• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 07/07/2000
HĐND TỈNH BÌNH PHƯỚC
Số: 103/2000/NQ-HĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Phước, ngày 7 tháng 7 năm 2000

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

KHÓA VI - KỲ HỌP THỨ HAI

(Từ ngày 05 đến ngày 07 tháng 7 năm 2000 )

 

NGHỊ QUYẾT

V/v : Thông qua Dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2010

________________________________

 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2010;

- Sau khi xem xét Tờ trình số: 12/TT-UB ngày 12 tháng 6 năm 2000 của UBND tỉnh, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của các vị đại biểu HĐND tỉnh về dự án Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2010,

QUYẾT NGHỊ

1/ Thông qua dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2010 do UBND tỉnh trình kỳ họp thứ hai khóa VI theo Tờ trình số 12/TT-UB ngày 12/6/2000 với các mục tiêu và giải pháp chủ yếu sau :

a/ Mục tiêu tổng quát :

- Bình quân GDP đầu người đạt : 300USD vào năm 2005 và đạt khoảng 400 - 450 USD vào năm 2010. ( Theo giá thực tế).

- Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2001 - 2005 bình quân là 25%; Giai đoạn 2006 - 2010 là 19,7%. Tương ứng với cơ cấu kinh tế vào các giai đoạn như sau :

+ Năm 2005 : Công nghiệp - xây dựng : 20%; Nông - lâm nghiệp : 54%; Dịch vụ : 26%;

+ Năm 2010 :    Công nghiệp - xây dựng : 30%; Nông – lâm nghiệp : 43%; Dịch vụ : 27%;

- Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP năm 2005 là 15%, năm 2010 là 19 - 20%.

- Tỷ lệ tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế từ 12% vào năm 2005 và 15% vào năm 2010.

- Thực hiện tốt các chương trình quốc gia và chương trình của tỉnh trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

b/ Mục tiêu cụ thể:

- Về nông - lâm nghiệp: Nâng tỷ trọng chăn nuôi từ 12% năm 2000 lên 17% năm 2005 và 20% năm 2010. Tiếp tục thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc. Phấn đấu tăng trưởng toàn ngành giai đoạn từ 2000 - 2005 là 5,5% và giai đoạn 2006- 2010 là 5,9%.

- Về công nghiệp - xây dựng : Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng giai đoạn từ nay đến năm 2010 là 22,3%; trong đó từ nay đến năm 2005 là 25%.

- Về Thương mại - dịch vụ : Phấn đấu nhịp độ tăng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 là 11%/năm, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là 9,5 - 10%/năm.

- Về xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng : Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt tiến hành quy hoạch xây dựng đường hàng không. Xây dựng trạm truyền tải điện 110KV tại huyện Lộc Ninh, mở rộng thêm trạm truyền tải điện 110 KV tại Đồng Xoài, đảm bảo đến năm 2005 có 65% số hộ được sử dụng điện và năm 2010 có 80% số hộ được sử dụng điện; Năm 2000 có 100% xã, Thị trấn được trang bị điện thoại, nâng từ 2 máy/100 người dân hiện nay lên 3-4 máy/100 người dân vào năm 2005 và tối thiểu là 5 máy/100 người dân vào năm 2010.

Nâng tỷ lệ người sử dụng nước sạch lên khoảng 60% vào năm 2000 và khoảng 80% dân số nông thôn được hưởng nước sạch vào năm 2005; 50% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh, xử lý chất thải ở 30% chuồng trại chăn nuôi.

- Về lĩnh vực văn hóa - xã hội : Tiến tới phổ cập trung học cơ sở ở Thị xã và các thị trấn vào năm 2005 và toàn tỉnh vào năm 2010; chuẩn hóa 100% giáo viên vào năm 2005. Thanh toán bệnh phong vào năm 2001, thanh toán các rốì loạn thiếu Iốt vào năm 2005. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn dưới 20% vào năm 2010. Nâng tỷ lệ giường bệnh từ 11,24 giường/1 vạn dân năm 1998 lên 15-16 giường/1 vạn dân năm 2010; năm 2005 đảm bảo 100% trạm y tế xã có bác sĩ. Nâng tỷ lệ số bác sĩ/1 vạn dân từ 2,32 ( năm 1998 ) lên 5 bác sĩ (năm 2005) và từ 8-10 bác sĩ ( năm 2010 ). Phấn đấu đến năm 2005 giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3,5%. Xóa 100% hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn 6%; giảm mức sinh hàng năm 0,8%.

Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - thể dục thể thao gắn với đời sống kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh. Nâng dần mức hưởng thụ về các loại hình hoạt động văn hóa - thông tin của mọi tầng lớp nhân dân.

Ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và giá trị sản phẩm; tiếp nhận chuyển giao công nghệ, góp phần thúc đẩy tiến trình CNH - HĐH trên địa bàn tỉnh.

2/ Những giải pháp chủ yếu :

- Huy động các nguồn vốn và chính sách đầu tư : Phấn đấu huy động ngân sách đạt trung bình 12% GDP trong thời kỳ 2001 - 2010. Tích cực khai thác vốn đầu tư từ doanh nghiệp và trong dân để đáp ứng 32,5% tổng nhu cầu vốn đầu tư, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 đạt 34,5% và giai đoạn 2006 – 2010 đạt 51,7%. Tiếp tục triển khai tốt các chính sách đầu tư đảm bảo sử dụng hợp nguồn vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư, hiệu quả của việc đầu tư. Có chính sách ưu tiên đầu tư phù hợp với mục tiêu và bước đi của từng giai đoạn.

- Chú trọng việc giảm tỷ lệ dân số tăng tự nhiên đồng thời với việc ổn định dân cư, hạn chế di dân tự do đến, nhằm tăng thu nhập bình quân đầu người và nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư. Nhanh chóng nâng cao trình độ nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

- Chính sách khoa học công nghệ : Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ cập các tri thức về khoa học - công nghệ trong nhân dân. Thực hiện các chương trình bồi dưỡng khoa học - công nghệ cho các doanh nghiệp, tổ chức quần chúng.

- Mở rộng thị trường, xây dựng chính sách khuyến mại, khuyến khích xuất khẩu trên cơ sở ưu đãi cụ thể về vốn, thuế...; Tăng cường công tác thông tin về thị trường giá cả.

3/ Giao UBND tỉnh triển khai thực hiện dự án đã được HĐND tỉnh thông qua. Hàng năm UBND tỉnh báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện dự án để HĐND tỉnh biết.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa VI, kỳ hợp thứ hai thông qua ngày 07/7/2000./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Hữu Luật

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.