• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 05/10/2000
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ
Số: 20/2000/TTLT/BLĐTBXH-BYT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2000

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn về việc giám định lại thương tật đối với

người bị thương và giám định lại khả năng lao động đốivới bệnh binh

 

Căn cứ Điều 32 và Điều 48 Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 củaChính phủ về việc giám định lại thương tật đối với người bị thương và giám địnhlại khả năng lao động đối với bệnh binh do bệnh cũ tái phát nặng;

Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính tại công văn số5850/TC/HCSN ngày 19 tháng 11 năm 1999;

Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thựchiện như sau:

 

I. Đối tượng, hồ sơ giám định lại

A. Đối tượng

1/ Đối với người bị thương:

Điều32 Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ đã quy định: "Ngườibị thương đã được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ mất sức lao động dothương tật, nếu sau 02 năm vết thương tái phát thì sau khi điều trị, được xemxét giám định lại thương tật..." Cụ thể là:

a/Chỉ xem xét giới thiệu giám định lại thương tật đối với người bị thương có vếtthương thực thể ghi trong hồ sơ thương tật gốc tái phát;

b/Người bị thương quy định tại Điều 32 trên đây là người bị thương trong trườnghợp làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm1995 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số:16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Liên Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, đã được Hội đồng Giám định ykhoa có thẩm quyền giám định kết luận tỷ lệ thương tật từ 5% đến 20% (ngườithuộc diện được giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần) và người đã được kết luận tỷlệ thương tật vĩnh viễn từ 21% trở lên được xác nhận là thương binh, người hưởngchính sách như thương binh;

c/Nếu sau 2 năm vết thương tái phát... được hiểu và giải quyết như sau:

Kểtừ tháng, năm giám định đã được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thươngtật vĩnh viễn hoặc thương tật có tỷ lệ từ 5% đến 20% (lần giám định sau khi bịthương đã được điều trị, an dưỡng) mà vết thương còn tái phát phải tiếp tụcđiều trị thì từ tháng thứ 25 trở đi (2 năm 1 tháng) sẽ được xem xét giới thiệuđi giám định lại (giám định phúc quyết lần 1).

Nhữngtrường hợp có các vết thương ở các bộ phận cơ thể kể ra dưới đây mặc dù đã đượcgiám định phúc quyết lần 1, nhưng sau 2 năm vết thương vẫn tái phát, sức khoẻbiểu hiện sa sút thêm thì được xem xét giám định phúc quyết lần thứ 2:

Vếtthương sọ não bị khuyết hộp sọ gây biến chứng rối loạn thần kinh, tâm thần,liệt;

Vếtthương ở mặt, cổ, mắt, tai, mất xương làm biến dạng mặt, cổ hoặc phải mổ mắtlàm mắt giả, mổ tai nhiều lần làm ảnh hưởng nhiều đến sức nghe;

Vếtthương chột hoặc thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi,phải cắt phổi hoặc thuỳ phổi ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp;

Vếtthương ngực vào tim làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tim;

Vếtthương ổ bụng vào dạ dày, ruột gây biến chứng ở dạ dày, dính tắc ruột phải phẫuthuật để xử lý;

Vếtthương vào gan, lách, tụy, thận gây biến chứng làm ảnh hưởng nhiều đến chứcnăng sinh lý phải phẫu thuật;

Vếtthương vào cột sống biến chứng gây liệt nửa người, rối loạn cơ vòng hậu môn đạitiện, tiểu tiện không tự chủ được;

Cácvết thương vào tứ chi tái phát phải phẫu thuật cắt lại mỏm cụt hoặc cắt bỏ mộtphần chi thể;

Cácvết thương khác còn mảnh kim khí ở những bộ phận dễ gây nguy hiểm, sau mổ đểlại di chứng có nguy cơ mất chức năng một cơ quan đe dọa tính mạng.

d/Vết thương cũ tái phát được xem xét giám định lại là những vết thương có đủ cácyếu tố sau đây:

Ngườibị thương phải nằm viện để điều trị vết thương cũ đã được ghi trong giấy chứngnhận bị thương gốc hoặc điều trị biến chứng do vết thương cũ tái phát gây nênlàm giảm chức năng sinh lý và chức năng lao động;

Ngườibị thương phải phẫu thuật hoặc không phải phẫu thuật nhưng đã qua điều trị màchức năng của cơ quan bị thương giảm rõ rệt.

Vếtthương cũ tái phát được xem xét để giám định lại như đã nói ở trên phải đượcđiều trị ở các Trung tâm y tế quận, huyện trở lên.

2/ Đối với bệnh binh:

Điều48 Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ quy định:"Bệnh binh do bệnh cũ tái phát nặng được giám định lại khả năng lao động,kết luận của Hội đồng Giám định y khoa là căn cứ để quyết định việc hưởng tiếptrợ cấp của bệnh binh ". Cụ thể là:

1.Bệnh binh được xem xét giám định lại khả năng lao động là bệnh binh có tỷ lệmất sức lao động từ 61% trở lên có đầy đủ hồ sơ hợp lệ qui định tại Điều 43Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ.

2.Bệnh cũ tái phát nặng được xem xét giám định lại khả năng lao động là các bệnhcũ ghi trong biên bản giám định y khoa khi ra ngoài quân đội, công an tái phátnặng dẫn đến:

Tâmthần kinh, tâm thần sa sút trí tuệ mức độ nặng không tự chủ được bản thân;

Cácbệnh thuộc các cơ quan tim mạch, hô hấp, tiêu hoá tái phát nặng dẫn đến tàn phếkhông tự phục vụ được bản thân ( bệnh phổi, bệnh ở cơ quan tiêu hoá, ung thư,sơ gan cổ chướng, suy tim, suy thận,...);

Cácbệnh nội tiết tái phát gây dị dạng làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý nhiều cơquan trong cơ thể dẫn đến tàn phế không tự phục vụ được bản thân.

Bệnhcũ tái phát nặng được giám định lại khả năng lao động phải được điều trị ở cácTrung tâm y tế quận, huyện trở lên.

B/ Hồ sơ giám định lại thương tật:

Saukhi nhận đơn xin giám định lại thương tật của người bị thương, Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội các tỉnh, thành phố kiểm tra nếu có đủ điều kiện theo điểm 1 mụcA phần I nêu trên thì lập hồ sơ giới thiệu đi khám giám định thương tật gồm cácgiấy tờ sau:

1.Đối với người bị thương có tỷ lệ thương tật từ 5% đến 20%, hồ sơ gồm:

Đơnxin giám định lại thương tật của người bị thương, có chứng nhận của Uỷ ban Nhândân xã (phường), xác nhận của Phòng Lao động - Thương binh xã hội (Phòng Tổchức - Lao động xã hội) quận, huyện về diễn biến của thương tật và khả năng laođộng ( không được xác nhận chung chung).

Chứngminh thư nhân dân (mang theo khi đi giám định thương tật)

Giấychứng nhận bị thương gốc (do cơ quan, đơn vị khi bị thương cấp hoặc do các Đoànan dưỡng có thẩm quyền cấp ngay sau khi bị thương, sau khi điều trị, an dưỡng);

Trườnghợp giấy chứng nhận bị thương gốc rách nát không sử dụng, lưu giữ được hoặc bịthất lạc thì cơ quan, đơn vị khi bị thương cấp lại theo giấy chứng nhận bị thươnggốc đó hoặc căn cứ vào danh sách người bị thương lưu tại cơ quan, đơn vị quảnlý sau khi bị thương. Giấy chứng nhận bị thương được cấp lại phải ghi rõ nhữngcăn cứ để cấp lại;

Biênbản giám định thương tật gốc (biên bản giám định ngay sau khi bị thương, sauđiều trị, an dưỡng) nếu có.

Giấyra viện (có ghi chẩn đoán rõ ràng đầy đủ thương tật, nguyên nhân, vị trí vết thươngtái phát, khả năng lao động, nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật phải có phiếumổ, hai loại giấy này do Lãnh đạo bệnh viện từ tuyến quận, huyện trở lên kýtên, đóng dấu - không ký thừa lệnh);

Giấygiới thiệu giám định lại thương tật (mẫu số 07GT kèm theo, ghi đầy đủ các lầnđi giám định thương tật) do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ký tên,đóng dấu.

2.Đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tậttừ 21% trở lên, hồ sơ gồm:

Đơnxin giám định lại thương tật của thương binh, có chứng nhận của ủy ban Nhân dânxã (phường), xác nhận của Phòng Lao động- Thương binh xã hội (Phòng Tổ chức-Laođộng xã hội) quận, huyện về diễn biến cụ thể của thương tật và khả năng laođộng;

Giấychứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (người bị thươngmang theo khi đi giám định thương tật);

Tríchlục hồ sơ thương tật (mẫu số 08TL kèm theo, ghi theo giấy chứng nhận bị thươnggốc) và giới thiệu giám định lại ( mẫu số 07GT kèm theo) do Giám đốc Sở Laođộng-Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ ký tên, đóng dấu (giấy giới thiệughi đầy đủ các lần giám định);

Giấyra viện (có ghi chẩn đoán rõ ràng đầy đủ thương tật, nguyên nhân, vị trí vết thươngtái phát, khả năng lao động nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật phải có phiếumổ, hai loại giấy này do Lãnh đạo bệnh viện từ tuyến quận, huyện trở lên kýtên, đóng dấu - không ký thừa lệnh);         

3.Sau khi thẩm tra hồ sơ giám định lại thương tật, Sở Lao động-Thương binh và Xãhội lập danh sách đề nghị giám định lại thương tật, (03 bản - mẫu số 01DS kèmtheo Thông tư này). Hồ sơ của từng người và danh sách đề nghị giám định lại thươngtật gửi về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh-Liệt sĩ và Ngườicó công) thẩm định trước khi chuyển đến Hội đồng Giám định y khoa khám theo quyđịnh hiện hành.

4.Giải quyết chế độ sau khi giám định lại thương tật:

a/Đối với người có tỷ lệ thương tật từ 5% đến 20%: Nếu sau khi giám định lại vẫnở mức dưới 21% thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lưu giữ biên bản giámđịnh thương tật, không thực hiện khoản trợ cấp 1 lần. Nếu sau khi giám định lạiđược xác định tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên thì Giám đốc Sở Lao động-Thươngbinh và Xã hội ra quyết định trợ cấp, phiếu lập giấy chứng nhận trợ cấp thươngtật. Đồng thời gửi danh sách và bản trích lục kèm theo hồ sơ của từng người(mẫu số 02TL kèm theo Thông tư này) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đểcho số sổ (số giấy chứng nhận thương binh). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộiủy quyền cho Cục trưởng Cục Thương binh - Liệt sĩ và Người có công ký, đóngdấu, tổ chức lưu trữ bản trích lục thương tật và chuyển danh sách kèm hồ sơ vềSở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và thực hiện việc chi trả trợ cấpthương tật theo qui định hiện hành.

b/Đối với người có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên: Nếu sau khi giám định lại màtỷ lệ thương tật giảm hay tăng hoặc vẫn giữ nguyên tỷ lệ thương tật, Giám đốcSở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định điều chỉnh trợ cấp thương tật(05 bản - mẫu số 03ĐC kèm theo Thông tư này): 01 bản gửi về Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội (Cục Thương binh - Liệt sĩ và Người có công), 01 bản lưu hồ sơcủa Sở, 01 bản cho Trưởng phòng Lao động- Thương binh xã hội quận, huyện, 01bản cho đương sự.

C. Hồ sơ giám định lại bệnh tật:

Saukhi nhận đơn xin giám định lại bệnh tật của bệnh binh, Sở Lao động-Thương binhvà Xã hội các tỉnh, thành phố kiểm tra nếu đủ điều kiện theo điểm 2 mục A phần Inêu trên thì lập thủ tục hồ sơ giới thiệu đi giám định lại bệnh tật gồm cácgiấy tờ sau đây:

1.Hồ sơ giám định lại bệnh tật gồm.

Đơnxin giám định lại bệnh tật của bệnh binh (nếu bệnh binh bị tâm thần có thể dongười thân viết) có chứng nhận của ủy ban Nhân dân xã( phường) và xác nhận củaPhòng Lao động-Thương binh xã hội (Phòng Tổ chức - Lao động xã hội) quận, huyệnvề diễn biến cụ thể của bệnh tật, mức độ và khả năng tự phục vụ ( không đượcxác nhận chung chung) .

Giấychứng nhận bệnh binh (bệnh binh mang theo khi đi giám định);

Quyếtđịnh phục viên, xuất ngũ (nếu có);

Tríchlục hồ sơ bệnh binh (ghi theo giấy chứng nhận bệnh tật mẫu số 06BB kèm theo) vàgiới thiệu giám định lại bệnh tật (mẫu số 07GT kèm theo) do Giám đốc Sở Laođộng-Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ ký tên, đóng dấu (giấy giới thiệughi đầy đủ các lần giám định);

Giấyra viện (có ghi chẩn đoán rõ ràng đầy đủ bệnh lý, nguyên nhân tái phát, mức độ,khả năng tự phục vụ nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật phải có phiếu mổ, hailoại giấy này do Lãnh đạo bệnh viện từ tuyến quận, huyện trở lên ký tên, đóngdấu- không ký thừa lệnh), nếu bệnh tâm thần phải có sổ điều trị ngoại trú cũ vàmới;  

2.Sau khi thẩm tra hồ sơ giám định lại bệnh tật, Sở Lao động- Thương binh và Xãhội lập danh sách đề nghị giám định lại bệnh tật ( 03 bản- mẫu số 04DS kèm theoThông tư này). Hồ sơ của từng người và danh sách đề nghị giám định lại bệnh tậtgửi về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh-Liệt sĩ và Người cócông) thẩm định trước khi chuyển đến Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương quy định tại phần II của thông tư này.

3.Sau khi giám định lại bệnh tật mà tỷ lệ mất sức lao động do bệnh tật giảm haytăng hoặc vẫn giữ nguyên tỷ lệ mất sức lao động do bệnh tật, Giám đốc Sở Laođộng-Thương binh và Xã hội ra quyết định điều chỉnh trợ cấp bệnh binh (04 bản -mẫu số 05ĐC kèm theo Thông tư này), 01 bản lưu hồ sơ của Sở, 01 bản cho Trưởngphòng Lao động-Thương binh xã hội quận, huyện, 01 bản cho đương sự.

II. Phân cấp, ủy quyền giám định lại thương tật và bệnh tật đối vớihội đồng giám định y khoa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.Điều kiện được phân cấp của Hội đồng Giám định y khoa các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương:

a/Hội đồng Giám định y khoa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phâncấp giám định lại thương tật, bệnh tật phải là các Hội đồng thuộc các tỉnh,thành phố có bệnh viện đa khoa có đủ phương tiện chuyên môn và cơ sở vật chấtđảm bảo, được kiện toàn về tổ chức, có đầy đủ khả năng về chuyên môn theo đúngquy định tại Thông tư liên Bộ số 16/TTLT-YT-LĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 1995 củaliên Bộ Y tế - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Cácđịa phương nếu thấy có đủ điều kiện theo quy định thì báo cáo để Viện Giám địnhy khoa Trung ương kiểm tra lại và trình để Bộ Y tế quyết định phân cấp sau khitrao đổi thống nhất với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

b/Các thành viên và các giám định viên của Hội đồng Giám định y khoa được phâncấp phải thường xuyên được tập huấn đầy đủ, thông thạo về công tác chuyên môn,nghiệp vụ và phải nắm chắc bản quy định tiêu chuẩn thương tật, bệnh tật trướckhi tiến hành giám định lại thương tật, bệnh tật.

c/Kết quả giám định lại thương tật, bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa đượcphân cấp phải báo cáo về Hội đồng giám định y khoa Trung ương hoặc Phân Hộiđồng giám định y khoa Trung ương I, Phân Hội đồng giám định y khoa Trung ươngII và chuyển về Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương nơi giới thiệu giám định để thực hiện.

d/Viện giám định y khoa Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc phâncấp, khám giám định của các Hội đồng giám định y khoa các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương.

2.Những địa phương chưa đủ điều kiện phân cấp giám định lại thương tật, bệnh tậtthì các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội làm thủ tục cho người bị thương, bịbệnh được giám định lại tại Hội đồng Giám định y khoa Trung ương hoặc phân Hộiđồng giám định y khoa Trung ương I, II.

III.kinh phí giám định lại thương tật, bệnh tật.

1.Người bị thương được đi giám định lại thương tật, bệnh binh được đi giám địnhlại bệnh tật theo quy định tại Thông tư này được Sở Lao động-Thương binh và Xãhội nơi giới thiệu đi giám định chi:

a/Tiền tàu xe đi từ nơi cư trú (xã, phường, thị trấn) đến Hội đồng Giám định ykhoa Trung ương hoặc tỉnh, thành phố và ngược lại ( nếu có) theo giá vé Nhà nướcqui định cho các phương tiện vận chuyển hành khách thông thường.

b/Phí giám định y khoa gồm: Chi phí khám các chuyên khoa, làm các xét nghiệm cậnlâm sàng cần thiết được Hội đồng Giám định y khoa chỉ định và theo biểu giá quiđịnh hiện hành của Nhà nước đối với các tỉnh, thành phố đã được Liên Bộ phâncấp, ủy quyền về giám định y khoa.

2.Nguồn kinh phí:

Nguồnkinh phí bảo đảm cho các khoản chi quy định tại mục 1 phần III trên đây thuộckinh phí trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qui định tại Thông tư liêntịch số 135/1998/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 1998 của Liên Bộ Tàichính-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

IV.Tổ chức thực hiện.

1/Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phốihợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan phổ biến rộng rãi nội dung qui địnhviệc giám định lại thương tật, bệnh tật theo Thông tư này.

2/Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn các bệnh viện,Trung tâm y tế quận, huyện trở lên có trách nhiệm khám bệnh, điều trị các vếtthương, bệnh tật tái phát, cấp giấy ra viện và các giấy tờ khác theo quy địnhtại Thông tư này cho đối tượng có nhu cầu giám định lại thương tật, bệnh tật(không phải có bệnh án).

3/Viện Giám định y khoa Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn về tổ chức, huấnluyện chuyên môn nghiệp vụ và quy định những trang thiết bị, phương tiện kỹthuật theo đúng quy định của Bộ Y tế.

4/Sau khi có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Sở Lao động - Thương binh vàXã hội thông báo kết quả giám định lại của từng người cho xã (phường) để niêmyết công khai tại trụ sở ủy ban Nhân dân nơi người đi giám định lại đang cư trúhoặc thông báo đến cơ quan nơi người đi giám định lại đang công tác. Sau 15ngày kể từ khi có thông báo, nếu không có khiếu nại, tố cáo thì lập thủ tụcgiải quyết hưởng chế độ chính sách theo quy định.

5/Các khiếu nại tố cáo về hồ sơ trước khi giám định lại thương tật , bệnh tật doGiám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương xem xét giải quyết.

Cáckhiếu nại, tố cáo về giám định thương tật, bệnh tật thì Hội đồng Giám định ykhoa nơi thực hiện việc giám định lại thương tật, bệnh tật giải quyết, nếu còn thắcmắc thì chuyển Hội đồng Giám định y khoa Trung ương hoặc các phân Hội đồng Giámđịnh y khoa Trung ương I, II xem xét, quyết định.

6/Hàng năm, căn cứ số lượng thương binh, bệnh binh có nhu cầu giám định lại thươngtật, bệnh tật, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xem xét,lập kế hoạch, dự toán kinh phí giám định cùng với dự toán kinh phí trợ cấp ưuđãi người có công gửi các cơ quan có thẩm quyền theo qui định hiện hành.

7/Hội đồng Giám định y khoa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giám định lại thương tậtcho người bị thương hiện đang công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhândân.

Điềukiện, thủ tục, hồ sơ giám định lại thương tật và phân cấp giám định lại thươngtật theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sau khi thoả thuận với Bộ Y tếvà Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội .

8/Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trướcđây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trongquá trình tổ chức thực hiện nếu có gì vướng mắc các đơn vị, địa phương phản ánhvề Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Y tế
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Đình Liêu

Lê Ngọc Trọng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.