• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 16/07/2006
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 147/2006/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Phước, ngày 22 tháng 6 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam

______________________

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

Xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, với nội dung như sau:

1. Hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp đa sở hữu, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

2. Mối quan hệ giữa Công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam với chủ sở hữu nhà nước và các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo pháp luật và quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ.

Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ.

3. Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam là công ty nhà nước, có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường.

Cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm:

- Công ty Thuỷ điện Hoà Bình;

- Công ty Thuỷ điện Yaly;

- Công ty Thuỷ điện Trị An;

- Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia;

- Trung tâm Thông tin điện lực;

- Các Ban Quản lý dự án nguồn điện;

- Ban Quản lý dự án Trung tâm Điều hành và Thông tin viễn thông ngành điện lực;

- Công ty Mua bán điện (thành lập mới).

4. Các công ty do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ:

a) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhiệt điện Cần Thơ;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhiệt điện Thủ Đức;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Hải Dương;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Ninh Bình;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đà Nẵng.

b) Các công ty chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên năm 2006 - 2007:

- Công ty Điện lực thành phố Hà Nội;

- Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh;

- Công ty Điện lực Đồng Nai;

- Công ty Điện lực Hải Phòng;

- Công ty Thông tin Viễn thông điện lực.

c) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành lập mới:

- Công ty Truyền tải điện quốc gia (trên cơ sở tổ chức lại 4 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3 và 4);

- Công ty Tài chính điện lực.

5. Các công ty do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

a) Các công ty cổ phần:

- Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh;

- Công ty cổ phần Thuỷ điện Thác Bà;

- Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng;

- Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh;

- Công ty cổ phần Chế tạo thiết bị điện;

- Công ty cổ phần Cơ khí điện lực;

- Công ty cổ phần Cơ điện miền Trung;

- Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại;

- Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà.

b) Các công ty cổ phần hoá vào các năm 2006 - 2007:

- Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi;

- Công ty Thuỷ điện Thác Mơ;

- Công ty Nhiệt điện Uông Bí;

- Công ty Nhiệt điện Ninh Bình;

- Công ty Nhiệt điện Bà Rịa;

- Trung tâm Công nghệ thông tin;

- Công ty Cơ điện Thủ Đức;

- Công ty Tư vấn xây dựng điện 1;

- Công ty Tư vấn xây dựng điện 2;

- Công ty Tư vấn xây dựng điện 3;

- Công ty Tư vấn xây dựng điện 4;

- Công ty Điện lực 1;

- Công ty Điện lực 2;

- Công ty Điện lực 3.

c) Các công ty cổ phần thành lập mới:

- Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ văn phòng, khách sạn và Du lịch điện lực;

- Công ty cổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc;

- Công ty cổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Nam.

6. Các công ty liên kết của Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

- Công ty cổ phần Phát triển điện Việt Nam;

- Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Sê San 3A;

- Công ty TNHH IQLinks;

- Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình;

- Công ty cổ phần Thủy điện miền Trung;

- Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Việt - Lào.

7. Các đơn vị sự nghiệp:

- Viện Năng lượng;

- Trường Đại học Điện lực;

- Trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh;

- Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung;

- Trường Đào tạo nghề điện.

8. Việc thành lập mới các đơn vị thành viên; chuyển các công ty thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần; bổ sung các công ty con, công ty liên kết mới, Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan và thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu mà Thủ tướng Chính phủ giao đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

2. Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện Quyết định này; kịp thời phát hiện, giải quyết những vướng mắc phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những vấn đề mới cần thí điểm trong quá trình thực hiện.

3. Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công nghiệp và Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng các Bộ: Công nghiệp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.