• Hiệu lực: Ngưng hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 28/02/1984
BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP-BỘ NỘI THƯƠNG-BỘ TÀI CHÍNH
Số: 23-TT/LB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 1984

 

 

 

 

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP - TÀI CHÍNH - NỘI THƯƠNG SỐ 23-TT/LB NGÀY 28-2-1984 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, TIÊU CHUẨN CẤP PHÁT VÀ THU HỒI TRANG PHỤC ĐỐI VỚI LƯU HỌC SINH GỬI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CỦA BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP)

Học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh gửi đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở các nước xã hội chủ nghĩa (sau đây gọi chung là lưu học sinh) thuộc diện quản lý của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp khi ra học tập ở nước ngoài, cần có một số trang phục cần thiết ban đầu.

Trong thời gian học tập ở nước ngoài, lưu học sinh được bạn đài thọ sinh hoạt phí hàng tháng, trong đó bao gồm cả tiền để mua sắm trang phục nên lưu học sinh phải dành tiền để mua sắm trang phục cho mình. Ngoài ra nếu thuộc xứ lạnh theo Hiệp định ký kết giữa hai nước, lưu học sinh còn được một số nước bạn cấp tiền để mua sắm quần áo ấm.

Liên Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Tài chính - Nội thương quy định cụ thể việc mua sắm trang phục ban đầu và việc thu hồi trang phục đối với lưu học sinh thuộc diện Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quản lý như sau.

 

I- CHẾ ĐỘ VÀ TIÊU CHUẨN MUA SẮM TRANG PHỤC BAN ĐẦU TRƯỚC KHI LƯU HỌC SINH RA HỌC TẬP Ở NƯỚC NGOÀI

1- Tất cả lưu học sinh có thời hạn học tập ở nước ngoài từ hai năm trở lên, kể từ ngày lên đường sang nước bạn, nếu là thương binh được xếp hạng thương tật, con liệt sĩ, con thương binh hạng 8 và hạng đặc biệt, con mồ côi cả cha, mẹ không nơi nương tựa, dân tộc ít người ở miền núi thì được Nhà nước cấp cho một số trang phục cần thiết ban đầu, trước khi lên đường ra học tập ở nước ngoài;

2- Những lưu học sinh khác có thời hạn như trên hoặc lưu học sinh có thời hạn học tập ở nước ngoài dưới hai năm thì được Nhà nước bán cho một số trang phục cần thiết ban đầu.

3- Những lưu học sinh được chuyển tiếp lên học ở bậc cao hơn phải tự túc trang phục.

4- Những trang phục cần thiết ban đầu được Nhà nước cấp hoặc bán cho lưu học sinh nói ở điểm 1 bao gồm:

a) Nam:

- Một bộ âu phục (một áo véston, một quần âu) loại vải len thường,

- Một áo len dài tay loại thường,

- Một đôi giầy da nội,

- Một vali giả da.

b) Nữ:

- Hai quần âu loại vải len thường,

- Một áo len dài tay loại thường,

- Một đôi dép da nội,

- Một vali giả da.

Những lưu học sinh nói điểm 1, mục I nói trên được gửi đi học ở những nước thuộc xứ lạnh, nếu nước bạn không cấp tiền mua quần áo ấm, thì sau khi đến nước bạn, sẽ được Nhà nước cấp tiền ngoại tệ nước sở tại để mua một áo khoác ngoài, một mũ lông, một đôi giầy mùa đông thuộc loại thường ở nước đó.

 

II- CHẾ ĐỘ VÀ TIÊU CHUẨN THU HỒI TRANG PHỤC
ĐỐI VỚI LƯU HỌC SINH

1- Tất cả lưu học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập đã phải về nước trước thời hạn (đã ở nước ngoài chưa quá 36 tháng tròn), khi về trong nước đều phải nộp lại trang phục ban đầu đã được Nhà nước cấp ở trong nước trước khi ra học tập ở nước ngoài và trang phục do Nhà nước hay nước bạn cấp ở ngoài nước (ngoài sinh hoạt phí hàng tháng).

Riêng đối với lưu học sinh phải về nước trước thời hạn vì mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần hoặc bị chết tại nước bạn thì được miễn trả trang phục.

2- Trang phục do Nhà nước cấp phát cho lưu học sinh khi lên đường ra nước ngoài học tập hoặc được cấp tiền mua ở nước bạn (nếu có) hoặc do nước bạn cấp (kể cả bằng tiền mua hay cấp bằng hiện vật, ngoài sinh hoạt phí nếu có) đều được tính thời gian sử dụng tối đa là 3 (ba) năm (36 tháng tròn).

3- Không thu hồi trang phục bằng hiện vật mà thu bằng tiền, trừ trường hợp đặc biệt, do Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quyết định. Trang phục thu hồi bằng tiền được tính trên cơ sở giá trị còn lại của trang phục tính theo niên hạn và giá cả trang phục do Bộ Nội thương quy định hàng năm ở thời điểm lưu học sinh về nước.

Mức thu hồi trang phục được tính theo công thức sau đây:

Mức thu hồi trang phục lưu

 

Trị giá trang phục ban đầu cấp trong nước (nếu có)

+

Trị giá trang phục Nhà nước hoặc bạn cấp ở ngoài nước (nếu có)

 

Số tháng về nước

 


học sinh

=

     

x

trước thời

phải nộp về trang phục phải thu hồi

 

36 tháng

 

 

hạn 36 tháng

Cách tính cụ thể như sau:

a) Trị giá trang phục ban đầu cấp trong nước:

Lấy số lượng trang phục ban đầu đã cấp phát cho lưu học sinh nhân (x) với đơn giá từng loại theo giá bán lẻ do Bộ Nội thương quy định hàng năm ở thời điểm lưu học sinh về nước.

b) Trị giá trang phục do Nhà nước cấp hoặc do nước bạn cấp (ngoài sinh hoạt phí) ở ngoài nước:

Lấy tổng số tiền đã cấp để mua trang phục bằng ngoại tệ quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá kết toán nội bộ ở thời điểm lưu học sinh về nước. c) Cộng hai số tiền (a) và (b) lại, đem chia cho 36 tháng. Lấy kết quả (thương số) nhân (x) với số tháng mà lưu học sinh đã về nước trước thời hạn 36 tháng để tính số tiền thu hồi trang phục lưu học sinh phải nộp cho Nhà nước.

Ví dụ: Một lưu học sinh mới lên đường ra nước ngoài 12 tháng đã phải trở về nước, số tiền trang phục thu hồi phải nộp lại như sau:

1- Số tiền trang phục ban đầu được cấp, tính theo thời giá khi lưu học sinh về nước là:

 

- Một bộ âu phục thường

1000

đồng

- Một áo len dài tay

600

đồng

- Một đôi giầy da nội

250

đồng

- Một vali giả da

150

đồng

 


Cộng:

2000

đồng

 

2- Số tiền trang phục do nước bạn cấp ở nước ngoài (ngoài sinh hoạt phí hàng tháng);

 

- Một áo khoác ngoài

96

rúp

- Một mũ lông

24

rúp

- Một đôi giầy da mùa đông

36

rúp

 


Cộng:

156

rúp

 

Theo tỷ giá kết toán nội bộ trong nước ở thời điểm lưu học sinh về nước, ví dụ 1 rúp bằng 17 đồng Việt Nam, quy ra tiền Việt Nam được là:

17 đồng x 156 rúp = 2652 đồng.

3- Số tiền do Nhà nước cấp ở ngoài nước không có.

4- Tổng số tiền đã cấp: 2000 đồng + 2652 đồng = 4652 đồng

5- Số tiền trang phục thu hồi lưu học sinh phải nộp là:

 

4652 x (36 tháng - 12 tháng)

   

 


=

3101 đồng.

36 tháng

   

 

 

III- ĐIỀU KHOẢN CHUNG

1- Hàng năm, vào đầu năm học trước, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp chịu trách nhiệm:

a) Lập dự trù mua sắm trang phục cho lưu học sinh thuộc diện cấp phát trang phục ban đầu, cho lưu học sinh học ở các nước xứ lạnh được Nhà nước cấp quần áo ấm ở nước ngoài (nếu nước bạn không cấp), kể cả phần kinh phí bằng tiền Việt Nam và phần kinh phí bằng ngoại tệ quy ra tiền Việt Nam gửi Bộ Tài chính hàng năm, hàng quý để Bộ Tài chính bố trí kinh phí.

b) Lập kế hoạch mua sắm trang phục hàng năm cho lưu học sinh gửi cho Bộ Nội thương để Bộ Nội thương cân đối kế hoạch vật tư, chuẩn bị mặt hàng và tổ chức việc bán trang phục cho Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Phương thức đặt may và bán trang phục do hai bên thoả thuận.

c) Tổ chức việc mua sắm, cấp phát, thu hồi trang phục của lưu học sinh thuộc diện Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quản lý theo quy định trong Thông tư này.

- Số tiền mua sắm trang phục cần thiết ban đầu được ghi thành một tiết riêng trong mục 30, khoản 40, hạng tương ứng (1, 2, 3) loại II mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

- Số tiền thu hồi trang phục của lưu học sinh nộp ngay vào ngân sách Nhà nước TK. 710, khoản 2, hạng 80, loại V mục lục ngân sách Nhà nước ban hành.

2- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Tất cả những quy định trước đây của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và của Bộ Tài chính về việc cấp phát và thu hồi trang phục đối với lưu học sinh thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quản lý trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp

Bộ trưởng Bộ Nội thương

Bộ trưởng Bộ Tài chính

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Hoàng Xuân Tuỳ

Lý Tài Luận

Ngô Quốc Hạnh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.