THÔNG TƯ
Về việc thi hành thể lệ quản lý tiền mặt của chính phủ, quy định những biện pháp cung cấp nguyên vật liệu và mua hàng ở mậu dịch quốc doanh của cơ quan, bộ đội, xí nghiệp, công trường và thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng
________________________
Kính gửi:
|
-Uỷ ban Hành chính các khu, tỉnh
-Các đơn vị dự toán thuộc tổng dự toán trung ương
-Các KHu, Sở, Ty Tài chính
-Các Tổng công ty và Công ty Mậu dịch quốc doanh
-Các Chi nhánh Ngân hàng toàn quốc
|
Gần đây vẫn còn nhiều cơ quan, xí nghiệp, bộ đội, công trường đem tiền mặt ra mua hàng và nguyên vật liệu xây dựng ở thị trường hoặc mua trực tiếp ở các cơ sở sản xuất tư nhân với giá cao hơn Mậu dịch đặt mua.
Tình trạng này đã gây khó khăn cho việc quản lý tiền mặt ở thị trường, ảnh hưởng đến việc thu mua của Mậu và đến tình hình giá cả ngày càng lên cao.
Để chấm dứt tình trạng trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý lưu thông tiền tệ và ổn định thị trường, tích cực chống dầu cơ nâng giá hàng.
Liên bộ lưu ý các cấp chính quyền và các ngành kinh tế tài chính địa phương triệt để thi hành các thể lệ quản lý tiền mặt của chính phủ và quy định những biện pháp dưới đây nhằm đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu và mua hàng ở Mậu dịch quốc doanh của cơ quan, bộ đội, xí nghiệp, công trường và thanh tóan bằng chuyển khoản Ngân hàng.
I.- NGUYÊN TẮC CHUNG
Thông tư số 622-TTg ngày 27-11-1955 của Thủ tướng phủ về việc quản lý tiền mặt đã quy định “ Các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội, xí nghiệp quốc doanh nói chung đều phải mua hàng của Mâư dịch quốc doanh và thanh toán bằng chuyển khảon Ngân hàng. Chỉ thị số 691-TTg ngày 7-2-1956 của Thủ tướng phủ và số 2.965- Bộ Kiến trúc cũng ghi rõ: “ Tất cả nhu cầu về nguyên vật liệu xậy dựng , nhất là gạch, ngói, gỗ đều phải do Mậu dịch cung cấp. Chị thị số 344 của Thủ tướng phủ ngày 21-1-1957 cũng đã nhắc lại việc thi hành các điểm quy định trên và nhấn mạnh Bộ Tài chính”, “ nhất thiết không thanh toán những khoản mua hàng thẳng tư nhân, mà không có chứng nhận là Mậu dịch không có khả năng cung cấp và đã mua theo giá công thương hướng dẫn”.
Gần đây Nghị định số 144-TTG ngày 9-4-1957 của Thủ tướng phủ đã quy định vịêc thanh toán giữa các cơ quan xí nghiệp quốc doanh và các tổ chức kinh tế thuộc khu vực hợp tác xã đều phải tập trung vào Ngân hàng.
II.- THỦ TỤC CẤP PHÁT MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN
Lập và xét duyệt kế hoạch.:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, xây dựng và tiêu chuẩn đã quy định, các đơn vị sẽ lập ra kế hoạch như sau:
a)Đối với bộ đội, cơ quan, trường học, bệnh viện, công trường:
1) Kế hoạch chi hàng quý và dự toán xin kinh phí hàng tháng của các đơn vị dự toán cao cấp (1,2,3) cần ghi rõ nhu cầu về gạo ( theo thông tư Liên bộ số 10) và nhu cầu vật liệu hàng hoá cần mua các Công ty Mậu dịch hay xí nghiệp quốc doanh khác. Dựa theo đó mà phân tích số chi bằng chuyển khoản và nhu cầu chi tiệu bằng tiền mặt khi gữi cho cơ quan Tài chính xét duyệt thì trích phần nhu cầu hàng hoá(tức dự trù mua hàng) gữi cho Ty (hay Sở) Công thương hoặc Công ty Mậu dịch trực tiếp phần nhu cầu, phần nhu cầu tiền mặt( tức kế hoạch tiền mặt) gữi cho Ngân hàng nơi mở tài khàon, để các cơ quan đó dự trù kế hoạch cung cấp.
2) Khi xét duyệt dự toán, cơ quan tài chính cần lưu ý cả phần chi chuyển khoản, (tức nhu cầu hàng hoá vật liệu)và tiền mặt các đơn vị đề nghị. Trường hợp đơn vị dự trù không hợp lý cần tăng lên hoặc giảm bớt cấp phát , mà số tăng giảm đó thuộc vào nhu cầu nào ( hàng hoá vật liệu hay tiền mặt ) thì cũng ghi rõ trên thông thi duyệt y dự toán phải báo cho Ngân hàng và công thương điều chỉnh kế hoạch theo nhu cầu mới được duyệt .
3) Nhà công thương hay Công ty Mậu dịch nhận được nhu cầu các loại hàng hoá vật liệu của cơ quan, đơn vị gữi đến xin mua phải tổng hợp lại đối chiêu1 với khả năng có thể đảm bảo được thi lập thành kế hoạch cung cấp và báo cho cơ quan, đơn vị gữi đến xin mua biết giá cả và thủ tục giao nhận hàng và thanh toán. Trường hợp có những loại hàng thiếu không đủ cung cấp thì cũng phải báo cho co8 quan đơn vị biết trước và giới thiệu giá cả để họ có thể mua ở thị trường. Những trường hợp này cơ quan, đơn vị phải điều chỉnh lại nhu cầu tiền mặt (tức kế hoạch tiền mặt) và báo lại cho Ngân hàng biết trước.
4)Ngân hàng nhận được nhu cầu tiền mặt của các cơ quan, đơn vị gữi đến, sau khi xét kỹ lại lần nữa các khoản chi tiêu tiền mặt hoặc vi hoàn cảnh Mậu dịch thiếu hàng phải chi thêm bằng tiền mặt, thì căn cứ vào các nhu cầu đó mà thiết lập kế hoạch tiền mặt tổng hợp và tiến hành việc cấp phát tiền mặt cho cơ quan, đơn vị. Trường hợp nhu cầu tiền mặt của các cơ quan, đơn vị tổng hợp lại vượt quá chỉ tiêu kế hoạch tiền mặt của Ngân hàng Trung ương đã quy định, quá mức chứa đựng của thị trường ảnh hưởng đến vật giá, không thể phát hành được thì phải báo cho Uỷ ban biết, triệu tập các ngành giải quyết và điều chỉnh lại kế hoạch. Nếu không còn khả năng nào tăng thu tiền mặt hoặc mua bằng chuyển khoản được nữa thì phải hãm bớt những khoản chi tiêu có thể hoãn được để có thể hoãn được giãm bớt nhu cầu tiền mặt của các cơ quan, đơn vị. Hoãn chi và và giãm bớt tiền mặt của cơ quan nào bao nhiêu, Tài chính Ngân hàng và ngành hữu quan thảo luận để điều chỉnh lại kế hoạch tiền mặt.
b) Đối với các quốc doanh và xí nghiệp;
1) Hàng quý và hàng tháng bất luận là quốc doanh xí nghiệp ở TRung ương hay tỉnh, thành phố đều phải gửi đến Ty ( hay Sở) Công thương hoặc công ty Mậu dịch địa phương mình hoạt động nhu cầu về gạo, các loại hàng và vật liệu cần mua của Mậu dịch hay xí nghiệp quốc doanh khác; gửi đến Ngân hàng nhu cầu tiền mặt ( tức kế hoạch tiền mặt ) cần chi tiêu theo phạm vi và thể chức đã quy định.
2) Công thương cùng với các công ty Mậu dịch và Ngân hàng tập hợp lại đối chiếu với khả năng và kế hoạch phân minh có thể đảm bảo thực hiện được hay đến mức nào, đều phải tiến hành đúng nhu đã quy định ở đỉêm 3 và 4 phần trên.
Thực hiện kế hoạch và thanh toán.
Căn cứ vào dự toán, kế hoạch tiền mặt và kế hoạch cung cấp hàng hoá, vật liệu đã được phê duyệt, các ngành, các cơ quan đơn vị có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đã phân minh.
- Tài chính sẽ cấp phát một lần hoặc nhiều lần, chuỷên một phần hay toàn bộ dự toán đã phê duyệt cho các cơ quan đơn vị tài khoản gửi ở Ngân hàng. Cơ quan đơn vị sử dụng theo cách rút tiền( phần tiền mặt) và trích tài khoản trả cho Mậu dịch hay xí nghiệp khác( phần chuyển khoản)như Nghị định Thủ tướng phủ đã quy định. Riêng phần gạo, thủ tục cấp phát vẫn theo như thông tư Liên bộ số 10 ngày 8-3-1957 đã quy định.
- Mỗi khi cơ quan, đơn vị đến nhận hàng Mậu dịch hay xí nghịêp quốc doanh khác phải thanh toán ngay bằng séc hay phiếu chuyển khoản qua Ngân hàng. Ngân hàng nhận được giấy báo trích tài khoản phải ghi số ngay và phải ghi giấy báo nợ , báo cho cơ quan và mua và bán hàng trong ngày hôm đó.
- Trường hợp có cơ quan, đơn vị, xí nghiệp muốn mua hàng ở địa phương khác( địa phương mình hoạt động không có hoặc thiếu) cũng phải áp dụng dùng nguyên tắc trên. Nghĩa là phải chuyển tiền qua Ngân hàng, đến nơi mua hàng cũng phải mua qua Mậu dịch hoặc theo sự hướng dẫn của Công thương nếu phải mua ngoài, đồng thời báo cho Ngân hàng biết mới được rút tiền mặt ra mua ở thị trường.
III.- KIỂM SOÁT VÀ ĐÔN ĐỐC THỰC HIỆN
Dựa theo chế độ quản lý tiền mặt và thông qua việc sử dụng tài khoản và rút tiền mặt Ngân hàng chịu trách nhiệm chính về việc kiểm soát các cơ quan , đơn vị xí nghiệp thực hiện đúng các điểm đã quy định trên. Thường xuyên cần phát hiện những lệch lạc giúp cho Tài chính và Công thương phối hợp đôn đốc các cơ quan , đơn vị thi hành.
Ngoài ra Ngân hàng gửi cho cơ quan Tài chính đồng cấp bản sao kê tài khoản của các cơ quan, đơn vị để bố trí việc cấp phát khỏi lãng phí.
Cơ quan tài chính căn cứ vào phát hiện của Ngân hàng và quyết toán hàng quý, hàng tháng của các cơ quan đơn vị mà kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí, cương quyết không thanh toán những khoảng mua hàng tháng của tư nhân mà không có khả năng cung cấp và đã theo giá công thương hướng dẫn.
Thi hành các điểm trên đây là ký luật tài chính Các Bộ, các ngành chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn biện pháp cụ thể cho các đơn vị thuộc ngành mình chấp hành.