• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 25/11/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 23/09/2007
UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Số: 9424/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vũng Tàu, ngày 25 tháng 11 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

V/v phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa
của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

_______

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

 

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21-6-1994;

Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998;

Căn cứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp ngày 25/6/1996;

Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ Công chức ban hành ngày 26/02/1998 và các Nghị định, Thông tư có liên quan;

Căn cứ Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 về quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp của Chính phủ và các Thông tư có liên quan;

Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Nghị định số 93/1998/NĐ.CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ V/v bổ sung một số điều của Nghị định số 12/CP;

Căn cứ Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03/3/2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 09/1998/NĐ.CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ V/v sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ phường, xã, thị trấn, và các Thông tư khác có liên quan; Căn cứ một số văn bản quy phạm pháp luật khác của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan đến công tác Tổ chức Chính quyền.

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền và Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “Một cửa” số 751/ĐA.TCCQ ngày 11/9/2002 của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và bản “phụ lục các thủ tục hành chính giải quyết theo mô hình một cửa” kèm theo Đề án.

Điều 2: Giao trách nhiệm cho Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án và bản phụ lục kèm theo được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.

 

                                                                                   TM. UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

                                                                                                        CHỦ TỊCH

                                                                      

                                                                                              Nguyễn Tuấn Minh

 

 

 

PHỤ LỤC

CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

GIẢI QUYẾT THEO MÔ HÌNH MỘT CỬA

 

PHẦN I

CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA UBND TỈNH

1. NÂNG BẬC LƯƠNG ĐỐI VỚI CBCC GIỮ CÁC CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO DO UBND TỈNH BỔ NHIỆM TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Thông tư số 45/TCCP-BCTL ngày 11-3-1996 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ V/v hướng dẫn chế độ nâng bậc lương thường xuyên hàng năm đối với CCVC HCSN Đảng, Đảng thể.

2. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN cấp huyện.

3. Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC thuộc các Sở ban ngành tỉnh.

b- Hồ sơ đề nghị gồm có:

1. Công văn đề nghị nâng lương của đơn vị cơ sở và của cơ quan chủ quản (nếu là đơn vị trực thuộc).

2. Quyết định xếp lương hiện hưởng.

c- Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 4 - 6 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

2. NÂNG BẬC LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:

a- Căn cứ pháp lý:

1. Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về việc qui định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp.

2. Thông tư 05/LĐTBXH-TT ngày 22/3/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn nâng bậc lương đối với công nhân viên chức trong các doanh nghiệp.

b- Hồ sơ đề nghị gồm có:

1. Công văn đề nghị nâng lương của đơn vị cơ sở.

2. Quyết định xếp lương hiện hưởng.

3. Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, các chế độ bảo hiểm, lợi nhuận của các cơ quan chức năng.

c. Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 4 - 6 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

3. KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC THẨM QUYỀN UBND TỈNH:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Nghị định số 97/1998/NĐ.CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.

2. Thông tư số 05/1999/TT-TCCP ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 97/1998/NĐ.CP.

3. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 và Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Bản tự kiểm điểm của công chức vi phạm kỷ luật.

2. Biên bản họp kiểm tra của cơ quan, đơn vị sử dụng công chức, trong đó phải có kiến nghị hình thức kỷ luật cụ thể đối với công chức vi phạm kỷ luật.

3. Công văn đề nghị của sở, UBND huyện.

4. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật.

c- Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 10-15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định. Đây là thời gian nghiên cứu hồ sơ để đề xuất thành lập Hội đồng kỷ luật tỉnh.

4. CỬ, CHO PHÉP CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THẨM QUYỀN UBND TỈNH ĐI NƯỚC NGOÀI:

a- Căn cứ pháp lý:

1. Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 3/3/2002 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

2. Quyết định số 3005/2002/QĐ-UB ngày 23/4/2000 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về thẩm quyền quản lý việc xuất cảnh nhập cảnh của CBCCVC Nhà nước thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đề nghị của cơ quan, đơn vị sử dụng CB,CCVC.

2. Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chủ quản (nếu cơ quan, đơn vị sử dụng CB,CCVC là đơn vị trực thuộc).

3. Bản dịch thư mời có xác nhận của cơ quan chức năng hoặc văn bản có liên quan đến mục đích chuyến đi.

4. Văn bản chấp thuận của cấp ủy có thẩm quyền quản lý Đảng viên (nếu là Đảng viên).

5. Ý kiến của Sở Tài chính - Vật giá về kinh phí đối với trường hợp xuất cảnh có sử dụng công quỹ của Nhà nước.

c- Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 4 - 6 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

5. GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC THẨM QUYỀN UBND TỈNH

a- Căn cứ pháp lý:

1. Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 Chính phủ về việc ban hành điều lệ Bảo hiểm xã hội.

2. Nghị định số 93/1998/NĐ.CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ v/v bổ sung một số điều của Nghị định 12/CP.

3. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 và Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN thuộc tỉnh.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn của sở ngành, UBND huyện.

2. Đơn xin nghỉ hưu của CBCCVC (áp dụng đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 93/1998/NĐ.CP hoặc xin nghỉ hưu chờ).

3. Sổ BHXH hoặc hồ sơ chứng minh đầy đủ quá trình tham gia công tác (nếu chưa có Hồ sơ lưu trữ tại Ban TCCQ).

4. Biên bản của Hội đồng giám định y khoa (đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi và đủ điều kiện theo qui định tại NĐ 12/CP).

c- Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 8-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

6. CHO PHÉP MỞ LỚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CBCC NHÀ NƯỚC:

a- Căn cứ pháp lý:

1. Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

2. Thông tư liên tịch số 79/TTLT ngày 19/9/1997 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Quyết định 365/1998/QĐ.UB ngày 31/7/1998 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Qui chế quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đề nghị mở lớp của sở ngành, UBND huyện.

2. Dự trù chi tiết kinh phí mở lớp.

3. Văn bản đã thống nhất với cơ sở đào tạo về chủ trương mở lớp và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.

c- Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 15 - 17 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định (Thời gian này bao gồm thời gian lấy ý kiến của Sở Tài chính - Vật giá).

7. CỬ CBCC NHÀ NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN UBND TỈNH ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TRONG NƯỚC:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Quyết định 365/1998/QĐ.UB ngày 31/7/1998 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Qui chế quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

2. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 và Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN thuộc tỉnh.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đề nghị cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị cơ sở và của cơ quan chủ quản (nếu là đơn vị trực thuộc).

2. Thông báo chiêu sinh hoặc giấy mời, giấy triệu tập của cơ sở tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

c- Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 5 -7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

Ghi chú: Đối tượng cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng phải có trong kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

8. CỬ CBCC THUỘC THẨM QUYỀN UBND TỈNH ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở NƯỚC NGOÀI:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 3/3/2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

2. Quyết định số 3005/2002/QĐ-UB ngày 23/4/2002 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về thẩm quyền quản lý việc xuất cảnh, nhập cảnh của CBCCVC Nhà nước thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

3. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 và Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN thuộc tỉnh.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đề nghị cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị cơ sở và của cơ quan chủ quản (nếu là đơn vị trực thuộc).

2. Thông báo chiêu sinh, thơ mời, giấy triệu tập, giấy báo trúng tuyển.... của cơ quan, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng (bản chính).

3. Bản dịch thư mời, chiêu sinh... (nếu là văn bản bằng tiếng nước ngoài) có chứng nhận của cơ quan có chức năng theo qui định (bản chính).

4. Văn bản chấp thuận của cấp ủy có thẩm quyền quản lý Đảng viên (nếu là Đảng viên).

c- Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 4 -6 ngày , kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

9. THÀNH LẬP, CHIA TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CÓ THU:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.

2. Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp ngày 25/6/1996.

3. Quyết định số 315/QĐ.UBT ngày 1/7/1994 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qui định về việc thống nhất quản lý tổ chức bộ máy và CCVC HCSN.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Tờ trình của sở hoặc UBND huyện.

2. Đề án (Bản chính có đóng dấu giáp lai).

3. Dự thảo Qui chế tổ chức và hoạt động.

4. Văn bản có liên quan của TW và của UBND tỉnh.

c- Thời gian giải quyết tại Ban để trình UBND tỉnh: 30 - 35 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng qui định (Thời gian này bao gồm thời gian lấy ý kiến của Sở, ngành liên quan).

10. THÀNH LẬP KIỆN TOÀN SẮP XẾP LẠI HỘI ĐỒNG, BAN CHỈ ĐẠO... CỦA TỈNH:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.

2. Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp ngày 25/6/1996.

3. Quyết định số 315/QĐ.UBT ngày 1-7-1994 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qui định việc thống nhất quản lý tổ chức bộ máy và CCVC HCSN.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Tờ trình đề nghị của cơ quan, đơn vị có chức năng chính trong Hội đồng, trong đó có đề nghị thành phần tham dự.

2. Văn bản có liên quan của TW và của UBND tỉnh.

c- Thời gian giải quyết tại Ban để trình UBND tỉnh: 10-12 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng quy định. (Thời gian này bao gồm thời gian Ban có công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan cử thành viên tham gia).

11. CHO PHÉP ĐẶT CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, ĐƠN VỊ KINH TẾ TRỰC THUỘC DNNN CỦA TW, TỈNH KHÁC ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:

a- Cơ sở pháp lý :

1. Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ.

2. Nghị định số 38 ngày 28/4/1997 của Chính phủ.

3. Thông tư số 08 BKH/DN ngày 11/6/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đề nghị của DNNN.

2. Quyết định của giám đốc DNNN V/v thành lập Chi nhánh.

3. Giấy tờ hợp pháp về nơi đặt trụ sở của Chi nhánh (bản chính).

4. Quyết định thành lập DNNN (phô tô công chứng).

5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DNNN (phô tô công chứng).

c- Thời gian giải quyết tại Ban để trình UBND tỉnh: 17 - 19 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng quy định (Thời gian này bao gồm thời gian lấy ý kiến của Sở Kế hoạch đầu tư).

12. BỔ SUNG CHỨC NĂNG CHO CÁC CƠ QUAN HCSN, KINH TẾ THUỘC TỈNH:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21-6-1994.

2. Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp ngày 25-6-1996.

3. Nghị định số 50/CP ngày 28-8-1996 của Chính phủ.

4. Nghị định số 38 ngày 28/4/1997 của Chính phủ.

5. Thông tư số 08 BKH/DN ngày 11/6/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b- Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp:

Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đề nghị bổ sung chức năng của cơ quan, đơn vị và của cơ quan chủ quản (nếu là đơn vị trực thuộc).

2. Văn bản qui định có liên quan của TW và UBND tỉnh.

3. Phương án tổ chức hoạt động khả thi đối với chức năng mới cần bổ sung của cơ quan, đơn vị (nếu không có văn bản qui định có liên quan của TW và UBND tỉnh).

+ Thời gian giải quyết tại Ban để trình UBND tỉnh: 10 - 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng qui định.

c- Đối với đơn vị kinh tế:

Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đề nghị bổ sung chức năng của DNNN và Sở quản lý nhà nước trực tiếp đối với DNNN.

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DNNN (phô tô công chứng).

3. Ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đối với ngành nghề bổ sung.

4. Văn bản xác định của Sở Tài chính Vật giá về nguồn và mức vốn của DNNN tương ứng với ngành nghề bổ sung.

5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

+ Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 10-15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng quy định.

13. PHÊ DUYỆT QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP:

a- Cơ sở pháp lý :

1. Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.

2. Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp ngày 25/6/1996.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn của sở ngành, UBND huyện.

2. Bản dự thảo Qui chế tổ chức và hoạt động của cơ quan.

3. Văn bản của TW, UBND tỉnh có liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan đó.

c- Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 30 - 35 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng qui định. (Thời gian này bao gồm thời gian lấy ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp và các Sở chức năng có liên quan).

14. CHO PHÉP LẬP HỘI QUẦN CHÚNG:

Cơ sở pháp lý:

1. Chỉ thị số 01/CT ngày 5/1/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).

2. Công văn số 07/TCCP ngày 6/1/1989 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.

3. Quyết định số 508/1998/QĐ.UB ngày 19/10/1998 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qui định về quản lý tổ chức và hoạt động của Hội quần chúng.

4. Quyết định 1421/QĐ.UB ngày 18/2/2002 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về bổ sung một số điều Quyết định số 508/1998/QĐ.UB.

a- Thủ tục cho phép thành lập Ban vận động thành lập Hội:

Hồ sơ gồm có:

1. Văn bản đề nghị thành lập Ban vận động thành lập Hội.

2. Danh sách trích ngang, sơ yếu lí lịch của những người tham gia Ban vận động.

3. Ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực Hội hoạt động.

4. Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

Thời gian giải quyết tại Ban để trình UBND tỉnh: 5 - 7 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng qui định.

b- Thủ tục cho phép thành lập Hội:

+ Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đề nghị cho phép thành lập Hội của Ban vận động.

2. Danh sách và đơn xin tự nguyện gia nhập Hội viên.

3. Danh sách và sơ yếu lý lịch của những người dự kiến vào Ban Chấp hành, Ban thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội.

4. Chương trình, kế hoạch của Hội.

5. Dự thảo Điều lệ.

6. Giấy tờ hợp pháp về trụ sở, tài sản cho hoạt động của Hội khi được thành lập.

Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 12-15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng qui định.

c- Thủ tục cho phép tổ chức Đại hội:

Hồ sơ gồm có :

1. Báo cáo hoạt động của Ban vận dộng, danh sách dự kiến vào Ban chấp hành, Ban thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội và các dự thảo văn kiện khác liên quan đến tổ chức Đại hội.

2. Báo cáo nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức Đại hội.

Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 5 - 7 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng qui định.

d- Thủ tục công nhận điều lệ, công nhận Ban chấp hành:

Hồ sơ gồm có:

1. Văn bản đề nghị công nhận Điều lệ, công nhận Ban chấp hành của Hội.

2. Điều lệ và Biên bản, Nghị quyết thông qua điều lệ.

3. Danh sách Ban chấp hành và biên bản, nghị quyết về bầu ban chấp hành.

4. Nghị quyết Đại hội.

Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 15-20 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng qui định.

15. THÀNH LẬP, ĐIỀU CHỈNH, CHIA TÁCH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Quyết định số 64/HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với huyện, xã có địa giới hành chính chưa hợp lý.

2. Công văn 2673/UB.TCCQ ngày 7/11/1998 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc hướng dẫn thành lập, điều chỉnh, chia tách đơn vị hành chính cấp xã và thôn, ấp, khu phố.

a- Xin chủ trương:

Hồ sơ gồm có:

1. Tờ trình UBND Xã, Phường, Thị trấn xin chủ trương UBND huyện, Thị xã, Thành phố.

2. Tờ trình UBND huyện, Thị xã, Thành phố xin chủ trương UBND tỉnh.

3. Bản đồ tỉ lệ 1/10.000

4. Đề án.

Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 25 -30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng qui định.

b- Lập thủ tục thành lập, điều chỉnh, chia tách trình Ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Hồ sơ 4 bộ bản chính, gồm:

1. Tờ trình UBND Xã. Phường, Thị trấn đề nghị thành lập, điều chỉnh, chia tách xã, phường, thị trấn.

2. Đề án.

3. Nghị quyết HĐND xã, phường, thị trấn đề nghị thành lập, điều chỉnh, chia tách xã, phường, thị trấn.

4. Biên bản họp dân ở xã, phường, thị trấn được đề nghị thành lập, điều chỉnh, chia tách và các xã, phường, thị trấn có liên quan.

5. Tờ trình UBND huyện, thị xã, thành phố.

6. Nghị quyết HĐND huyện, thị xã, thành phố.

7. Bản đồ tỉ lệ 1/10.000.

Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 10 - 12 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng qui định.

16. THỦ TỤC BẦU CỬ BỔ SUNG THÀNH VIÊN UBND CẤP HUYỆN:

Cơ sở pháp lý :

1. Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.

2. Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp ngày 25/6/1996.

3. Nghị định số 174/CP ngày 29/9/1994 của Chính phủ qui định cơ cấu thành viên UBND và số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp.

a- Thủ tục xin chủ trương trước khi bầu:

Hồ sơ gồm có :

1. Tờ trình đề nghị bầu bổ sung thành viên của UBND huyện.

2. Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bầu bổ sung.

Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 8-10 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng qui định.

b- Thủ tục phê chuẩn:

Hồ sơ gồm có:

1. Tờ trình đề nghị phê chuẩn của UBND Huyện.

2. Biên bản và kết quả bầu cử.

Thời gian xử lý tại Ban để trình UBND tỉnh: 5 - 7 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đúng qui định.

PHẦN II

CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN

1. NÂNG BẬC LƯƠNG ĐỐI VỚI CHUYÊN VIÊN CHÍNH KHÔNG GIỮ CÁC CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO DO UBND TỈNH BỔ NHIỆM TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Thông tư số 45/TCCP-BCTL ngày 11/3/1996 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ v/v hướng dẫn chế độ nâng bậc lương thường xuyên hàng năm đối với CCVC HCSN Đảng, Đảng thể.

2. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN cấp huyện.

3. Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC thuộc các Sở ban ngành tỉnh.

b- Hồ sơ đề nghị gồm có:

1. Công văn đề nghị nâng lương của đơn vị cơ sở và của cơ quan chủ quản (nếu là đơn vị trực thuộc).

2. Quyết định xếp lương hiện hưởng.

c- Thời gian xử lý tại Ban: 4 - 6 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

2. TIẾP NHẬN CÔNG CHỨC TỪ CÁC CƠ QUAN HCSN THUỘC TW, TỈNH KHÁC VÀ TỪ CƠ QUAN ĐẢNG, ĐOÀN THỂ, MẶT TRẬN VÀO CÁC CƠ QUAN HCSN NHÀ NƯỚC THUỘC TỈNH

Cơ sở pháp lý:

1. Pháp lệnh Cán bộ, Công chức.

2. Nghị định số 95/1998/NĐ.CP ngày 20/3/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức.

3. Thông tư số 04/1999/TT-TCCP ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/1998/NĐ.CP của Chính phủ.

4. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 và Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN thuộc tỉnh.

Giải quyết trường hợp này qua 2 giai đoạn:

* Giai đoan 1: Xem xét, tiếp nhận:

a- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan công chức đang công tác (cơ quan cũ) và Bản nhận xét, đánh giá quá trình công tác của Thủ trưởng cơ quan cũ; Công văn đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan chủ quản (nếu cơ quan công chức đang công tác là dơn vị trực thuộc).

2. Công văn đề nghị tiếp nhận của cơ quan mới và của cơ quan chủ quản nếu cơ quan mới là đơn vị trực thuộc (Ghi rõ dự kiến bố trí chức danh tại cơ quan mới).

3. Hồ sơ cá nhân của công chức xin chuyển công tác, gồm :

- Đơn xin chuyển công tác của công chức.

- Sơ yếu lí lịch có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan cũ.

- Các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức danh cần tuyển (bản phô tô có công chứng).

b- Thời gian xử lý tại Ban: 8-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

Giai đoạn 2: Ra quyết định tiếp nhận và điều động:

a- Hồ sơ gồm có :

1. Quyết định điều động công tác của cơ quan có thẩm quyền nơi công chức xin chuyển công tác.

2. Hồ sơ gốc phải có niêm phong của cơ quan cũ, bao gồm:

- Giấy khai sinh hoặc chứng minh thư (bản sao).

- Lý lịch gốc và lí lịch bổ sung hàng năm.

- Các quyết định khen thưởng, kỷ luật.

- Các quyết định thể hiện đầy đủ quá trình lương.

- Bản kiểm điểm cá nhân hàng năm công tác và nhận xét, đánh giá công chức của cơ quan nơi công chức công tác.

- Các hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến quá trình công tác (nếu có).

b- Thời gian xử lý tại Ban: 5 - 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

3. TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀO CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC TỈNH: Thực hiện đối với những trường hợp đã được tuyển dụng vào doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng vũ trang trước ngày 1/04/1993.

Cơ sở pháp lý:

1. Pháp lệnh Cán bộ, Công chức;

2. Nghị định số 95/1998/NĐ.CP ngày 20/3/1998 của Chính phủ về tuyển dụng sử dụng và quản lý cán bộ, công chức.

3. Thông tư số 04/1999/TT-TCCP ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/1998/NĐ.CP của Chính phủ.

4. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 và Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN thuộc tỉnh.

Giải quyết trường hợp này qua 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Xem xét, tiếp nhận:

a- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan đang công tác (cơ quan cũ) và Bản nhận xét, đánh giá quá trình công tác của Thủ trưởng cơ quan cũ; Công văn đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan chủ quản (nếu cơ quan đang công tác là đơn vị trực thuộc).

2. Công văn đề nghị tiếp nhận của cơ quan mới và của cơ quan chủ quản nếu cơ quan mới là đơn vị thuộc (Ghi rõ dự kiến bố trí chức danh tại cơ quan mới).

3. Biên bản họp đánh giá kết quả kiểm tra, sát hạch của Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Hội đồng do cơ quan đề nghị tiếp nhận công chức (cơ quan mới) thành lập.

4. Hồ sơ cá nhân của công chức xin chuyển công tác, gồm:

- Đơn xin chuyển công tác của người được đề nghị tuyển dụng.

- Sơ yếu lí lịch có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan cũ.

- Các văn bằng, chứng chỉ về trinh độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức danh cẩn tuyển (bản phô tô có công chứng).

b- Thời gian xử lý tại Ban: 8 -10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

* Giai đoạn 2: Ra quyết định tiếp nhận và điều động:

a- Hồ sơ gồm có:

1. Quyết định điều động công tác của cơ quan có thẩm quyền của người xin chuyển công tác.

2. Hồ sơ gốc phải có niêm phong của cơ quan cũ, bao gồm:

- Giấy khai sinh hoặc chứng minh thư (bản sao).

- Lý lịch gốc và lí lịch bổ sung hàng năm.

- Các quyết định khen thưởng, kỷ luật.

- Các quyết định thể hiện đầy đủ quá trình lương.

- Bản kiểm điểm cá nhân hàng năm công tác và nhận xét, đánh giá cán bộ của cơ quan cũ.

- Các hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến quá trình công tác (nếu có).

b- Thời gian xử lý tại Ban: 5 - 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

4. ĐIỀU ĐỘNG CÔNG CHỨC GIỮA CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CỦA TỈNH:

Bao gồm điều động công chức từ cơ quan, đơn vị HCSN thuộc sở ngành, huyện này sang cơ quan, đơn vị HCSN thuộc sở ngành, huyện khác và điều động công chức từ đơn vị thuộc Khối sự nghiệp sang đơn vị thuộc Khối quản lý nhà nước trong cùng một sở, huyện.

Cơ sở pháp lý:

1. Pháp lệnh Cán bộ, Công chức

2. Nghị định số 95/1998/NĐ.CP ngày 20/3/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức.

3. Thông tư số 04/1999/TT-TCCP ngày 20/3/1999 củạ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/1998/NĐ.CP của Chính phủ.

4. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 và Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN thuộc tỉnh.

a- Hồ sơ gồm có :

1. Đơn xin chuyển công tác của công chức (Trường hợp công chức có nguyện vọng).

2. Công văn đề nghị tiếp nhận của cơ quan, đơn vị mới trực tiếp sử dụng công chức và công văn của Sở ngành, UBND Huyện (nếu cơ quan mới là đơn vị trực thuộc).

3. Công văn đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan, đơn vị cũ và của sở ngành, Huyện (nếu cơ quan mới là đơn vị trực thuộc).

b- Thời gian xử lý tại Ban: 5 - 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

5. THỎA THUẬN ĐỂ GIÁM ĐỐC SỞ, CHỦ TỊCH UBND HUYỆN RA QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT TỪ HÌNH THỨC HẠ NGẠCH TRỞ LÊN ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHỨC DANH CBCC THEO PHÂN CẤP:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Nghị định số 97/1998/NĐ.CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất dối với công chức.

2. Thông tư số 05/1999ATT-TCCP ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 97/1998/NĐ.CP

3. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 và Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24-1-2002 ban hành Quy định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các cơ quan HCSN.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Bản tự kiểm điểm của công chức vi phạm kỷ luật.

2. Biên bản họp kiểm điểm của cơ quan, đơn vị sử dụng công chức, trong đó phải có kiến nghị hình thức kỷ luật cụ thể đối với công chức vi phạm kỷ luật (loại hổ sơ này áp dụng đối với cơ quan, dơn vị trực thuộc Sở, UBND huyện).

3. Biên bản họp Hội đồng kỷ luật của sở, UBND huyện theo qui định hiện hành.

4. Công văn đề nghị của Sở, UBND huyện.

5. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật.

c- Thời gian xử lý tại Ban: 5 - 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

6. CỬ, CHO PHÉP CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI NƯỚC NGOÀI VÌ VIỆC CÔNG THEO PHÂN CẤP:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 3/3/2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

2. Quyết định số 3005/2002/QĐ.UB ngày 23/4/2002 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về thẩm quyền quản lý việc xuất cảnh, nhập cảnh của CBCCVC Nhà nước thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đề nghị của cơ quan, đơn vị sử dụng CB.CCVC.

2. Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chủ quản (nếu cơ quan, đơn vị sử dụng CB.CCVC là đơn vị trực thuộc).

3. Bản dịch thư mời có xác nhận của cơ quan chức năng hoặc văn bản có liên quan đến mục đích chuyến đi.

4. Văn bản chấp thuận của cấp ủy có thẩm quyền quản lý Đảng viên (nếu là Đảng viên).

5. Ý kiến của Sở Tài chính - Vật giá về kinh phí đối với trường hợp xuất cảnh có sử dụng công quĩ của Nhà nước.

6. Hợp đồng lao động (nếu là viên chức công tác tại DNNN) (bản phô tô có công chứng).

c- Thời gian xử lý tại Ban: 4 - 6 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

7. GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEO PHÂN CẤP:

a- Cơ sỏ pháp lý:

1. Pháp lệnh cán bộ, công chức.

2. Nghị định số 96/1998/NĐ.CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức.

3. Thông tư số 28/1999/TT-BTCCBCP ngày 31/7/1999 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 96/1998/NĐ.CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ.

4. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 và Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đề nghị của cơ quan, đơn vị sử dụng công chức và của cơ quan chủ quản (nếu cơ quan, đơn vị sử dụng công chức là đơn vị trực thuộc).

2. Đơn xin thôi việc của CBCCVC, trong đó có ghi rõ nơi cư trú sau khi thôi việc (áp dụng cho trường hợp tự nguyện xin thôi việc).

c- Thời gian xử lý tại Ban: 6 - 8 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

8. GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC THEO PHÂN CẤP:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội. Nghị định số 93/1998/NĐ.CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ v/v bổ sung một số điều của Nghị định 12/CP.

2. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 và Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN thuộc tỉnh.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn của sở ngành, UBND Huyện.

2. Đơn xin nghỉ hưu của CBCCVC (áp dụng đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 93/1998/NĐ.CP hoặc xin nghỉ hưu chờ).

3. Sổ BHXH hoặc Hồ sơ chứng minh đầy đủ quá trình tham gia công tác (nếu chưa có Hồ sơ lưu trữ tại Ban TCCQ).

4. Biên bản của Hội đồng giám định y khoa (đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi và đủ điều kiện theo qui định tại NĐ 12/CP).

c- Thời gian xử lý tại Ban: 8-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

9. CỬ CBCC ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở NƯỚC NGOÀI THEO PHÂN CẤP:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03/3/2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

2. Quyết định số 3005/2002/QĐ.UB ngày 23/4/2002 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về thẩm quyền quản lý việc xuất cảnh, nhập cảnh của CBCCVC Nhà nước thuộc tỉnh BR- VT.

3. Quyết định số 1415/QĐ.UB ngày 18/2/2002 và Quyết định số 879/QĐ.UB ngày 24/1/2002 ban hành Qui định thẩm quyền quản lý CBCCVC trong các đơn vị HCSN thuộc tỉnh.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Công văn đề nghị cử CBCC đi dào tạo, bồi dưỡng của đơn vị cơ sở và của cơ quan chủ quản (nếu là đơn vị trực thuộc).

2. Thông báo chiêu sinh, thơ mời, giấy triệu tập, giấy báo trúng tuyển .... của cơ quan, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng (bản chính).

3. Bản dịch thư mời, chiêu sinh... (nếu là văn bản bằng tiếng nước ngoài) có chứng nhận của cơ quan có chức năng theo qui định (bản chính).

4. Hợp đồng lao động (nếu là viên chức công tác tại DNNN).

5. Văn bản chấp thuận của cấp ủy có thẩm quyền quản lý Đảng viên (nếu là Đảng viên) Bản phô tô có công chứng.

c- Thời gian xử lý tại Ban: 8-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng qui định.

10. TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ NGHỈ VIỆC CHO CÁN BỘ XÃ TỪ TỈNH, THÀNH KHÁC CHUYỂN ĐẾN:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Nghị định số 09/1998/NĐ.CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ, phường, xã, thị trấn.

2. Thông tư số 99/1998/TT.LT-TCCP-BTC-BLĐTBXH ngày 19/5/1998 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định 09/1998/NĐ.CP của Chính phủ.

3. Công văn số 3297/UB.TCCQ.XDCQ ngày 19/10/1998 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn thi hành Nghị định 09/1998/NĐ.CP của Chính phủ.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Đơn đề nghị chuyển chế độ trợ cấp cán bộ xã già yếu nghỉ việc có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn nơi đương sự có chỗ ở mới hợp pháp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Quyết định hưởng chế độ trợ cấp cán bộ xã già yếu nghỉ việc (phô tô công chứng).

3. Bản sao hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi chuyển đến.

c- Thời gian xử lý tại Ban:

+ 4-6 ngày (đây là thời gian Ban xem xét, có công văn tiếp nhận).

+ 4-6 ngày (tính từ thời điểm nhận được quyết định thuyên chuyển chế độ của địa phương nơi dương sự đang hưởng trợ cấp).

11. CHUYỂN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CÁN BỘ XÃ NGHỈ VIỆC TỪ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN TỈNH, THÀNH KHÁC:

a- Cơ sở pháp lý: Như thủ tục thứ 10.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Đơn đề nghị chuyển chế độ trợ cấp cán bộ xã già yếu nghỉ việc có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn và huyện, thị xã, thành phố.

2. Quyết định hưởng chế độ trợ cấp cán bộ xã già yếu nghỉ việc (phô tô công chứng)

c- Thời gian xử lý tại Ban:

+ 5-7 ngày (đây là thời gian Ban xem xét, có công văn đề nghị các tỉnh khác tiếp nhận).

+ 5-7 ngày (tính từ thời điểm nhận được văn bản tiếp nhận tỉnh khác).

12. GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MỘT LẦN CHO CÁN BỘ XÃ NGHỈ VIỆC:

a- Cơ sở pháp lý: Như thủ tục thứ 10.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Đơn xin nghỉ việc để hưởng chế độ trợ cấp một lần.

2. Công văn đề nghị của UBND Phường, Xã, Thị trấn và Huyện, Thị xã, thành phố.

3. Sơ yếu lí lịch của cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc.

4. Hồ sơ chứng minh thời gian đương sự tham gia công tác hoặc bảng hưởng sinh hoạt phí từ khi tham gia công tác đến khi nghỉ việc để hưởng chế độ trợ cấp một lần.

5. Giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội đối với những người có đóng bảo hiểm xã hội.

c- Thời gian xử lý: 5 -7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng qui định.

13. GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG CHO CÁN BỘ XÃ NGHỈ VIỆC:

a- Cơ sở pháp lý: Như thủ tục thứ 10.

b- Hổ sơ gồm có:

1. Đơn xin nghỉ việc để hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

2. Công văn đề nghị của UBND Phường, Xã, Thị trấn và Huyện, Thị xã, thành phố.

3. Sơ yếu lí lịch của cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc.

4. Hồ sơ chứng minh thời gian đương sự tham gia công tác hoặc bảng hưởng sinh hoạt phí từ khi tham gia công tác đến khi nghỉ việc để hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

5. Giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội đối với những người có đóng bảo hiểm xã hội.

c- Thời gian xử lý: 5 -7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng qui định.

14. XẾP MỨC SINH HOẠT PHÍ ĐỐI VỚI CÁN BỘ PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN THUỘC 4 CHỨC DANH CHUYÊN MÔN:

a- Cơ sở pháp lý: Như thủ tục thứ 10.

b- Hồ sơ gồm có:           

1. Công văn đề nghị của UBND Huyện, Thị xã, Thành phố.

2. Danh sách, trích ngang cán bộ thuộc 4 chức danh chuyên môn.

3. Các văn bằng, chứng chỉ (bản phô tô công chứng).

4. Hợp đồng lao dộng của người được đề nghị.

c- Thời gian xử lý: 5 - 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng qui định.

15. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TRƯỞNG BAN TCCQ:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Luật khiếu nại - tố cáo ngày 02/12/1998 của Chính phủ.

2. Nghị định số 67/1999/NĐ.CP ngày 07/08/1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại - tố cáo.

3. Nghị định số 62/2002/NĐ.CP ngày 14/6/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều cửa Nghị định số 67/1999/NĐ.CP.

b- Điều kiện giải quyết:

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết cuối cùng.

5. Việc khiếu nại chưa được Tòa án thụ lý để giải quyết.

* Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền xác minh giải quyết của Trưởng Ban TCCQ tỉnh nhưng không đủ 5 điều kiện trên thì không thụ lỷ giải quyết; Trưởng Ban TCCQ tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại biết rõ lý do và báo cáo UBND tỉnh biết.

c- Hồ sơ gồm có:

1. Đơn khiếu nại của công dân.

2. Các tài liệu chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có).

d- Thời gian xử lý, giải quyết:

+ Thời hạn thụ lý để giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, đảm bảo đủ điều kiện theo quy định thì Ban có trách nhiệm thụ lý để giải quyết.

+ Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:

- Đối với những vụ việc không phức tạp không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý (tức không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận được đơn).

- Đối với những vụ việc phức tạp không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý (tức không quá 55 ngày, kể từ ngày nhận được đơn).

- Ở vùng sâu, vùng xa: Đối với vụ việc không phức tạp không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết (tức không quá 55 ngày, kể từ ngày nhận được đơn); Đối với vụ việc phức tạp không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết (tức không quá 70 ngày, kể từ ngày nhận được đơn).

+ Thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo:

- Đối với những vụ việc không phức tạp không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý (tức không quá 55 ngày, kể từ ngày nhận được đơn).

- Đối với những vụ việc phức tạp không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý (tức không quá 70 ngày, kể từ ngày nhận được đơn).

- Ở vùng sâu, vùng xa: Đối với vụ việc không phức tạp không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết (tức không quá 70 ngày, kể từ ngày nhận được đơn);

Đối với vụ việc phức tạp không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết (tức không quá 80 ngày, kể từ ngày nhận được đơn).

16. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TRƯỞNG BAN TCCQ:

a- Cơ sở pháp lý:

1. Luật khiếu nại - tố cáo ngày 02/12/1998

2. Nghị    định số 67/1999/NĐ.CP ngày 07/08/1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại - tố cáo.

3. Nghị định số 62/2002/NĐ.CP ngày 14/6/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ.CP.

b- Hồ sơ gồm có:

1. Đơn tố cáo của công dân (có ký tên ghi rõ họ, tên và địa chỉ).

2. Các tài liệu chứng cứ có liên quan đến nội dung tố cáo (nếu có).

c- Thời gian xử lý:

+ Thời hạn thụ lý để giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo thì Ban có trách nhiệm thụ lý để giải quyết.

+ Thời hạn giải quyết tố cáo: không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý (tức không quá 70 ngày, kể từ ngày nhận được đơn). Đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý (tức không quá 100 ngày, kể từ ngày nhận được đơn).  

GHI CHÚ:

Đối với các Thủ tục hành chính từ 1 đến 14:

Thời gian qui định trên là thời gian thụ lý, giải quyết thủ tục tại Ban Tổ chức chính quyền và lấy ý kiến các cơ quan chức năng có liên quan, không bao gồm thời gian cấp trên xem xét, giải quyết và không tính những ngày nghỉ làm việc theo quy định.

Trong trường hợp đặc biệt (thiên tai, khi chuyển trụ sở...), thời gian thụ lý giải quyết quy định trên có thể kéo dài, khi đó Ban tổ chức chính quyền sẽ thông báo để tổ chức và công dân biết.

 

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Tuấn Minh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.