CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
“Về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác hòa giải cơ sở”
_______________________
Trong những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở của tỉnh Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt khi Nhà nước ta ban hành các văn bản: Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở (năm 1998), Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về hòa giải thì vị trí pháp lý, vai trò, tác dụng của công tác hòa giải ngày càng được khẳng định, góp phần không nhỏ không vào việc phát triển kinh-xã hội, ổn định an ninh trật tự ở địa phương, làm hạn chế vi phạm pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp đất đai trong nhân dân. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội thì công tác hòa giải vẫn còn một số tồn tại: tổ hòa giải hoạt động không đều, hiệu quả hoạt động cũng như tỷ lệ hòa giải thành chưa cao; việc bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ hòa giải thực hiện chưa thường xuyên. Kinh phí và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho Tổ hòa giải và Hòa giải viên còn gặp nhiều khó khăn.
Để đẩy mạnh công tác hòa giải cơ sở trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tình yêu cầu các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, thực hiện những nội dung sau:
1/ Củng cố kiện toàn các tổ hòa giải đang có và thành lập thêm các tổ hòa giải mới theo hướng mỗi khu, ấp, tổ dân phố có 01 tổ hòa giải. Quá trình thực hiện cần căn cứ tình hình an ninh trật tự của địa phương hoặc địa điểm, địa bàn dân cư của từng khu phố, ấp, tổ để có thể xây dựng số hòa giải nhiều hơn cho phù hợp về cơ cấu thành phần tổ hòa giải cần đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và các văn bản pháp lý liên quan. Cần lựa chọn tồ viên tổ hòa giải từ những người có trịnh độ văn hóa, kiến thức pháp luật nhất định, có nhiệt tình, có uy tín để làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở để từng bước đáp ứng yêu cầu dân trí ngày một cao trong xã hội.
2/ Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho người làm công tác hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hòa giải.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm:
+ Phân công đầu mối theo dõi công tác hòa giải ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn, (ở các Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp phải cử cán bộ theo dõi thường xuyên về công tác hòa giải).
+ Hướng dẫn các Phòng Tư pháp xây dựng kế hoạch để tổ chức kế hoạch để tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hòa giải, kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên ở địa phương, đảm bảo mỗi hòa giải viên cơ sở được tham gia tập huấn bồi dưỡng ít nhất hai lần/1 năm.
+ Chủ động biên soạn tài liệu trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến công tác hòa giải, đồng thời hỗ trợ Báo cáo viên phục vụ cho việc tập huấn ở cấp huyện tùy theo điều kiện và kế hoạch của từng địa phương.
- Sở Tư pháp phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chủ trương tổ chức thi hòa giải viên thành một Hội thi thường xuyên theo định kỳ, tạo điều kiện hòa giải viên giao lưu trao đổi kinh nghiệm.
3/ Yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương (đặc biệt là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời đối với công tác hòa giải cơ sở, tích cực, chủ động tổ chức hướng dẫn hoạt động của Tổ hòa giải nhằm giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật, hạn chế đơn thi khiếu kiện lê cấp trên, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan Tư pháp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội… để tổ chức tốt hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Tổ chức hoạt động rút kinh nghiệp nhân rộng các điển hình hòa giải viên ở cơ sở, đồng thời có hình thức khen thưởng kịp thời để động viên khuyến khích hòa giải viên hoạt động hiệu quả.
- Phát động phong trào thi đua hòa giải thành, kết hợp với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu ấp văn hóa trong phạm vi từng xã, huyện.
4/ Sở Tài chính Vật giá có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan tài chính cấp dưới thực hiện thống nhất thủ tục quyết toán kinh phí hỗ trợ hòa giải thành ở cơ sở đúng theo quy định. Cuối mỗi năm cần tổ chức kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân về tình hình kết quả thực hiện.
Nhận được văn bản này, yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, thủ trưởng các cơ quan Tư pháp, Tài chính và các ngành có liên quan nghiêm túc tổ chức triển khai. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh để được hướng dẫn giải quyết.