• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2016
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 57/2015/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 19 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ

Công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu

___________________

 

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng bin và luồng hàng hải;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại công văn s146/UBND.VP ngày 08 tháng 01 năm 2014; Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tại công văn s 6323/UBND-KTN ngày 24 tháng 12 năm 2013; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tại công văn s394/UBND-ĐTQH ngày 10 tháng 02 năm 2014; Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng tại công văn s1453/SGTVT-QLGT ngày 21 tháng 12 năm 2013 (được Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ủy quyền tại công văn s3544/PC-VP ngày 19 tháng 12 năm 2013); Sở Giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh tại công văn s346/SGTVT-KHTC ngày 20 tháng 12 năm 2013 (được Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ủy quyền tại công văn s 4532/UBND-KTKT ngày 16 tháng 12 năm 2013);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bvùng nước các cảng bin thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu.

Điều 1. Công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bao gồm các vùng nước sau:

1. Vùng nước cảng biển Vũng Tàu.

2. Vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Bạch Hổ.

3. Vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Rồng.

4. Vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Đại Hùng.

5. Vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Rạng Đông.

6. Vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây.

7. Vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Tê Giác Trắng.

8. Vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Chim Sáo.

9. Vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Lan Tây.

10. Vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Biển Đông.

Điều 2. Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:

1. Phạm vi vùng nước cảng biển Vũng Tàu:

a) Ranh giới về phía biển (phía Nam và phía Tây Nam vịnh Gành Rái): được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm GR1, GR2, GR3, GR4, GR5 và GR6 có tọa độ sau đây:

GR1: 10°19’15” N, 107°04’55” E (mũi Vũng Tàu);

GR2: 10°14’00” N, 107°07’56” E;

GR3: 10°11’00” N, 107°07’56” E;

GR4: 10°11’00” N, 107°00’00” E;

GR5: 10°24’00” N, 107°00’00” E;

GR6: 10°25’10” N, 106°58’12” E (mép bờ phía Đông Bắc mũi Cần Giờ).

b) Ranh giới về phía bờ Tây vịnh Gành Rái: từ điểm GR6 chạy dọc theo đường kinh tuyến 106°58’12” E (là ranh giới với vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh), nối với mép bờ phía Nam cù lao Phú Lợi.

b) Ranh giới về phía bờ Bắc vịnh Gành Rái: từ giao điểm của đường kinh tuyến 106°58’12” E với mép bờ phía Nam cù lao Phú Lợi, chạy theo bờ phía Đông cù lao Phú Lợi lên phía Bắc tới điểm nhô xa nhất của bờ hữu ngạn cửa sông Cái Mép.

d) Ranh giới trên sông Cái Mép, sông Thị Vải:

Từ hai điểm nhô xa nhất của cửa sông Cái Mép chạy dọc theo hai bờ sông Cái Mép đến ngã ba sông Cái Mép - sông Gò Gia - sông Thị Vải.

Từ hai điểm nhô xa nhất của cửa sông Thị Vải (tại ngã ba sông Thị Vải - sông Gò Gia - sông Cái Mép) chạy dọc theo hai bờ sông Thị Vải đến đường vĩ tuyến 10°38’24” N.

đ) Ranh giới về phía bờ Đông Bắc vịnh Gành Rái: từ tả ngạn cửa sông Cái Mép chạy dọc theo bờ vịnh Gành Rái qua mép bờ Tây Nam cù lao Phú Lạng, qua cửa rạch Đông, đến rạch Ông Bền.

e) Ranh giới trên rạch Ông Bền, sông Rạng:

Từ hai điểm nhô xa nhất của cửa rạch Ông Bền chạy dọc theo hai bờ rạch Ông Bền đi về phía thượng lưu sông Rạng đến đường kinh tuyến 107°03’30” E cắt ngang sông.

Từ điểm nhô xa nhất của bờ tả ngạn cửa rạch Ông Bền chạy theo đường bờ phía Tây Nam xã Long Sơn, đến điểm GR7 và GR8 có tọa độ sau đây:

GR7: 10°26’08” N, 107°06’00” E;

GR8: 10°25’00” N, 107o07’00” E (mép bờ phía Nam Gò Công).

g) Ranh giới trên sông Dinh, sông Rạch Bà:

Từ điểm GR8 chạy dọc theo bờ hữu ngạn sông Dinh qua cầu cảng Công ty Hải sản Trường Sa đến đường thẳng ranh giới cắt ngang sông tại đường vĩ tuyến 10°26’33” N. Từ giao điểm của đường thẳng cắt ngang sông tại đường vĩ tuyến 10°26’33” N với mép bờ tả ngạn sông Dinh chạy theo bờ sông Dinh về phía hạ lưu sông tới điểm nhô xa nhất của bờ hữu ngạn cửa sông Rạch Bà.

Từ hai điểm nhô xa nhất của cửa sông Rạch Bà chạy dọc theo hai bờ sông Rạch Bà đến đường thẳng cắt ngang sông cách mép ụ tàu Vungtau Shipyard 100 mét về phía thượng lưu (là ranh giới giữa ụ tàu Vungtau Shipyard với cảng chuyên dùng của Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam).

Từ điểm nhô xa nhất của bờ tả ngạn cửa sông Rạch Bà chạy dọc theo bờ Bắc cù lao Bến Đình đến mũi Gành Rái.

Từ mũi Gành Rái chạy theo đường bờ biển đến điểm GR1.

h) Ranh giới tại khu vực Côn Đảo:

Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm BĐ1, BĐ2, BĐ3 và BĐ4 có tọa độ sau đây:

BĐ1: 08°39’47” N, 106°32’23” E (mũi phía Tây Bắc - hòn Bà);

BĐ2: 08°42’26” N, 106°32’08” E (mũi phía Tây Nam - hòn Tre Lớn);

BĐ3: 08°41’08” N, 106°33’13” E (mũi phía Tây Nam - hòn Trắc);

BĐ4: 08°41’01” N, 106°33’34” E.

Ranh giới về phía đất liền: từ điểm BĐ4 chạy theo đường bờ về phía Nam đến đường bờ phía Đông Bắc (hòn Bà) tới điểm BĐ1.

2. Phạm vi vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Bạch Hổ:

Được giới hạn bởi 03 đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại các vị trí BH1, BH2 và BH3 có tọa độ sau đây:

BH1: 09°46’31” N, 107°58’43” E;

BH2: 09°48’54” N, 108°00’09” E;

BH3: 09°43’51” N, 107°57’02” E.

3. Phạm vi vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Rồng:

Được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí MR có tọa độ sau đây:

MR: 09°34’33”N, 107°52’52” E.

4. Phạm vi vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Đại Hùng:

Được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí ĐH có tọa độ sau đây:

ĐH: 08°28’36” N, 108°41’6” E.

5. Phạm vi vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Rạng Đông:

Được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí RĐ có tọa độ sau đây:

RĐ: 10°01’16” N, 108°16’01” E.

6. Phạm vi vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây:

Được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí RĐ - RĐT có tọa độ sau đây:

RĐ-RĐT: 07°48’36” N, 108°11’01” E.

7. Phạm vi vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Tê Giác Trắng:

Được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí TGT có tọa độ sau đây:

TGT: 09°58’25” N, 107°58’10” E.

8. Phạm vi vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Chim Sáo:

Được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí CS có tọa độ sau đây:

CS: 07°20’43” N, 108°18’36” E.

9. Phạm vi vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Lan Tây:

Được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí LT có tọa độ sau đây:

LT: 07°34’45” N, 108°52’03” E.

10. Phạm vi vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Biển Đông:

Được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,5 hải lý, với tâm tại vị trí HT - MT có tọa độ sau đây:

HT-MT: 08°03’06” N, 108°54’24” E.

11. Phạm vi vùng nước các cảng biển quy định tại Thông tư này được xác định trên Hải đồ số IA - 100 - 23 tái bản năm 2006 của Hải quân nhân dân Việt Nam và các hải đồ liên quan khác. Tọa độ các điểm quy định trong Thông tư này được áp dụng theo Hệ tọa độ VN - 2000 và được chuyển sang các Hệ tọa độ tương ứng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão

Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức công bố vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão cho tàu thuyền vào, rời các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và khu nước, vùng nước khác theo quy định.

Điều 4. Trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu và các Cảng vụ Hàng hải liên quan

1. Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu có trách nhiệm:

a) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và pháp luật có liên quan đối với hoạt động hàng hải tại vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

b) Căn cứ vào tình hình thực tế về điều kiện khí tượng thủy văn, mớn nước, trọng tải của tàu thuyền và tính chất hàng hóa, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền đón, trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh bão trong vùng nước theo quy định, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

2. Trách nhiệm phối hợp quản lý giữa Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu với các Cảng vụ Hàng hải: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Mỹ Tho, Đồng Tháp và Bình Thuận:

a) Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu có trách nhiệm:

Căn cứ vào tình hình thực tế về khí tượng thủy văn, tính chất của hàng hóa, mớn nước, trọng tải của tàu thuyền vào, rời các cảng biển do các Cảng vụ Hàng hải: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Mỹ Tho, Đồng Tháp và Bình Thuận quản lý, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, tránh bão trong vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được quy định tại Điều 3 của Thông tư này, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và chậm nhất 01 giờ trước khi tàu thuyền đến vùng đón trả hoa tiêu phải thông báo cho Cảng vụ Hàng hải liên quan biết.

b) Các Cảng vụ Hàng hải: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Mỹ Tho, Đồng Tháp và Bình Thuận có trách nhiệm:

Thông báo cho Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu biết tên, quốc tịch, các thông số kỹ thuật chính và những thông tin cần thiết khác của tàu thuyền chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền đến vùng đón trả hoa tiêu Vũng Tàu.

Thông báo cho Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu biết việc điều động tàu thuyền rời vị trí do Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu chỉ định để vào vùng nước cảng biển do mình quản lý chậm nhất 01 giờ trước khi tàu thuyền rời vị trí.

Thực hiện thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng theo quy định đối với trường hợp tàu thuyền đến vùng nước cảng biển do Cảng vụ Hàng hải đó quản lý.

Phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu giải quyết những vụ việc phát sinh đối với tàu thuyền vào, rời các cảng biển thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp và Bình Thuận khi tàu thuyền hoạt động tại vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng

Ngoài phạm vi vùng nước các cảng biển quy định tại Điều 2 của Thông tư này, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Bãi bỏ Quyết định số 46/2007/QĐ-BGTVT ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Thuận và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Mỹ Tho, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Đồng Tháp, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bến Tre, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Tháp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đinh La Thăng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.