• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 24/07/2003
UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC
Số: 14/2003/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Phước, ngày 24 tháng 7 năm 2003

CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

V/v ” Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước ”

_______________________________

Trong thời gian qua, hoạt động du lịch tỉnh nhà có nhiều chuyển biến đáng kể, các dự án lớn về du lịch đã và đang hình thành rõ nét, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hoạt động phục vụ du lịch ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn.

Tuy nhiên, việc kiểm tra và quản lý Nhà nước về các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa đựợc thực hiện nghiêm, các cơ sở lưu trú du lịch chưa được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn, các Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, hướng-dẫn viên du lịch chưa được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch và còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng chưa đảm bảo an ninh trật tự, chưa đạt tiêu chuẩn về mỹ quan, an toàn vệ sinh thực phẩm, về phòng cháy chữa cháy và không theo quy hoạch phát triển chung của tỉnh.

Thực hiện Lệnh số 02/L-CTN ngày 20/02/1999 của Chủ tịch nước về ban hành và công bố Pháp lệnh Du lịch. Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ vê tăng cường giừ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, Nghị định sô 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch và Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05/06/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dần viên du lịch.

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực du lịch, chấn chỉnh lại các hoạt động kinh doanh, đưa việc quản lý hoạt động du lịch vào nề nếp. UBND tỉnh chỉ thị:

1/Trách nhiệm của Sở Thương mại & Du lịch:

Rà soát lại các cơ sở lưu trú du lịch, Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn trong việc thực hiện các điều kiện kinh doanh theo qui định tại Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05/06/2001, Nghị định số 39/2000/ NĐ-CP ngày 24/08/2000 của Chính phủ. Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/03/2000 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001, Thông tư số 04/2001/TT-TCDL ngày 24/12/2001 của Tổng cục Du lịch. Trường hợp các cơ sở, Doanh nghiệp không đủ diều kiện để cấp giây chứng nhận phân loại, giấy phép kinh doanh lữ hành, Sở Thương mại & Du lịch phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do cho các cơ sở, Doanh nghiệp biết.

Sở Thương mại & Du lịch có biện pháp quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh du lịch, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong kinh doanh du lịch đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh lữ hành, các khu, điểm du lịch đóng trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số50/2002/NĐ-CP ngày 25/04/2002 của Chính phủ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

2. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường: Xem xét đánh giá kết qủa thẩm định môi trường về các chỉ tiêu như : ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. tình hình vệ sinh môi trường, có kiến nghị với ngành Thương mại & Du lịch trong việc cấp giấy chứng nhận cho cơ sở lưu trú và các khu, điểm du lịch.

3/ Trách nhiệm của ngành Công an :

a/ Đối với Công an Phòng cháy chữa cháy: Thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ, hướng dẫn cho các cơ sở, Doanh nghiệp thực hiện đăng ký đúng thủ tục trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện về phòng cháy chữa cháy tại chỗ.

b/ Đối với Công an An ninh trật tự: Theo dõi tình hình thực hiện khai báo tạm trú, tạm vắng của khách lưu trú, xem xét cấp bản cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh trật tự.

4/ UBND các huyện, thị xã: Chỉ dạo các phòng ban chức năng phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra, kiểm soát các cơ sở, Doanh nghiệp và các khu, điểm du lịch có hoạt động kinh doanh du lịch trên dịa bàn. thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước về hoạt động du lịch.

5/ Trách nhiệm của các cơ sở lưu trú du lịch, Doanh nghiệp, Công ty kinh doanh lữ hành và hướng dẫn viên du lịch, các khu, điểm du lịch:

a/ Đối với các cơ sở lưu trú du lịch:

Thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt dộng, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú cho Sở Thương mại & Du lịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.

Làm thủ tục hồ sơ đăng ký với Sở Thương mại & Du lịch để phân loại, xếp hạng và gắn biển loại, hạng đã được công nhận.

Thực hiện đúng quy định việc công bố nội quy tại cơ sở và có các biện pháp bảo đảm an toàn về sức khoẻ. tính mạng, tài sản của khách lưu trú.

b/ Đối với Doanh nghiệp, Công ty kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên du lịch:

Thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt dầu hoạt dộng, tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh lữ hành cho Sở Thương mại & Du lịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Doanh nghiệp, Công ty chính thức đi vào hoạt động, ngừng, hoặc chấm dứt hoạt dộng.

Làm thủ tục hồ sơ đăng ký với Sở Thương mại & Du lịch để’ được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành và thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Có các biện pháp bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản của khách du lịch và hướng dẫn cho khách du lịch tuân thủ pháp luật , các quy dịnh của Nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội. về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

c/ Đối với các khu, điểm du lịch:

Niêm yết công khai về các nội quy, quy định, giá vé tại các khu, điểm du lịch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Nghiêm cấm đối với các hành vi hành nghề mê tín dị đoan tại khu, điểm du lịch.

Bán hàng hoá, dịch vụ tại các khu, điểm du lịch phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh theo Pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành và chế độ báo cáo thống kê theo quy định tại Thông tư hướng dẫn số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001, Thông tư số 04/2001/TT-TCDL ngày 24/2/2001 của Tổng cục Du lịch.

6/ Sở Thương mại & Du lịch phối hợp với Sở Văn hoá -Thông tin, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Bình Phước, Phòng Văn hoá Thông tin các huyện, thị xã xây dựng nội dung tăng cường công tác tuyên truyền Pháp lệnh du lịch, Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24/08/2000, Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05/06/2001, Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/03/2000, Nghị định số 50/2002/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001, Thông tư.số 04/2001/TT-TCDL ngày 24/2/2001 của Tổng cục Du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.

7/ Sở Thương mại & Du lịch có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thị xã, các Sở, ngành: Công an, Chi cục Quản lý thị trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác giám sát việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong hoạt dộng kinh doanh du lịch, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm, đưa hoạt động kinh doanh du lịch vào kỷ cương nề nếp.

Phải kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi trường hợp lợi dụng hoạt động phát triển du lịch để kinh doanh trái pháp luật.

UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ thị này.

Sở Thương mại & Du lịch có trách nhiệm tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh, Ban chỉ đạo du lịch tỉnh để có ý kiến chỉ đạo kịp thời./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Hưng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.