• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/1999
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM-BỘ Y TẾ
Số: 11/1999/TTLT-BYT-BHXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 1999

 

 

 

 

THÔNG TÝ LIÊN TỊCH

Số 11/1999/TTLT-BYT-BHXH ngày 22 tháng 6 nãm 1999 của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh tham gia bảo hiểm xã hội

Căn cứ chương II, Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân; ðể thống nhất thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (dưới đây gọi chung là người lao động) nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động; Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quy định trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm và tổ chức bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động khi nghỉ việc để khám, chữa bệnh ngoại trú như sau;

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi ốm đau được khám, chữa bệnh phải nghỉ việc có đủ hồ sơ theo quy định thì được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ trợ cấp ốm đau theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội.

2. Thời gian tối đa người lao động nghỉ ốm được hưởng trợ cấp ốm đau theo đúng quy định tại Điều 7 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.

3. Các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nýớc, cơ sở khám, chữa bệnh của các lực lượng vũ trang (gọi chung là cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước); cơ sở khám, chữa bệnh của tập thể và tư nhân, cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài (gọi chung là cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân) có ký hợp đồng với Bảo hiểm y tế Việt Nam để khám, chữa bệnh cho người có thẻ Bảo hiểm phân công bác sĩ, y sĩ, lương y thuộc ðơn vị để khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm được hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

4. Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

II. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA BÁC Sĩ, Y SĨ, LƯƠNG Y TRONG VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CHỮA BỆNH NGOẠI TRÚ

1. Trách nhiệm

1.1. Bác sĩ, y sĩ, lương y công tác ở các cơ sở khám, chữa bệnh được quyền khám và cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh tham gia bảo hiểm xã hội phải thực hiện đúng những quy định tại Quy chế bệnh viện ban hành theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trýởng Bộ Y tế.

1.2. Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và thủ trưởng đơn vị có y tế cơ quan (trạm y tế, trạm xá...) ðóng trên ðịa bàn tỉnh, thành phố lập danh sách và giới thiệu chữ ký của các bác sĩ, y sĩ, lương y ðể đăng ký với Sở Y tế và bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ýõng.

2. Quyền hạn

2.1. Các cõ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến Trung ương, bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành, bệnh viện quân khu, quân đoàn cho ngýời bệnh nghỉ tối đa không quá 10 ngày.

2.2. Trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh xá các đơn vị lực lýợng vũ trang, các cõ sở khám, chữa bệnh tý nhân được quyền cho nghỉ tối ða không quá 7 ngày.

Sau thời gian điều trị ngoại trú ở tuyến huyện và tuyến tỉnh theo quy định tại Điều 2.1 và 2.2 nói trên, nếu người bệnh chýa khỏi thì phải khám lại và tiếp tục cho nghỉ thêm, nhưng tối đa không quá 10 ngày (kể cả thời gian chờ làm xét nghiệm, X quang... để xác định bệnh) .

2.3. Bác sĩ, y sĩ, lương y công tác tại: trạm y tế, phường, thị trấn, đơn vị cho nghỉ tối đa không quá 5 ngày.

2.4. Tổng số thời gian cho nghỉ chữa bệnh ngoại trú nhiều nhất là 27 ngày (không kể thời gian điều trị ngoại trú tại tuyến xã). Hết thời gian này mà bệnh vẫn chưa khỏi thì phải ðýa vào ðiều trị nội trú hoặc chuyển tới bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng.

2.5. Riêng ðối với các bệnh truyền nhiễm mà thời gian cần cách ly đã ðýợc xác định rõ (như sốt siêu vi trùng, cúm, tả...) nếu bệnh nhân không có biến chứng, được chữa bệnh ngoại trú thì các bác sĩ, y sĩ, lương y được chứng nhận nghỉ ngay 1 lần từ 1 đến 10 ngày, tùy theo yêu cầu cách ly của mỗi loại bệnh.

2.6. Trường hợp người lao động vì điều kiện công tác thường xuyên phải phân tán, lưu ðộng hoặc thường xuyên công tác tại cơ sở, nếu đơn vị không có tổ chức y tế riêng thì đơn vị liên hệ với y tế địa phương ðể được khám và cấp giấy nghỉ ốm theo quy định.

2.7. Y tế cơ quan được bảo hiểm y tế chuyển kinh phí dành cho chãm sóc sức khoẻ ban đầu hoặc các đội sản xuất của công trường, lâm trường, nông trường vì chưa có bác sĩ, y sĩ phụ trách thì y tá nếu được thủ trưởng đơn vi uỷ nhiệm và được công đoàn cơ sở nhất trí cũng được quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm cho người lao động từ 1 đến 3 ngày. Hết thời gian này nếu chưa khỏi bệnh thì giới thiệu người bệnh lên tuyến trên ðể khám và giải quyết.

III. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP GIẤY CHÝNG NHẬN NGHỈ ỐM TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐI CÔNG TÁC, NGHỈ PHÉP

1 Trýờng hợp người lao động đi công tác mà bị ốm đau, thì các cõ sở khám, chữa bệnh ở nõi mà ngýời lao động đến công tác giải quyết nhý đối với người lao động có đăng ký bảo hiểm do cơ sở khám, chữa bệnh phụ trách. Khi đi công tác ở nông thôn, nếu bị ốm đau thì trạm y tế xã được quyền chứng nhận cho nghỉ từ 1 đến 5 ngày.

2. Trýờng hợp người lao động đi nghỉ phép về địa phương khác nếu đã nghỉ hết ngày phép mà bị ốm thì trạm y tế xã được quyền chứng nhận cho nghỉ từ 1 đến 5 ngày.

IV. QUY ĐỊNH VIỆC CẤP GIẤY CHÝNG NHẬN NGHỈ ỐM

1 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (theo mẫu ðính kèm) do cơ quan bảo hiểm xã hội in theo mẫu thống nhất và cấp cho cõ sở khám, chữa bệnh nói trên để bác sĩ, y sĩ, lương y cấp cho người lao động được nghỉ việc để khám, chữa bệnh và là cãn cứ để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết trợ cấp ốm đau.

2. Các giấy chứng nhận phải ghi bằng mực, rõ ràng, không ðýợc tẩy xoá.

3. Giấy chứng nhận phải ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (trýờng hợp có tên bệnh chưa dịch được thì phiên âm ra tiếng Việt) tổng số ngày nghỉ, từ ngày... ðến hết ngày. . . bằng số.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tý này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/1999 và thay thế Thông tý Liên bộ số 12/LB-TT ngày 03/6/1971 của Bộ Y tế và Tổng Công ðoàn Việt Nam.

2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, y tế ngành, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định tại Thông tư này. Mọi quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này ðều bãi bỏ.

3. Sở Y tế và bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định này, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khãn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Vụ Điều trị), Bảo hiểm xã hội Việt Nam để nghiên cứu, xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

 

 

Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Y tế
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Huy Ban

Lê Ngọc Trọng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.