• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 09/08/1996
  • Ngày hết hiệu lực: 15/07/2000
BỘ THƯƠNG MẠI
Số: 690-TM/XNK
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 9 tháng 8 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNH

Về bổ sung Quy chế hàng hoá của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

ban hành kèm theo quyết định số 1163/TM-XNK ngày 20/9/1994

 ____________________________________

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ thoả thuận của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có xác nhận bằng công thư trao đổi giữa Bộ trưởng Bộ Thương mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 8/2/1996 và Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 26/3/1996 về sửa đổi bổ sung một số điều khoản của Hiệp định quá cảnh hàng hoá giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 23/4/1994;

Căn cứ khoản 3, Điều 26, Chương V, Nghị định     ngày 19/4/1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;

Sau khi thống nhất ý kiến với Tổng cục Hải quan và Bộ Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Sửa đổi và bổ sung khoản 2.1., điểm 2, phần thứ nhất của Quy chế như sau:

Được Bộ Thương mại cấp "Giấy phép quá cảnh hàng hoá" theo đơn xin quá cảnh hàng hoá của doanh nghiệp Lào. Bộ Thương mại Việt Nam uỷ quyền cho các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực tại các thành phố Đà Nẵng, Hà Nội cấp "Giấy phép quá cảnh hàng hoá" (theo mẫu số 07) trong vòng 4 ngày, kể từ khi nhận được đơn xin quá cảnh hàng hoá của doanh nghiệp Lào. Tên gọi "Giấy phép quá cảnh hàng hoá" được thay thế cho tên gọi "Giấy phép vận chuyển hàng hoá quá cảnh" của bản quy chế và mẫu đơn số 07.

Về hàng hoá cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu việc quá cảnh được quy định như sau:

a) Không được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam những hàng hoá mà luật pháp và tập quá quốc tế nghiêm cấm như: ma tuý, hoá chất độc, chất phóng xạ, sản phẩm văn hoá đồi truỵ phản động, động vật hoang, động vật và thực vật quý hiếm.

b) Quá cảnh lãnh thổ Việt Nam vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị quân sự, nhằm mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia của Lào, phải được phép bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Thương mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở văn bản đề nghị của Bộ trưởng Thương mại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

c) Quá cảnh lãnh thổ Việt Nam hàng hoá Việt Nam cấm xuất nhập khẩu, cấm nhập khẩu nhưng Lào không cấm (trừ gỗ trong, gỗ xử được quy định dưới đây) phải được phép bằng văn bản của Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở văn bản đề nghị của Bộ trưởng Thương mại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

d) Việc quá cảnh gỗ tròn, gỗ xẻ, vào đầu năm kế hoạch Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào phải có công hàm thông báo kế hoạch vận chuyển quá cảnh gỗ trong năm đó bao gồm các chủng loại, số lượng, cửa khẩu, tuyến đường quá cảnh cho Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét. Trên cơ sở uỷ quyền của Chính phủ, Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp giấy phép quá cảnh hàng hoá theo văn bản đề nghị của Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Thương mại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

e) Khi có sự thay đổi danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu của Việt Nam và Lào, quy chế này sẽ được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

Điều 2. Sửa đổi bổ sung mục II, phần thứ hai của Quy chế như sau:

Đối tượng được xem xét cho phép nhận vận chuyển hàng hoá quá cảnh cho các doanh nghiệp Lào phải có 1 trong 5 điều kiện sau:

1. Doanh nghiệp đã được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đã có thực tế vận chuyển hàng hoá quá cảnh cho các doanh nghiệp Lào hoặc đã từng xuất khẩu hàng hoá sang Lào trong các năm 1990-1995.

2. Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ giao nhận - vận tải ngoại thương và/hoặc có chức năng giao nhận vận tải đa phương thức, vận tải liên hợp.

3. Doanh nghiệp được Uỷ ban nhân dân tỉnh có cửa khẩu nêu tại điểm 5, phần thứ nhất, chỉ định đứng ra vận chuyển hàng hoá quá cảnh.

4. Doanh nghiệp đã có thực tế vận chuyển hàng hoá quá cảnh cho các doanh nghiệp Lào trong các năm 1990-1995.

5. Doanh nghiệp được thành lập trong chức năng nhiệm vụ có vận chuyển hàng hoá quá cảnh cho Lào.

Các doanh nghiệp nêu trên phải gửi cho Bộ Thương mại hồ sơ xin vận chuyển hàng hoá quá cảnh gồm có:

a) Đơn xin vận chuyển hàng hoá quá cảnh cho doanh nghiệp Lào (theo mẫu số 04).

b) Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (bản photocopy có công chứng) cho đối tượng nêu tại điểm 1/II trên (phần thứ hai).

c) Quyết định thành lập doanh nghiệp và đăng ký khi thành lập (bản photo có công chứng) cho đối tượng nêu tại điểm 2/II, 4/II và 5/II (phần thứ hai).

d) Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ định doanh nghiệp trên địa bàn và đề nghị Bộ Thương mại chấp thuận cho doanh nghiệp được vận chuyển hàng quá cảnh (cho đối tượng nêu tại điểm 3/II).

e) Báo cáo quá trình vận chuyển hàng hoá quá cảnh cho các doanh nghiệp Lào, quá trình xuất khẩu hàng hoá sang Lào (theo mẫu số 05 cho đối tượng nêu tại điểm 1/II và 4/II trên).

Điều 4. Sửa đổi điểm 1, mục I và điểm 1, mục II phần thứ ba như sau:

Giấy phép quá cảnh hàng hoá (bản photo có công chứng).

Điều 5. Các Vụ chức năng của Bộ Thương mại chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn các doanh nghiệp thi hành Quyết định này.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Lê Văn Triết

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.