THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản
theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
__________________________________
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn các quy định tại Khoản 5, Điều 1 của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí quy mô sản xuất, quy trình sản xuất; quy định các loại thiên tai, dịch bệnh và xác định mức độ thiệt hại đối với cây lúa nước; chăn nuôi trâu, bò (thịt, cày kéo, sinh sản) và bò sữa; lợn (thịt, nái, đực giống); gà, vịt (đẻ, thịt); thủy sản nuôi (cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng) được lựa chọn tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh).
2. Đối tượng áp dụng
a) Đối tượng được hỗ trợ thí điểm bảo hiểm:
Các hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, thủy sản (sau đây gọi tắt là người sản xuất) tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 theo Khoản 2, Điều 1 của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối tượng được bảo hiểm và địa bàn thực hiện thí điểm bảo hiểm:
- Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa nước tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp;
- Thực hiện bảo hiểm đối với chăn nuôi: Lợn (thịt, nái, đực giống) tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai; Gà (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đồng Nai; Vịt (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai; Bò (thịt, cày kéo, sinh sản) tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai; Bò sữa tại Hà Nội, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai; Trâu (thịt, cày kéo, sinh sản) tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An;
- Thực hiện bảo hiểm đối với thủy sản nuôi: Cá tra tại Bến Tre, Trà Vinh; Tôm sú, Tôm thẻ chân trắng tại Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng.
Điều 2. Nguyên tắc lựa chọn địa bàn triển khai và điều kiện hỗ trợ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
1. Nguyên tắc lựa chọn địa bàn triển khai
a) Mỗi tỉnh lựa chọn địa bàn thí điểm bảo hiểm có quy mô sản xuất mang tính đại diện cho đối tượng được bảo hiểm của địa phương;
b) Các huyện, xã được lựa chọn phải đảm bảo tính đại diện, hợp lý trong khu vực; thuận lợi cho việc sơ kết, tổng kết, đánh giá, giám sát, rút kinh nghiệm và nhân rộng;
c) Đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít;
d) Phù hợp với chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Nhà nước.
2. Điều kiện được hỗ trợ thí điểm bảo hiểm
a) Thực hiện theo Khoản 4, Điều 1 của Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
b) Đối tượng tham gia bảo hiểm có đơn tự nguyện, cam kết tham gia thí điểm bảo hiểm; Thực hiện quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, phòng dịch theo quy định tại Thông tư này hoặc quy trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quy định về các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm và xác định mức độ thiệt hại để hỗ trợ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
1. Các loại thiên tai: Bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần.
2. Các loại dịch bệnh:
a) Đối với cây lúa: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen; dịch rầy nâu;
b) Đối với trâu, bò: Bệnh lở mồm long móng;
c) Đối với lợn: Dịch tai xanh, bệnh lở mồm long móng;
d) Đối với gà, vịt: Dịch cúm gia cầm;
đ) Đối với cá tra: Bệnh gan thận mủ;
e) Đối với tôm sú: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh teo và hoại tử gan tụy;
g) Đối với tôm thẻ chân trắng: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hội chứng Taura, bệnh teo và hoại tử gan tụy.
3. Thẩm quyền công bố thiên tai, dịch bệnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố và xác nhận loại thiên tai, dịch bệnh xảy ra tại địa phương theo Khoản 1, 2 Điều 3 của Thông tư này.
4. Trách nhiệm của người tham gia thí điểm bảo hiểm: Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, người sản xuất phải báo cho chính quyền địa phương cấp xã để tổ chức xác nhận thiệt hại; đồng thời phối hợp với các bên liên quan để hạn chế tổn thất và thực hiện các thủ tục giải quyết bồi thường theo quy định.
5. Mức độ thiệt hại được bảo hiểm
a) Do ảnh hưởng của các loại thiên tai, dịch bệnh được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3 của Thông tư này, làm cho năng suất lúa thu hoạch của vùng thấp hơn 75% (<75%) năng suất bình quân vụ sản xuất trong 03 năm gần nhất; chăn nuôi thiệt hại ở mức 20%; thủy sản nuôi ở mức 30% trở lên (theo giá trị kinh tế) thì được bảo hiểm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận mức độ thiệt hại tại địa phương để làm căn cứ giải quyết bồi thường theo điều kiện của hợp đồng bảo hiểm do Bộ Tài chính phê chuẩn.
b) Đối với cây lúa nước, vật nuôi, thủy sản nuôi tham gia bảo hiểm thí điểm bị bệnh được cơ quan thú y, bảo vệ thực vật hoặc người sản xuất chăm sóc, chữa trị thì được chi trả tiền thuốc, tiền công chữa bệnh nhưng không quá 20% giá trị bảo hiểm.
Điều 4. Quy định các tiêu chí về quy mô, quy trình sản xuất đối với cây lúa nước
1. Tiêu chí và quy mô, địa bàn sản xuất lúa nước
a) Quy mô và địa bàn sản xuất: Mỗi tỉnh chọn 03 huyện; quy mô bảo hiểm toàn huyện đối với các vùng chuyên sản xuất lúa nước (diện tích vùng đất canh tác tối thiểu từ 05 ha trở lên) ở các vụ sản xuất lúa chính: Đông - Xuân, Mùa, Hè - Thu;
b) Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa nước: Có đường giao thông thuận tiện; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng sản xuất, thu hoạch lúa trong điều kiện thời tiết bình thường tại địa phương.
2. Quy trình sản xuất lúa nước: Áp dụng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc quy trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Điều 5. Quy định các tiêu chí về quy mô, quy trình sản xuất đối với chăn nuôi
1. Tiêu chí và quy mô địa bàn chăn nuôi: Mỗi tỉnh chọn 03 huyện, mỗi huyện chọn 03 xã; quy mô bảo hiểm toàn xã.
2. Đối với chăn nuôi trâu, bò (thịt, cày kéo, sinh sản) và bò sữa.
a) Quy mô chăn nuôi: Các hộ chăn nuôi trâu, bò bằng hình thức nuôi nhốt hoặc chăn thả có kiểm soát (không áp dụng đối với trâu, bò thả rông) có từ 01 con trở lên.
b) Quy trình chăn nuôi: Áp dụng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Thời gian tính bảo hiểm:
- Đối với trâu, bò (thịt, cày kéo): Tính từ 06 tháng tuổi trở lên, không phân biệt tính dục, sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh;
- Đối với trâu, bò (sinh sản), bò sữa: Tính từ 12 tháng tuổi trở lên có tính dục rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn giống.
3. Đối với chăn nuôi lợn (thịt, nái, đực giống)
a) Quy mô chăn nuôi: Các hộ chăn nuôi có số lượng thịt từ 02 con/lứa trở lên; lợn nái có từ 01 con trở lên; lợn đực giống có từ 01 con trở lên.
b) Quy trình chăn nuôi: Áp dụng theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Thời gian tính bảo hiểm:
- Chăn nuôi lợn thịt: Thời gian được bảo hiểm tối đa là 150 ngày (Lợn ngoại tính từ khi lợn 50 ngày tuổi đưa vào nuôi thịt đến 200 ngày tuổi khi giết thịt; Lợn lai tính từ 60 ngày tuổi đưa vào nuôi thịt đến 210 ngày tuổi khi giết thịt);
- Chăn nuôi lợn nái: Thời gian được bảo hiểm tối đa là 180 ngày (tính từ khi lợn nái phối giống có chửa đến khi cai sữa lợn con);
- Chăn nuôi lợn đực giống: Thời gian bắt đầu được bảo hiểm từ 8 tháng tuổi đối với lợn nội và 10 tháng tuổi đối với lợn ngoại và lợn lai. Thời gian tính bảo hiểm không quá 34 tháng đối với lợn đực khai thác tinh sử dụng trong thụ tinh nhân tạo và 28 tháng đối với lợn đực phối giống trực tiếp.
4. Chăn nuôi gà, vịt (thịt, đẻ)
a) Quy mô chăn nuôi: Tổng đàn có từ 200 con trở lên đối với gà, vịt thịt và quy mô từ 100 con đối với gà, vịt đẻ.
b) Quy trình chăn nuôi: Áp dụng theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Thời gian tính bảo hiểm
- Chăn nuôi gà, vịt thịt: Từ 01 - 50 ngày đối với gà, vịt công nghiệp; 01 - 70 ngày đối với gà, vịt kiêm dụng và 01 - 150 ngày đối với gà, vịt bản địa;
- Chăn nuôi gà, vịt đẻ: Từ 01 - 365 ngày đối với gà đẻ và 700 ngày đối với vịt đẻ.
Điều 6. Quy định các tiêu chí về quy mô, quy trình sản xuất đối với thủy sản nuôi (cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng).
1. Tiêu chí chọn vùng nuôi, cơ sở nuôi
a) Quy mô, địa bàn nuôi: Mỗi tỉnh chọn 03 huyện, mỗi huyện chọn 03 xã, mỗi xã lựa chọn vùng nuôi; quy mô bảo hiểm toàn xã.
b) Điều kiện cơ sở, vùng nuôi:
- Vùng nuôi cá tra thâm canh có diện tích từ 05 ha trở lên;
- Vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh có diện tích từ 05 ha trở lên; bán thâm canh có diện tích 10 ha, quảng canh cải tiến có diện tích 15 ha trở lên;
- Vùng nuôi cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng phải đảm bảo có đường giao thông; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất.
2. Quy trình sản xuất:
a) Đối với nuôi thâm canh cá tra: Áp dụng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với tôm sú: Áp dụng theo quy định tại Phụ lục VI (nuôi thâm canh), Phụ lục VII (nuôi bán thâm canh), Phụ lục VIII (nuôi quảng canh cải tiến) ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Đối với nuôi thâm canh, bán thâm canh tôm thẻ chân trắng: Áp dụng theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Trách nhiệm của các Cục, Vụ và Tổng cục Thủy sản
a) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ liên quan và Tổng cục Thủy sản tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phạm vi trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo phạm vi được phân công;
- Hàng quý tổng hợp, xây dựng báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp và gửi Bộ Tài chính.
b) Các Cục, Vụ liên quan và Tổng cục Thủy sản:
Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo phạm vi được phân công và hàng quý gửi báo cáo về Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp;
b) Công bố và xác nhận các loại thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn cụ thể của địa phương;
c) Chỉ đạo Cục Thống kê tỉnh công bố năng suất lúa thực tế sau mỗi vụ, giá lúa vụ gần nhất và giá trị kinh tế về chăn nuôi, nuôi thủy sản để làm căn cứ tính phí, giải quyết bồi thường bảo hiểm;
d) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các cấp tại địa bàn được bảo hiểm, các đối tượng tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, các cơ quan liên quan triển khai thực hiện theo nội dung hướng dẫn và các quy trình sản xuất quy định tại Thông tư này;
đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại địa phương;
e) Hàng quý báo cáo đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất các biện pháp triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Trách nhiệm của Doanh nghiệp bảo hiểm
a) Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo phạm vi và đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 1 của Thông tư này;
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các cấp tại các tỉnh tham gia thí điểm bảo hiểm để phục vụ tốt đối tượng tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo đúng quy định;
c) Hàng quý báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các biện pháp triển khai gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh có thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân các cấp và người sản xuất tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp để nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp./.
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản
theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
__________________________________
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn các quy định tại Khoản 5, Điều 1 của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí quy mô sản xuất, quy trình sản xuất; quy định các loại thiên tai, dịch bệnh và xác định mức độ thiệt hại đối với cây lúa nước; chăn nuôi trâu, bò (thịt, cày kéo, sinh sản) và bò sữa; lợn (thịt, nái, đực giống); gà, vịt (đẻ, thịt); thủy sản nuôi (cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng) được lựa chọn tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh).
2. Đối tượng áp dụng
a) Đối tượng được hỗ trợ thí điểm bảo hiểm:
Các hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, thủy sản (sau đây gọi tắt là người sản xuất) tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 theo Khoản 2, Điều 1 của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối tượng được bảo hiểm và địa bàn thực hiện thí điểm bảo hiểm:
- Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa nước tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp;
- Thực hiện bảo hiểm đối với chăn nuôi: Lợn (thịt, nái, đực giống) tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai; Gà (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đồng Nai; Vịt (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai; Bò (thịt, cày kéo, sinh sản) tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai; Bò sữa tại Hà Nội, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai; Trâu (thịt, cày kéo, sinh sản) tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An;
- Thực hiện bảo hiểm đối với thủy sản nuôi: Cá tra tại Bến Tre, Trà Vinh; Tôm sú, Tôm thẻ chân trắng tại Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng.
Điều 2. Nguyên tắc lựa chọn địa bàn triển khai và điều kiện hỗ trợ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
1. Nguyên tắc lựa chọn địa bàn triển khai
a) Mỗi tỉnh lựa chọn địa bàn thí điểm bảo hiểm có quy mô sản xuất mang tính đại diện cho đối tượng được bảo hiểm của địa phương;
b) Các huyện, xã được lựa chọn phải đảm bảo tính đại diện, hợp lý trong khu vực; thuận lợi cho việc sơ kết, tổng kết, đánh giá, giám sát, rút kinh nghiệm và nhân rộng;
c) Đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít;
d) Phù hợp với chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Nhà nước.
2. Điều kiện được hỗ trợ thí điểm bảo hiểm
a) Thực hiện theo Khoản 4, Điều 1 của Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
b) Đối tượng tham gia bảo hiểm có đơn tự nguyện, cam kết tham gia thí điểm bảo hiểm; Thực hiện quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, phòng dịch theo quy định tại Thông tư này hoặc quy trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quy định về các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm và xác định mức độ thiệt hại để hỗ trợ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
1. Các loại thiên tai: Bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần.
2. Các loại dịch bệnh:
a) Đối với cây lúa: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen; dịch rầy nâu;
b) Đối với trâu, bò: Bệnh lở mồm long móng;
c) Đối với lợn: Dịch tai xanh, bệnh lở mồm long móng;
d) Đối với gà, vịt: Dịch cúm gia cầm;
đ) Đối với cá tra: Bệnh gan thận mủ;
e) Đối với tôm sú: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh teo và hoại tử gan tụy;
g) Đối với tôm thẻ chân trắng: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hội chứng Taura, bệnh teo và hoại tử gan tụy.
3. Thẩm quyền công bố thiên tai, dịch bệnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố và xác nhận loại thiên tai, dịch bệnh xảy ra tại địa phương theo Khoản 1, 2 Điều 3 của Thông tư này.
4. Trách nhiệm của người tham gia thí điểm bảo hiểm: Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, người sản xuất phải báo cho chính quyền địa phương cấp xã để tổ chức xác nhận thiệt hại; đồng thời phối hợp với các bên liên quan để hạn chế tổn thất và thực hiện các thủ tục giải quyết bồi thường theo quy định.
5. Mức độ thiệt hại được bảo hiểm
a) Do ảnh hưởng của các loại thiên tai, dịch bệnh được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3 của Thông tư này, làm cho năng suất lúa thu hoạch của vùng thấp hơn 75% (<75%) năng suất bình quân vụ sản xuất trong 03 năm gần nhất; chăn nuôi thiệt hại ở mức 20%; thủy sản nuôi ở mức 30% trở lên (theo giá trị kinh tế) thì được bảo hiểm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận mức độ thiệt hại tại địa phương để làm căn cứ giải quyết bồi thường theo điều kiện của hợp đồng bảo hiểm do Bộ Tài chính phê chuẩn.
b) Đối với cây lúa nước, vật nuôi, thủy sản nuôi tham gia bảo hiểm thí điểm bị bệnh được cơ quan thú y, bảo vệ thực vật hoặc người sản xuất chăm sóc, chữa trị thì được chi trả tiền thuốc, tiền công chữa bệnh nhưng không quá 20% giá trị bảo hiểm.
Điều 4. Quy định các tiêu chí về quy mô, quy trình sản xuất đối với cây lúa nước
1. Tiêu chí và quy mô, địa bàn sản xuất lúa nước
a) Quy mô và địa bàn sản xuất: Mỗi tỉnh chọn 03 huyện; quy mô bảo hiểm toàn huyện đối với các vùng chuyên sản xuất lúa nước (diện tích vùng đất canh tác tối thiểu từ 05 ha trở lên) ở các vụ sản xuất lúa chính: Đông - Xuân, Mùa, Hè - Thu;
b) Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa nước: Có đường giao thông thuận tiện; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng sản xuất, thu hoạch lúa trong điều kiện thời tiết bình thường tại địa phương.
2. Quy trình sản xuất lúa nước: Áp dụng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc quy trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Điều 5. Quy định các tiêu chí về quy mô, quy trình sản xuất đối với chăn nuôi
1. Tiêu chí và quy mô địa bàn chăn nuôi: Mỗi tỉnh chọn 03 huyện, mỗi huyện chọn 03 xã; quy mô bảo hiểm toàn xã.
2. Đối với chăn nuôi trâu, bò (thịt, cày kéo, sinh sản) và bò sữa.
a) Quy mô chăn nuôi: Các hộ chăn nuôi trâu, bò bằng hình thức nuôi nhốt hoặc chăn thả có kiểm soát (không áp dụng đối với trâu, bò thả rông) có từ 01 con trở lên.
b) Quy trình chăn nuôi: Áp dụng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Thời gian tính bảo hiểm:
- Đối với trâu, bò (thịt, cày kéo): Tính từ 06 tháng tuổi trở lên, không phân biệt tính dục, sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh;
- Đối với trâu, bò (sinh sản), bò sữa: Tính từ 12 tháng tuổi trở lên có tính dục rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn giống.
3. Đối với chăn nuôi lợn (thịt, nái, đực giống)
a) Quy mô chăn nuôi: Các hộ chăn nuôi có số lượng thịt từ 02 con/lứa trở lên; lợn nái có từ 01 con trở lên; lợn đực giống có từ 01 con trở lên.
b) Quy trình chăn nuôi: Áp dụng theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Thời gian tính bảo hiểm:
- Chăn nuôi lợn thịt: Thời gian được bảo hiểm tối đa là 150 ngày (Lợn ngoại tính từ khi lợn 50 ngày tuổi đưa vào nuôi thịt đến 200 ngày tuổi khi giết thịt; Lợn lai tính từ 60 ngày tuổi đưa vào nuôi thịt đến 210 ngày tuổi khi giết thịt);
- Chăn nuôi lợn nái: Thời gian được bảo hiểm tối đa là 180 ngày (tính từ khi lợn nái phối giống có chửa đến khi cai sữa lợn con);
- Chăn nuôi lợn đực giống: Thời gian bắt đầu được bảo hiểm từ 8 tháng tuổi đối với lợn nội và 10 tháng tuổi đối với lợn ngoại và lợn lai. Thời gian tính bảo hiểm không quá 34 tháng đối với lợn đực khai thác tinh sử dụng trong thụ tinh nhân tạo và 28 tháng đối với lợn đực phối giống trực tiếp.
4. Chăn nuôi gà, vịt (thịt, đẻ)
a) Quy mô chăn nuôi: Tổng đàn có từ 200 con trở lên đối với gà, vịt thịt và quy mô từ 100 con đối với gà, vịt đẻ.
b) Quy trình chăn nuôi: Áp dụng theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Thời gian tính bảo hiểm
- Chăn nuôi gà, vịt thịt: Từ 01 - 50 ngày đối với gà, vịt công nghiệp; 01 - 70 ngày đối với gà, vịt kiêm dụng và 01 - 150 ngày đối với gà, vịt bản địa;
- Chăn nuôi gà, vịt đẻ: Từ 01 - 365 ngày đối với gà đẻ và 700 ngày đối với vịt đẻ.
Điều 6. Quy định các tiêu chí về quy mô, quy trình sản xuất đối với thủy sản nuôi (cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng).
1. Tiêu chí chọn vùng nuôi, cơ sở nuôi
a) Quy mô, địa bàn nuôi: Mỗi tỉnh chọn 03 huyện, mỗi huyện chọn 03 xã, mỗi xã lựa chọn vùng nuôi; quy mô bảo hiểm toàn xã.
b) Điều kiện cơ sở, vùng nuôi:
- Vùng nuôi cá tra thâm canh có diện tích từ 05 ha trở lên;
- Vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh có diện tích từ 05 ha trở lên; bán thâm canh có diện tích 10 ha, quảng canh cải tiến có diện tích 15 ha trở lên;
- Vùng nuôi cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng phải đảm bảo có đường giao thông; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất.
2. Quy trình sản xuất:
a) Đối với nuôi thâm canh cá tra: Áp dụng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với tôm sú: Áp dụng theo quy định tại Phụ lục VI (nuôi thâm canh), Phụ lục VII (nuôi bán thâm canh), Phụ lục VIII (nuôi quảng canh cải tiến) ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Đối với nuôi thâm canh, bán thâm canh tôm thẻ chân trắng: Áp dụng theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Trách nhiệm của các Cục, Vụ và Tổng cục Thủy sản
a) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ liên quan và Tổng cục Thủy sản tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phạm vi trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo phạm vi được phân công;
- Hàng quý tổng hợp, xây dựng báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp và gửi Bộ Tài chính.
b) Các Cục, Vụ liên quan và Tổng cục Thủy sản:
Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo phạm vi được phân công và hàng quý gửi báo cáo về Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp;
b) Công bố và xác nhận các loại thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn cụ thể của địa phương;
c) Chỉ đạo Cục Thống kê tỉnh công bố năng suất lúa thực tế sau mỗi vụ, giá lúa vụ gần nhất và giá trị kinh tế về chăn nuôi, nuôi thủy sản để làm căn cứ tính phí, giải quyết bồi thường bảo hiểm;
d) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các cấp tại địa bàn được bảo hiểm, các đối tượng tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, các cơ quan liên quan triển khai thực hiện theo nội dung hướng dẫn và các quy trình sản xuất quy định tại Thông tư này;
đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại địa phương;
e) Hàng quý báo cáo đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất các biện pháp triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Trách nhiệm của Doanh nghiệp bảo hiểm
a) Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo phạm vi và đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 1 của Thông tư này;
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các cấp tại các tỉnh tham gia thí điểm bảo hiểm để phục vụ tốt đối tượng tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo đúng quy định;
c) Hàng quý báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các biện pháp triển khai gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh có thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân các cấp và người sản xuất tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp để nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp./.