Điều 4: Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ngân hàng được quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.
2. Thực hiện nhiệm vụ giám sát thường xuyên và thanh tra trực tiếp đối với các đối tượng quy định tại Thông tư số 04/2000/TT-NHNN3 ngày 28/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước "hướng dẫn thực hiện Nghị định 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng".
3. Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực thanh tra, khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, xử phạt hành chính và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền. Hướng dẫn hoặc phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn để thực hiện trong ngành Ngân hàng.
4. Kiểm tra và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương.
5. Tiến hành phúc tra kết quả các cuộc thanh tra của các đoàn thanh tra do Ngân hàng Nhà nước thành lập khi có căn cứ về kết luận thanh tra không chính xác, không khách quan hoặc phát hiện có tình tiết mới.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.
Điều 5: Tổ chức bộ máy của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước gồm có:
1. Văn phòng;
2. Phòng Thanh tra các Tổ chức tín dụng Nhà nước;
3. Phòng Thanh tra các Tổ chức tín dụng cổ phần;
4. Phòng Thanh tra các Tổ chức tín dụng nước ngoài;
5. Phòng Thanh tra các Tổ chức tín dụng hợp tác;
6. Phòng Thanh tra các Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng;
7. Phòng Thanh tra xét khiếu tố;
8. Phòng Giám sát và phân tích.
Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng, đơn vị trên do Chánh Thanh tra quy định.
Điều 6: Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng; điểm 7 - mục II Thông tư 04/2000/NHNN3 ngày 28/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Thống đốc về mọi mặt công tác của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
2. Quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
3. Quản lý, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức trong đơn vị.
Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng và bồi dưỡng cán bộ, công chức theo thẩm quyền đã được phân cấp.
4. Ký thừa lệnh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trên các văn bản theo thẩm quyền; ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Tham dự các cuộc họp do Thống đốc triệu tập.
6. Phối hợp với cấp uỷ, công đoàn chỉ đạo thực hiện công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
7. Thực hiện nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
Điều 7: Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:
1. Giúp Chánh Thanh tra chỉ đạo điều hành một số mặt công tác của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước theo phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
2. Ký thay Chánh Thanh tra trên các văn bản theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
3. Khi Chánh Thanh tra vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra được uỷ quyền thay mặt Chánh Thanh tra điều hành công việc chung và phải chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết trong thời gian được uỷ quyền, đồng thời báo cáo lại Chánh Thanh tra.
4. Tham gia ý kiến với Chánh Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trưởng.