• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 01/06/2013
CHÍNH PHỦ
Số: 32/2013/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Định, ngày 16 tháng 4 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

 Luật Cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu

________________________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn c Luật Cơ yếu ngày 26 tháng 11 năm 2011;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một s điều của Luật Cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điu chỉnh

Nghị định này quy định về một schế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu gồm: tiêu chuẩn vật chất hậu cn; chế độ chăm sóc y tế và chế độ nghỉ; chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu ngh hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu và các chế độ, chính sách khác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này.

2. Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng các chế độ, chính sách quy định tại Khoản 2 Điều 4, Điều 22, Mục IV Danh mục số 01 và các Bảng 13, 14, 15 và 16 Danh mục s04 ban hành kèm theo Nghị định này.

Chương II

TIÊU CHUẨN VẬT CHẤT HẬU CẦN

Điều 3. Tiêu chuẩn ăn của người làm công tác cơ yếu

1. Tiêu chuẩn ăn của người làm công tác cơ yếu đảm nhiệm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thực hiện như sau:

a) Nhiệt lượng khẩu phần ăn, cơ cấu định lượng, tỷ lệ các chất sinh nhiệt được quy định phù hp với nhiệm vụ của từng đối tượng;

b) Mức tiền ăn được tính cao hơn so với tiêu chuẩn ăn của hạ sĩ quan, chiến sĩ bộ binh thuộc Quân đội nhân dân từ 1,3 đến 3,5 lần.

2. Người làm công tác cơ yếu bị thương, ốm đau điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y ăn theo tiêu chuẩn của quân nhân có cùng mức lương ở cùng thời điểm trên địa bàn.

3. Người làm công tác cơ yếu được hưng mức ăn bồi dưỡng khi tham gia huấn luyện, ứng trực chiến đấu, diễn tập, phòng chống lụt bão, thiên tai, hỏa hoạn, tìm kiếm cứu nạn và một số nhiệm vụ khác.

Điều 4. Tiêu chuẩn trang phục của người làm công tác cơ yếu

1. Tiêu chun trang phục của người làm công tác cơ yếu được quy định tại Danh mục s01 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trang phục nghiệp vụ được trang bị cho người làm công tác cơ yếu trực tiếp thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, phục vụ chiến đấu và làm công tác chuyên môn.

Điều 5. Tiêu chuẩn vật chất y tế

1. Tiêu chuẩn vật chất y tế của người làm công tác cơ yếu được quy định tại Danh mục số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Tiêu chuẩn thuốc, bông băng, hóa chất được bảo đảm như tiêu chuẩn của quân nhân tại ngũ có cùng mức lương ở cùng thời điểm.

3. Tiêu chuẩn trang bị, dụng cụ y tế bao gồm:

a) Tiêu chuẩn trang bị, dụng cụ y tế được trang cấp lần đầu và tiêu chuẩn trang bị, dụng cụ y tế được thay thế hàng năm;

b) Tiêu chuẩn trang bị, dụng cụ y tế được trang cấp theo từng loại hình cơ sở y tế trong lực lượng cơ yếu;

c) Trang phục nghiệp vụ y tế.

4. Tiêu chuẩn tạp chí vệ sinh được bảo đảm theo tính chất nhiệm vụ, công việc của người làm công tác cơ yếu từng khu vực, địa bàn công tác khác nhau.

Điều 6. Tiêu chuẩn diện tích ở tập thể, làm việc, nhà ở công vụ, sinh hoạt công cộng và một số công trình phụ trợ khác trong doanh trại

1. Tiêu chuẩn diện tích ở tập thể, làm việc, sinh hoạt công cộng và một số công trình phụ trợ khác trong doanh trại được quy định tại Danh mục số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ cho người làm lãnh đạo trong lực lượng cơ yếu từ cấp Cục, Vụ trở lên do thực hiện chính sách điều động và luân chuyn từ nơi này đến nơi khác chưa có nhà ở, đt ở riêng và có nhu cu nhà đở thì được thuê một căn hộ nhà công vụ với diện tích theo quy định của Luật nhà ở và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Điều 7. Định mức tiêu chuẩn doanh cụ

1. Định mức tiêu chuẩn doanh cụ ca người làm công tác cơ yếu được quy định tại Danh mục số 04 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể về kích thước, mẫu các loại doanh cụ quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 8. Tiêu chuẩn trang bị nhà ăn, nhà bếp và dụng cụ cấp dưỡng

Tiêu chuẩn trang bị nhà ăn, nhà bếp và dụng cụ cấp dưỡng đối với các đơn vị, tổ chức trong lực lượng cơ yếu được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 9. Định mc sử dụng điện năng

1. Định mức sử dụng điện năng của người làm công tác cơ yếu được quy định tại Danh mục số 05 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Các đơn vị, tổ chức thuộc lực lượng cơ yếu đóng trên biển, đảo, đồn biên phòng hoặc trên địa bàn khác mà chưa có nguồn điện từ lưới điện quốc gia thì được trang bị máy phát điện để bảo đảm định mức sử dụng điện năng theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể:

a) Định mức sử dụng điện năng cho việc xuất, nhập, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa niêm cất trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật nghiệp vụ mật mã, phương tiện và phụ tùng phương tiện giao thông tại các kho, khu kỹ thuật;

b) Tiêu chuẩn, trang bị máy phát điện cho các đơn vị, tổ chức thuộc lực lượng cơ yếu quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 10. Định mức sử dụng nưc sạch trong sinh hoạt

1. Định mức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt bảo đảm đủ tiêu chuẩn là 130 lít đến 150 lít nước sinh hoạt cho mỗi người/ngày.

2. Các đơn vị, tổ chức thuộc lực lượng cơ yếu đóng trên địa bàn chưa có nước sạch bảo đảm đủ tiêu chuẩn được trang bị máy móc, thiết bị hoặc đầu tư xây dựng công trình để bảo đảm định mức theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 11. Nguyên tắc xác định tiêu chun vật chất hậu cần đối với người làm công tác cơ yếu

1. Tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với người làm công tác cơ yếu được quy định như sau:

a) Lấy tiêu chuẩn về định lượng làm cơ sở chính;

b) Về giá trị, theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại vật chất và giá từng thời điểm (giá trung bình hàng năm) để tính ngân sách bảo đảm. Những trang thiết bị phải mua bằng ngoại tệ thì tính theo tỷ giá quy đổi ngoại tệ từng thời điểm. Những loại không tính được tiêu chuẩn về lượng thì lấy giá thời điểm ban hành Nghị định này để điều chỉnh theo chỉ số trượt giá hàng năm theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bộ trưng Bộ Quốc phòng điều chỉnh chỉ s trượt giá các định mức, tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với người làm công tác cơ yếu cho phù hợp.

2. Đối với định mức tiêu chuẩn vật chất y tế bảo đảm cho người làm công tác cơ yếu được tính tương đương mức bảo hiểm y tế chi trả cùng thời điểm cộng với yếu tố đặc thù trong lĩnh vực hoạt động của cơ yếu.

3. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính ph sửa đổi, bổ sung Danh mục số 01, Danh mục số 02, Danh mục số 03, Danh mục số 04, Danh mục số 05 ban hành kèm theo Nghị định này.

Chương III

CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC Y TẾ VÀ CHẾ ĐỘ NGHỈ

Điều 12. Chế độ chăm sóc y tế

Người làm công tác cơ yếu được chăm sóc y tế; khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y; khi ốm đau mà xa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuận tiện và được hưởng quyền lợi như quân nhân có cùng mức lương cùng thời điểm trên địa bàn.

Điều 13. Chế độ nghỉ của người làm công tác cơ yếu

1. Người làm công tác cơ yếu được nghỉ phép hàng năm, nghỉ phép đặc biệt, nghỉ các ngày lễ, tết trong năm như đối với quân nhân.

2. Người làm công tác cơ yếu được nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật vlao động.

Chương IV

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU NGHỈ HƯU, CHUYỂN NGÀNH, THÔI VIỆC,

HY SINH, TỪ TRẦN HOẶC CHUYỂN SANG LÀM CÔNG TÁC KHÁC TRONG TỔ CHỨC CƠ YẾU

Điều 14. Chế độ, chính sách đối vi người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu

1. Người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Chế độ trợ cấp một lần đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu trước hạn tuổi theo quy định tại Điều 27 Luật cơ yếu, như sau:

a) Đối tượng được hưởng trợ cấp một lần là người làm công tác cơ yếu thuộc điện dôi dư do thay đi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

b) Chế độ trợ cấp một lần được hưởng, gồm:

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mi năm nghỉ hưu trước hạn tuổi;

- Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác; từ năm thứ 21 trđi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 (một nửa) tháng tiền lương.

Điều 15. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu chuyển ngành

1. Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị của Nhà nước) được hưởng quyền lợi như sau:

a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; đào tạo, bồi đưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm;

b) Được miễn thi tuyển, nếu chuyển ngành về cơ quan, đơn vị cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả tuyển dụng khi thi tuyển hoặc xét tuyển công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về tuyn dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước;

d) Được xếp lương phù hợp với công việc mới đm nhiệm. Trường hợp hệ số lương mới thấp hơn hệ số lương của người làm công tác cơ yếu đã được hưởng tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số lương tại thời điểm chuyển ngành so với hệ số lương mới trong thời gian tối thiu là 18 tháng, do người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, quyết định cho phù hợp với tương quan tiền lương nội bộ. Trong thời gian bảo lưu, nếu hệ số lương mới được xếp bằng hoặc cao hơn hệ số lương đã được hưng trước khi chuyển ngành thì hưởng hệ số lương mới;

đ) Khi nghỉ hưu được thực hiện cách tính lương hưu theo quy định tại Khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2007/NĐ-CP).

2. Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước sau đó chuyển sang quan, đơn vị hưởng lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, khi nghỉ hưu tính lương hưu được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề theo thời gian làm việc của mức lương người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tai thời điểm nghỉ hưu.

3. Người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành, do nhu cầu của lực lượng cơ yếu và được cấp có thẩm quyền điều động tr lại làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương, thâm niên công tác theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Người làm công tác cơ yếu chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị không hưng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng trợ cấp thôi việc một ln theo quy định tại Đim b Khoản 1 Điều 17 Nghị định này và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; khi nghỉ hưu không được tính lương hưu theo quy định tại Khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.

Điều 17. Chế độ, chính sách đối vi người làm công tác cơ yếu thôi việc

1. Người làm công tác cơ yếu thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành thì được giải quyết thôi việc và được hưng các quyền lợi như sau:

a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm;

b) Được hưởng trợ cấp thôi việc một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;

c) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

2. Người làm công tác cơ yếu đã thôi việc trong thời gian không quá 01 năm, kể từ ngày quyết định thôi việc có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào cơ quan, đơn vị của Nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển ngành phải hoàn trả khoản trợ cấp thôi việc một lần quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị của Nhà nước ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp thôi việc.

3. Người làm công tác cơ yếu đã thôi việc trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định thôi việc có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.

Điều 18. Chế độ, chính sách đối vi người làm công tác yếu hy sinh, từ trn

1. Người làm công tác cơ yếu hy sinh thì thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của người làm công tác cơ yếu trước khi hy sinh.

2. Người làm công tác cơ yếu từ trần thì thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưng chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bng 01 tháng tiền lương của người làm công tác cơ yếu trước khi từ trần.

Điều 19. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

1. Người làm công tác cơ yếu khi chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu được xếp lương theo diện btrí mới, phù hợp với nhóm, ngành được sắp xếp, trình độ đào tạo và thời gian xếp hệ số lương của người làm công tác cơ yếu. Trường hợp hệ số lương mới được xếp thấp hơn hệ số lương cũ tại thời điểm chuyển diện bố trí thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số lương cũ so với hệ số lương mới cho đến khi được nâng lương bằng hoặc cao hơn.

2. Người làm công tác cơ yếu chuyn sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu được quy đổi thời gian để tính hưng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 20 Nghị định này; khi nghỉ hưu được thực hiện cách tính lương hưu theo quy định tại Khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.

Điều 20. Quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối vi người làm công tác cơ yếu khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu

1. Người làm công tác cơ yếu có thời gian chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu hoặc công tác địa bàn khó khăn, ngành, nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu theo quy định như sau:

a) Người làm công tác cơ yếu có thời gian chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu thì thời gian đó được quy đổi 01 năm bằng 01 năm 06 tháng;

b) Người làm công tác cơ yếu có thời gian công tác địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100%; ngành, nghề đặc thù được xếp loại lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đi 01 năm bằng 01 năm 04 tháng;

c) Người làm công tác cơ yếu có thời gian công tác địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên; ngành, nghề đặc thù được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy him thì thời gian đó được quy đổi 01 năm bằng 01 năm 02 tháng.

Trường hợp trong cùng một thời gian công tác, người làm công tác cơ yếu đủ 2 hoặc 3 điều kiện nêu trên thì được hưởng theo mức quy đổi cao nhất.

Trường hợp có thời gian công tác đứt quãng thì được cộng dồn để xác định tổng thời gian được hưởng chế độ trợ cấp một lần.

2. Thời gian tăng thêm do quy đổi tại Khoản 1 Điều này được tính hưởng trợ cấp một lần với mức cứ 01 năm được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương.

Điều 21. Tiền lương và thời gian làm việc được tính hưng chế độ

1. Tiền lương tháng để tính trợ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm: tiền lương; các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

2. Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp quy định tại Khoản 2 Điu 14 Nghị định này là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17, Điu 18, Khoản 2 Điều 19 và Khoản 2 Điều 20 Nghị định này là tiền lương tháng hiện hưởng.

3. Thời gian để tính hưng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu và thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo him xã hội bắt buộc trước khi vào làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Khi tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: dưới 03 tháng không tính; từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng tính bằng 1/2 (một nửa) mức hưởng của 01 năm; từ trên 06 tháng đến đủ 12 tháng tính bằng mức hưởng của 01 năm.

Chương V

CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐẶC THÙ CƠ YẾU VÀ CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHÁC

Điều 22. Chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu

1. Người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù cơ yếu mức: 10%, 15% và 25% so với mức lương hiện hưng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được quy định tại Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Th tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung chế độ quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 23. Chế độ, chính sách khác

1. Người làm công tác cơ yếu được bảo đảm nhà ở, đăng ký hộ khẩu theo quy định như đi với quân nhân; trường hp chưa được hưng chính sách nhà ở, đất ở của Nhà nước thì được ưu tiên hưởng chế độ, chính sách về nhà , đất ở theo quy định của pháp luật về nhà , đất ở.

2. Người được tuyển dụng vào làm công tác cơ yếu chưa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, có học vị Thạc sĩ được xếp lương lần đầu là bậc 2 của bảng lương đối với người làm công tác cơ yếu; có học vị Tiến sĩ, học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư được xếp lương lần đầu là bậc 3 của bảng lương đối với người làm công tác cơ yếu.

Các trường hợp khác được tuyển dụng vào làm công tác cơ yếu đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, được b trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính làm căn cứ xếp lương cho phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, thời gian công tác có đóng bảo hiểm bắt buộc đứt quãng thì được cộng đồn.

3. Người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ an dưỡng, điều dưỡng hàng năm như đối với quân nhân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Kinh phí bảo đảm

Kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách tại Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2013.

2. Bãi bỏ Nghị định số 211/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cơ yếu về tiêu chun trang phục; chế độ nghỉ và thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm đối với người đang làm công tác cơ yếu; Nghị định số 153/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định về khám bệnh, chữa bệnh và tiêu chuẩn vật chất y tế đối với người đang làm công tác cơ yếu; thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc đối với thân nhân người đang làm công tác cơ yếu; Nghị định số 01/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với người đang làm công tác cơ yếu; Nghị định số 41/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

Điều 26. Hướng dẫn thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 12 Nghị định này.

3. Bộ trưng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Chương IV Nghị định này.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều 22 Nghị định này.

Điều 27. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành ph trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.