QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre
|
|
1/01/clip_image001.gif" width="157" /> |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật các tổ chức tín dụng ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 4444/TTr-SNN ngày 22 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Giao thông và Vận tải, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 11 năm 2024 và thay thế Quyết định số 30/2020/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy định bồi thường cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh Cảnh
|
1/01/clip_image002.gif" width="68" />UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
|
1/01/clip_image003.gif" width="205" />CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
QUY ĐỊNH
Đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh Bến Tre
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
|
|
1/01/clip_image004.gif" width="183" /> |
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này áp dụng cho việc bồi thường cây trồng, vật nuôi (thủy sản hoặc vật nuôi khác) khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2. Quy định này xác định về mật độ, phương pháp để tính bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
3. Những nội dung không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Người sử dụng đất quy định tại Điều 4 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.
4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại đối với cây trồng và vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi ao, bể là hình thức nuôi thương phẩm các loài thuỷ sản có giá trị với mục đích kinh tế.
2. Vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi trên bãi triều (bao gồm nghêu, sò, hàu...) là hình thức nuôi quảng canh cải tiến, nguồn thức ăn và chế độ chăm sóc quản lý phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của khu vực cồn, bãi ven biển.
3. Vật nuôi là thủy sản được nuôi trong lồng/bè trên sông là hình thức nuôi thủy sản thương phẩm, bè đóng bằng vật liệu thích hợp, neo đậu tại một vị trí theo quy định.
4. Vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến (nuôi tôm sú và một số loài thuỷ sản khác) là hình thức nuôi chủ yếu dựa vào tự nhiên cả về giống lẫn thức ăn nhưng có thả thêm giống ở mật độ thấp hoặc bổ sung thức ăn không thường xuyên.
5. Vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi cá ao truyền thống là hình thức sử dụng diện tích mặt nước ao để cải thiện cuộc sống gia đình có năng suất bình quân 10 tấn/ha/vụ nuôi.
6. Vật nuôi khác bao gồm: gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
Chương II
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Điều 4. Đối với cây trồng
1. Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đối với cây trồng đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng đó tại địa phương và đơn giá bồi thường.
2. Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây. Đối với cây lâu năm là loại cho thu hoạch nhiều lần mà đang trong thời kỳ thu hoạch thì mức bồi thường được tính bằng sản lượng vườn cây còn chưa thu hoạch tương ứng với số năm còn lại trong chu kỳ thu hoạch và đơn giá bồi thường.
3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch, các loại cây giống vườn ươm và cây kiểng thuộc nhóm cây di chuyển được nhưng di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại. Đơn giá bồi thường được tính bằng 50% đơn giá bồi thường đối với cây không di chuyển được.
4. Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
5. Đối với những cây đầu dòng, cây giống gốc, cây quý hiếm, cây kiểng, cây giống mới, cây có tán lớn, gốc to, năng suất cao, cây có thời gian trồng trên 20 năm thì được tính tối đa không quá 200% đơn giá trung bình theo quy định.
6. Đối với những cây trồng nằm trong khu vực xây dựng các tuyến đường, đê bao, điện cao thế phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng thì được tính 100% đơn giá theo quy định.
Điều 5. Đối với vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác mà không thể di chuyển thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm.
2. Vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác tại thời điểm thu hồi đất mà có thể di chuyển được đến nơi khác để tiếp tục nuôi cho đến thu hoạch thì được bồi thường, hỗ trợ chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra.
Điều 6. Trường hợp không được bồi thường về cây trồng, vật nuôi gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác được tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
2. Vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường.
3. Đối với cây hoang dại, cây mọc tự nhiên dạng cây bụi, dây leo không có giá trị không phải do con người gieo trồng thì không thuộc đối tượng tính bồi thường.
4. Cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 8 Điều 81 và điểm a, b, c khoản 1 Điều 82 của Luật Đất đai năm 2024.
Chương III
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỂ TÍNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
Điều 7. Phân loại, mật độ cây trồng để tính bồi thường
1. Vườn trồng cây chuyên canh (chỉ trồng 01 loại cây trồng), có tác động khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, thì bồi thường theo mật độ quy định.
2. Đối với vườn trồng cây lâu năm xen canh thì đơn giá bồi thường được tính theo giá trị của cây trồng chính nhưng không vượt quá mật độ tối đa theo quy định và cộng thêm giá trị của 01 loại cây trồng xen theo số lượng cây trồng thực tế bị thiệt hại nhưng không vượt quá 50% mật độ tối đa của cây trồng xen.
3. Đối với vườn trồng từ 02 loại cây trở lên, không có tác động khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất (vườn tạp), không được đầu tư cải tạo, thì giá trị bồi thường được tính không quá 70% đơn giá cây trồng trung bình cùng loại theo số lượng cây thực tế.
Điều 8. Phương pháp xác định để tính bồi thường thiệt hại cây trồng
1. Đối với cây hàng năm: Đơn giá bồi thường bằng (=) Năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng đó nhân (x) Giá bán trung bình trong 3 năm liền kề trước đó.
2. Đối với cây lâu năm: Mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm được xác định như sau:
a) Đối với cây lâu năm đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (chưa cho trái) thì đơn giá bồi thường được tính bằng (=) Toàn bộ chi phí đầu tư và chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất nhân (x) Hiệu suất sử dụng chi phí.
Trong đó: Hiệu suất sử dụng chi phí bằng (=) Tổng thu dự kiến chia (/) Tổng chi phí sản xuất.
b) Đối với cây lâu năm là cây ăn trái, trong thời kỳ thu hoạch thì mức bồi thường được tính như sau:
Đơn giá bồi thường (đồng/cây) bằng (=) Sản lượng/cây/năm (sản lượng năm cao nhất trong 03 năm trước liền kề) nhân (x) Lợi nhuận/kg sản phẩm nhân (x) Số năm cho thu hoạch còn lại.
Trong đó: để xác định số năm: Phụ lục I, phần V- Mật độ tối đa, vòng đời
c) Đối với cây lâu năm cho thu hoạch một lần: Đơn giá bồi thường bằng (=) Toàn bộ chi phí đầu tư và chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất nhân (x) Hiệu suất sử dụng chi phí.
d) Đối với cây đầu dòng, cây mẹ, vườn đầu dòng được cơ quan có thẩm quyền công nhận, mức giá bồi thường tính tăng thêm nhưng mức tăng tối đa chỉ bằng 200% so với mức bồi thường.
3. Đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 9. Phương pháp xác định để tính bồi thường thiệt hại vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này)
1. Mức bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi ao, bãi triều hoặc nuôi lồng/bè.
Mức bồi thường bằng (=) chi phí thực tế đến thời điểm kiểm kê nhân (x) với hiệu suất sử dụng chi phí trừ (-) giá trị tận thu. Trong đó:
a) Chi phí thực tế đến thời điểm kiểm kê được xác định căn cứ vào thời gian nuôi thực tế tính đến thời điểm kiểm kê (bao gồm chi phí cải tạo ao, mua con giống, thức ăn cho vật nuôi; vật tư, thuốc thú y và công lao động chăm sóc).
b) Hiệu suất sử dụng chi phí bằng (=) giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra chia (/) cho chi phí sản xuất (áp dụng theo nội dung Mục 2, Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này).
c) Giá trị tận thu bằng (=) Sản lượng tận thu nhân (x) với đơn giá bán tận thu. Trong đó: Đơn giá bán sản phẩm tận thu (bán tại ao) lấy tại thời điểm kiểm kê.
Đối với trường hợp nuôi cá ao truyền thống: nếu không thực hiện được theo phương pháp nêu trên thì áp dụng Mục II, Phụ lục II để xác định mức bồi thường cho từng dự án cụ thể.
2. Mức bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến.
Mức bồi thường bằng (=) Năng suất theo loài nhân (x) Diện tích nhân (x) Giá bán tại thời điểm thu hồi.
Trong đó: Năng suất theo loài bằng (=) Năng suất của vụ nuôi cao nhất trong 03 năm liền kề (kg/ha).
3. Mức bồi thường khi di chuyển đối với vật nuôi là thủy sản theo hình thức nuôi ao, bãi triều hoặc nuôi lồng/bè trên sông
Trường hợp di chuyển đến nơi khác trong tỉnh để tiếp tục nuôi thì được bồi thường, hỗ trợ thiệt hại thực tế do phải di chuyển, nuôi tiếp tục.
Mức bồi thường bằng (=) 100% chi phí di chuyển cộng (+) Chi phí cải tạo nơi nuôi mới cộng (+) Mức thiệt hại do phải di chuyển gây ra nhưng không quá 30%.
Trong đó:
a) Chi phí di chuyển: thu hoạch thủy sản, thuê phương tiện di chuyển, bao chứa thủy sản, can rãi (đối với nghêu, sò).
b) Chi phí cải tạo nơi nuôi mới trước khi di chuyển: cấp nước, vôi, hoá chất khử trùng; dây neo, đóng cọc neo, lưới chắn.
c) Mức thiệt hại: thiệt hại do quá trình thu hoạch (kéo lưới, cào nghêu), vận chuyển đến nơi khác mà thuỷ sản ở trong lồng/bè.
4. Hỗ trợ di dời vật nuôi đến địa điểm nuôi mới: Áp dụng theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 7 và điểm b, khoản 1, điều 14 Nghị định 106/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Quy định chuyển tiếp
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu cây trồng, vật nuôi trong việc kiểm đếm, phân loại và xác định mức giá bồi thường cụ thể, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
2. Đối với những dự án, hạng mục đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.