Sign In

THÔNG TƯ

Hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP

ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh

_____________________________

Thực hiện Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh (sau đây viết tắt là Nghị định 109/2004/NĐ-CP),

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đối với hộ kinh doanh cá thể quy định tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP và các mẫu giấy tờ dùng trong đăng ký kinh doanh như sau:

I. ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT DOANH NGHIỆP

1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh

a) Đối với doanh nghiệp tư nhân:

- Đơn đăng ký kinh doanh, theo mẫu MĐ-1.

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định được quy định theo luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định).

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc Giám đốc quản lý doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề).

b) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có hai thành viên trở lên:

- Đơn đăng ký kinh doanh, theo mẫu MĐ-2.

- Điều lệ công ty có nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ) và điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ).

- Danh sách thành viên, theo mẫu MDS-1.

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định được quy định theo luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty (đối với công ty kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định).

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một trong những thành viên Hội đồng thành viên, hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc), hoặc một trong những chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định (đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề).

c) Đối với công ty cổ phần:

- Đơn đăng ký kinh doanh, theo mẫu MĐ-3.

- Điều lệ công ty có nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP và điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định số 125/2004/NĐ-CP.

- Danh sách cổ đông sáng lập, theo mẫu MDS-2.

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định được quy định theo luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty (đối với công ty kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp  định).

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một trong những thành viên Hội đồng quản trị, hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc), hoặc một trong những chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định (đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề).

d) Đối với công ty TNHH một thành viên:

- Đơn đăng ký kinh doanh, theo mẫu MĐ-4.

- Điều lệ công ty có nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP và điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định số 125/2004/NĐ-CP.

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định được quy định theo luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty (đối với công ty kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định).

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một trong những thành viên Hội đồng quản trị, hoặc Chủ tịch công ty, hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc), hoặc một trong những chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định (đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề).

đ) Đối với công ty hợp danh:

- Đơn đăng ký kinh doanh, theo mẫu MĐ-5.

- Điều lệ công ty có nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP và điểm c khoản 8 Điều 1 Nghị định số 125/2004/NĐ-CP.

- Danh sách thành viên, theo mẫu MDS-3.

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định được quy định theo luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty (đối với công ty kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định).

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của tất cả thành viên hợp danh (đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề).

2. Ngành, nghề kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Ngoài ngành, nghề cấm kinh doanh do pháp luật quy định, ngành, nghề kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:a) Đối với ngành, nghề mà theo các luật, pháp lệnh, nghị định quy định kinh doanh phải có điều kiện, hoặc có vốn pháp định, hoặc có chứng chỉ hành nghề, thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định đó.

b) Đối với các ngành, nghề kinh doanh khác, thì ghi theo Danh mục ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT/BKH-TCTK ngày 1 tháng 11 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh

a) Người thành lập doanh nghiệp lập và nộp một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định cho từng loại hình doanh nghiệp theo quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Người thành lập doanh nghiệp có thể uỷ quyền bằng văn bản hoặc hợp đồng với người đại diện của mình nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

b) Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có thể yêu cầu người đăng ký kinh doanh xuất trình các loại giấy tờ sau đây nếu xét thấy cần thiết:

- Đối với cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp:

+ Người trực tiếp đăng ký kinh doanh: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

+ Người được uỷ quyền: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng.

+ Người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật: Nộp bản sao sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

- Đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp nhà nước: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án góp vốn vào công ty.

+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.

+ Công ty cổ phần: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.

+ Công ty TNHH một thành viên: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.

+ Công ty hợp danh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.

+ Hợp tác xã: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Nghị quyết và biên bản họp của Đại hội xã viên hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điều lệ hợp tác xã về việc cho phép hợp tác xã tham gia góp vốn.

+ Đối với các cơ quan hành chính nhà nước mà trong ngân sách có nhiệm vụ chi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002; Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về việc chi cho góp vốn.

+ Đối với tổ chức chính trị, chính trị xã hội: Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia góp vốn.

+ Đối với các hiệp hội khác: Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập, hoạt động và giấy tờ của cơ quan này về việc cho phép hiệp hội tham gia góp vốn.

c) Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho người nộp hồ sơ.

d) Người thành lập doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh qua địa chỉ thư điện tử (Email) của Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Khi nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh gửi qua thư điện tử, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết thời gian đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử của người thành lập doanh nghiệp hoặc yêu cầu người thành lập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đúng quy định. Trong trường hợp này, khi đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh (hồ sơ trên giấy) tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để đối chiếu và lưu hồ sơ. Quy định này cũng áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện và đăng ký thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh.

đ) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người thành lập doanh nghiệp, theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP.

Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ghi số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định như sau:

- Mã cấp tỉnh: 2 ký tự (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).

- Mã hình thức tổ chức: 1 ký tự, 0 là doanh nghiệp, 1 là chi nhánh, 2 là văn phòng đại diện.

- Mã loại hình doanh nghiệp: 1 ký tự, 1 là doanh nghiệp tư nhân, 2 là công ty TNHH có 2 thành viên trở lên, 3 là công ty cổ phần, 4 là công ty TNHH một thành viên, 5 là công ty hợp danh.

- Mã số thứ tự của doanh nghiệp: 6 ký tự, từ 000001 đến 999999.

Ví dụ về ghi số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

- Doanh nghiệp tư nhân có trụ sở chính tại Hà Nội, được ghi số Giấy chứng nhận ĐKKD như sau:

0101000002 (Giấy chứng nhận ĐKKD cấp cho doanh nghiệp tư nhân thứ 2 tại Hà Nội)

- Chi nhánh của Công ty cổ phần có trụ sở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, được ghi số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động như sau:

4113000003 (Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cấp cho chi nhánh thứ 3 của loại hình công ty cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh)

- Văn phòng đại diện của Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên có trụ sở văn phòng tại Hải phòng, được ghi số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động như sau:

0222000004 (Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cấp cho văn phòng đại diện thứ 4 của loại hình công ty TNHH tại Hải phòng).

e) Trường hợp hồ sơ không có đủ giấy tờ theo quy định tại điểm 1 Mục này, hoặc có nội dung khai không đủ, không thống nhất giữa các giấy tờ trong hồ sơ; hoặc tên doanh nghiệp được đặt không đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này và các quy định khác của pháp luật, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung và cách thức sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh cho người thành lập doanh nghiệp, theo mẫu MTB-17.

4. Đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện

a) Đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính:

- Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-1 để đăng ký lập chi nhánh, mẫu MTB-2 để đăng ký lập văn phòng đại diện. Đối với chi nhánh kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo thông báo phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của ít nhất một trong số những người làm việc tại chi nhánh.

- Đối với công ty khi đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện phải có thêm bản sao hợp lệ:

+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

+ Công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

+ Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

+ Công ty hợp danh: Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Khi tiếp nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho doanh nghiệp.

- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh, theo mẫu MG-7; cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho văn phòng đại diện theo mẫu MG-8, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP.

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5.

b) Đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính:

- Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện, theo mẫu MTB-1 để đăng ký lập chi nhánh, mẫu MTB-2 để đăng ký lập văn phòng đại diện; cùng với thông báo phải có thêm bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với chi nhánh kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo thông báo phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của ít nhất một trong số những người làm việc tại chi nhánh.

- Đối với công ty khi đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện phải có thêm bản sao hợp lệ:

+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Điều lệ, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

+ Công ty cổ phần: Điều lệ, quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.+ Công ty TNHH một thành viên: Điều lệ và quyết định của chủ sở hữu công ty về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

+ Công ty hợp danh: Điều lệ, quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Khi tiếp nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho doanh nghiệp.

- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh, theo mẫu MG-7, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho văn phòng đại diện, theo mẫu MG-8, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP.

- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh về việc đã lập chi nhánh, văn phòng đại diện và kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, để bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh và để được đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5.

c) Khi thay đổi một trong các nội dung đã đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu MTB-3 để được đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh theo mẫu MG-7, văn phòng đại diện theo mẫu MG-8. Đối với thay đổi tên chi nhánh, văn phòng đại diện, kèm theo theo thông báo doanh nghiệp phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

d) Khi thay đổi tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, ngoài việc thực hiện quy định tại điểm c khoản này, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh về việc đã thay đổi tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện và kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, để được đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5.

đ) Khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, để nộp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện này. Đối với công ty, kèm theo thông báo phải có thêm bản sao hợp lệ quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; đồng thời gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, để được đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5.

e) Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, để bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh và để được đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5.

Khi thay đổi địa chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, thì trong thời hạn mười lăm ngày, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, để được đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5.

5. Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh

a) Khi bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-4.

- Nếu ngành, nghề đăng ký bổ sung là ngành, nghề phải có vốn pháp định, thì phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định được xác định theo quy định của luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp.

- Nếu ngành, nghề đăng ký bổ sung là ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp nêu tại điểm 1 Mục này.

- Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:

+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

+ Công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

+ Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

+ Công ty hợp danh: Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

b) Khi tiếp nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho doanh nghiệp.

c) Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP.

6. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

a) Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh:

- Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-5.

- Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:

+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Điều lệ, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.

+ Công ty cổ phần: Điều lệ, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.

+ Công ty TNHH một thành viên: Điều lệ, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.

+ Công ty hợp danh: Điều lệ, quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.

- Khi tiếp nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho doanh nghiệp.

- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP.

b) Đăng ký chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh:

- Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới, theo mẫu MTB-5, kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đồng thời, gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.

- Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:

+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Điều lệ, danh sách thành viên, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.

+ Công ty cổ phần: Điều lệ, danh sách cổ đông sáng lập, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.

+ Công ty TNHH một thành viên: Điều lệ, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.

+ Công ty hợp danh: Điều lệ, danh sách thành viên hợp danh, quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.

- Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính và Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho doanh nghiệp.

- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được cấp trước đây và đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5, nếu tên doanh nghiệp không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác cùng loại hình doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp chuyển đến.

- Trường hợp tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác cùng loại hình doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp chuyển đến, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới phải thông báo cho doanh nghiệp biết và hướng dẫn doanh nghiệp chọn tên khác, theo mẫu MTB-17.

- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo đã thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi trước đây đã đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp.

7. Đăng ký đổi tên doanh nghiệp

a) Khi đổi tên, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-6.

Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:

- Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc đổi tên công ty.

- Công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc đổi tên công ty.

- Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc đổi tên công ty.

- Công ty hợp danh: Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc đổi tên công ty.

b) Khi tiếp nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho doanh nghiệp.

c) Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5, nếu tên dự kiến thay đổi của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này.

d) Trường hợp tên dự kiến thay đổi của doanh nghiệp được đặt không đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo cho doanh nghiệp biết và hướng dẫn doanh nghiệp chọn tên khác, theo mẫu MTB-17.

8. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

a) Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, công ty cổ phần:

- Công ty gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-8. Kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:

+ Đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.

+ Đối với công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.

+ Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc của Hội đồng quản trị đối với công ty có tổ chức theo mô hình Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Công ty phải xuất trình bản chính sổ hộ khẩu, hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật dự kiến thay thế.

- Trường hợp công ty kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề mà người đại diện theo pháp luật dự kiến thay đổi là người duy nhất có chứng chỉ hành nghề này, thì kèm theo thông báo phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đại diện theo pháp luật dự kiến thay thế.

- Khi tiếp nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho công ty.

- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty theo mẫu MG-2, MG-3, MG-4.

b) Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh của công ty hợp danh:

- Khi công ty hợp danh tiếp nhận thành viên hợp danh, khai trừ thành viên hợp danh, có thành viên hợp danh rút khỏi công ty, thì công ty gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-7. Thông báo phải được tất cả các thành viên hợp danh ký; trường hợp thông báo do một thành viên hợp danh ký, thì kèm theo thông báo phải có giấy của các thành viên hợp danh uỷ quyền cho một thành viên hợp danh ký thông báo thay đổi này. Công ty phải xuất trình bản chính sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên hợp danh được tiếp nhận.

- Trường hợp công ty hợp danh kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề, khi tiếp nhận thành viên hợp danh, kèm theo thông báo phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của thành viên được tiếp nhận.

- Khi tiếp nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho công ty.

- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty theo mẫu MG-5.

9. Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân và vốn điều lệ của công ty

a) Khi thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân và vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-9 đối với doanh nghiệp tư nhân và mẫu MTB-10 đối với công ty.

- Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải có thêm bảng cân đối tài sản của công ty tại thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ (trường hợp đăng ký giảm vốn điều lệ) và bản sao hợp lệ:

+ Đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ.

+ Đối với công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ.

+ Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi vốn điều lệ.

+ Công ty hợp danh: Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc thay đổi vốn điều lệ.

- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, khi đăng ký giảm vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc giảm vốn điều lệ đối với công ty, thì mức vốn đăng ký sau khi giảm không được thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.

b) Khi tiếp nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho doanh nghiệp.

c) Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5.

10. Đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH có hai thành viên trở lên, thành viên góp vốn công ty hợp danh

a) Khi công ty TNHH có hai thành viên trở lên tiếp nhận thành viên, công ty hợp danh tiếp nhận thành viên góp vốn mà không làm thay đổi loại hình công ty, thì công ty gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-11. Kèm theo thông báo phải có quyết định và bản sao biên bản họp của hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thêm thành viên mới, giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên được tiếp nhận vào công ty, xuất trình bản chính sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên được tiếp nhận; đối với thành viên là tổ chức nước ngoài, phải có thêm bản sao hợp lệ giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đối với thành viên là cá nhân người nước ngoài phải có thêm bản sao hộ chiếu còn hiệu lực của người đó.

b) Khi công ty TNHH có hai thành viên trở lên thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, công ty hợp danh thay đổi thành viên góp vốn do chuyển nhượng phần vốn góp, thì công ty gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-12. Kèm theo thông báo phải có hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng, có xác nhận của công ty; xuất trình bản chính sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên mới.

c) Khi công ty TNHH thay đổi thành viên do thừa kế, công ty hợp danh thay đổi thành viên góp vốn do thừa kế, thì công ty gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-13. Kèm theo thông báo  phải có bản sao các giấy tờ chứng thực việc thừa kế; xuất trình bản chính sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên được thừa kế.

d) Khi tiếp nhận thông báo của các trường hợp quy định tại các tiết a, b và c điểm này, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho công ty.

đ) Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty theo mẫu MG-2, MG-5.

11. Đăng ký chia công ty

a) Công ty gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Kèm theo hồ sơ, công ty phải có quyết định chia công ty, biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

b) Khi tiếp nhận hồ sơ của công ty, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho công ty.

c) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các công ty được chia theo mẫu MG-2, MG-3, nếu tên của công ty được chia được đặt đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này.

d) Trường hợp tên của công ty được chia được đặt không đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo cho công ty biết và hướng dẫn công ty chọn tên khác, theo mẫu MTB-17.

đ) Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bị chia sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các công ty được chia.

e) Đối với công ty có chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty phải thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện để bổ sung hồ sơ đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện.

g) Trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp cho công ty được chia, ghi ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là ngày đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty bị chia và ghi ngày cấp đổi là ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty được chia.

12. Đăng ký tách công ty

a) Công ty gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Kèm theo hồ sơ, công ty phải có quyết định tách công ty, biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

b) Khi tiếp nhận hồ sơ của công ty, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho công ty.

c) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty bị tách; cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty được tách nếu tên của công ty được tách được đặt đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này.

d) Trường hợp tên của công ty được tách sau khi tách được đặt không  đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo cho công ty biết và hướng dẫn công ty chọn tên khác, theo mẫu MTB-17.

13. Đăng ký hợp nhất công ty

a) Công ty gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty hợp nhất dự định đặt trụ sở. Kèm theo hồ sơ, công ty phải có hợp đồng hợp nhất công ty, các biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

b) Khi tiếp nhận hồ sơ của công ty, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho công ty.

c) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty hợp nhất nếu tên của công ty hợp nhất được đặt đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này.

d) Trường hợp tên của công ty hợp nhất được đặt không đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo cho công ty biết và hướng dẫn công ty chọn tên khác, theo mẫu MTB-17.

đ) Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bị hợp nhất sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty hợp nhất. Trường hợp công ty bị hợp nhất có trụ sở chính tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi công ty hợp nhất có trụ sở chính, thì công ty hợp nhất phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bị hợp nhất cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty bị hợp nhất.

e) Đối với công ty bị hợp nhất có chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty hợp nhất phải thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và nơi công ty hợp nhất để bổ sung hồ sơ đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện và của công ty hợp nhất.

g) Trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp cho công ty hợp nhất ghi ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là ngày đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sớm nhất cho công ty bị hợp nhất và ghi ngày cấp đổi là ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty hợp nhất.

14. Đăng ký sáp nhập công ty

a) Công ty gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty nhận sáp nhập có trụ sở chính. Kèm theo hồ sơ, công ty phải có hợp đồng sáp nhập công ty, các biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

b) Khi tiếp nhận hồ sơ của công ty, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho công ty.

c) Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty nhận sáp nhập.

d) Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bị sáp nhập sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty nhận sáp nhập. Trường hợp công ty bị sáp nhập có trụ sở chính tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi công ty nhận sáp nhập có trụ sở chính, thì công ty nhận sáp nhập phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bị sáp nhập cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty bị sáp nhập.

đ) Đối với công ty bị sáp nhập có chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty nhận sáp nhập phải thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và nơi công ty nhận sáp nhập để bổ sung hồ sơ đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện và của công ty nhận sáp nhập.

15. Đăng ký chuyển đổi công ty TNHH có hai thành viên trở lên thành công ty cổ phần và ngược lại

a) Công ty gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Kèm theo hồ sơ, công ty phải có quyết định chuyển đổi công ty, biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

b) Khi tiếp nhận hồ sơ của công ty, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho công ty.

c) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty chuyển đổi, nếu tên của công ty chuyển đổi  được đặt đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này.

d) Trường hợp tên của công ty chuyển đổi  không được đặt đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo cho công ty biết và hướng dẫn công ty chọn tên khác, theo mẫu MTB-17.

đ) Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty được chuyển đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty chuyển đổi.

e) Đối với công ty được chuyển đổi có chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty chuyển đổi phải thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và nơi công ty chuyển đổi để bổ sung hồ sơ đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện và của công ty chuyển đổi.

16. Đăng ký chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH có hai thành viên trở lên

a) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận chuyển nhượng, công ty gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Kèm theo hồ sơ, công ty phải có hợp đồng chuyển nhượng công ty.

b) Khi tiếp nhận hồ sơ của công ty, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho công ty.

c) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty chuyển đổi, nếu tên của công ty chuyển đổi  được đặt đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này.

d) Trường hợp tên của công ty chuyển đổi  không được đặt đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo cho công ty biết và hướng dẫn công ty chọn tên khác, theo mẫu MTB-17.

đ) Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty TNHH một thành viên sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty TNHH có hai thành viên trở lên.

e) Đối với công ty TNHH một thành viên có chi nhánh, văn phòng đại diện, thì sau khi chuyển đổi, công ty TNHH có hai thành viên trở lên phải thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và nơi công ty TNHH có hai thành viên trở lên để bổ sung hồ sơ đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện và của công ty TNHH có hai thành viên trở lên.

17. Đăng ký chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành doanh nghiệp tư nhân

a) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Kèm theo hồ sơ, phải có hợp đồng chuyển nhượng.

b) Khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp tư nhân, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho doanh nghiệp tư nhân.

c) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân, nếu tên của doanh nghiệp tư nhân được đặt đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này.

d) Trường hợp tên của doanh nghiệp tư nhân không được đặt đúng theo quy định tại điểm 1, điểm 2 Mục III Thông tư này, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo cho doanh nghiệp tư nhân biết và hướng dẫn doanh nghiệp tư nhân chọn tên khác, theo mẫu MTB-17.

đ) Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty TNHH một thành viên sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân.

e) Đối với công ty TNHH một thành viên có chi nhánh, văn phòng đại diện, thì sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp tư nhân phải thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và nơi doanh nghiệp tư nhân có trụ sở để bổ sung hồ sơ đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện và của doanh nghiệp tư nhân.

18. Thông báo doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

a) Trước khi tạm ngừng hoạt động ít nhất mười lăm ngày, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế, theo mẫu MTB-14.

Đối với công ty kèm theo thông báo, công ty phải xuất trình bản sao hợp lệ:

- Đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc công ty tạm ngừng hoạt động.

- Đối với công ty cổ phần: Quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc công ty tạm ngừng hoạt động.

- Công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc công ty tạm ngừng hoạt động.

- Công ty hợp danh: Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc công ty tạm ngừng hoạt động.

b) Khi tiếp nhận thông báo, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho doanh nghiệp.

19. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

a) Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan Công an nơi mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng ba lần liên tiếp.

Sau ba mươi ngày kể từ ngày thông báo, nếu doanh nghiệp không tìm được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã mất, thì doanh nghiệp đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Xác nhận của cơ quan Công an về việc khai báo mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;

- Giấy biên nhận của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã mất của doanh nghiệp hoặc tờ báo đã đăng thông báo này.

b) Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp bị rách, nát,... Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị rách, nát..., doanh nghiệp làm lại thủ tục để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị rách, nát...

c) Khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp trong các trường hợp nêu tại các tiết  a, b điểm này, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho doanh nghiệp.

Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp MG-1, MG-2, MG-3, MG-4, MG-5. Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại là số ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã mất, hoặc bị rách, nát... và trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ghi rõ lần cấp lại.

d) Việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với chi nhánh,  văn phòng đại diện trong trường hợp mất; bị rách, nát,... áp dụng theo quy định tại các tiết a, b điểm này.

20. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp theo Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty

a) Doanh nghiệp đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp theo Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư này, trong các trường hợp sau:

- Doanh nghiệp mất con dấu;

- Doanh nghiệp đổi tên;

- Doanh nghiệp chuyển trụ sở chính sang tỉnh, thành phố khác;

- Doanh nghiệp tự nguyện đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b) Trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại ghi ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại.

21. Thông báo và lưu giữ nội dung đăng ký kinh doanh

a) Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại, thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cùng cấp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

b) Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhận được thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp ..., Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ghi những nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp vào Sổ đăng ký kinh doanh lưu giữ tại Phòng đăng ký kinh doanh.

c) Quy định về thông báo và lưu giữ thông tin tại các tiết a, b điểm này cũng được áp dụng đối với Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.

d) Định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh lập báo cáo tình hình đăng ký kinh doanh của tháng trước tại tỉnh theo mẫu BC-1 và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đã nối mạng Internet, thì trước khi gửi báo cáo bằng văn bản, có thể sử dụng thư điện tử (Email) để gửi báo cáo nhanh qua địa chỉ thư điện tử bic@business.gov.vn về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

đ) Đối với Phòng đăng ký kinh doanh các tỉnh đã nối mạng với Trung tâm Thông tin doanh nghiệp, ngoài việc thực hiện các quy định tại các tiết a, b, c và d điểm này, sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm truyền số liệu về Trung tâm Thông tin doanh nghiệp (Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa).

II. ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

1. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh

a) Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp đơn đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh, theo mẫu MĐ-6. Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động trong địa bàn cấp huyện thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh như nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch.

Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình khi nộp đơn đăng ký kinh doanh phải xuất trình bản chính sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đứng tên đăng ký kinh doanh.

Trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo đơn phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.

b) Khi tiếp nhận đơn đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-20 và trao cho người nộp đơn.

c) Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể theo mẫu MG-6, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 26 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể theo quy định như sau:

- Mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương : 2 ký tự.

- Mã quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh : 1 ký tự.

  ( Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này)

- Mã loại hình: 1 ký tự, 8 = hộ kinh doanh cá thể.

- Số thứ tự hộ kinh doanh cá thể: 6 ký tự, từ 000001 đến 999999.

Ví dụ về ghi số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể:

- Hộ kinh doanh cá thể có địa điểm kinh doanh tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, được ghi số Giấy chứng nhận ĐKKD như sau:

01C8000002 (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp cho hộ kinh doanh cá thể thứ 2 tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

d) Trường hợp không đủ giấy tờ theo quy định tại tiết a điểm này, hoặc có nội dung khai không đủ, hoặc tên riêng của hộ kinh doanh cá thể trùng với tên riêng của hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký kinh doanh trong cùng địa bàn quận, huyện, thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung và cách thức sửa đổi, bổ sung cho người đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-18.

2. Ngành, nghề kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Ngành, nghề kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục I Thông tư này.

3. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

a) Khi thay đổi nội dung đã đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký, theo mẫu MTB-15.

Trường hợp chuyển sang kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo thông báo phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.

b) Khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-20 và trao cho hộ kinh doanh cá thể.

c) Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể theo mẫu MG-6.

d) Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác, hộ kinh doanh cá thể gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký, theo mẫu MTB-15. Đồng thời gửi thông báo này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể dự định đặt địa điểm kinh doanh mới, kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể dự định đặt địa điểm kinh doanh mới phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-20 và trao cho hộ kinh doanh cá thể.

- Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể dự định đặt địa điểm kinh doanh mới thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể được cấp trước đây và đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể theo mẫu MG-6, nếu tên riêng của hộ kinh doanh cá thể không trùng với tên riêng của hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký kinh doanh trong cùng địa bàn quận, huyện nơi hộ kinh doanh cá thể chuyển đến.

- Trường hợp tên riêng của hộ kinh doanh cá thể trùng với tên riêng của hộ kinh doanh cá thể khác đã đăng ký kinh doanh trong cùng địa bàn quận, huyện nơi hộ kinh doanh cá thể chuyển đến, thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể dự định đặt địa điểm kinh doanh mới phải thông báo cho hộ kinh doanh cá thể biết và hướng dẫn hộ kinh doanh cá thể chọn tên khác, theo mẫu MTB-18.

- Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi thông báo đã thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi trước đây hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký kinh doanh.

4. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp trước đây, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có số đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư này

a) Từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh cá thể đã được cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định của Nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 hoặc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 03/2000/TT-BKH ngày 2 tháng 3 năm 2000, đến đăng ký đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số đăng ký kinh doanh quy định tại  Thông tư này.

b) Từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có số đăng ký kinh doanh quy định tại Thông tư này để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể đã được cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định của Nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 03/2000/TT-BKH ngày 2 tháng 3 năm  2000.

c) Ngày cấp đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại vừa ghi ngày cấp đăng ký kinh doanh của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ, vừa ghi ngày cấp lại.

5. Thông báo hộ kinh doanh cá thể tạm ngừng kinh doanh

a) Trường hợp tạm ngừng kinh doanh 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh cá thể gửi thông báo theo mẫu MTB-16 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký.

b) Khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-20 và trao cho hộ kinh doanh cá thể.

6. Thông báo và lưu giữ nội dung đăng ký kinh doanh

a) Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại, thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan thuế cùng cấp.

b) Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh,… Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi những nội dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể vào Sổ đăng ký kinh doanh lưu giữ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

c) Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện lập báo cáo tình hình đăng ký kinh doanh của tháng trước tại huyện, theo mẫu BC-2 và gửi về Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đã nối mạng Internet, thì trước khi gửi báo cáo bằng văn bản, có thể sử dụng thư điện tử (Email) để gửi báo cáo nhanh về Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

III. TÊN DOANH NGHIỆP

1. Tên doanh nghiệp được đặt theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp và các Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Ngoài quy định tại điểm 1 Mục này, nhằm hạn chế khả năng gây trùng, nhầm tên doanh nghiệp, khi đặt tên doanh nghiệp cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

a) Doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh để cấu thành tên doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành, nghề đó. Khi doanh nghiệp đăng ký thay đổi ngành, nghề đã dùng để cấu thành tên doanh nghiệp, thì doanh nghiệp phải đăng ký đổi tên.

b) Nếu tên doanh nghiệp sử dụng các thành tố có tính chất mô tả chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm xác nhận.

c) Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác cùng loại hình doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh không bao gồm doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng đã nhưng bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

d) Tên doanh nghiệp phải viết bằng tiếng Việt và có thể viết thêm bằng một hoặc một số tiếng nước ngoài bên dưới tên tiếng Việt với khổ chữ nhỏ hơn.

đ) Các trường hợp sau đây được coi là nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:

- Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.

- Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”.

- Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. 

- Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: Công ty cổ phần Xây dựng Thăng Long A nhầm lẫn với Công ty cổ phần Xây dựng Thăng Long (đã đăng ký kinh doanh trước), trừ trường hợp Công ty cổ phần Xây dựng Thăng Long A là doanh nghiệp con của Công ty cổ phần Xây dựng Thăng Long.

- Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên doanh nghiệp đã đăng ký. Tương tự đối với các trường hợp “cựu” và “cũ”, “hắc” và “đen”, “bạch” và “trắng”, ....

- Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “Bắc”, “miền Bắc”, “Nam”, “miền Nam”, “Trung” “miền Trung”, “Tây”, “miền Tây”, “Đông”, “miền Đông”, “Tây Bắc”, “miền Tây Bắc”, “Đông Bắc”, “miền Đông Bắc”, “Đông Nam”, “miền Đông Nam”, “Nam Trung Bộ”, “miền Nam Trung Bộ”, “Duyên Hải”, “miền Duyên Hải”, .... trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký.

3. Đặt tên công ty cổ phần từ cổ phần hoá công ty nhà nước:

Trước khi quyết định đặt tên công ty cổ phần từ cổ phần hoá công ty nhà nước, công ty nhà nước tham khảo tên các công ty cổ phần đang hoạt động, hiện lưu giữ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty cổ phần hoá dự định đặt trụ sở chính để tránh trùng và gây nhầm lẫn với tên công ty cổ phần khác đã đăng ký kinh doanh.

4. Trong trường hợp cần thiết để xem xét, trả lời tên doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi công văn tới Sở Văn hoá - thông tin, Sở Khoa học và công nghệ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (đơn vị có chức năng nghiên cứu về ngôn ngữ học) theo mẫu MTB-21 để lấy ý kiến về tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp trong trường hợp này được xem xét trên cơ sở tập hợp ý kiến của các cơ quan trên và Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, được quyết định theo đa số; trường hợp ý kiến trả lời về tên doanh nghiệp không được giải quyết theo đa số, thì được xem xét và quyết định theo bên có ý kiến của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và lưu giữ ý kiến của các cơ quan trả lời về tên doanh nghiệp. Trường hợp không đồng ý với ý kiến về tên doanh nghiệp do các cơ quan trả lời, doanh nghiệp có quyền khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc kiện ra Toà Hành chính cấp tỉnh nơi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

5. Các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trước khi Nghị định số 109/2004/NĐ-CP có hiệu lực, có tên trùng, và tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác không bị buộc phải đăng ký đổi tên. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này thay thế Thông tư số 08/2002/TT-BKH ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Võ Hồng Phúc