Sign In
No tile

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn nội dung và mức chi

Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóagia đình.

 

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số việt Nam giai đoạn 2001- 2010;

Căn cứ Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướngChính phủ về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005;

Căn cứ Quyết định số 18/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 1 năm 2002 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số vàKế hoạch hóa gia đình đến năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướngChính phủ về việc quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Liên Bộ Tài chính - Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em hướng dẫnnội dung và mức chi của các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Dân sốKế hoạch hóa gia đình (sau đây gọi tắt là Chương trình Dân số - Kế hoạch hóagia đình như sau:

 

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Đối tượng thực hiện Thông tư liên tịch này là các đơn vị sử dụng kinh phí củaChương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

2.Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình gồm 7 Dự án được quy định tại Quyếtđịnh số 18/2002/QĐ-TTg ngày 21 tháng 1 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình đếnnăm 2005, cụ thể như sau:

Dựán Truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi.

Dựán Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình cho vùngnghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Tiểudự án Hoàn thiện hệ thông tin quản lý chuyên ngành dân số thuộc dự án Nâng caochất lượng thống tin và dữ liệu về dân số.

Dựán Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng dân số.

Dựán Lồng ghép yếu tố dân số với phát triển gia đình bền vững, thông qua hoạtđộng tín dụng, tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình.

Dựán Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số nhằm gópphần thực hiện có hiệu quả Chương trình.

Dựán Chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình.

3.Kinh phí của Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được hình thành từ cácnguồn: Vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn vay bằng nguồn hỗ trợ phát triển chínhthức ODA và viện trợ nước ngoài), vốnhuy động từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu theo quy định của Nhà nước.Các nguồn kinh phí trên được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngânsách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và theoquy định tại Thông tư liên tịch này.

4.Ngoài các nội dung và mức chi được quy định trong Thông tư liên tịch này; tùytheo khả năng và tình hình cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương chủ động huy độngthêm các nguồn lực để thực hiện các chế độ, chính sách của Bộ, ngành, địa phươngnhằm đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu của Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa giađình.

 

B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CỦA CHƯƠNG TRÌNH

I. NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CHUNG CỦA CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH DÂNSỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1.Chi viết, biên soạn và dịch tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của từng Dự án, mứcchi cụ thể như sau:

Chiviết, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ: Mức chi tối đa không quá 50.000đồng trang tiêu chuẩn 300 từ.

Dịchvà hiệu đính tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài: Mức chi tối đa khôngquá 40.000 đồng/trang tiêu chuẩn 300 từ.

Dịchvà hiệu đính tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt: Mức chi tối đa khôngquá 35.000 đồng/trang tiêu chuẩn 300 từ.

2.Chi cho các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ của từng Dự án. Mức chitheo quy định của chế độ chi tiêu hội nghị, tập huấn hiện hành.

3.Chi đào tạo, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm ở ngoài nước do Chủ nhiệm Chươngtrình quyết định. Mức chi theo quy định của chế độ công tác phí ngắn hạn ở nước ngoài hiện hành.

4.Mua phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động chuyên môn của từng dự án sau khiđược cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5.Chi khảo sát, đánh giá và giám sát định kỳ việc thực hiện các mục tiêu chuyênmôn của từng dự án.

6.Chi cho các cuộc điều tra theo nội dung chuyên môn của từng dự án đã được Chủnhiệm chương trình phê duyệt. Nội dung và mức chi cụ thể được áp dụng theo quyđịnh tại Thông tư số 114/20001/TT-BTC ngày 27/11/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lýkinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước.

7.Chi vốn đối ứng trong nước (nếu có) của các dự án vốn vay ODA, viện trợ nướcngoài đã được quy định trong Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ cácnước hoặc các tổ chức quốc tế.

8.Các khoản chi khác (nếu có).

II. NỘI DUNG CHI ĐẶC THÙ CỦA TỪNG DỰ ÁN

Ngoàinhững nội dung chi chung nêu trên, từng dự án được chi những nội dung đặc thùsau:

1. Dự án Truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi.

1.1.Chi hoạt động truyền thông - giáo dục chuyển đổi hành vi của các Bộ, Ban, ngànhTrung ương và các cấp địa phương (tỉnh, huyện, xã); chi in ấn phẩm, tài liệu vàcác biểu mẫu phục vụ cho hoạt động truyền thông, chi hoạt động giáo dục, tuyêntruyền. Mức chi cho công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đạichúng (trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí) theo mức giá quy định của Nhànước.

1.2.Chi xây dựng mới, duy trì và mở rộng các mô hình can thiệp truyền thông có hiệuquả ở các xã điểm theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số- Gia đình và Trẻ em.

1.3.Chi xây dựng và sản xuất, nhân bản và phát hành các loại sản phẩm truyền thông(bao gồm cả Báo Gia đình và Xã hội cấp miễn phí cho các vùng sâu, vùng xa, vùngkhó khăn).

1.4.Chi khen thưởng cho các cuộc thi viết bài về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình doBộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số- Gia đình và Trẻ em quyết định:

Thưởngbài viết hay: loại A: 300.000 đồng/bài; loại B: 200.000 đồng/bài; loại C:100.000 đồng/bài.

Thưởngảnh đẹp: loại A: 100.000 đồng/ảnh; loại B: 80.000 đồng/ảnh; loại C: 50.000đồng/ảnh.

1.5.Chi chiến dịch truyền thông ở xã:Chi điều tra nhận thức về dân số - kế hoạch hóa gia đình: Bồi dưỡng cho đối tượngđiều tra, in ấn phiếu điều tra, tổng hợp số liệu, viết báo cáo điều tra. Mứcchi: 300.000 đồng/chiến dịch/xã.

Chibồi dưỡng cán bộ tham gia chiến dịch: 5.000 đồng/người/ngày.

Chiphí trang trí và thuê phương tiện vận chuyển: Theo giá thị trường tại địa phương.

1.6.Chi cho các hoạt động truyền thông tại xã:

Chihỗ trợ tài liệu, nước uống nhóm tư vấn nhỏ: 20.000 đồng/nhóm.

Truyềnthanh xã (biên tập, phát thanh): 10.000 đồng/bài (100 từ).

Sửachữa Pa nô, khẩu hiệu: Theo giá thị trường tại địa phương.

Nóichuyện chuyên đề: 30.000 đồng/người/buổi (4 giờ).

1.7.Chi mua trang thiết bị phục vụ hoạt động truyền thông sau khi được cấp có thẩmquyền phê duyệt.

2. Dự án Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóagia đình cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

2.1.Chi mua trang thiết bị, dụng cụ kế hoạch hóa gia đình theo danh mục thống nhấtgiữa y ban Dân số - Gia đình và Trẻem và Bộ Y tế.

2.2.Chi chiến dịch tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kếhoạch hóa gia đình:

Chibồi dưỡng cho cán bộ tham gia chiến dịch và tư vấn: 5.000 đồng/người/ngày.

Chitrang trí và thuê phương tiện vận chuyển: theo giá thị trường tại địa phương.

Chihỗ trợ thảo luận nhóm: 20.000 đồng/nhóm.

2.3.Chi mua thuốc thiết yếu cho các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và điều trịphụ khoa theo định mức thuốc thiết yếu và các vật liệu tiêu hao để phòng chốngnhiễm khuẩn trong các thủ thuật kế hoạch hóa gia đình do Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiếnthống nhất của BộTài chính. Ngoàira, triệt sản nam được cấp miễn phí một lần 20 chiếc bao cao su và được chẩnđoán thai sớm miễn phí cho người vợ; triệt sản nữ được chẩn đoán thai sớm miễnphí.

2.4.Chi phí quản lý và kỹ thuật (sổ khách hàng, phiếu theo dõi, biểu mẫu thống kê;xà phòng, điện, dầu,...) cho: Triệt sản nữ: 4.000 đồng/ca; triệt sản nam: 3.000đồng/ca; đặt vòng: 2.000 đồng/ca; nạo thai: 3.000 đồng/ca, hút thai dưới 6tuần: 1.500 đồng/ca (cho các trường hợp áp dụng các biện pháp tránh thai lâmsàng bị vỡ kế hoạch).

2.5.Chi phụ cấp cho cán bộ y tế làm thủ thuật, phẫu thuật kế hoạch hóa gia đìnhtheo quy định tại Thông tư liên Bộ số 150/TT-LB ngày 161/4/1996 của liên Bộ Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ- Bộ Tài chính - Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Quyếtđịnh số 794/TTg ngày 05/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cán bộ y tếđã hưởng phụ cấp phẫu thuật từ nguồn kinh phí Chương trình Dân số - Kế hoạchhóa gia đình thì không được hưởng từ nguồn kinh phí thường xuyên của các cơ sởy tế ngược lại nếu hưởng phụ cấp từ nguồn kinh phí thường xuyên của các cơ sở ytế thì không được hưởng phụ cấp từ nguồn kinh phí Chương trình Dân số - Kếhoạch hóa gia đình.

2.6.Chi thù lao cho cán bộ y tế thực hiện khám thai: 1.000 đồng/người/ca.

2.7.Chi thù lao cho cán bộ y tế thực hiện tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai: 1000đồng/liều

2.8.Chi làm phiếu đồ âm đạo: 10.000 đồng/phiến đồ

2.9.Chi xét nghiệm soi tươi: 3000 đồng/tiêu bản.

2.10.Chi mua viên sắt cấp miễn phí cho phụ nữ mang thai: 1000 đồng/người.

2.11.Chi mua gói đẻ sạch: 5000 đồng/gói.

3. Tiểu dự án Hoàn thiện hệ thông tin quản lý chuyên ngành dân sốthuộc dự án Nâng cao chất lượng thông tin và dữ liệu về dân số:

3.1.Chi thu thập, cập nhật thông tin đầu vào của hệ thông tin quản lý chuyên ngànhdân số 500 đồng/phiếu. Chi thu thập, cập nhật thông tin biến động hàng tháng:200 đồng/phiếu.

3.2.Chi in ấn phiếu, biểu mẫu báo cáo.

3.3.Chi cho các hoạt động tạo lập thông tin điện tử: Nội dung và mức chi theo quyđịnh tại Thông tư số 111/1998/TT-BTC ngày 03/8/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạolập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin.

3.4.Chi hoạt động truyền tin theo khung giá quy định của Tổng công ty Bưu chínhviễn thông.

3.5.Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên và bảo trì hệ thống máy tính.

4. Dự án Nghiên cứu các vấn đế liên quan đến chất luợng dân số.

4.1.Chi hoạt động nghiên cứu: Chi nghiên cứu khoa học gắn với nội dung của Dự ántheo đề cương nghiên cứu đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em duyệt. Mức chiáp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 45/2001/TTLT-BTC-BKHCNMT ngày18/6/2001 của liên BộTài chính - Khoahọc, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với các nhiệmvụ khoa học và công nghệ.

4.2.Chi mua trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất phục vụ cho các hoạt động củađề tài.

4.3.Chi cho thực nghiệm và xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số.

5. Dự án Lồng ghép yếu tố dân số với phát triển gia đình bền vững,thông qua hoạt động tín dụng, tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình:

5.1.Chi xây dựng mô hình lồng ghép dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóagia đình: với phát triển gia đình bền vững ở xã sau khi được Bộ trưởng,Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em phê duyệt đề án.

5.2.Chi bồi dưỡng, tập huấn ởxã cho cán bộtuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi hành vi để xây dựng gia chuẩn mực: 5000đồng/người/ngày.

5.3.Chi hỗ trợ sinh hoạt nhóm theo chuyên đề tại xã: 20.000 đồng/nhóm/lần.

5.4.Chi sản xuất, nhân bản tài liệu truyền thông đặc thù bằng các thứ tiếng dân tộcít người.

6. Dự án Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tácdân số nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình:

6.1.Chi quản lý Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở xã, phường, thị trấn:

Chithù lao cộng tác viên dân số. 25.000 đồng/người/tháng.

Chithù lao cán bộ chuyên trách dân số xã:

Cácxã thuộc miền núi cao, hải đảo: 200.000 đồng/người/tháng.

Cácxã thuộc vùng sâu, núi thấp, trung du, duyên hải: 190.000 đồng/người/tháng.

Cácxã thuộc đồng bằng, thị xã, thành phố 170.000đồng/người/tháng.

Chiquản lý: chi sơ kết, tổng kết, giao ban, hội họp, văn phòng phẩm: 360.000đồng/xã/tháng.

6.2.Chi thi đua, khen thưởng và khuyến khích tập thể, cá nhân hàng năm theo quyếtđịnh của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số- Gia đình và Trẻ em. Mức chi áp dụng theo Thông tư số 25/2001/TT-BTCngày 16/4/2001 của BộTài chính hướngdẫn công tác quản lý tài chính thực hiện chế độ khen thưởng thành tích xuất sắcthực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, để khuyến khích các xã có thành tíchxuất sắc trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, kinh phí Chương trìnhDân số - Kế hoạch hóa gia đình hỗ trợ cho các công trình phúc lợi của xã đểlồng ghép các hoạt động văn hóa - giáo dục - thể thao với dân số - kế hoạch hóagia đình; mức hỗ trợ là 2.000.000 đồng/xã/năm. Mỗi năm, số xã được khen thưởngtối đa bằng số huyện của mỗi tỉnh nhưng không nhất thiết mỗi huyện có một xã đượckhen thưởng nếu không có thành tích nổi bật hơn so với các xã khác ở các huyện khác.

6.3.Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tạiThông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụngkinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước.

7. Dự án Chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình:

7.1.Chi mua phương tiện tránh thai để cấp miễn phí và thực hiện tiếp thị xã hội.

7.2.Chi phí quản lý, kỹ thuật và phụ cấp phẫu thuật cho dịch vụ kế hoạch hóa giađình, điều trị phụ khoa và các trường hợp nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt dosử dụng biện pháp tránh thai thất bại: Mức chi cụ thể áp dụng như điểm 2.3; 2.4và 2.5 của Dự án tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa giađình cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

7.3.Chi cho các hoạt động tiếp thị xã hội theo các đề án đã được Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số- Gia đình và Trẻ em phê duyệt. Cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động tiếp thị xã hội thựchiện theo quy định hiện hành.

7.4.Chi bồi dưỡng cán bộ dân số theo dõi và tư vấn cho người sử dụng biện pháptránh thai phi lâm sàng: 1000 đồng/người chấp nhận.

7.5.Chi bồi dưỡng cán bộ y tế theo dõi và tư vấn cho người sử dụng biện pháp tránhthai lâm sàng: 1000 đồng/người chấp nhận.

7.6.Chi tiền công cho cán bộ y tế thực hiện tiêm thuốc tránh thai: 1000 đồng/mũi.

7.7.Chi thực hiện chính sách đình sản:

Chihỗ trợ trực tiếp cho người tự nguyện đình sản: 136.000 đồng/người (trong đó cóbảo hiểm đình sản).

Chitổ chức thực hiện: Bao gồm tập hợp và đưa đối tượng đến địa điểm làm dịch vụ,vận chuyển đội dịch vụ xuống xã, chăm sóc người đình sản tại nơi phẫu thuật vàtại nhà. Mức chi cụ thể:

Cáctỉnh miền núi, Tây Nguyên: 40.000 đồng/ca.

Cáctỉnh Bắc trung bộ duyên hải miền Trung: 30.000 đồng/ca.

Cáctỉnh đồng bằng, thành phố trực thuộc Trung ương: 25.000 đồng/ca.

7.8.Chi quản lý, hậu cần các trang thiết bị dụng cụ kế hoạch hóa gia đình, phươngtiện tránh thai.

III. CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT, QUYẾT TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Kinhphí của Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được quản lý, dự toán, cấpphát và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Quyết định số42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và điềuhành các chương trình mục tiêu quốc gia và các văn bản hướng dẫn hiện hành củaNhà nước. Các đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình Dân số - Kế hoạch hóagia đình phải mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán các nguồnkinh phí của Chương trình cấp cho đơn vị theo đúng quy định của chế độ kế toánhành chính sự nghiệp. Đối với các khoản mua sắm thực hiện theo quy địnhtại Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnđấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối vớicác cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước sửdụng nguồn ngân sách nhà nước.

Ngoàira, liên Bộ hướng dẫn cụ thể thêm một sốnội dung sau đây:

1. Chế độ báo cáo:

Hàngnăm, căn cứ vào dự toán của Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã đượcUỷ ban nhân dân địa phương giao, Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo tình hình phân bổ chitiết kinh phí của Chương trình Dân số Kế hoạch hóa gia đình và của từng Dự ánthuộc Chương trình về y ban Dân số - Gia đình và Trẻem (theo Phụ lục đính kèm), đồng gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thủtrưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có trách nhiệm báo cáo tình hình tài chính và kết quả thực hiện cácDự án theo quy định hiện hành.

2.Trong trường hợp đặc biệt, đột xuất, Chủ nhiệm Chương trình Dân số - Kế hoạchhóa gia đình có thể quyết định chuyển kinh phí cho các Bộ, ngành, địa phương đểthực hiện hợp đồng trách nhiệm về công việc chuyên môn. Uỷ ban Quốc gia Dân sốgia đình và trẻ em duyệt dự toán chi theo đúng các tiêu chuẩn, định mức chihiện hành của Nhà nước. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm triển khaiviệc chi tiêu theo đúng tiêu chuẩn, định mức chi và lập báo cáo quyết toán sốkinh phí được cấp gửi Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em (Kèm theo bản sao cácchứng từ chi tiêu) để Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em duyệt và tổng hợpchung vào quyết toán của Chương trình.

3. Đối với kinh phí cấp bằng hiện vật:

Uỷban Dân số - Gia đình và Trẻ em khi cấp phát hiện vật (thuộc nguồn ngân sáchTrung ương) cho các đơn vị phải thông báo đến Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻem các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với địa phương) và cơ quanchủ quản (đối với các Bộ, ngành) biết số lượng, đơn giá từng loại hiện vật mỗilần cấp để Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvà cơ quan chủ quản biết, theo dõi và quản lý. Riêng đối với tài sản cố địnhphải có biên bản bàn giao giữa Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, Uỷ ban Dânsố - Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc cơ quan chủquản) và Sở Tài chính - Vật giá. Trong trườnghợp Dự án kết thúc, việc bàn giao tài sản của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻem cho các Bộ, ngành, địa phương phải thực hiện theo quy định hiện hành của Nhànước. Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvà cơ quan chủ quản có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị theo dõi, quản lý và sửdụng đúng mục đích, có hiệu quả số hiện vật được cấp.

Uỷban Dân số - Gia đình và Trẻ em phải tổng hợp giá trị hiện vật đã cấp cho cácBộ, ngành, địa phương để quyết toán với ngân sách trung ương và gửi kèm theobáo cáo quyết toán năm bảng tổng hợp hiện vật đã cấp trong năm. Các Bộ, ngành,địa phương nhận kinh phí cấp bằng hiện vật từ Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻem không phải quyết toán với ngân sách Bộ, ngành và địa phương mình nhưng phảimở sổ sách theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, sử dụng, tồn kho.Riêng trường hợp bàn giao tài sản cố định phải làm thủ tục chuyển giao tài sản.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thôngtư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thếThông tư liên tịch số 67/1998/TTLT-BTC-UBQGDS ngày 18 tháng 5 năm 1998 của Bộ Tài chính và Uỷ ban Quốc giaDân số - Kế hoạch hóa gia đình.

Kinhphí để thực hiện Thông tư liên tịch này được bố trí trong dự toán ngân sáchhàng năm của Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đượcNhà nước giao. Riêng năm 2002, sắp xếp, bố trí trong dự toán đã được giao.

Trongquá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời vềliên Bộ Tài chính - Uỷ ban Dân số - Giađình và Trẻ em để sửa đổi cho phù hợp./.

BÁO CÁO PHÂN BỔ DỰ TOÁN CỦA

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIAĐÌNH

Năm: .....

(theo quyết định giao dự toán của Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố)

Đơn vị: đồng

 

Tên dự án

Thực hiện năm trước

Dự toán năm nay

Ghi chú

Tổng số

Vốn Trung ương

Vốn huy động

Tổng số

Vốn Trung ương

Vốn huy động

 

1. Dự án truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi

2. Dự án tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa

3. Tiểu dự án hoàn thiện hệ thông tin quản lý chuyên ngành dân số thuộc Dự án Nâng cao chất lượng thông tin và dữ liệu về dân số

4. Dự án nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng dân số

5. Dự án lồng ghép yếu tố dân số với phát triển gia đình bền vững, thông qua hoạt động tín dụng, tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình

6. Dự án nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình

7. Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Ngày .....tháng .... n ă m ....

Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em tỉnh...

(Kýtên, đóng dấu)

 

Bộ Tài chính

Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em

Bộ trưởng

Bộ trưởng (Chủ nhiệm)

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Sinh Hùng

Lê Thị Thu