CHỈ THỊ
về việc tăng cường công tác xây dựng, quản lý và khai thác
Tủ sách pháp luật ở xã. phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Phưóc
_____________________
Trong những năm qua, cùng với việc chú trọng nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước đã tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng Tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học ... các công tác trên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhìn chung, Tủ sách pháp luật ở cơ sở phát huy được vai trò là công cụ không thể thiếu để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, là hình thức hữu hiệu góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào hoạt động giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, một bộ phận lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành hữu quan ở cơ sở nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tác dụng của Tủ sách pháp luật đối với công việc điều hành, quản lý của mình cũng như đối với việc nâng cao dân trí về pháp lý, tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền dân chủ. Từ đó, dẫn đến sự thiếu chủ động, không nhiệt tình, tận tâm với công việc. Việc xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn còn nhiều mặt hạn chế. Một số xã, phường, thị trấn thiếu quan tâm, chưa quyết định thành lập, xây dựng Tủ sách pháp luật; có xã, phường, thị trấn đã xây dựng, thành lập Tủ sách pháp luật nhưng việc bổ sung và khai thác chưa kịp thời và kém hiệu quả; công tác nghiệp vụ quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật chưa đuợc hướng dẫn kịp thời; kinh phí trang bị cho việc xây dựng Tủ sách pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Để củng cố, xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn; đẩy mạnh tăng cường công tác xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1/ Sở Tư pháp:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc xây dựng và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng Tủ sách pháp; hướng dẫn nghiệp vụ xây dụng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh;
b) Hàng năm, tiến hành kiểm tra việc xây dựng và khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; có kế hoạch bổ sung, hỗ trợ đầu sách, nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác Tủ sách pháp luật; các kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ xây dựng và khai thác Tủ sách pháp luật cho công chức Tư pháp cấp xã trực tiếp quản lý Tủ sách pháp luật.
c) Đề xuất khen thưởng các xã, phường, thị trấn và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
2/ Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp hướng dẫn kinh phí để xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn theo qui định hiện hành;
b) Việc quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo các qui định hiện hành về tài chính và Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Phước: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, biểu dương gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong xây dựng, khai thác Tủ sách pháp luật.
4/ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo các Phòng ban cấp huyện và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật theo đúng qui định;
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động của Tủ sách pháp luật, thực hiện chế độ kiểm kê Tủ sách pháp luật theo định kỳ hàng năm trong các đợt sơ kết, tổng kết - coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực thi pháp luật ở địa phương mình;
c) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác xây dựng và khai thác Tủ sách pháp luật ở địa phương mình.
5/ Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
a) Xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù của từng địa phương; khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật; phải có quy chế trong việc quản lý, khai thác sử dụng, thanh lý, bổ sung sách pháp luật. Tủ
sách pháp luật cần được đặt ở một nơi thuận tiện để nhân dân và cán bộ, công chức dễ dàng khai thác;
b) Tổ chức và hoạt động của Tủ sách pháp luật đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Tủ sách pháp luật được đăng ký và bảo quản theo qui định của Nhà nước; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn bố trí cán bộ Tư pháp quản lý Tủ sách pháp luật;
c) Hàng năm, bố trí kinh phí để xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật theo đúng hướng dẫn của Sở Tài chính và Sở Tư pháp.
6/ Giao Sở Tư pháp thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ 06 tháng, nám, tổng họp báo cáo kết quả -cho -Ủy ban nhân dân tỉnh.
7/ Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường,, thị trấn nghiêm túc tổ chức thực hiện Chỉ thị này và định kỳ 06 tháng, cuối năm, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND ngày 16/10/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Chỉ thị này được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng./.