• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2001
BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ TÀI CHÍNH
Số: 72/2000/TTLT/BTCCBCP-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2000

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí

đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước

 

Thực hiện Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí; sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 4411/LĐTBXH-TL ngày 22/12/2000 và của Ban Tổ chức Trung ương tại Công văn số 2784-CV/TCTW ngày 21/12/2000, liên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Cán bộ, công chức khu vực hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, bao gồm những người được tuyển dụng, hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang làm việc, đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng trong và ngoài nước, cụ thể:

Cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các tổ chức sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

Cán bộ, công chức trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;

Cán bộ, công chức được điều động đang làm việc ở xã, phường, thị trấn;

Cán bộ, công chức trong biên chế nhà nước được biệt phái hoặc điều động làm việc ở các hội, các dự án và tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà tiền lương do ngân sách nhà nước đài thọ.

2. Cán bộ xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là cán bộ xã) bao gồm các đối tượng sau:

Cán bộ xã đang công tác theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ;

Phó trưởng Công an xã, Công an viên tại xã theo quy định tại Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ;

Phó chỉ huy quân sự xã theo quy định tại Nghị định số 35/CP ngày 14/6/1996 và Nghị định số 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ;

Cán bộ xã già yếu nghỉ việc hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/01/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 03/2/1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 04/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số 301-NQ/UBTVQH ngày 25/6/1996 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

II. CÁCH TÍNH LẠI MỨC LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP VÀ SINH HOẠT PHÍ

Các đối tượng nêu tại Mục I được tính lại mức lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 như sau:

1. Đối với cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể:

Căn cứ vào hệ số mức lương và mức phụ cấp hiện hưởng quy định tại Nghị quyết số 35-NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Quyết định số 69/QĐ-TW ngày 17/5/1993 của Ban Bí thư Trung ương, Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và mức tiền lương tối thiểu được điều chỉnh lại theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ để tính lại mức lương và mức phụ cấp như sau:

a. Công thức tính lại mức lương:

Mức lương thực hiện từ 01/01/2001

=

Mức lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng

x

Hệ số mức lương hiện hưởng

b) Công thức tính lại mức phụ cấp:

Đối với các khoản phụ cấp tính trên mức tiền lương tối thiểu:

Mức phụ cấp thực hiện từ 01/01/2001

=

Mức lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng

x

Hệ số phụ cấp hiện hưởng

Đối với các khoản phụ cấp tính trên tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ (chức vụ dân cử, bầu cử):

Mức phụ cấp thực hiện từ 01/01/2001

=

Mức lương thực hiện từ 01/01/2001

x

Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

Riêng khoản phụ cấp của các chức danh bầu cử chuyên trách Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành với mức lương chức vụ tương đương của đoàn thể cùng cấp.

c) Công thức tính lại mức tiền lương của hệ số chênh lệch bảo lưu:

Mức tiền lương của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) thực hiện từ 01/01/2001

=

Mức lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng

x

Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng

d) Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

2. Mức sinh hoạt phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cán bộ xã đang công tác và đã nghỉ việc hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước tính cụ thể như sau:

a) Mức sinh hoạt phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp:

Căn cứ vào hệ số mức sinh hoạt phí hiện hưởng đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại khoản 2 Điều 48 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số 301-NQ/UBTVQH ngày 25/6/1996 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tính lại mức sinh hoạt phí theo công thức sau:

Mức sinh hoạt phí thực hiện từ 01/01/2001

=

Mức lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng

x

Hệ số mức sinh hoạt phí hiện hưởng

 

b) Mức sinh hoạt phí đối với cán bộ xã đang công tác:

b1) Đối với chức danh bầu cử theo nhiệm kỳ và chức danh khác thuộc y ban nhân dân xã:

Bí thư Đảng ủy xã (Bí thư chi bộ nơi chưa có Đảng ủy xã), từ 337.500 đồng/tháng lên 393.800 đồng/tháng.

Phó Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch y ban nhân dân xã, từ 325.000 đồng/tháng lên 379.200 đồng/tháng;

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó Chủ tịch y ban nhân dân xã, Thường trực Đảng ủy xã (nơi Bí thư hoặc Phó Bí thư kiêm chức danh Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Phó Chủ tịch y ban nhân dân), Chủ tịch Mặt trận, trưởng các đoàn thể nhân dân xã (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã, Trưởng Công an xã, từ 300.000 đồng/tháng lên 350.000 đồng/tháng;

y viên y ban nhân dân xã, từ 287.500 đồng/tháng lên 335.400 đồng/tháng;

Các chức danh khác thuộc y ban nhân dân xã từ 262.500 đồng/tháng lên 306.300 đồng/tháng.

Đối với các chức danh bầu cử và các chức danh khác thuộc y ban nhân dân nêu trên khi được tái cử hoặc được tiếp tục công tác (tính từ năm thứ 6 trở đi) được hưởng chế độ phụ cấp 5% tính theo mức sinh hoạt phí đã điều chỉnh tại Thông tư này.

b2)Đối với cán bộ chuyên môn:

Cán bộ thuộc bốn chức danh chuyên môn (tư pháp - hộ tịch, địa chính, tài chính - kế toán, Văn phòng y ban nhân dân xã) đã được vận dụng xếp mức sinh hoạt phí theo hệ số của ngạch, bậc quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ thì áp dụng công thức tính lại mức sinh hoạt phí như sau:

Mức sinh hoạt phí thực hiện từ 01/01/2001

=

Mức lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng

x

Hệ số mức sinh hoạt phí hiện hưởng đã được vận dụng xếp theo tiền lương công chức

Việc nâng mức sinh hoạt phí tương ứng với bậc và hệ số mức lương đối với bốn chức danh chuyên môn này thực hiện theo quy định tại điểm 1.2, Mục 1 Phần II Thông tư liên tịch số 99/1998/ TTLT ngày 19/5/1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cán bộ chuyên môn chưa có bằng cấp chuyên môn qua đào tạo do Nhà nước cấp, không được vân dụng xếp mức sinh hoạt phí theo hệ số ngạch, bậc công chức, thì áp dụng công thức tính lại mức sinh hoạt phí như sau:

Mức sinh hoạt phí thực hiện từ 01/01/2001

=

Mức sinh hoạt phí đã hưởng tháng 12/2000 theo quy định

x

210.000 đồng

180.000 đồng

b3) Cán bộ xã được phân công nhiều chức danh khác nhau thì được hưởng mức sinh hoạt phí và phụ cấp (nếu có) của một chức danh có mức sinh hoạt phí và phụ cấp cao nhất. Khi không kiêm nhiệm, thì đảm nhận chức danh nào hưởng sinh hoạt phí và phụ cấp (nếu có) theo chức danh đó.

c) Mức phụ cấp hằng tháng đối với Phó trưởng Công an xã và Phó chỉ huy quân sự xã được điều chỉnh bằng mức sinh hoạt phí của các chức danh khác thuộc y ban nhân dân xã; mức phụ cấp hàng tháng tối thiểu đối với Công an viên tại xã bằng một phần ba (1/3) mức sinh hoạt phí của Trưởng Công an xã.

d) Mức trợ cấp đối với cán bộ xã già yếu nghỉ việc theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) do ngân sách nhà nước đài thọ được điều chỉnh như sau:

Mức trợ cấp của nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch y ban nhân dân xã, từ 168.800 đồng/tháng lên 197.000 đồng/tháng;

Mức trợ cấp của nguyên Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, y viên Thư ký Hội đồng nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng Công an xã, từ 162.500 đồng/ tháng lên 189.600 đồng/tháng;

Mức trợ cấp của các chức danh còn lại, từ 150.000 đồng/tháng lên 175.000 đồng/tháng.

e) Đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 03/2/1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 04/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện việc điều chỉnh mức tiền lương và phụ cấp như đối với cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp theo cách tính quy định tại điểm 1 Mục II của Thông tư này.

III. NGUỒN KINH PHÍ, CẤP PHÁT, CHI TRẢ VÀ BÁO CÁO QUỸ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP VÀ SINH HOẠT PHÍ TĂNG THÊM NĂM 2001

1.Nguồn kinh phí:

Căn cứ tổng quỹ tiền lương tăng thêm năm 2001 đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính phân bổ và thông báo quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm năm 2001 cho các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó đã bao gồm cả quỹ tăng thêm của những người trong chỉ tiêu biên chế làm công tác dân số thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quận, huyện, thị xã).

2.Cấp phát và chi trả:

Việc cấp phát, chi trả quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm năm 2001 thực hiện theo phân cấp quản lý tài chính hiện hành.

Đối với các đơn vị Trung ương quản lý do Bộ Tài chính cấp phát.

Đối với đơn vị địa phương quản lý do cơ quan tài chính địa phương cấp.

Các đơn vị thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước cấp kinh phí, thực hiện việc chi trả tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm cùng với việc chi trả tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí hàng tháng và quyết toán với cơ quan tài chính theo quy định hiện hành.

3. Báo cáo quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm năm 2001:

Căn cứ kết quả thực hiện mức tiền lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng, các cơ quan, đơn vị quản lý các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí có trách nhiệm lập báo cáo quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm đã chi trả hàng quý và cả năm 2001 đối với các đối tượng nêu tại Mục I Thông tư này về cơ quan chủ quản cấp trên.

Các Bộ, ngành Trung ương và địa phương có trách nhiệm tổng hợp kết quả chung của các đơn vị và báo cáo về Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ vào ngày 15 của tháng tiếp sau của quý để theo dõi tổng hợp. Cụ thể báo cáo như sau:

Đối với Bộ, ngành Trung ương báo cáo theo mẫu số 1a (theo đơn vị trực thuộc) và mẫu 1b (theo phân ngành kinh tế).

Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo theo mẫu số 2a (theo đơn vị trực thuộc) và mẫu số 2b (theo phân ngành kinh tế) và các mẫu số 3,4 đối với khu vực xã, phường, thị trấn).

Việc quyết toán quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí tăng thêm năm 2001 đối với cơ quan cấp phát kinh phí được thực hiện theo quy định hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với các đối tượng thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các đơn vị thuộc đối tượng có nguồn thu được phép sử dụng nguồn thu để trang trải kinh phí hoạt động cũng thực hiện việc điều chỉnh tiền lương và phụ cấp theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng quỹ tiền lương và phụ cấp tăng thêm được tính trong kế hoạch tài chính hàng năm của đơn vị, không thuộc quỹ tiền lương tăng thêm theo quy định tại Thông tư này.

2. Đối với các đơn vị áp dụng khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 230/1999/QĐ-TTg ngày 17/2/1999 của Thủ tướng Chính phủ việc cấp bổ sung quỹ tiền lương và phụ cấp tăng thêm được xác định theo biên chế đã được khoán.

3. Đối với lao động thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ, nếu tiền lương trong hợp đồng lao động được ký theo hệ số mức lương quy định của Nhà nước thì cũng được điều chỉnh tiền lương theo hướng dẫn tại Thông tư này. Nguồn kinh phí chi trả đối với các đối tượng này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm và không thuộc quỹ tiền lương của đơn vị.

4. Khi chi trả mức lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí được điều chỉnh đối với các đối tượng nêu trên, thì phải thu ngay tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trích nộp kinh phí công đoàn (nếu có) theo quy định của Nhà nước trên cơ sở mức lương, phụ cấp và sinh hoạt phí đã được tính lại theo hướng dẫn tại Thông tư này.

5. Đối với các đối tượng người có công; đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng (tổ chức cán bộ, tài chính) kiểm tra số đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước thực có mặt trong phạm vi chỉ tiêu biên chế Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao và số đối tượng được hưởng trợ cấp và sinh hoạt phí theo quy định của Chính phủ, loại bỏ những trường hợp hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí không đúng quy định để triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này. Liên Bộ sẽ kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các Bộ, ngành, địa phương.

7.Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2001.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về liên Bộ (Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ làm đầu mối) nghiên cứu, giải quyết./.

Bộ trưởng (Trưởng ban) Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Đỗ Quang Trung

Nguyễn Sinh Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.