• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/1989
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 57-TC/CĐKT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 26 tháng 12 năm 1988

THÔNG TƯ

Bổ sung, sửa đổi và hướng dẫn thi hành chế độ kế toán hợp tác xã nông nghiệp trong điều kiện thực hiện cơ chế khoán theo Nghị quyết số 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị

_________________________

 Để giúp cho các địa phương có căn cứ hướng dẫn các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất  nông nghiệp thực hiện thống nhất chế độ kế toán trong điều kiện khoán sản phẩm theo tinh thần nghị quyết  số 10-NQ/TW của Bộ chính trị ( dưới đây gọi tắt là cơ chế khoán mới ), sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thi hành chế độ kế toán HTX-TĐSX nông nghiệp ban hành theo Quyết định số 189-TC/CĐKT ngày 11/7/1986 ( chế độ kế toán 23 tài khoản ) như sau:

I.- HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

1- Bỏ các tài khoản 04 " sản phẩm hàng hoá " và tài khoản 05 " Vật liệu " thay thế bằng tài khoản 05 " Vật liệu, sản phẩm hàng hoá ".

Tài khoản 05 " Vật liệu, sản phẩm hàng hoá " dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động về giá trị của các loại vật liệu, phụ tùng, công cụ lao động ...., giá trị sản phẩm thuộc các quĩ và các loại hàng hoá của hoạt động thương nghiệp.

Để theo dõi tình hình biến động của từng loại, tài khoản 05 mở 3 tiểu khoản:

05.1 Vật liệu

05.2 Sản phẩm

05.3 Hàng hoá.

Kế toán phải mở sổ chi tiết  để theo dõi sự biến động về mặt hiện vật và giá trị của từng thứ vật liệu, từng loại sản phẩm, hàng hoá.

2- Bỏ các tài khoản 18 " sản xuất nông nghiệp ", tài khoản 30 " sản xuất kinh doanh khác " và tài khoản 33 " Chi phí chờ phân bổ " thay thế bằng tài khoản 20 " Chi phí sản xuất kinh doanh ".

Tài khoản 20 dùng để tập hợp các chi phí sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và cac chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh khác như ( tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng ...) do HTX TĐSX chi ra để chuyển trừ vào thu nhập ( không tính giá thành ). Ngoài ra còn hạch toán vào tài khoản 20 một số nội dung chi phí sản xuất trực tiếp thuộc loại " Chi phí chờ phân bổ " do HTX - TĐSX chi ra ( nếu có phát sinh ).

Để xác định kết quả hoạt động của từng ngành nghề HTX phải mở sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh cho từng loại ngành nghề, từng loại sản phẩm khoán.

3- Tài khoản 26 " Chi phí quản lý HTX "

Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản chi phí quản lý trong HTX và tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Tài khoản này có một số điểm thay đổi sau đây:

- Về nội dung : Ngoài các khoản chi phí quản lý đã qui định trước đây, tài khoản này còn phản ánh khoản chi trả tiền công cho cán bộ quản lý HTX.

- Các khoản chi phí quản lý HTX phát sinh sau khi được tập hợp bên Nợ tài khoản 26, không phải phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các ngành mà để đến cuối vụ chuyển trừ vào thu nhập. Số chi phí thực tế phát sinh chuyển trừ vào thu nhập không được vượt quá tỷ lệ % qui định do đại hội xã viên thông qua.

Các hạch toán cụ thể như sau:

- Khi thanh toán tiền công  cho cán bộ quản lý HTX:

Nợ TK 26 - " Chi phí quản lý HTX"

      Có TK 05 " Vật liệu, sản phẩm, hàng hoá "

( 05.2 - sản phẩm - xuất kho sản phẩm trả công )

      Có TK 65 - " Thanh toán sản phẩm với người nhận khoán " - Trừ vào sản phẩm phải nộp của gia đình.

- Cuối vụ chuyển trừ chi phí quản lý vào thu nhập

Nợ TK 99 " Thu nhập và phân phối "

  Có TK 26 " Chi phí quản lý HTX ".

4- Đổi tên tài khoản 46 " Thu nhập và tiêu thụ " thành tài khoản 46 " Tiêu thụ ". Tài khoản 46 " Tiêu thụ " chỉ dùng để hạch toán việc tiêu thụ vật tư, sản phẩm, hàng hoá mà HTX và TĐSX có kinh doanh. Nhưng sản phẩm mang đi tiêu thụ được hạch toán vào tài khoản này là những sản phẩm đã hạch toán qua thu nhập như: sản phẩm đã thu theo khoán nhưng chưa phân phối, sản phẩm thuộc các quĩ tạm thời để sử dụng cho nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc hoàn trả bằng hiện vật. Số chênh lệch do tiêu thụ mang lại dư vào tài khoản 99- " thu nhập và phân phối " cách ghi cụ thể như sau:

- Khi xuất kho ghi:

   Nợ tài khoản 46 - " Tiêu thụ" - theo giá xuất kho

  ( 46.1 " tiêu thụ sản phẩm )

Có tài khoản 05- " vật liệu, sản phẩm, hàng hoá "

(05.2 - "Sản phẩm ").

- Số tiền thu được do giá bán ghi:

Nợ tài khoản 50 - " Quỹ tiền mặt "

51 - " Tiền gửi Ngân hàng ".

..............

Có tài khoản 46 - " Tiêu thụ "

( 46.1 - "Tiêu thụ sản phẩm ").

- Số chênh lệch giá giữa giá xuất kho với giá bán ghi:

Nợ tài khoản 46 - "Tiêu thụ "

( 46.1 - Tiêu thụ sản phẩm )

Có tài khoản 99 " thu nhập và phân phối ".

- Đối với các sản phẩm tạm vay của các quỹ HTX để làm vốn kinh doanh, khi hoàn trả đủ số lượng đã vay nếu có chênh lệch giá  ( giữa giá xuất kho khi vay với giá khi hoàn trả ) thì hạch toán như sau:

+ Nhập lại số sản phẩm hoàn trả các quỹ:

Nợ tài khoản : 05 " Vật liệu, sản phẩm, hàng hoá ".

( 05.2 - Sản phẩm ) ( theo giá khi hoàn trả )

Có tài khoản : 50 "Quỹ tiền mặt " (nếu HTX xuất quỹ để mua ).

hoặc  :  65 - " Thanh toán sản phẩm với người nhận khoán "

v..v..

+ Số chênh lệch giữa giá khi hoàn trả lớn hơn giá khi vay được hạch toán tăng chi phí sản xuất và tăng quỹ ghi:

Nợ tài khoản : 20 " Chi phí sản xuất kinh doanh "

hoặc  :  26 " Chi phí quản lý HTX "

Có tài khoản 87 " Các quỹ HTX ".

5- Bỏ tài khoản 69 " Thanh toán với xã viên "

Tài khoản này trước đây hạch toán khoản thu nhập phân phối cho xã viên ( thanh toán tiền công lao động ). Nay theo cách khoán mới phần trả công lao động đã được tính theo định mức và đơn giá khoán gọn cho các hộ nhận khoán và được trừ vào sản lượng giao khoán. Vì vậy khoản thanh toán này không đưa vào phương án phân phối, nên tài khoản 69 " Thanh toán với xã viên " không sử dụng nữa. Hiện nay các HTX còn khoản thanh toán tiền công cho cán bộ làm công tác quản lý; khi phát sinh những khoản chi trả công cho cán bộ quản lý ghi thẳng vào tài khoản 26 " Chi phí quản lý HTX"

Đối với những HTX có 1 số khoản thu nhập cao do khoán đấu thầu 1 số diện tích , 1 số ngành nghề hoặc do hoạt động kinh doanh khác mang lại, sau khi bù đắp đủ chi phí làm nghĩa vụ với Nhà nước, trích lập các quỹ ...  phần còn lại đem phân phối thêm cho các xã viên, thì khoản phân phối này được ghi vào tài khoản 76 " Các khoản thu phải trả ".

Khi có các khoản chi thêm, ghi:

Nợ tài khoản 99 " thu nhập và phân phối ".

Có tài khoản 76 " Các khoản thu phải trả ".

Xuất kho sản phẩm hoặc quỹ thanh toán với xã viên :

Nợ tài khoản 76 - " Các khoản phải thu, phải trả "

Nợ tài khoản 76 - " Các khoản phải thu, phải trả "

Có tài khoản 05 - " Vật liệu, sản phẩm, hàng hoá ".

hoặc  TK 50 " Quỹ tiền mặt ".

6- Tài khoản 65 " Thanh toán sản phẩm với người nhận khoán ".

Tài khoản này trước đây dùng để hạch toán toàn bộ sản lượng giao khoán và việc thanh toán sản lượng khoán giữa HTX - TĐSX với người nhận khoán. Nay chỉ hạch toán vào tài khoản 65 phần tài khoản khoán thực thu ( thuế, quỹ ... ) và phần thu về chi phí sản xuất do HTX- TĐSX thực chi ra ).

7- Bỏ tài khoản 75 " Các khoản phải thu " và tài khoản 76 " Các khoản phải trả "; thay thế bằng tài khoản 76 " Các khoản phải thu, phải trả ".

Trong HTX - TĐSX hiện nay quan hệ thanh toán sản phẩm khoán đã được theo dõi trên tài khoản 65: còn lại các quan hệ thanh toán khác phát sinh không nhiều và để đơn giản việc ghi chép; các khoản phải thu, phải trả được hạch toán nhưng trên một tài khoản 76 " Các khoản phải thu phải trả ". Về hạch toán chi tiết kế toán phải mở sổ theo dõi từng khoản công nợ đối với từng chủ nợ, từng khách nợ.

8- Các tài khoản 34 " Chi phí xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ " tài khoản 72 " thanh toán tiền vay về xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ " tài khoản 95 " Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ " nay có sự thay đổi như sau:

- Bỏ 2 tài khoản 72 và tài khoản 95.

Số dư của tài khoản 72 " Thanh toán tiền vay về XDCB và mua sắm TSCĐ " đến 1/1/1989 tất toán bằng bút toán: Nợ tài khoản 95/ Có tài khoản 72. Nguồn vốn xây dựng cơ bản tự có còn dư trên tài khoản 95 được chuyển sang tài khoản 87 " các quỹ HTX " ( 87.1 - quỹ phát triển sản xuất ).

Những công trình XDCB và mua sắm TSCĐ bằng vốn vay sau khi hoàn thành bàn giao vào sử dụng ghi tăng TSCĐ và vốn cố định; còn phần chi phí xây dựng, mua sắm tài sản cố định bằng vốn vay ngân hàng được thể hiện ở số dư của tài khoản 34 - " Chi phí XDCB và mua sắm TSCĐ ".

Tài khoản 34 " Chi phí XDCB và mua sắm TSCĐ " có 2 tiểu khoản :

34.1 - " Chi phí XDCB và mua sắm TSCĐ ".

34.2- " Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ".

- Đối với công trình xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ bằng vốn vay Ngân hàng: Khi công trình hoàn thành bàn giao được đưa vào sử dụng, số chi phí bằng vốn vay được thể hiện ở số dư tài khoản này. Khi trả nợi tiền vay Ngân hàng về XDCB và mua sắm TSCĐ bằng quỹ phát triển sản xuất thì số dư này được kết chuyển vào tài khoản 87 " Các quỹ HTX "  ( 87.1- " Quỹ phát triển sản xuất ") tương ứng với số tiền trả nợ Ngân hàng.

Cách hạch toán cụ thể như sau:

- Khi vay vốn : Nợ tài khoản 34, 50, 51

Có tài khoản 93 " Vay Ngân hàng "

( 93.1 vay dài hạn )

- Khi tài sản bàn giao đưa vào sử dụng:

Nợ tài khoản 01 " Tài sản cố định"

Có tài khoản 85 - " Vốn cơ bản ".

- KHi chuyển tiền trả nợ vay Ngân hàng về mua sắm TSCĐ:

Nợ tài khoản 93 " Vay Ngân hàng "

( 93.1 - vay dài hạn ).

Có tài khoản 51 - " Tiền gửi Ngân hàng "

50- " Quỹ tiền mặt ".

Đồng thời ghi chuyển vốn:

Nợ tài khoản 87 " Các quỹ HTX "  ( 87.1 - Quỹ phát triển sản xuất ).

Có tài khoản 34 - " Chi phí XDCB và mua sắm TSCĐ ".

( 34.1 - " Chi phí XDCB và mua sắm TSCĐ " )

9- Đổi tên tài khoản 99 " Lãi và Lỗ " thành tài khoản " thu nhập và phân phối ".

Tài khoản 99 " Thu nhập và phân phối " được dùng để phản ánh số thu nhập ( phần HTX thu về theo khoán ) đưa vào phân phối. Nội dung và cách hạch toán tài khoản này như sau:

Bên có : - Phản ánh các khoản thu của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh do HTX-TSCĐ thực hiện, gồm: các khoản thu theo khoán , số chênh lệch giá về tiêu thụ vật tư, sản phẩm đã hạch toán qua kho hoặc qua thu nhập; lãi tiền gửi ....

- Các khoản thu nhập khác.

Bên nợ : - Phản ánh các khoản chi  phí chuyển trừ vào thu nhập ( chi phí trực tiếp chi cho sản xuất, kinh doanh ( nếu có ) và chi phí quản lý HTX ), thuế và các khoản thanh toán với Nhà nước; số thu nhập để các quỹ; số thu nhập phân phối thêm cho xã viên ( nếu có ).

- Các khoản khác ghi giảm thu nhập.

Số dư có: Thể hiện số thu nhập chưa phân phối . Cuối năm tài khoản này không có số dư.

Tuỳ theo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và tình hình khoán ở từng HTX-TĐSX, tài khoản 99 có thể mở 2 tiểu khoản .

99.1 - " Thu nhập và phân phối thu nhập sản xuất nông nghiệp ".

99.2- " Thu nhập và phân phối thu nhập sản xuất kinh doanh khác".

Cách hạch toán cụ thể như sau:

- Các khoản thu nhập theo khoán:

Nợ tài khoản 65 " Thanh toán sản phẩm với người nhận khoán ".

Có tài khoản 99 " Thu nhập và phân phối ".

- Số chênh lệch giá về tiêu thụ vật tư , sản phẩm chuyển sang thu nhập:

- Nợ tài khoản 46 "tiêu thụ "

Có tài khoản 99 " Thu nhập và phân phối ".

- Số lãi về tiền gửi Ngân hàng :

Nợ tài khoản 51 " tiền gửi ngân hàng ".

Có tài khoản 99 " Thu nhập và phân phối".

- Chuyển trừ chi phí  vật chất về sản xuất kinh doanh ( phần do HTX chi ) và chi phí quản lý vào thu nhập:

Nợ tài khoản 99 " Thu nhập và phân phối".

Có tài khoản 20 - " Chi phí sản xuất kinh doanh ".

26 - " Chi phí quản lý HTX ".

- Phản ánh số thuế  phải nộp cho Nhà nước  ( thuế nông nghiệp và các khoản thuế khác ).

Nợ tài khoản 99 " Thu nhập và phân phối".

Có tài khoản 71 - " Thanh toán  thuế ".

- Trích lập các quỹ HTX:

Nợ tài khoản 99 " Thu nhập và phân phối".

Có tài khoản 87 - " Các quỹ HTX ".

Trường hợp HTX có phân phối thêm cho xã viên. ( Ngoài phần được hưởng và giữ lại theo khoán ).

Nợ tài khoản 99 " Thu nhập và phân phối".

Có tài khoản 76 " Các khoản phải thu phải trả ".

Với những thay đổi như trên, hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các HTX và TĐSX nông nghiệp trong điều kiện khoán mới, có 16 tài khoản ( xem phụ lục số 1 ). Đối với những tài khoản khác trong số 16 tài khoản mới không có sự thay đổi về nội dung và cách hạch toán thì thực hiện qui định trong chế độ kế toán 23 tài khoản.

II. CHỨNG TỪ VÀ SỔ KẾ TOÁN:

1- Chứng từ kế toán:

Trong điều kiện thực hiện cơ chế khoán sản phẩm, "hợp đồng giao khoán " là chứng từ kế toán quan trọng, các HTX-TĐSX phải căn cứ vào bảng định mức, năng suất, sản lượng, chi phí qui định cho từng hạng đất cụ thể đã được xã viên bàn bạc và thông qua để tính tổng các chỉ tiêu giao khoán cho từng hộ xã viên nhận khoán ghi vào " Hợp đồng giao nhận khoán " ( phụ lục số 2). " Hợp đồng giao nhận khoán " gồm 2 phần " Hợp đồng giao nhận khoán " và " Thanh toán khoán ". Cuối năm HTX-TĐSX và các hộ nhận khoán phải tiến hành quyết toán hợp đồng để xác định chính xác số còn nợ về sản lượng sản phẩm khoán của mỗi bên.

Để tiện cho việc theo dõi tình hình giao nhận khoán trong nhiều năm, hợp đồng khoán nên được in sẵn và đóng thành quyển gọi là " Sổ hợp đồng giao nhận khoán. Trong đó phần I được ghi vào 1 trang và ổn định trong nhiều năm; phần II được ghi vào nhiều trang, mỗi trang theo dõi tình hình thanh toán hợp đồng trong 1 năm, cuối phần thanh toán là phần quyết toán hợp đồng trong từng năm ( xem mẫu và giải thích ở phụ lục số 2).

Các chứng từ kế toán khác vẫn áp dụng như chế độ qui định.

2- Sổ kế toán :

2.1- Hệ thống sổ kế toán thay đổi phù hợp với hệ thống tài khoản đã sửa đổi, bổ sung:

Để đáp ứng được những yêu cầu quản lý theo phương thức khoán mới, nay thay đổi số lượng, nội dung và kết cấu một số sổ trong hệ thống 19 sổ kế toán hiện hành như sau:

+ 4 mẫu sổ : - Số 04 " Số chi phí chờ phân bổ "

 - Số 05 " Số chi phí sản xuất "

- Số 06 " Số chi phí lưu thông "

- Số 07 " Chi phí hoạt động tín dụng ", được thay thế bằng mẫu sổ số 04/SHTX: " Sổ chi phí sản xuất kinh doanh ".

+ Mẫu sổ số 05 /SHTX " Sổ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá " thay thế bằng mẫu sổ số 04/SHTX " Sổ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá ".

+ Bỏ không sử dụng 3 mẫu sổ 08 A " Sổ theo dõi thu nhập SXNN" số 16 " Sổ theo dõi kết quả tài chính ". Số 17 " Sổ theo dõi phân phối  lãi hoặc thu nhập ".

+ Mãu sổ số 10 " Sổ thanh toán sản phẩm với các đơn vị nhận khoán " được thay thế bằng mẫu sổ số 07/ SHTX " Thanh toán sản phẩm với các hộ nhận khoán ".

Mẫu sổ và cách ghi xem phụ lục số 3.

Hệ thống sổ kế toán sau khi có bổ sụng, sửa đổi bao gồm 13 quyển sổ. Ngoài những sổ có bổ sung, sửa đổi các sổ khác kết cấu và phương pháp ghi sổ như chế độ đã qui định.

2.2 - Hệ thống sổ kế toán ghi đơn:

Hiện nay, thực tế ở một số các HTX miền núi, TĐSX do trình độ nghiệp vụ và quản lý còn yếu kém chưa thực hiện được việc ghi kế toán kép theo hệ thống tài khoản đã ban hành. Để phục vụ cho công tác quản lý trong những năm trước mắt ở các HTX và TĐSX này được thực hiện ghi chép kế toán đơn theo hệ thống sổ kế toán ghi đơn qui định trong thông tư này ( phụ lục số 4).

Việc áp dụng hệ thống sổ kế toán ghi đơn đối với các HTX miền núi và tập đoàn sản xuất do UBND tỉnh, thành phố quyết định dựa trên cơ sở phân loại các HTX - TĐSX và chỉ áp dụng với các HTX-TĐSX có qui mô nhỏ, trình độ quản lý yếu kém và phải có kế hoạch biện pháp nâng cao từng bước trình độ quản lý để thuực hiện chế độ kế toán kép đối với  các HTX và TĐSX này.

III. ĐIỀU KHOẢN THI  HÀNH :

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/01/1989. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh để Bộ Tài chính nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Hồ Tế

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.