• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 21/01/1999
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
Số: 01/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 6 tháng 1 năm 1999

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn về tổ chức làm công tác quản lý đào tạo nghềở Trung ương và địa phương

 

Thi hành Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998của Chính phủ về việc thành lập Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức - Cán bộChính phủ hướng dẫn về tổ chức làm công tác quản lý đào tạo nghề ở các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bộ) và ở các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) như sau:

A. TỔCHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC BỘ

I . VỀ ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI

Dođặc điểm, tính chất quản lý ngành hay lĩnh vực khác nhau, nên chức năng, nhiệmvụ của Bộ quản lý ngành hay lĩnh vực cũng khác nhau, do vậy trong lĩnh vực đàotạo nghề có một số Bộ không có các cơ sở dạy nghề. vậy không nhất thiết Bộ nào cũng có tổ chức chuyêntrách làm công tác quản lý đào tạo nghề.

Thôngtư liên tịch này quy định tổ chức làm công tác quản lý đào tạo ở các Bộ có chứcnăng, nhiệm vụ về đào tạo nghề và có các cơ sở dạy nghề.

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ

VụTổ chức - Cán bộ thuộc Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năngquản lý đào tạo nghề, bao gồm những nhiệm vụ sau.

l.Xây dựng dự thảo các văn bản (Quyết định, Chỉ thị ...) thuộc phạm vi tráchnhiệm của Bộ về đào tạo nghề.

Xâydựng danh mục đào tạo nghề, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề, mục tiêu, chươngtrình nội quy, phương pháp đào tạo; cụ thể hóa quy chế tổ chức và hoạt động củacác cơ sở đào tạo nghể, tiêu chuẩn giáo viên, tiêu chuẩn trường lớp, quy chếthi tuyển, quy chế cấp các văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp cho các loại cơ sởđào tạo thuộc Bộ phù hợp với quy định của Nhà nước và hướng dẫn tổ chức thựchiện.

2.Xây dựng quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo nghề bao gồm cả các cơ sở đào tạonghề thuộc Tổng công ty và các cơ sở đào tạo nghề trực thuộc Bộ.

3.Tổng hợp và xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về đào tạo nghề (bao gồm cảchỉ tiêu đào tạo, ngành nghề đào tạo, kinh phí đào tạo, đào tạo, bồi dưỡng, bổsung đội ngũ cán bộ, giáo viên và đầu tư, phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật)cho các cơ sở đào tạo nghề thuộc Bộ. Hướng dẫn tổ chức thực hiện sau khi kếhoạch được phê duyệt.

4.Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề thuộc Bộ khi được Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan giao.

5.Theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy chế, nội quy, chương trình đàotạo nghề và việc chấp hành pháp luật, chính sách chế độ về đào tạo nghề đối vớicác cơ sở đào tạo nghề thuộc Bộ quản lý.

6.Định kỳ và hàng năm tổng hợp báo cảo về tình hình tổ chức và hoạt động của cáccơ sở đào tạo nghề thuộc Bộ quản lý.

7.Thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan đến đào tạo nghề do Bộ trưởng giao.

III. TỔ CHỨC - BIÊN CHẾ

Tùytheo nhiệm vụ, khối lượng công việc, số lượng cơ sở đào tạo nghề thuộc phạm viquản lý của mỗi Bộ để xác định tổ chức - biên chế tương ứng theo hướng sau:

Cómột bộ phận chuyên trách và có biên chế quản lý công tác đào tạo nghề đặt trongVụ Tổ chức - Cán bộ (hoặc tổ chức tương đương có chức năng quản lý đào tạo).

B. TỔCHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TỈNH

 I.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC QUẢNLÝ ĐÀO TẠO NGHỀ

SởLao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề đào tạo nghề, bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau:

1.Xây dựng dự thảo các văn bản (Quyết định, Chỉ thị) thuộc phạm vi trách nhiệmthẩm quyền của y ban nhân dân tỉnh về đào tạo nghề:

Thamgia xây dựng danh mục đào tạo nghề, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, mục tiêu, chươngtrình, phương pháp đào tạo; cụ thể hóa quy chế tổ chức và hoạt động của các cơsở đào tạo nghề thuộc địa phương, tiêu chuẩn trường lớp, quy chế thi tuyển, quychế cấp các văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp cho các loại cơ sở đào tạo thuộctỉnh phù hợp với quy định của Nhà nước và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

2.Xây dựng quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo nghề, bao gồm các cơ sở đào tạo nghềthuộc các Sở, Ban, ngành và các cơ sở đào tạo nghề thuộc các doanh nghiệp nhà nướcthuộc phạm vi tỉnh quản lý.

3.Tổng hợp và xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về đào tạo nghề (bao gồm cảchỉ tiêu đào tạo, ngành nghề đào tạo, kinh phí đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng, bổsung đội ngũ cán bộ, giáo viên và đầu tư, phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật)cho các cơ sở đào tạo nghề thuộc địa phương và hướng dẫn tổ chức thực hiện saukhi kế hoạch được phê duyệt.

4.Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề của địa phương theo sựphân cấp và ủy quyền của y ban nhân dân tỉnh.

5.Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy chế, nội dung chương trình đàotạo nghề và việc chấp hành pháp luật, chính sách chế độ về đào tạo nghề đối vớicác cơ sở đào tạo nghề thuộc địa bàn tỉnh quản lý.

6.Định kỳ và hàng năm tổng hợp báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của cáccơ sở đào tạo nghề thuộc tỉnh quản lý.

7.Thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan đến đào tạo nghề do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

II. TỔ CHỨC - BIÊN CHẾ

Tùytheo tình hình đặc điểm của tỉnh, khối lượng công việc, số lượng các cơ sở đàotạo nghề thuộc phạm vi quản lý của tỉnh để xác định có Phòng quản lý đào tạonghề hoặc bộ phận quản lý đào tạo nghề và có số biên chế cần thiết thuộc Sở Laođộng - Thương binh và Xã hội để giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xãhội thực hiện những nhiệm vụ nêu tại khoản I mục Bcủa Thông tư liêntịch này.

C. TỔ CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNHPHỐ THUỘC TỈNH

PhòngLao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Tổ chức - Lao động - Thương binh vàXã hội thuộc các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện)có trách nhiệm giúp y ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề đào tạo nghề theo phân cấp của y ban nhân dân tỉnh.

D. TỔCHỨC THỰC HIỆN

1.Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ vàChủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcăn cứ vào Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 của Chính phủ và Thông tư liên tịch này để ban hànhnhững quyết định thích hợp về tổ chức và bố trí biên chế làm công tác quản lýđào tạo nghề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

2.Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị bổ sung hoặc sửa đổi thì các Bộvà địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và BanTổ chức - Cán bộ Chính phủ để xem xét giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thứ trưởng

Phó Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Lương Trào

Thang Văn Phúc

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.