• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 23/07/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 29/11/2004
CHÍNH PHỦ
Số: 49/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 8 tháng 7 năm 1999

 

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

__________________________ 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 20 tháng 5 năm 1988;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.Đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là những hành vi của cánhân hoặc tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về kếtoán nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định củapháp luật, phải bị xử phạt hành chính.

2.Các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán trong Nghị định nàyáp dụng đối với:

a)Cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quyđịnh tại Chương II của Nghị định này;

b)Cá nhân và tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại chương II Nghị định này,trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy địnhkhác.

Điều 2. Nguyên tắc và thời hiệu xử phạt

1.Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiệntheo khoản 1, 3, 4, 5 và 6 của Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm kể từ ngàyvi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện.

Đốivới cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủtục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án củacấp có thẩm quyền, thì bị xử phạt hành chính đối với hành vi có dấu hiệu viphạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng kể từ ngày cóquyết định đình chỉ.

Trườnghợp cá nhân, tổ chức tiếp tục vi phạm hành chính hoặc cố tình trốn tránh, cảntrở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản này.

Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kếtoán

1.Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán cá nhân, tổ chức phảichịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a)Cảnh cáo;

b)Phạt tiền.

2.Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnhvực kế toán còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung vàbiện pháp khác quy định tại khoản 2, 3 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính.

Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực kế toán

1.Tình tiết giảm nhẹ:

a)Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã chủ động ngăn chặn, làm giảm bớt tác hạicủa vi phạm hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b)Vi phạm trong hoàn cảnh bị ép buộc.

2.Tình tiết tăng nặng:

a)Vi phạm có tổ chức;

b)Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c)Xúi giục, lôi kéo, ép buộc người phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần đểvi phạm;

d)Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

đ)Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc khó khăn đặc biệt khác của xãhội để vi phạm;

e)Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.

 

Chương II

CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 5. Vi phạm về thẩm quyền ban hành và áp dụng chế độ kế toán

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về thẩm quyền ban hành chế độchứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán, về báo cáo tài chính.

b)Yêu cầu, quy định, hướng dẫn cấp dưới phải thực hiện các chứng từ kế toán, sổkế toán, biểu mẫu báo cáo tài chính sai quy định của pháp luật về kế toán.

c)Không đăng ký chế độ kế toán áp dụng trong thời hạn quy định hiện hành.

d)Sửa đổi chứng từ kế toán, sửa đổi sổ kế toán, sửa đổi báo cáo tài chính hoặcthay đổi phương pháp hạch toán khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằngbăn bản theo quy định.

2.Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với cáchành vi quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.

Điều 6. Vi phạm nguyên tắc sử dụng chứng từ kế toán và tài khoản kếtoán

1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Ghi chép hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong chứng từ kế toán khôngtuân thủ nguyên tắc ghi chép chứng từ, kể cả chế độ chứng từ điện tử.

b)Sử dụng các hoá đơn, chứng từ kế toán không đúng quy định của Bộ Tài chính hoặckhông được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

c)Bán hoá đơn tài chính khống chỉ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.

d)Mua hóa đơn tài chính không đúng quy định.

đ)Làm mất hóa đơn tài chính hoặc mất chứng từ kế toán không khai báo.

2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 15.000.000 đồng, đối với hành vi cho đối tượng khác sử dụng tài khoảnđơn vị để nhận tiền và chuyển tiền cho các hoạt động tiền tệ vi phạm kỷ luậttài chính và sử dụng vốn.

3.Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với cáchành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này.

Điều 7. Giả mạo chứng từ kế toán, sổ kế toán, khai man và báo cáosố liệu kế toán sai sự thật

1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Giả mạo chứng từ kế toán, sổ kế toán.

b)Khai man số liệu, báo cáo sai sự thật.

c)Ép buộc người khác giả mạo chứngtừ, sổ sách, khai man số liệu và báo cáo số liệu kế toán sai sự thật.

2.Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với cáchành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.

Điều 8. Vi phạm nguyên tắc kế toán về tính kịp thời và đầy đủ

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng, nếu có tìnhtiết tăng nặng thì phạt đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sauđây:

a)Ghi chép chứng từ kế toán không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán;

b)Ghi chép sổ kế toán không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán;

c)Lập hoặc nộp báo cáo tài chính không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán.

2.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Ghi chép chứng từ kế toán không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán;

b)Ghi chép sổ kế toán không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán;

c)Lập báo cáo tài chính không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán.

Điều 9. Vi phạm quy định về mở sổ, ghi sổ, khoá sổ kế toán và kiểmkê

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nếu có tìnhtiết tăng nặng thì phạt đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sauđây:

a)Mở sổ hoặc khoá sổ kế toán không đúng quy định về phương pháp hoặc không đúngniên độ kế toán;

b)Ghi sổ kế toán không rõ ràng;

c)Sửa chữa, tẩy xoá sổ kế toán không đúng quy định;

2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 15.000.000 đồng, đối với hành vi ghi chép hoặc tính toán số liệu trongsổ kế toán không đúng nội dung và phương pháp quy định của chế độ kế toán.

3.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Bán hàng không lập hoá đơn tài chính, không vào sổ bán hàng;

b)Bỏ một phần doanh thu hoặc tăng doanh thu khống trong niên độ báo cáo.

4.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 7.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của nhà nước về kiểm kê tàisản;

b)Không xử lý hoặc xử lý sai kết quả kiểm kê tài sản trước khi lập báo cáo tàichính của năm hoạt động.

5.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 20.000.000 đồng, đối với hành vi để ngoài sổ sách kế toán các loại tàisản và tiền vốn.

Điều 10. Vi phạm chế độ báo cáo và cung cấp tài liệu kế toán

Phạttiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạtđến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

1.Lập báo cáo tài chính không đúng theo biểu mẫu quy định của các cơ quan có thẩmquyền.

2.Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về cung cấp tài liệu kế toánliên quan đến thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết với nước ngoài và các quanhệ kinh tế khác cho các cơ quan chức năng được phép yêu cầu cung cấp theo quyđịnh của pháp luật.

3.Không báo cáo, báo cáo sai hoặc báo cáo không đầy đủ các nội dung đã quy địnhtheo yêu cầu của Nhà nước, hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình hình vay và sửdụng vốn vay nợ nước ngoài không qua Nhà nước và hệ thống tài chính, ngân hàngtrong nước theo quy định của pháp luật.

4.Không nộp báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của cơ quan tài chính, ngânhàng về hoạt động kinh tế của đơn vị ở nước ngoài.

5.Báo cáo tài chính không được kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Vi phạm chế độ kiểm tra kế toán

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Gây cản trở việc kiểm tra hoặc không thực hiện kiến nghị của tổ chức kiểm travề kế toán mà không có lý do chính đáng.

b)Trì hoãn, lẩn tránh hoặc cố ý không cung cấp các tài liệu, chứng từ, sổ kếtoán, báo cáo tài chính theo yêu cầu của tổ chức kiểm tra.

c)Sửa chữa, thay đổi chứng từ kế toán, sổ kế toán trong khi tiến hành thanh tra,kiểm tra về tài chính, kế toán.

d)Không thực hiện lệnh niêm phong hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, két quỹ,tài sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

đ)Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phongkho, két quỹ, vàng, bạc, đá qúy, chứng từ, sổ kế toán, hồ sơ vay trả, thế chấp,bảo lãnh hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ mà chưa gây hậu quả.

2.Áp dụng biện pháp buộc khôi phụclại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, đ khoản1 Điều này.

Điều 12. Vi phạm chế độ bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán, sổ kếtoán, báo cáo tài chính

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng, nếu có tìnhtiết tăng nặng thì phạt đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sauđây:

a)Bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán không đúng quy định;

b)Sử dụng hồ sơ tài liệu kế toán đang lưu trữ không đúng quy định.

2.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 7.000.000 đồng, đối với hành vi để hư hỏng, mất chứng từ kế toán, sổkế toán, báo cáo tài chính đang trong niên hạn bảo quản, lưu trữ do thiếu tinhthần trách nhiệm.

3.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính khi chưa hết thời hạnquy định về lưu trữ;

b)Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính không đúng thủ tục quyđịnh;

c)Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính không đúng hoặc vượt quáquyền hạn.

Điều 13. Vi phạm về nguyên tắc tổ chức kế toán

1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Bố trí cán bộ kế toán kiêm nhiệm thủ kho, thủ quỹ, tiếp liệu;

b)Bố trí người làm công việc kế toán, thủ kho, thủ quỹ mà pháp luật về kế toánkhông cho phép;

c)Không bố trí người hoặc không tổ chức bộ phận làm công tác kế toán theo quyđịnh của pháp luật.

2.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thìphạt đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)Bổ nhiệm kế toán trưởng là những người có tiền án, tiền sự mà pháp luật quyđịnh đang trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ này hoặc đã bị kỷ luật do viphạm nghề nghiệp kế toán tài chính;

b)Bổ nhiệm người không đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tácthực tế theo tiêu chuẩn quy định làm kế toán trưởng.

3.Áp dụng biện pháp buộc phảithuyên chuyển vị trí được bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm các điểm a, bkhoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 14. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán đểtruy cứu trách nhiệm hình sự

Khixét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tội phạmthì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩmquyền giải quyết.

Nghiêmcấm việc giữ lại các vụ vi phạm trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tội phạm đểxử lý hành chính.

 

Chương III

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN

BỊ XỬ PHẠT, THỦ TỤC XỬ PHẠT VÀ KHIẾU NẠI

Điều 15. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành tài chính

1.Thanh tra viên chuyên ngành tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 200.000 đồng.

c)Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng cácbiện pháp khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính.

2.Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính cấp Sở có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c)Áp dụng các hình thức xử phạt bổsung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.

3.Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính thuộc Bộ Tài chính có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c)Áp dụng các hình thức xử phạt bổsung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.

Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của y ban nhân dân cấp huyện, tỉnh

1.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cóquyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c)Áp dụng các hình thức xử phạt bổsung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2, Điều 3 của Nghị định này.

2.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đượcquyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c)Áp dụng các hình thức xử phạt bổsung, các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.

Điều 17. yquyền xử phạt vi phạm hành chính

Trongtrường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tạikhoản 2 và 3 Điều 15; khoản 1 và 2 Điều 16 của Nghị định này vắng mặt hoặc đượcsự ủy quyền của họ, thì cấp phó của người đó có thẩm quyền xử phạt theo thẩmquyền của họ.

Điều 18. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1.Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnhcó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc địa phương.

2.Cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc mình quản lý.

3.Trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc thẩm quyềnxử phạt của nhiều cơ quan, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan thụlý đầu tiên thực hiện.

Điều 19. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Thủtục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quyđịnh tại Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm1995.

Điều 20. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực kế toán

Việccưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toánđược thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhngày 06 tháng 7 năm 1995.

Điều 21. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống đối ngườithi hành công vụ trong lĩnh vực kế toán

Việcxử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi chống đối người thi hànhcông vụ trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản2, điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chínhphủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.

Điều 22. Khen thưởng và kỷ luật

1.Cá nhân, tổ chức có công phát hiện, tố cáo cá nhân hoặc tổ chức có hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì được xét khen thưởng theo quy địnhchung của Nhà nước.

2.Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có hành viche dấu hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hoặc không chấp hànhquy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán trong Nghị địnhnày thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứutrách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định củapháp luật.

Điều 23. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt

Quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hết hiệu lực thi hànhsau một năm, kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xửphạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì không áp dụng thời hiệu quy định tại Điềunày.

Điều 24. Khiếu nại và tố cáo

Việckhiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Điều khoản thi hành

1.Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Nghị định nàythay thế những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toántại Nghị định số 52/HĐBT ngày 19 tháng 02 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng, thaythế các quy định tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a, c, d, e khoản 3Điều 2 và điểm b, c khoản 1 Điều 3 Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

2.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

3.Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.