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc triển khai, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện quy chế này./.