THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện chê độ chính sách đối vói chủ phương tiện
có phương tiện được huy động trực tiếp tham gia huấn luyện,
diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
tăng cường cho lực lượng thường trực của Quân đội
và huy động phục vụ cho các nhiệm vụ nói trên
- Căn cứ Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996;
- Căn cứ Điều 18, 19, 21, 26, 27, 29 Nghị định số 39/CP ngày 28 tháng 04 năm 1997 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên;
Liên Bộ Quốc phòng - Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với chủ phương tiện có phương tiện kỹ thuật được huy động trực tiếp tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu; tăng cường cho lực lượng thường trực của Quân đội khi có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, báo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ và huy động để phục vụ cho các nhiệm vụ nói trên như sau:
I- Đối tượng, phạm vi áp dụng
1- Đối tượng:
Chủ phương tiện có phương tiện được huy động trong các trường hợp sau:
1.1- Phương tiện được huy động trực tiếp tham gia huấn luyện, diễn tập kiểm tra và sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
1.2- Phương tiện được huy động tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội theo quy định khoản 2 Điều 18, Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên
1.3- Phương tiện được huy động phục vụ cho các nhiệm vụ nói trên.
2- Phạm vi áp dụng:
Thông tư này hướng dẫn việc thanh toán chi phí sửa chữa, đền bù thiệt hại và bù đắp một phần giá trị sinh lợi cho các chủ phương tiện huy động nói tại điểm 1
II. Điều kiện được hưởng chê độ chính sách
2.1- Phương tiện được huy động theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định và phương tiện được huy động trong trường hợp cẩn thiết ngoài kế hoạch được cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản theo qui định tại Điều 21 - Nghị định 39/CP ngày 28 tháng 04 năm 1997 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên.
2.2- Phương tiện phải đúng loại phương tiện được ghi trong quyết định huy động. Trường hợp thay thế phương tiện phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền ra quyết định huy động và phải thông báo về phương tiện thay thế cho đơn vị trực tiếp nhận phương tiện.
2.3- Phải có biên bản bàn giao tình trạng kỹ thuật của phương tiện tại thời điểm huy động phương tiện của chủ phương tiện và đơn vị nhận phương tiện.
2.4- Phương tiện trong thời gian huy động được sử dụng đúng mục đích; trường hợp phương tiện bị mất, bị tiêu huỷ, bị chìm đắm không có khả năng trục vớt hoặc bị hỏng nặng không có khả năng phục hồi (sau đây gọi chung là bị mất, bị tiêu huỷ), bị hư hỏng phải lập biên bản giữa chủ phương tiện và đơn vị quân đội, địa phương sử dụng phương tiện.
Trường hợp đơn vị quân đội sử dụng phương tiện, biên bản phải được xác nhận của cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
Trường hợp địa phương sử dụng phương tiện, biên bản do ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác nhận đối với phương tiện huy động của xã, phường, thị trấn và huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đối với các phương tiện huy động của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
III- Chế độ, chính sách và thủ tục thanh toán đối với chủ phương tiện
1- Chế độ, chính sách đối với chủ phương tiện trong thời gian huy động:
1.1- Phương tiện bị hư hỏng được sửa chữa, phục hồi tương đương tình trạng khi bắt đầu huy động;
1.2- Phương tiện bị mất, bị tiêu huỷ được bồi thường tương đương mức giá trị còn lại của phương tiện tại thời điểm bắt đầu huy động;
1.3- Chủ phương tiện được bù đắp một phần giá trị sinh lợi của phương tiện.
2- Căn cứ xác định mức chi trả:
2.1- Căn cứ vào biên bản bàn giao tình trạng kỹ thuật của phương tiện giữa chủ phương tiện với đơn vị nhận phương tiện tại thời điểm huy động phương tiện;
2.2- Căn cứ vào hồ sơ đăng kiểm của phương tiện tại lần đăng kiểm hoặc kiểm tra, định kỳ gần nhất;
2.3- Căn cứ hồ sơ kế toán của phương tiện được huy động: nguyên giá; giá trị còn lại (nếu có);
2.4- Căn cứ vào biên bản xác định tình trạng kỹ thuật của phương tiện bị hư hỏng giữa chủ phương tiện (hoặc người điều khiển phương tiện) và đơn vị sử dụng phương tiện hoặc biên bản xác nhận phương tiện bị mất, bị tiêu huỷ theo quy định tại mục 4 phần II của Thông tư này.
3- Phương pháp tính toán mức chi trả:
3.1- Cơ quan huy động phương tiện phải thành lập Hội đồng để xác định mức chi phí sửa chữa hoặc bồi thường và mức bù đắp một phần giá trị sinh lợi của phương tiện được huy động. Thành phần của Hội đồng có ít nhất 5 thành viên bao gồm đại diện của cơ quan huy động phương tiện; đại diện của đơn vị, địa phương sử dụng phương tiện (cơ quan kỹ thuật, cơ quan tài chính); đại diện cơ quan hoặc cá nhân chủ phương tiện và đại diện Sở Tài chính Vật giá do Thủ trưởng cơ quan huy động phương tiện làm Chủ tịch Hội đồng.
Căn cứ hồ sơ, biên bản qui định tại mục 2 nêu trên và hiện trạng phương tiện kỹ thuật, Hội đồng tiến hành xác định mức chi phí sửa chữa, phục hồi hoặc bồi thường (nếu có) và mức bù đắp một phần giá trị sinh lợi.
3.2- Xác định chi phí sửa chữa, phục hồi hoặc bồi thường phương tiện:
Chi phí sửa chữa, phục hồi được Hội đồng xác định trên cơ sở tình trạng của phương tiện trước và sau khi huy động, căn cứ vào biên bản xác định tình trạng kỹ thuật của phương tiện bị hư hỏng (theo qui định tại mục 4 phần II của Thông tư này).
Trường hợp phương tiện bị mất, bị tiêu huỷ, căn cứ vào biên bản xác định phương tiện bị mất, bị tiêu huỷ (theo quy định tại mục 4 phần II của Thông tư này), Hội đồng xác định mức bồi thường tương đương với giá trị còn lại của phương tiện trên sổ sách kế toán hoặc xác định như sau :
( Thời gian sử dụng - Thời gian đã sử dụng)
Giá trị còn lại = Nguyên giá X
Thời gian sử dụng
Trong đó :
Nguyên giá : Giá thị trường của phương tiện cùng loại tại thời điểm huy động phương tiện;
Thời gian sử dụng: Xác định theo quy định tại Điều 15 của Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Thời gian đã sử dụng : Do Hội đồng xác định trên cơ sở báo cáo của chủ phương tiện và tình trạng phương tiện khi huy động.
3.3- Xác định mức bù đắp một phần giá trị sinh lợi của phương tiện:
Chủ phương tiện được bù đắp một phần giá trị sinh lợi của phương tiện tương đương với mức trích khấu hao tối thiểu tài sản cố định quy định tại Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC.Cụ thể:
Mức bù đắp một phần Mức trích khấu hao tối thiểu hàng năm X Số ngày huy động giá trị sinh lợi =
360 ngày
Số ngày huy động : Căn cứ quyết định huy động phương tiện của cấp có thẩm quyền.
Nguyên giá
Mức trích khấu hao tối thiểu hàng năm =____
Thời gian sử dụng
Cách xác định nguyên giá và thời gian sử dụng như qui định tại điểm 3.2 nêu
trên.
4- Thủ tục thanh toán:
4.1- Chi phí sửa chữa, phục hồi phương tiện được thanh toán trên cơ sở mức xác định của Hội đồng và chi phí thực tế sửa chữa phương tiện. Khi phương tiện bị hư hỏng, chủ phương tiện hoặc đơn vị sử dụng phương tiện huy động có trách nhiệm đưa phương tiện đi sửa chữa. Căn cứ hợp đồng sửa chữa phương tiện và hoá đơn tài chính thực tế đã thanh toán, cơ quan tài chính của đơn vị sử dụng phương tiện huy động thanh toán chi phí sửa chữa nhưng cao nhất không quá 10% mức chi phí sửa chữa do Hội đồng xác định. Chậm nhất sau 30 ngày, kể từ khi phương tiện bị hỏng hoặc hết thời hạn huy động phương tiện, đơn vị sử dụng phương tiện phải thanh toán chi phí sửa chữa và bù đắp một phần giá trị sinh lợi cho chủ phương tiện.
4.2- Chi phí bồi thường phương tiện bị mất, bị tiêu huỷ được đơn vị sử dụng phương tiện thanh toán sau khi Hội đồng xác định mức bồi thường. Chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày phương tiện bị mất, bị tiêu huỷ hoặc kể từ ngày hết thời hạn huy động đơn vị sử dụng phương tiện phải thanh toán khoản bồi thường cho chủ phương tiện và khoản bù đắp một phần giá trị sinh lợi của phương tiện.
5. Ngân sách đảm bảo:
5.1- Kinh phí đảm bảo cho việc sửa chữa phương tiện bị hư hỏng, bồi thường phương tiện bị mất, bị tiêu huỷ và bù đắp một phần giá trị sinh lợi cho phương tiện được huy động để phục vụ cho các nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập thuộc ngân sách địa phương.
5.2- Kinh phí đảm bảo cho việc sửa chữa phương tiện bị hư hỏng, bồi thường phương tiện bị mất, bị tiêu huỷ và bù đắp một phần giá trị sinh lợi cho phương tiện được huy động để trực tiếp tham gia huấn luyện, diễn tập, tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội thuộc dự toán ngân sách được giao hàng năm của Bộ Quốc phòng.
5.3- Trường hợp cá nhân của đơn vị quân đội, địa phương sử dụng phương tiện làm mất, tiêu huỷ hoặc hư hỏng phương tiện được huy động trực tiếp tham gia huấn luyện, diễn tập, tăng cường cho lực lượng thường trực của Quân đội và huy động phục vụ cho các nhiệm vụ nói trên thì cá nhân phải tự chịu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành.
5.4- Trường hợp phương tiện được huy động có tham gia bảo hiểm, nếu bị hư hỏng, tiêu huỷ, bị mất trong quá trình tham gia huấn luyện, diễn tập hoặc phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập và thuộc phạm vi bồi thường của cơ quan Bảo hiểm thì đơn vị quân đội, địa phương sử dụng phương tiện có trách nhiệm thế quyền chủ phương tiện nhận khoản tiền bồi thường từ cơ quan Bảo hiểm nộp vào ngân sách nhà nước.
IV. Tổ chức thực hiện
1- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo
2- Trong quá trình tổ chức thực hiện, có gì vướng mắc, các địa phương, đơn vị quân đội kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.