• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 14/05/2000
BỘ Y TẾ
Số: 09/2000/TT-BYT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 28 tháng 4 năm 2000

THÔNG TƯ

SỐ 09/2000/TT-BYT NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2000 CỦA BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONGCÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

- Căn cứ vào Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11/7/1989.

- Căn cứ cào Chương IX Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994.

- Căn cứ vào Nghị định 06/CP của Chính phủ ngày 20/01/1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Căn cứ vào Nghị định 68/CP của Chính phủ ngày 11/10/1993 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế.

- Sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 946/LĐTBXH-BHLĐ ngày 3/4/2000.

Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ của người lao động trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ.

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Mọi tổ chức cá nhân và các đơn vị sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ (gọi chung là doanh nghiệp) sau đây:

Doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức xã hội, đoàn thể, lực lượng quân đội, công an nhân dân.

2. Các đơn vị y tế có trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ người lao động.

II. QUY ĐỊNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định tạm thời theo Công văn số 68/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ như sau:

- Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có từ 51 đến 200 người lao động.

- Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có từ 50 người lao động trở xuống.

III. NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1. Có đủ các quy định về vệ sinh lao động: Nơi làm việc của người lao động có các yếu tố có hại phải có nội quy viết rõ ràng và đặt tại nơi dễ thấy. Những nơi làm việc có các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp thì phải thông báo cho người lao động biết biện pháp dự phòng để người lao động tự phòng tránh.

2. Học tập về an toàn, vệ sinh lao động: Hàng năm, người quản lý lao động phải tổ chức tập huấn cho người lao động về ảnh hưởng của các yếu tố phát sinh trong môi trường lao động đối với sức khoẻ để họ tự bảo vệ và phòng tránh tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp. Nội dung huấn luyện cho người lao động do Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), Trung tâm Y tế Lao động ngành đảm nhiệm theo quy định tại Thông tư này (Phụ lục số 1).

3. Tổ chức cấp cứu: Người sử dụng lao động phải tổ chức tốt việc cấp cứu tại doanh nghiệp. Những người làm công tác cấp cứu phải được tập huấn nghiệp vụ và có giấy chứng nhận do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung ương, Trung tâm Y tế Lao động Bộ/ngành, Trung tâm y tế huyện, thị, quận (sau đây gọi chung là huyện) cấp. Mỗi phân xưởng phải có túi thuốc cấp cứu ban đầu theo danh mục quy định tại Thông tư này (Phụ lục số 2). Các quy định cấp cứu được trình bày, hướng dẫn tại nơi làm việc để người lao động biết xử trí.

4. Lập hồ sơ vệ sinh lao động: Mỗi doanh nghiệp phải có hồ sơ lao động theo mẫu quy định tại Thông tư số 13/TT-BYT ngày 21/10/1996. Các kết quả xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động và khám sức khoẻ định kỳ được bổ sung hàng năm vào Hồ sơ vệ sinh lao động.

5. Xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động: Hàng năm doanh nghiệp phải tổ chức xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động, đánh giá mức độ có hại của môi trường lao động để doanh nghiệp có biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường lao động. Kết quả xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 và được phân cấp như sau:

- Đối với doanh nghiệp có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thì do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện.

- Đối với các doanh nghiệp khác thì Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế huyện thực hiện.

Đội y tế dự phòng thống kê, lập danh sách các loại doanh nghiệp và đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp thực hiện.

6. Khám sức khoẻ tuyển dụng: Người lao động (kể cả học nghề) trước khi vào làm việc phải được khám sức khoẻ; người sử dụng lao động phải căn cứ vào sức khoẻ của người lao động để bố trí việc làm và nghề nghiệp cho phù hợp. Hồ sơ khám sức khoẻ tuyển dụng phải được lưu giữ 01 bản trong hồ sơ sức khoẻ.

7. Khám sức khoẻ định kỳ: Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ít nhất mỗi năm 1 lần. Mục đích khám sức khoẻ định kỳ:

a. Phát hiện triệu chứng, dấu hiệu bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và kịp thời điều trị, tổ chức dự phòng bệnh nghề nghiệp.

b. Theo dõi những người có bệnh mãn tính, có sức khoẻ yếu để có kế hoạch đưa đi điều dưỡng, phục hồi chức năng.

Việc tổ chức khám phải gọn nhẹ, không nhất thiết phải đầy đủ các chuyên khoa nhưng phải có các chuyên khoa cần thiết để có thể chẩn đoán được bệnh nghề nghiệp. Hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ theo mẫu quy định tại Thông tư này (Phụ lục số 3).

Khám phân loại sức khoẻ: là khám toàn diện các chuyên khoa để đánh giá, phân loại sức khoẻ người lao động của toàn doanh nghiệp. Tổ chức khám phân loại sức khoẻ ít nhất 3 năm 1 lần. Những cơ sở có điều kiện thì có thể kết hợp tổ chức khám định kỳ và phân loại sức khoẻ hàng năm.

8. Khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp: Người lao động làm việc ở môi trường độc hại có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. Tổ chức khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cần kết hợp với khám sức khoẻ định kỳ tại các cơ sở có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp. Việc khám bệnh nghề nghiệp do các phòng khám bệnh nghề nghiệp thực hiện và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định hiện hành.

9. Giám định sức khoẻ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Tất cả người lao động bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp đều được đi giám định sức khoẻ nghề nghiệp tại Hội đồng giám định Y khoa. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp thì phải được định kỳ khám lại 6 tháng một lần, được điều trị, phục hồi chức nămg tại các cơ sở y tế. Các quy định về bệnh nghề nghiệp thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 20/4/1998.

10. Bồi dưỡng bằng hiện vật: Nếu sau khi đã cải tạo điều kiện môi trường lao động, nhưng các yếu tố có hại vẫn không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc ở môi trường đó (áp dụng Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT/BLĐTBXH/BYT ngày 17/3/1999). Cán bộ y tế cơ sở phải tham mưu cho các chủ doanh nghiệp về hiện vật cần bồi dưỡng cho người lao động theo đặc thù của công việc (đường, sữa, hoa quả...).

11. Các công trình phục vụ người lao động: Nơi làm việc của người lao động phải có đủ các phương tiện vệ sinh bao gồm: Phòng vệ sinh, có đủ nước sạch, có nơi tắm rửa, nơi nghỉ và nhà ăn sạch sẽ hợp vệ sinh. Mỗi doanh nghiệp xây dựng một góc sức khoẻ là nơi mà người lao động có thể đọc các loại sách, tờ rơi, tranh áp phích tuyên truyền phòng bệnh và sử dụng các túi cấp cứu. Nếu doanh nghiệp có điều kiện có thể bố trí phòng riêng.

IV. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

A. TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP

1. Theo quy định của Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT ngày 13/10/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thì việc bố trí cán bộ y tế để chăm sóc sức khoẻ người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:

- Nếu doanh nghiệp đã có bác sĩ, y sĩ, hoặc có trạm y tế doanh nghiệp thì giữ nguyên để phục vụ.

- Đối với các doanh nghiệp cỡ vừa chưa có cán bộ y tế thì phải bố trí 01 cán bộ y tế.

- Đối với doanh nghiệp cỡ nhỏ chưa đủ điều kiện sử dụng 01 cán bộ y tế để chăm sóc sức khoẻ người lao động thì có thể hợp đồng với cán bộ y tế tại Trạm Y tế, cán bộ y tế đã nghỉ hưu,... làm theo các ngày giờ quy định, nhưng phải đăng ký với Trung tâm y tế huyện để chịu sự chỉ đạo chung. Cán bộ y tế có thể làm kiêm nhiệm thêm một số công việc khác để phù hợp trong quản lý lao động của doanh nghiệp.

- Tổ chức màng lưới an toàn, vệ sinh viên tại doanh nghiệp thực hiện cấp cứu tại chỗ khi có tai nạn.

2. Cán bộ y tế chăm sóc sức khoẻ người lao động ở doanh nghiệp phải được tập huấn về chương trình an toàn, vệ sinh lao động do Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế huyện, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm y tế lao động ngành hoặc các cơ sở đào tạo hướng dẫn.

3. Cán bộ y tế phục vụ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của trạm y tế phường, xã, thị trấn và của Trung tâm y tế huyện (Đội Y tế dự phòng) đối với công tác y tế lao động.

4. Doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, cấp cứu kịp thời, khám chữa bệnh thông thường cho người lao động, tuyên truyền giáo dục công tác phòng bệnh cho người lao động.

B. TRÁCH NHIỆM CỦA Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Y tế xã phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo, kết hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác an toàn vệ sinh lao động. Chủ động phòng bệnh tích cực. Khi xuất hiện bệnh dịch, tham gia và tổ chức dập dịch kịp thời.

2. Nắm được số doanh nghiệp và yếu tố độc hại để có biện pháp hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.

3. Quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.

4. Tổ chức cấp cứu ban đầu cho người bệnh, tai nạn lao động, nhiễm độc các loại hoá chất và các tai biến khác.

5. Tuyên truyền công tác vệ sinh phòng chống dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

C. TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM Y TẾ (ĐỘI Y TẾ DỰ PHÒNG) HUYỆN, VÀ THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 2468/1999/QĐ-BYT ngày 17/8/1999 trách nhiệm của Đội Y tế dự phòng được quy định cụ thể như sau:

1. Phổ biến và đôn đốc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện các biện pháp xử lý phân, nước, rác và chất thải của quá trình sản xuất... theo hướng dẫn kỹ thuật của tuyến trên.

2. Hướng dẫn các doanh nghiệp lập hồ sơ vệ sinh lao động, quản lý các yếu tố độc hại trong môi trường lao động, quản lý sức khoẻ người lao động. Hồ sơ vệ sinh lao động được sao thành 02 bản, một bản quản lý tại doanh nghiệp, một bản quản lý tại Đội Y tế dự phòng.

3. Tiến hành kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khống chế và loại trừ các yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất để đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh lao động. Hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc thực hiện những quy định về an toàn vệ sinh lao động theo quy định pháp luật hiện hành để phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

4. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động: Đội Y tế dự phòng lập kế hoạch với các doanh nghiệp về thời gian, số lượng khám và các chuyên khoa cần khám. Cơ cấu của đoàn khám sức khoẻ định kỳ cần gọn nhẹ, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu: chuẩn đoán, chỉ định phương pháp điều trị và tổ chức dự phòng các bệnh có liên quan đến các yếu tố có hại trong môi trường lao động và có nguy cơ gây ra các bệnh nghề nghiệp. Đoàn khám sức khoẻ định kỳ phải đưa ra các khuyến nghị để người sử dụng lao động giải quyết các chế độ điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng cho người lao động có dấu hiệu bệnh và các biện pháp khả thi cải thiện môi trường lao động theo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động.

5. Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước về bảo vệ sức khoẻ người lao động.

6. Tổ chức tuyên truyền giáo dục huấn luyện về an toàn sức khoẻ cho người lao động làm việc trong địa bàn quản lý, chú trọng đến phòng chống nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật và các yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất.

7. Tổng hợp kế hoạch y tế lao động của phường, xã, thị trấn báo cáo lên Sở Y tế tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.

D. TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH,
THÀNH PHỐ THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm trong việc chăm sóc sức khoẻ người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho tuyến dưới về công tác an toàn, sức khoẻ lao động.

3. Hướng dẫn xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động và hoàn chỉnh các hồ sơ theo quy định.

4. Quản lý, hướng dẫn công tác khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các cơ sở nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

5. Hướng dẫn nội dung tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn sức khoẻ cho tuyến quận, huyện, các cơ sở y tế. Cần chú trọng đến phòng chống nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật.

6. Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chế độ báo cáo của các tuyến và tổng hợp báo cáo gửi lên tuyến trên.

7. Hàng năm tổng kết rút kinh nghiệm về việc tổ chức chăm sóc sức khoẻ cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

E. TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM Y TẾ LAO ĐỘNG
CỦA CÁC BỘ/NGÀNH

1. Phối hợp chặt chẽ với y tế các địa phương để cùng tiến hành những công việc chung của ngành trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.

2. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp hàng năm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Hướng dẫn thực hiện các dịch vụ xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.

4. Tổ chức, chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng và điều trị người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Tuyên truyền huấn luyện, giáo dục cho người lao động về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.

6. Kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động.

F. TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ Y TẾ CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Tổ chức, quản lý và chỉ đạo toàn diện công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.

2. Phổ biến và hướng dẫn các văn bản của nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở y tế và các doanh nghiệp.

3. Xây dựng và củng cố tổ chức màng lưới y tế các doanh nghiệp, y tế các tuyến làm công tác vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp.

4. Củng cố nâng cấp các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ người lao động.

5. Bố trí cán bộ và tạo điều kiện nâng cao trình độ cán bộ y tế để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động.

6. Kiểm tra việc thực hiện các chế độ của nhà nước về chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trong các doanh nghiệp.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Chế độ báo cáo thực hiện theo Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 và được quy định như sau:

Báo cáo quý: Hàng quý các doanh nghiệp hoàn chỉnh báo cáo gửi về Trung tâm y tế quận, huyện thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Đội Y tế dự phòng) và trạm y tế xã, phường vào ngày 20 tháng 3, 6, 9, 12.

Báo cáo 6 tháng, năm:

- Trung tâm y tế quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh báo cáo về Sở Y tế và Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh vào ngày 20 của tháng thứ 6 và 12.

- Sở Y tế tỉnh (Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh), Trung tâm Y tế Lao động Bộ/ ngành báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Y tế Dự phòng) theo quy định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Thông tư này, trình Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt để tổ chức phổ biến, chỉ đạo các cấp thực hiện Thông tư này trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa phương.

2. Các Bộ, các ngành, các cơ quan sử dụng lao động hướng dẫn đôn đốc các cơ sở thuộc quyền quản lý thực hiện đúng những quy định về việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ việc chăm sóc sức khoẻ người lao động được quy định tại Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị và các địa phương phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng) để nghiên cứu và kịp thời giải quyết.

Bộ Y tế

Nguyễn Văn Thưởng

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC NỘI DUNG HUẤN LUYỆN VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG, CẤP CỨU BAN ĐẦU CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28 tháng 04 năm 2000)

 

NỘI DUNG SỐ GIỜ HỌC

I. Vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp 12 giờ

1. Tác hại của nhiệt độ, vi khí hậu nơi làm việc và biện pháp dự phòng

2. Tác hại của bức xạ nhiệt và biện pháp dự phòng.

3. Tác hại của các loại bụi và biện pháp phòng bệnh

4. Tác hại của tiếng ồn, rung và biện pháp dự phòng

5. Tác hại của hoá chất và biện pháp dự phòng

6. Giới thiệu các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội chi trả

II. Cấp cứu tại chỗ 12 giờ

1. Cấp cứu điện giật

2. Cấp cứu bỏng

3. Cấp cứu ngạt thở

4. Cấp cứu ngừng tim

5. Cầm máu, băng bó vết thương

6. Vận chuyển bệnh nhân

7. Cấp cứu tai nạn do hoá chất

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2

QUY ĐỊNH VỀ TÚI CẤP CỨU BAN ĐẦU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28 tháng 04 năm 2000)

 

1. Vị trí đặt túi/hộp cấp cứu ban đầu:

- Đặt tại nơi làm việc của người lao động.

- Đặt nơi dễ thấy nhất, dễ lấy, có ký hiệu riêng (thường là chữ thập).

- Thông báo cho người lao động biết vị trí và quy định cách sử dụng.

2. Các trang bị, dụng cụ và thuốc cho túi cấp cứu

- Các túi cấp cứu phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ cần thiết để cấp cứu. Không được để các thứ khác.

- Phải kiểm tra các túi cấp cứu thường xuyên để đảm bảo số lượng đầy đủ các dụng cụ.


STT


Các trang bị tối thiểu

Túi A
(cho 25
công nhân)

Túi B
(cho 50
công nhân)

Túi C
(cho 100
công nhân)

1

Băng dính (cuộn)

02

02

04

2

Băng 5 x 200 cm (cuộn)

02

04

06

3

Băng trung bình 10 x 200 cm (cuộn)

02

04

06

4

Băng to 15 x 200 cm (cuộn)

01

02

04

5

Gạc thấm nước (10 miếng/gói)

01

02

04

6

Bông hút nước (gói)

05

07

10

7

Băng tam giác (cái)

04

04

06

8

Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái)

02

02

04

9

Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái)

02

02

04

10

Kéo

01

01

01

11

Panh không mấu

04

04

06

12

Găng tay dùng một lần (đôi)

02

02

04

13

Mặt nạ phòng độc thích hợp

01

01

02

14

Nước vô khuẩn hoặc dung dịch nước muối trong các bình chứa dung một lần kích thước 100ml (không có nước máy)

01

03

06

15

Nẹp cánh tay (bộ)

01

01

01

16

Nẹp cẳng tay (bộ)

01

01

01

17

Nẹp đùi (bộ)

01

01

02

18

Nẹp cẳng chân (bộ)

01

01

02

19

Thuốc sát trùng (lọ)

01

01

02

20

Phác đồ cấp cứu

01

01

01

 

3. Số lượng túi cấp cứu

Số lượng túi cấp cứu hoặc các hộp đựng dụng cụ cấp cứu cần thiết phụ thuộc vào cách sắp xếp tại cơ sở và số lượng người lao động. Nên có ít nhất 1 hộp hoặc 1 thùng đựng dụng cụ cấp cứu ở mỗi tầng nhà. Tổng số các loại túi khác nhau được trình bày ở dưới theo số lượng người lao động.

Số lượng người lao động Số lượng và loại túi cấp cứu

Dưới 25 người Ít nhất 01 túi loại A

Từ 26 đến 50 người Có ít nhất 01 túi loại B

Cứ 51 đến 150 người Có ít nhất 01 túi loại C

 

Ghi chú: 01 túi B tương đương với 02 túi A và 01 túi C tương đương với 02 túi B.

 

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28 tháng 04 năm 2000)

SỞ Y TẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - tự do - Hạnh phúc

 

 

 

 

HỒ SƠ

KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ

SỐ HỒ SƠ........

 

 

Họ và tên:

Nơi làm việc:

Tên đơn vị :

Tỉnh/Thành phố:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm ..............

 

HỒ SƠ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ

 

Tên đơn vị:

Tỉnh/Thành phố:

 

I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG: (phần này do đơn vị tự khai)

1. Họ và tên: 2. Năm sinh: 3. Nam

Nữ

4. Quê quán:

5. Địa chỉ thường trú:

5. Năm bắt đầu làm việc:

5. Tên công việc hiện nay: 6. Thuộc nghề

7. Năm bắt đầu làm công việc hiện nay:

8. Đánh dấu các yếu tố tiếp xúc đối với công việc hiện nay:

Nóng quá Lạnh quá Ồn

Rung Bụi Khói, khí độc

Dung môi Hóa chất khác Căng thẳng

Ánh sáng Quá mạnh Không đủ

Yếu tố khác:

9. Đánh dấu các trang thiết bị bảo hộ được cấp:

Găng tay Khẩu trang thường Bán mặt nạ

Mặt nạ phòng độc Nút tai Kính

Áo quần bảo hộ Ủng/giầy Khác:

10. Xếp loại sức khoẻ trước khi vào làm việc tại đơn vị:

11. Hút thuốc lá/lào: có Không

12. Nếu có, đã hút thuốc bao nhiêu năm:

13. Những bệnh mãn tính hiện có:

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

II. PHẦN KHÁM SỨC KHOẺ

Nội dung khám

Năm......

Năm......

Năm.....

Năm......

Năm.....

1. Thể lực: cao: cm,

Cân nặng: kg

Y/Bs. Khám ký tên

         

2. Mắt

Y/Bs.Khám ký tên

         

3. Tai, mũi, họng

Y/Bs.Khám ký tên

         

4. Răng hàm mặt

Y/Bs.Khám ký tên

         

5. Tâm thần, thần kinh

Y/Bs.Khám ký tên

         

6. Tuần hoàn

HA: / mmHg Mạch: l/p

Y/Bs.Khám ký tên

         

7. Hô hấp

Y/Bs.Khám ký tên

         

8. Tiêu hoá

Bs.Khám ký tên

         

9. Tiết niệu/Phụ khoa

Y/Bs.Khám ký tên

         

10. Hệ vận động

Y/Bs.Khám ký tên

         

11. Ngoài da

Y/Bs.Khám ký tên

         

12. Nội tiết

Y/Bs.Khám ký tên

         

13. U các loại

Y/Bs.Khám ký tên

         

14. Kết quả cận lâm sàng (nếu có)

a.

b.

c.

         

Kết luận và kiến nghị

- Các bệnh cần điều trị, theo dõi:

- Có cần khám bệnh nghề nghiệp không:

- Sức khoẻ thuộc loại:

         

Ngày..... tháng..... năm 200.....

Thủ trưởng đơn vị khám

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ
chức danh)

         

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Thưởng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.