• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/1994
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ TÀI CHÍNH
Số: 11/LBTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 1994

THÔNG TƯ CỦA LIÊN BỘ

LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ - TÀI CHÍNH

Hướng dẫn chế độ nâng bậc lương năm 1993

đối với công chức, viên chức xếp lương theo Nghị định số 25/CP ngày 25/3/1995 của Chính phủ

Căn cứ Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ; Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 264-TB ngày 29- 10- 1993 của Văn phòng Chính phủ về giải quyết một số vấn đề cấp bách có liên quan đến việc thực hiện chế độ tiền lương mới và Công văn số 1229- KTTH ngày 14- 3- 1994 của Văn phòng chính phủ về chế độ nâng bậc lương năm 1993; sau khi trao đổi ý kiến với Ban tổ chức Trung ương Đảng, các Bộ, ngành liên quan và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương năm 1993 đối với công chức, viên chức xếp lương theo Nghị định số 25-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ như sau.

 

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng chế độ nâng bậc lương:

Công chức, viên chức được chuyển xếp lương mới (kể cả những người được tổng hợp theo mẫu số 2b hướng dẫn tại Thông tư liên Bộ số 10-LB/TT) theo các ngạch, bậc của các bảng lương quy định tại Nghị quyết số 35- NQ/ UBTVQHK9 ngày 17-5-1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 69-QĐ/ TW ngày 17-5-1993 của Ban bí thư và Nghị định số 25-CP ngày 23- 5- 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp, bao gồm :

- Công chức, viên chức được tuyển dụng chính thức đang làm việc trong cá cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, các tố chức sự nghiệp của nhà nước, kể cả công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng trong và ngoài nước;

- Cán bộ, công nhân viên làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể;

- Công chức, viên chức được điều động làm việc ở xã phường;

- Công chức, viên chức được biệt phái hoặc điều động làm việc ở các hội, các dự án và tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

2. Đối tượng không áp dụng chế độ nâng bậc lương:

- Những người giữ các chức vụ dân cử, bầu cử của các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể;

- Những người không được chuyển xếp lương mới;

- Những người làm việc theo hợp đồng dài hạn nhưng không thuộc chỉ tiêu biên chế được giao;

- Những người làm việc theo hợp đồng ngắn hạn;

- Những người đã có quyết định thôi việc;

- Những người đang nghỉ chờ việc;

- Những người bị đình chỉ công tác, đang bị kỷ luật chưa được giao việc;

- Những người bị tạm giam.

3. Công nhân, viên chức thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp (kể cả cơ quan Đảng, đoàn thể) được vận dụng chuyển xếp lương mới theo các thang lương, bảng lương quy định tại nghị định số 26-CP ngày 23-5-1993 của chính phủ, thực hiện chế độ nâng bậc lương theo Thông tư hướng dẫn chế độ nâng bậc lương theo thông tư hướng dãn chế độ nâng bậc lương của công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp.

II. ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN NÂNG BẬC

1. Điều kiện thời gian:

a) Công chức, viên chức quy định tại điểm 1, mục I nói trên tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1993 có đủ thời gian giữ bậc cũ (bậc lương theo Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 để chuyển xếp lương mới) sau đây thì được xét để nâng bậc lương:

- 2 năm (đủ 24 tháng) trở lên đối với công chức, viên chức thuộc các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 1,78.

- 3 năm (đủ 36 tháng) trở lên đối với công chức, viên chức thuộc các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1,78 trở lên.

Riêng chuyên gia cao cấp chỉ thực hiện nâng bậc lương theo quyết định của Ban Bí thư hoặc Thủ tướng Chính phủ, không thực hiện chế độ nâng bậc lương tính theo thâm niên.

b) Công chức, viên chức có thời gian giữ bậc cũ nhiều hơn thời gian 2 hoặc 3 năm quy định cho ngạch điểm a nói trên, thì khi được nâng bậc lương mới chỉ cần đầy đủ thời hạn 2 hoặc 3 năm (24 thánh, 36 tháng) , phần thời gian chênh lệch còn lại được chuyển sang cho lần nâng bậc tiếp theo.

Ví dụ: Một y tá chính, xếp múc lương 272 đồng (theo Nghị định số 235-HĐBT) từ ngày 1 tháng 6 năm 1991, chuyển xếp lương mới vào ngạch y tá chính (mã số 16.121), bậc 2, hệ số 1,69. Tính dến ngày 31 tháng 12 năm 1993 y tá trên có đủ điều kiện thời gian, đạt tiêu chuẩn và được nâng lên bậc 3, hệ số 1,81. So với điều kiện thời gian quy định nâng bậc của ngạch 2 năm (24 tháng) thời gian chênh lệch là 6 tháng cho nên thời điểm để tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày 1 tháng 6 năm 1993.

c) Tính từ tháng 9 năm 1985 đến tháng 12 năm 1993 nếu công chức, viên chức nào đã được nâng bậc mà số lần nâng bậc tính bình quân dưới 3 năm 1 bậc (không kể trường hợp do đề bạt) thì lần này đủ điều kiện thời gian quy định theo các ngạch và đạt tiêu chuẩn đều không được nâng bậc lương mới mà phải kéo dài thời gian tính nâng bậc thêm 1 năm (12 tháng) so với quy định và năm sau thời gian 1 năm này không được coi là thời gian chênh lệch còn lại theo quy định tại tiết b nói trên để tính nâng bậc lần sau.

Ví dụ : Một chuyên viên có mức lương 425 đồng (theo Nghị định số 235-HĐBT) tháng 11 năm 1985 đề bạt lên Phó vụ trưởng xếp mức lương bậc 1: 474 đồng. Đến tháng 10 năm 1989 được nâng bậc lên bậc 2: 513 đồng và đến tháng 12 năm 1990 lại nâng lên bậc 3: 555 đồng (thực hiện sai quy định của Nhà nước). Qua 2 lần nâng bậc lương tính bình quân 2,54 năm/1 bậc (tính từ tháng 11 năm 1985 đến tháng 12 năm 1990 là sau 61 tháng, 2 lần nâng bậc), thì không được xét để nâng bậc lương lần này.

d) Công chức, viên chức bị kỷ luật (chính quyền, Đảng, đoàn thể) từ khiển trách trở lên thì bị kéo dài thời gian nâng bậc thêm 1 năm (tính đủ là 12 tháng). Thời gian chịu một hình phạt của Toà án cũng không được tính vào thời gian để nâng bậc, nếu mức án treo dưới 1 năm thì vẫn tính trừ 12 tháng.

Ví dụ: Một chuyên viên chính thức được xếp mức lương 425 đồng (theo Nghị định số 235-HĐBT) từ tháng 10 năm 1990. Tháng 8 năm 1992 bị kỷ luật cảnh cáo. Qua chuyển xếp lương mới, đưa xuống ngạch chuyên viên, xếp bậc 7 hệ số 3,31. Nâng bậc lương mới lần này, tính đến ngày 31-12-1993 được 38 tháng nhưng trừ đi một năm (12 tháng) bị kỷ luật, thì thời gian để xét nâng bậc chỉ còn 26 tháng, so với điều kiện thời gian quy định nâng bậc của ngạch chuyên viên là 3 năm (36 tháng) chưa đủ, do đó chưa được xét nâng bậc lương.

e) Công chức, viên chức trước khi chuyển xếp lương mới hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì thời điểm để tính thời gian xét nâng bậc quy định như sau:

Ngạch lương có bậc khởi điểm (bậc 1) hệ số

Khung phụ cấp thâm niên vượt khung khi chuyển xếp lương

- Từ 1,78 trở lên

5%-7%

8%-10%

11%-13%

14%-16%

 

 

Thời điểm tính thời gian để xét nâng bậc kể từ tháng, năm hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung mức:

5%

8%

11%

14%

 

 

- Dưới 1,78

5%-6%

7%-8%

9%-10%

11%-12%

13%-14%

15%-16%

Thời điểm tính thời gian để xét nâng bậc kể từ tháng, năm hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung mức:

5%

7%

9%

11%

13%

15%

Ví dụ 1: Một Phó Giám đốc Sở loại II, tháng 2 năm 1988 hưởng mức lương 493 đồng (theo Nghị định số 235-HĐBT) , đến tháng 2 năm 1991 được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 5% và đến tháng 2 năm 1993 được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 7%. Trong chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới được xếp vào ngạch chuyên viên chính (mã số 01.002) bậc 4, hệ số 4, 19. Thời gian tính nâng bậc kể từ tháng 2 năm 1991 tương ứng thời điểm được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung mức 5%.

Ví dụ 2: Một lái xe con cơ quan hưởng mức lương 350 đồng (theo nghị định số 235-HĐBT) và tháng 10 năm 1992 hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung mức 8%, khi chuyển từ lương cũ sang lương mới được xếp vào ngạch lái xe cơ quan ( mã số 01.010), bậc 10 hệ số 2, 69. Thời gian tính nâng bậc kể từ tháng 10 năm 1991, tương ứng với thời điểm khi hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung mức 7 %.

f) Công chức, viên chức trước khi chuyển xếp lương mới đã xếp mức lương cao hơn mức lương quy định tai Nghị định số 235-HĐBT, khi chuyển xếp lương mới đã đưa về khung lương quy định và tính quy đổi sang phụ cấp thâm niên để chuyển xếp vào bậc lương tương ứng, thì thời điểm để tính thời gian xét nâng bậc lương áp dụng theo quy định tại tiết e nêu trên. Trường hợp công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo khi chuyển xếp lương mới đã xếp thấp hơn từ 1 bậc trở lên so với công chức, viên chức có mức lương và trình độ chuyên môn tương đương thì được lấy thời điểm có mức lương cũ đã dùng chuyển xếp để tính thời gian nâng bậc lương mới.

Ví dụ: Viên chức A và viên chức B đều có trình độ đại học, sau quá trình công tác, viên chức A được đề bạt trưởng phòng Sở loại I, sau đó đến tháng 11 năm 1990 phá khung xếp vào mức lương 505 đồng. Còn viên chức B bậc lương theo chuyên môn, đúng quy định của Nhà nước, đến tháng 12 năm 1992 được xếp vào mức lương 505 đồng. Theo quy định tại Thông tư số 10- LB/ TT ngày 2-6-1993 thì viên chức A chỉ được xếp vào ngạch chuyên viên chính, hệ số 4,19 (mã số 01.002); còn viên chức B được chuyển xếp vào hệ số 4,47 cùng ngạch. Như vậy, viên chức chức A có cùng mức lương cũ nhưng xếp thấp hơn 1 bậc so với viên chức B, căn cứ vào tiết f nêu trên thì thời điểm để tính thời gian xét nâng bậc của viên chức A được tính từ tháng 11 năm 1990.

Trường hợp công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong chuyển xếp đã được xử lý mức lương cao hơn khung lương quy định tại Nghị định số 235-HĐBT để chuyển sang mức lương mới thì thời điểm để tính thời gian nâng bậc lương mới kể từ ngày 1-1 năm 1993.

2. Tiêu chuẩn nâng bậc:

Công chức, viên chức đủ điều kiện thời gian quy định nêu trên phải được đánh giá và đạt 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc cũ mới được nâng bậc :

- Hoàn thành đủ số lượng công việc được giao và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thời gian.

- Không vi phạm kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, không vi phạm luật pháp Nhà nước có liên quan đến công việc và tư cách đạo đức của công chức, viên chức đến mức kỷ luật khiển trách hoặc chịu hình phạt của toà án.

Các cơ quan, đơn vị có thể cụ thể hoá 2 tiêu chẩn trên để đánh giá công chức, viên chức chính xác, bảo đảm chất lượng nâng bậc lương.

III. CÁCH XẾP HỆ SỐ MỨC LƯƠNG KHI ĐƯỢC NÂNG BẬC

A. Nguyên tắc

1. Công chức, viên chức chỉ nâng bậc trong ngạch theo bảng lương đang được xếp nếu ngạch đó còn bậc.

2. Công chức, viên chức chưa đủ điều kiện thời gian hoặc không đạt tiêu chuẩn thì không được nâng bậc.

B.Cách xếp hệ số mức lương khi được nâng bậc.

1. Quy định chung:

Công chức, viên chức khi được nâng bậc thì xếp vào bậc sau liền kề với bậc đang giữ theo ngạch lương quy định tại Nghị định số 25-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ.

Ví dụ: Một chuyên viên (mã số 01.003), bậc 4, có hệ số mức lương là 2,58; đủ điều kiện thời gian quy định và đạt tiêu chuẩn thì được nâng lên bậc 5 (liền kề bậc 4), có hệ số là 2,82.

2. Trường hợp đặc biệt:

Khi thực hiện việc chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới theo bảng chuyển xếp quy định tại Thông tư số 10-LB/TT ngày 2-6-1993 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Tài chính và thông tư số 26-LĐTBXH/TT ngày 13-9-1993 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, trong mỗi một ngạch đều có một số bậc lương mới không có mức lương cũ chuyển xếp vào (gọi là bậc trống). Vì vậy, khi thực hiện nâng bậc lương mới nếu công chức, viên chức (trừ trường hợp đã được phép điều chỉnh cao hơn một bậc so với quy định chung về chuyển xếp lương) đạt tiêu chuẩn nâng bậc và có đủ điều kiện sau đây thì được xếp vào bậc sau bậc trống, liền kề đối với chỗ có một bậc trống hoặc xếp vào bậc trống thứ 2 đối với chỗ có 2 bậc trống liền nhau, cụ thể:

Công chức, viên chức có thời gian giữ bậc cũ (hiện hưởng) nhiều hơn từ 1 năm trở lên so với điều kiện thời gian quy định: đối với ngạch 2 năm thì phải có thời hạn ít nhất là 3 năm (đủ 36 tháng), đối với ngạch 3 năm thì phải có thời hạn ít nhất là 4 năm (đủ 48 tháng) và quá trình nâng bậc lương trước đây (không kể trường hợp đề bạt) của công chức viên chức, bảo đảm theo đúng thời gian quy định của Nhà nước, đồng thời phải bảo đảm tương quan về tiền lương trong nội bộ cơ quan, đơn vị không gây ra bất hợp lý mới.

Khi được nâng bậc theo trường hợp đặc biệt này, thì thời điểm để tính thời gian cho lần nâng bậc tiếp sau kể từ ngày 1- 1- 1994 (nghĩa là không còn được tính phần thời gian chênh lệch còn lại như tiết b, điểm 1, mục II nói trên).

Ví dụ 1: Một chuyên viên chính xếp ngạch lương 01.002, bậc 1 có hệ số mức lương 3,35. Tính đến tháng 12 năm 1993 công chức đó có 50 tháng giữ bậc lương cũ (niên hạn nâng bậc của ngạch là 36 tháng), đạt tiêu chuẩn nâng bậc lương, có quá trình nâng bậc lương cũ theo đúng quy định của Nhà nước (tối thiểu 3 năm 1 bậc) đảm bảo quan hệ tiền lương nội bộ hợp lý thì được nâng bậc xếp vào bậc 3, hệ số mức lương là 3,91 (bỏ qua ô trống, bậc 2, hệ số 3,63).

Ví dụ 2: Một giáo viên trung học cao cấp xếp ngạch 15.112, bậc 3 có hệ số mức lương hiện hưởng là 3,51 (đã chuyển xếp theo đúng quy định). Tính đến tháng 12 năm 1993, giáo viên đó đã giữ bậc 48 tháng (niên hạn nâng bậc của ngạch là 36 tháng), bảo đảm quan hệ tiền lương nội bộ hợp lý, bản thân có quá trình nâng bậc lương tiếp trước đây theo đúng quy định của Nhà nước tối thiểu 3 năm 1 bậc thì được xem xét để xếp vào bậc 5, hệ số mức lương là 3,95 (bỏ qua ô trống thứ nhất, bậc 4, hệ số 3,73).

Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị không biến việc xử lý trường hợp đặc biệt thành phổ biến tràn lan.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994.

2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thành lập Hội đồng nâng bậc lương bao gồm lãnh đạo đơn vị, cấp uỷ, công đoàn và một số thành viên khác do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định. Hội đồng nâng bậc lương giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, rà soát về việc nâng bậc lương. Thủ trưởng cơ quan đơn vị là người chịu trách nhiệm về việc đề nghị nâng bậc lương theo phân cấp quản lý công chức, viên chức.

3. Công chức, viên chức được nâng bậc hưởng mức lương mới từ ngày 1-1-1994. Trong quyết định cần ghi chú rõ số tháng chênh lệch còn lại được chuyển sang cho lần nâng bậc tiếp theo (nếu có).

4. Việc ký quyết định nâng bậc lương thực hiện theo quy định tại Công văn số 645-TC/TW ngày 13-12-1993 của Ban tổ chức Trung ương; Công văn số 498-CB/TCCP ngày 19-10 năm 1993 của Ban tổ chức - Cán Bộ Chính phủ về việc phân cấp tạm thời thẩm quyền quyết định lương công chức, viên chức.

5. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện sai chế độ nâng bậc lương theo quy định của Nhà nước đều phải đền bù về số tiền lương đã trả cho công chức, viên chức do nâng bậc sai và chịu kỷ luật về hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm, đồng thời phải huỷ ngay các quyết định sai chế độ đối với công chức, viên chức.

6. Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra xét duyệt danh sách công chức, viên chức được nâng bậc lương năm 1993 do đơn vị lập và tổng hợp nhu cầu quỹ tiền lương tăng thêm do việc nâng bậc lương của những đơn vị được Nhà nước giao biên chế, cấp phát quỹ lương từ ngân sách Nhà nước gửi cho Bộ lao động - Thương binh và xã hộ, Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính để bổ sung quỹ tiền lương tăng thêm trước khi thực hiện.

Việc thực hiện chế độ nâng bậc lương năm 1993 phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 5 năm 1994.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, các ngành, địa phương phản ánh để liên Bộ nghiên cứu giải quyết.

 

Đang cập nhật Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Đang cập nhật Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

Đang cập nhật Bộ Tài chính

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Trần Đình Hoan

Phan Ngọc Tường

Hồ Tế

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.