• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/09/1999
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 105/1999/QĐ-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Bằng, ngày 30 tháng 8 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Về việc ban hành Chế độ kế toán Trung tâm giao dịchchứng khoán

 _________________________________

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê được công bố theo Lệnh số 06LCT/HĐNN ngày 20/5/1988 của Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) và Điều lệtổ chức kế toán Nhà nước, Điều lệ kế toán trưởng xí nghiệp quốc doanh ban hànhtheo Nghị định số 25 - HĐBT và Nghị định số 26 - HĐBT ngày 18/3/1989 của Hộiđồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụquyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 của Thủ tướngChính phủ về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán;

Sau khi thoả thuận với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này "Chế độ kế toán Trung tâm giao dịch chứngkhoán", gồm:

Những qui định chung;

Hệ thống chứng từ kế toán và giải thích các mẫu chứng từ kế toán;

Hệ thống tài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chépcác tài khoản kế toán;

Hệ thống sổ kế toán và giải thích các mẫu sổ kế toán;

Hệ thống báo cáo tài chính và hướng dẫn cách lập báo cáo.

Điều 2.Chế độ kế toán Trung tâm giao dịch chứng khoán áp dụng cho tất cả các Trung tâmgiao dịch chứng khoán.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4.Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo các Trung tâm giaodịch chứng khoán thực hiện nghiêm chỉnh các qui định trong chế độ kế toán này.

Điều 5.Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tàichính các ngân hàng và tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.

 

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

(Ban hành theo Quyết định số 105/1999/QĐ-BTC ngày30/08/1999 của Bộ Tài chính)

 

Phần thứ nhất

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1-Chế độ kế toán Trung tâm giao dịch chứng khoán (Trung tâm GDCK) được áp dụngcho tất cả các Trung tâm GDCK, trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. CácTrung tâm GDCK, phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp lý của Nhà nướcvề kế toán, thống kê và qui định trong chế độ kế toán này.

Điều 2-Kế toán Trung tâm GDCK là công việc tổ chức hệ thống thông tin kinh tế, tàichính bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng,quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản;tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức chitiêu của Nhà nước ở Trung tâm GDCK; tình hình thu phí, lệ phí và sử dụng cáckhoản thu này; cung cấp thông tin tổng quát về tình hình tài sản, công nợ,nguồn kinh phí; tình hình hoạt động giao dịch chứng khoán, hoạt động thanh toánbù trừ và lưu ký chứng khoán ở Trung tâm GDCK.

Điều 3-Kế toán Trung tâm GDCK có nhiệm vụ:

1-Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về: Nguồn kinh phí được cấp, đượctài trợ và tình hình sử dụng các khoản kinh phí; tình hình thu và sử dụng cáckhoản thu phí và lệ phí tại Trung tâm GDCK; tình hình sử dụng tài sản, tìnhhình công nợ, tình hình hoạt động giao dịch chứng khoán, thanh toán bù trừ và lưuký chứng khoán tại Trung tâm GDCK.

2-Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; tình hìnhthực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước;kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản, tình hình chấp hành kỷluật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và các chế độ, chính sáchcủa Nhà nước.

3-Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên vàcơ quan tài chính theo qui định. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phụcvụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu cho hoạt động giaodịch, lưu ký chứng khoán. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinhphí, vốn, quỹ ở Trung tâm GDCK.

Điều 4-Kế toán sử dụng phương pháp ghi sổ " Kép".

Điều 5-Ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ, đơn vị đo lường sử dụng trong kế toán?

1-Ngôn ngữ sử dụng trong kế toán là tiếng Việt Nam.

2-Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam. Các đơn vị tiềntệ khác với Đồng Việt Nam phải ghi theo nguyên tệ và phải qui đổi ra Đồng ViệtNam theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán, đồng thời phảitheo dõi chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên tài khoản ngoài Bảng cân đối kếtoán.

3-Đơn vị đo lường (hiện vật và thời gian) áp dụng trong kế toán là đơn vị đo lườngchính thức của Nhà nước Việt nam như cái, chiếc, kg, tấn, m, lít, m2, m3... Trườnghợp cần thiết có thể dùng đơn vị đo lường phụ không chính thức để kiểm tra, đốichiếu hoặc phục vụ cho kế toán chi tiết.

4-Kế toán chứng khoán lưu ký theo mệnh giá.

Điều 6-Việc ghi chép trên chứng từ, sổ kế toán phải dùng mực tốt, không phai, số liệuvà chữ viết phải rõ ràng, liên tục, có hệ thống. Không được ghi xen kẽ, ghichồng đè. Không được bỏ cách dòng, nếu còn dòng thừa chưa ghi hết phải gạch bỏchỗ thừa. Không được viết tắt. Chủ tài khoản và kế toán trưởng (hay phụ tráchkế toán) tuyệt đối không được ký sẵn trên các tờ séc hoặc các chứng từ còn trắng.Cấm tẩy xoá, cấm dùng chất hoá học để sửa chữa. Khi cần sửa chữa phải sử dụngcác phương pháp sửa chữa theo quy định của chế độ kế toán Nhà nước.

Điều 7-Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hếtngày 31 tháng 12.

Kỳkế toán theo niên độ kế toán là:

-Tháng tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng

-Quý tính từ ngày 01 tháng đầu quí đến hết ngày cuối cùng của quí.

Điều 8-Yêu cầu công tác kế toán ở các Trung tâm GDCK.

-Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi khoản kinh phí, quỹ, tàisản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh tại Trung tâm GDCK.

-Chỉ tiêu kế toán phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và phươngpháp tính toán.

-Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các nhà quảnlý có được những thông tin kinh tế, tài chính cần thiết về tình hình hoạt độngcủa Trung tâm GDCK.

-Tổ chức công tác kế toán phải gọn, nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.

Điều 9-Nội dung công việc kế toán của Trung tâm GDCK gồm:

Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loạivốn bằng tiền của đơn vị gồm tiền mặt, ngoại tệ và các chứng chỉ có giá tại quỹcủa Trung tâm GDCK hoặc gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.

Kế toán vật tư, tài sản:

-Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, tài sản tạiTrung tâm GDCK.

-Phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có vàtình hình biến động của TSCĐ, công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa tàisản tại Trung tâm GDCK.

Kế toán thanh toán:

-Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thucủa các đối tượng trong và ngoài Trung tâm GDCK.

-Phản ánh các khoản nợ phải trả, các khoản trích nộp theo lương, các khoản phảitrả công chức, viên chức, các khoản phải nộp Ngân sách và việc thanh toán cáckhoản phải trả, phải nộp.

-Phản ánh tình hình thanh toán bù trừ của hoạt động GDCK.

-Phản ánh tình hình quản lý và thanh toán Quỹ hỗ trợ thanh toán

-Phản ánh tình hình nhận và thanh toán toán hộ cổ tức, vốn gốc và lãi tráiphiếu.

Kế toán hoạt động lưu ký chứng khoán: Phản ánh tình hình hoạt độnggiao dịch chứng khoán và lưu ký chứng khoán; tình hình chuyển giao chứng khoánlưu ký giữa các thành viên lưu ký.

Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động cácnguồn kinh phí hoạt động, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí thực hiệndự án, kinh phí đã hình thành tài sản cố định, kinh phí khác và các loại nguồnvốn, quỹ của Trung tâm GDCK.

Kế toán các khoản thu: Phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu phí, lệ phívà các khoản thu khác phát sinh tại đơn vị và nộp kịp thời các khoản thu phảinộp Ngân sách, nộp cấp trên.

Kế toán các khoản chi:

-Phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản chi phí cho hoạt động giao dịch chứngkhoán, chi thực hiện chương trình, dự án, đề tài, chi đầu tư xây dựng cơ bảntheo dự toán được duyệt và việc thanh quyết toán các khoản chi đó.

-Phản ánh tình hình chi tiêu và sử dụng các quỹ của Trung tâm GDCK.

Lập báo cáo tài chính và phân tích quyết toán:

-Lập đầy đủ, kịp thời và gửi đúng thời hạn các báo cáo tài chính của Trung tâmGDCK cho các cơ quan quản lý Nhà nước;

-Định kỳ phân tích báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đề xuất các biện pháptăng cường quản lý hoạt động tài chính của Trung tâm GDCK.

Điều 10:Kiểm kê tài sản

Kiểmkê tài sản là một phương pháp xác định tại chỗ số thực có về tài sản, vật tư,tiền quỹ, công nợ của Trung tâm GDCK tại một thời điểm nhất định.

Cuốikỳ kế toán (quý, năm), trước khi khoá sổ kế toán Trung tâm GDCK phải thực hiệnkiểm kê:

-Tài sản, vật tư, hàng hoá, tiền quỹ, để xác định đúng số vật tư, tài sản, tiềnquỹ... hiện có tại thời điểm kiểm kê, đối chiếu và xác nhận công nợ hiện có đểđảm bảo cho số liệu trên sổ kế toán khớp đúng với thực tế;

-Chứng khoán lưu ký.

Ngoàira Trung tâm GDCK còn phải kiểm kê bất thường khi cần thiết (trường hợp bàngiao, sát nhập, giải thể,...)

Điều 11:Kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ

1-Kiểm tra kế toán:

Kiểmtra kế toán nhằm đảm bảo cho các quy định pháp lý về tài chính kế toán đượcchấp hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán được chính xác, trung thực, khách quan.

Trungtâm GDCK phải chịu sự kiểm tra kế toán của đơn vị kế toán cấp trên và cơ quantài chính.

Giámđốc Trung tâm GDCK và kế toán trưởng (hay người phụ trách kế toán) phải chấphành lệnh kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính; có tráchnhiệm cung cấp đầy đủ số liệu, tài liệu cần thiết cho công tác kiểm tra kế toánđược thuận lợi.

2-Kiểm toán nội bộ:

Kiểmtoán nội bộ là một biện pháp kiểm tra, đánh giá và xác nhận các thông tin kinhtế, tài chính nhằm nâng cao và đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán, đảmbảo tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, tính hiệu quả của các quyếtđịnh kinh tế.

Nộidung kiểm toán là kiểm tra đánh giá, xác nhận các thông tin kế toán tài chính,việc nhận và sử dụng các nguồn kinh phí, việc thực hiện các khoản thu, chi vàthu nộp Ngân sách, việc tuân thủ các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán.

Điều 12:Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

Tàiliệu kế toán bao gồm các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và cáctài liệu khác liên quan đến kế toán.

Saukhi kết thúc niên độ kế toán và đã hoàn tất toàn bộ công việc kế toán, các tàiliệu kế toán kể cả các tài liệu do máy vi tính in ra phải được sắp xếp, phânloại, đóng tập, liệt kê, gói buộc và lập danh mục để lưu giữ tại bộ phận kếtoán trong vòng một năm. Sau đó được chuyển vào lưu trữ tại bộ phận lưu trữ củađơn vị.

Thờihạn lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán theo chế độ bảo quản hồ sơ, tài liệu kếtoán của Nhà nước.

Trườnghợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì cuối kỳ kế toán, sau khi hoàn thànhviệc khoá sổ phải in toàn bộ hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chitiết và làm đủ các thủ tục pháp lý như các sổ kế toán ghi bằng tay để phục vụcho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan Nhà nước, sau đó được lưu trữ cùngvới các tài liệu kế toán khác.

Điều 13:Trung tâm GDCK phải tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán gồm phòng (ban) vàcác bộ phận khác thực hiện các nội dung công tác kế toán qui định tại Điều 9.

Trungtâm GDCK phải bố trí người làm công tác kế toán có trình độ chuyên môn vànghiệp vụ được đào tạo cơ bản về kế toán. Cán bộ kế toán phải được đảm bảoquyền độc lập về nghiệp vụ chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Điều 14:Cán bộ kế toán không được kiêm nhiệm làm thủ kho, thủ quỹ và các công tác phụtrách vật chất khác.

Giámđốc TTGDCK và kế toán trưởng (Hay phụ trách kế toán) không được bố trí ngườithân trong gia đình (Bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột) làm công tác tài chính,kế toán, thủ kho, thủ quỹ tại đơn vị mình. Tuyệt đối cấm các người thân tronggia đình cùng tham gia xử lý các nghiệp vụ phát sinh ở đơn vị trong các mốiquan hệ người duyệt, người kiểm soát, người thực hiện.

Khithay đổi cán bộ kế toán trong bộ máy kế toán phải thực hiện bàn giao giữa cánbộ kế toán cũ với cán bộ kế toán mới. Cán bộ kế toán mới chịu trách nhiệm vềcông việc của mình kể từ ngày nhận bàn giao. Cán bộ kế toán cũ phải chịu tráchnhiệm về công việc của mình trong thời gian phụ trách.

Khithành lập Trung tâm GDCK, sau khi có quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâmđồng thời phải bổ nhiệm ngay kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán và phải tổchức bộ máy kế toán phù hợp để thực hiện thủ tục mở tài khoản giao dịch tạingân hàng và ghi chép phản ánh theo dõi các hoạt động nghiệp vụ của Trung tâmGDCK.

Khisát nhập, giải thể, chia tách Trung tâm, Giám đốc và kế toán trưởng (Hoặc ngườiphụ trách kế toán) Trung tâm GDCK phải hoàn thành việc bàn giao, thanh quyếttoán để báo cáo cơ quan quản lý cấp trên hoặc cho đơn vị mới.

Điều 15- Cán bộ, nhân viên ở Trung tâm GDCK có liên quan đến công tác kế toán đều phảinghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc, chế độ và thủ tục tài chính, kế toán, cótrách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời những chứng từ, tài liệu cần thiết chocông tác kế toán và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực, hợp pháp, hợplệ của các chứng từ, tài liệu đã thực hiện.

Điều 16- Đứng đầu bộ máy kế toán của Trung tâm GDCK là kế toán trưởng (Phụ trách kếtoán), có chức năng giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn bộcông tác tài chính, kế toán và thông tin kinh tế trong đơn vị, thực hiện kiểmtra, kiểm soát việc tuân thủ các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, việcthực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước và việc chấp hành kỷ luật tàichính, kế toán ở Trung tâm GDCK.

Điều 17- Kế toán trưởng hay phụ trách kế toán chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp củaGiám đốc Trung tâm GDCK, đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về mặt nghiệp vụtài chính, kế toán của cơ quan quản lý tài chính cấp trên (Uỷ ban chứng khoánNhà nước).

Điều 18- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển công tác, thi hành kỷ luật kế toántrưởng (phụ trách kế toán) do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định trên cơ sởđề nghị của Giám đốc trung tâm GDCK, sau khi đã thỏa thuận với cơ quan cấp trêntrực tiếp và cơ quan tài chính cùng cấp (nếu có).

Khithay đổi kế toán trưởng (phụ trách kế toán), Giám đốc Trung tâm GDCK phải lậpbiên bản, tổ chức bàn giao công việc giữa kế toán trưởng cũ và kế toán trưởngmới. Biên bản giao nhận tài sản, tài liệu tài chính, kế toán và công việc kếtoán theo quy định về thủ tục và nội dung bàn giao.

Điều 19- Người được bổ nhiệm giữ chức vụ kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán phải cóđủ các tiêu chuẩn sau:

1- Có phẩm chất đạo đức liêm khiết, trung thực có ý thức chấp hành và đấu tranhbảo vệ nguyên tắc, chính sách, chế độ kinh tế tài chính và luật pháp của Nhà nước.

2- Có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ tài chính, kế toán (Tốt nghiệp đại họcchuyên ngành tài chính, kế toán) và đã kinh qua công tác thực tế tài chính kếtoán từ 5 năm trở lên, có năng lực tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác tàichính kế toán trong đơn vị.

3- Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng theo chương trình thống nhấtcủa Bộ Tài chính và được cấp giấy chứng nhận.

Tuyệtđối không bổ nhiệm giữ chức vụ kế toán trưởng hoặc giao phụ trách kế toán chonhững người đã phạm kỷ luật tham ô, xâm phạm tài sản của nhà nước và vi phạmcác chính sách tài chính, chế độ kế toán.

Kếtoán trưởng trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận, phòng ban trong đơn vị vàcác đơn vị cấp dưới tiến hành những công việc thuộc phạm vi, quyền hạn tráchnhiệm của kế toán trưởng. Mọi cán bộ, nhân viên, mọi bộ phận trong đơn vị vàcác đơn vị cấp dưới phải tuân thủ nghiêm chỉnh những điều hướng dẫn và chịu sựkiểm tra của kế toán trưởng trong công tác tài chính kế toán, đồng thời cũnggiám sát công việc của kế toán trưởng.

Điều 20- Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán có nhiệm vụ sau:

1- Tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán khoa học, gọn nhẹ, phù hợpvới đặc điểm hoạt động và yêu cầu, trình độ quản lý của đơn vị.

2- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình tài sản, vậttư, kinh phí và tiền quỹ ở Trung tâm GDCK. Phản ánh đầy đủ các khoản thu, chiphát sinh ở Trung tâm GDCK và nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp cho Ngânsách, nộp cấp trên.

3- Tổ chức kiểm kê định kỳ và đột xuất tài sản của Trung tâm GDCK theo qui định.Thực hiện xử lý và phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê vào sổ kế toán.

4- Tổ chức lập đầy đủ và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính theo qui định.

5- Tổ chức thường xuyên việc kiểm tra kế toán nội bộ trong trung tâm GDCK. Thựchiện kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng vật tư, tài sản, vốn quỹ ở Trungtâm GDCK. Kiểm tra việc lập dự toán và thực hiện dự toán thu, chi, việc chấphành các định mức, tiêu chuẩn, chế độ tài chính tại Trung tâm GDCK.

6- Tổ chức việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán và việc sử dụng tài liệu kếtoán lưu trữ theo quy định.

7- Phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính, kếtoán của Nhà nước cho cán bộ, nhân viên trong Trung tâm GDCK và các bộ phậntrực thuộc.

8- Tổ chức thực hiện, đánh giá tình hình quản lý tài chính, hiệu quả sử dụngkinh phí và tình hình chấp hành chính sách tài chính của Trung tâm GDCK.

9- Tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn củacán bộ kế toán trongTrung tâm GDCK.

Điều 21- Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán có các quyền hạn sau:

1- Phân công và chỉ đạo trực tiếp các nhân viên kế toán, thủ kho, thủ quỹ củaTrung tâm GDCK. Tham gia với giám đốc Trung tâm GDCK trong việc tuyển dụng,thuyên chuyển, nâng bậc lương, khen thưởng và kỷ luật các nhân viên kế toán,thống kê, thủ kho, thủ quỹ.

2- Có quyền yêu cầu các bộ phận khác trong trung tâm GDCK cung cấp đầy đủ, kịpthời các số liệu, tài liệu liên quan đến công tác kế toán và kiểm tra kế toán,kiểm kê tài sản.

3- Có quyền ký, duyệt các chứng từ kế toán, báo cáo tài chính và các hợp đồng vềmua, bán tài sản, vật tư, ... giữa Trung tâm GDCK với các đơn vị và các cá nhânkhác. Mọi chứng từ về thu tiền, chi tiền, xuất, nhập, chuyển giao tài sản ngoàichữ ký của thủ trưởng đơn vị phải có chữ ký của kế toán trưởng như quy định tạichế độ chứng từ kế toán. Các chứng từ, báo cáo tài chính và các hợp đồng kinhtế nếu thiếu chữ ký của kế toán trưởng, đều coi là không có giá trị pháp lý.

4- Có quyền từ chối không ký, không duyệt những chứng từ, hợp đồng kinh tế, báocáo quyết toán và những tài liệu khác xét thấy không phù hợp với chế độ, thể lệhiện hành.

Trongtrường hợp Giám đốc Trung tâm GDCK yêu cầu hoặc ra lệnh bằng miệng hay bằnggiấy thực hiện một việc bị pháp luật nghiêm cấm (như giả mạo, sửa chữa chứngtừ, sổ kế toán hay huỷ chứng từ, phản ánh sai lệch tính chất, nội dung củanghiệp vụ kinh tế...) thì có quyền từ chối không thực hiện và báo cáo trở lạicho Giám đốc Trung tâm bằng văn bản.

Kếtoán trưởng (phụ trách kế toán) thực hiện các nghiệp vụ kinh tế bị pháp luậtnghiêm cấm theo lệnh của Giám đốc thì phải chịu trách nhiệm như người ra lệnh.

Chương II

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Điều 22-Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tàichính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Mọi số liệu ghi trong sổ kế toán bắtbuộc phải được chứng minh bằng chứng từ kế toán hợp pháp và hợp lệ.

Điều 23-Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động giao dịch, thanh toánbù trừ và lưu ký chứng khoán, trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phíngân sách Nhà nước, các khoản thu chi, trích lập và sử dụng các quỹ của Trungtâm GDCK đều phải lập chứng từ. Chứng từ phải lập theo đúng quy định trong chếđộ này và ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế - tàichính phát sinh.

Điều 24- Nội dung của hệ thống chứng từ kế toán gồm 6 chỉ tiêu:

1- Lao động và tiền lương;

2- Hàng tồn kho;

-Tồn kho vật tư;

-Chứng khoán lưu ký;

3- Tiền tệ;

4- Tài sản cố định;

5- Thanh toán bù trừ mua, bán chứng khoán;

6- Bán hàng.

Hệthống chứng từ kế toán mang tính chất đặc thù do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nướcquy định (nếu có bổ sung) sau khi có sự thoả thuận của Bộ Tài chính.

Điều 25- Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

1- Tên gọi của chứng từ (Phiếu thu, Phiếu chi...);

2- Ngày, tháng, năm lập chứng từ;

3- Số hiệu của chứng từ;

4- Tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ;

5- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ;

6- Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

7- Các chỉ tiêu về lượng và giá trị;

8- Chữ ký của người lập và người chịu trách nhiệm về tính chính xác của nghiệpvụ. Những chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân phải có chữ kýcủa người kiểm soát và người phê duyệt (Giám đốc Trung tâm GDCK), đóng dấuTrung tâm GDCK.

Đốivới những chứng từ liên quan đến các khoản cung cấp dịch vụ (Nếu có) thì phảithực hiện chế độ chứng từ, hoá đơn của Bộ Tài chính.

Điều 26- Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo qui định. Ghi chép chứngtừ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố, gạch bỏ phần để trống. Không đượctẩy xoá, sửa chữa trên chứng từ. Trường hợp viết sai cần huỷ bỏ, không xé rờira khỏi cuống.

Điều 27- Nghiêm cấm:

-Thủ trưởng và kế toán trưởng (Phụ trách kế toán) Trung tâm GDCK ký trên chứngtừ trắng, mẫu in sẵn;

-Chủ tài khoản và kế toán trưởng ký séc trắng;

-Xuyên tạc nội dung kinh tế của chứng từ;

-Sửa chữa, tẩy xoá trên chứng từ kế toán;

-Huỷ bỏ chứng từ trái quy định hoặc chưa hết thời hạn lưu trữ;

-Giả mạo chứng từ kế toán;

-Sử dụng chứng từ không hợp lệ, không hợp pháp.

Điều 28- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán:

Trìnhtự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do Kế toán trưởng (Phụ trách kếtoán) Trung tâm GDCK qui định. Chứng từ kế toán do Trung tâm GDCK lập ra hoặctừ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán và các bộ phận thựchiện nội dung công việc kế toán của Trung tâm GDCK, các bộ phận này phải kiểmtra chứng từ kế toán và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùngnhững chứng từ đó để ghi sổ kế toán.

Trìnhtự lập, sử dụng và quản lý chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

1- Lập chứng từ kế đã phát sinh;

2- Kiểm tra chứng từ kế toán;

3- Ghi sổ kế toán;

4- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

Điều 29- Kiểm tra chứng từ kế toán, gồm:

1- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu phản ánh trênchứng từ;

2- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

3- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán;

4- Kiểm tra việc chấp hành qui chế quản lý nội bộ của những người lập, kiểm tra,xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế;

Khikiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ,thể lệ kinh tế, tài chính, kế toán của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (xuấtquỹ, thanh toán, xuất kho...), đồng thời báo ngay cho Kế toán trưởng (Phụ tráchkế toán) hoặc Giám đốc TTGDCK biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiệnhành.

Đốivới những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không rõràng, thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc báo chonơi lập chứng từ biết để xử lý, làm thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó mới dùnglàm căn cứ ghi sổ.

Điều 30- Lưu trữ chứng từ kế toán:

Chứngtừ kế toán đã sử dụng phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ theoqui định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Nhà nước.

Mọitrường hợp mất chứng từ kế toán đều phải báo cáo với Kế toán trưởng (Phụ tráchkế toán) hoặc Giám đốc Trung tâm GDCK biết để có biện pháp xử lý kịp thời.Riêng trường hợp mất hoá đơn bán hàng, biên lai, séc trắng phải báo cáo cơ quanthuế hoặc cơ quan công an địa phương số lượng hoá đơn mất, hoàn cảnh bị mất đểcó biện pháp xác minh, xử lý theo luật pháp. Sớm có biện pháp thông báo và vôhiệu hoá chứng từ bị mất.

Điều 31 -Qui định về sử dụng và quản lý mẫu chứng từ kế toán:

-Trong quá trình thực hiện, Trung tâm GDCK không được sửa đổi mẫu chứng từ kếtoán đã quy định. Trường hợp muốn bổ sung, sửa đổi mẫu cho phù hợp với hoạtđộng đặc thù của đơn vị thì phải được phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước saukhi có thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

-Trường hợp Trung tâm GDCK sử dụng các chứng từ kế toán được ban hành ở các vănbản pháp quy khác thì phải tuân thủ theo mẫu quy định.

-Mẫu in sẵn chứng từ phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng mục nát.

Điều 32- In và phát hành mẫu chứng từ kế toán:

1- Trung tâm GDCK khi in các mẫu chứng từ kế toán phải theo đúng nội dung thiếtkế mẫu qui định trong chế độ này.

Mẫuchứng từ kế toán thuộc chỉ tiêu phí dịch vụ, thu nộp Ngân sách do Bộ Tài chínhthống nhất phát hành.

2-Các nhà in không được tự động thay đổi nội dung các mẫu, không được nhận in cácmẫu chứng từ kế toán trái với qui định trong chế độ này.

Điều 33- Xử lý các vi phạm:

1- Mọi hành vi vi phạm qui định trong chế độ này, tuỳ theo tính chất và mức độvi phạm, được xử lý theo đúng qui định của Pháp lệnh Kế toán và thống kê, Nghịđịnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và các văn bản pháp quikhác của Nhà nước.

2- Trường hợp có hành vi lợi dụng mua, bán, cho mượn, làm chứng từ giả nhằm thamô hoặc làm ăn phi pháp thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạttheo quy định hiện hành.

Điều 34 -Danh mục chứng từ kế toán (xem phần thứ hai)

 

Chương III

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Điều 34-Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá cácnghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế Tài khoản kế toánphản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình vận động tàisản, vật tư, tiền vốn; tình hình nhận và sử dụng kinh phí; tình hình hoạt độnggiao dịch chứng khoán, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán; tình hình thuvà sử dụng các khoản thu phí, lệ phí ở Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Điều 35- Tàikhoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêngbiệt. Toàn bộ các tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán hình thành Hệ thốngtài khoản kế toán. Bộ Tài chính quy định thống nhất Hệ thống tài khoản kế toánáp dụng cho Trung tâm giao dịch chứng khoán. Hệ thống tài khoản kế toán là bộ phậncấu thành quan trọng của kế toán bao gồm những qui định thống nhất về loại tàikhoản, số lượng tài khoản, ký hiệu, nội dung phản ánh và phương pháp ghi chépkế toán của từng tài khoản .

Điều 36-Hệ thống tài khoản kế toán của Trung tâm giao dịch chứng khoán được xây dựngtheo nguyên tắc dựa vào bản chất, nội dung và đặc điểm hoạt động của Trung tâmgiao dịch chứng khoán, trên cơ sở vận dụng nguyên tắc phân loại và mã hoá củahệ thống tài khoản kế toán Việt Nam nhằm:

-Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ Ngân sách Nhà nước,vốn, quĩ theo từng loại hoạt động của Trung tâm.

-Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở Trung tâm phù hợpvới tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực hoạt động giao dịch chứng khoán.

-Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán và thoả mãn đầyđủ nhu cầu thông tin kinh tế, tài chính cho các cơ quan quản lý chức năng Nhà nước,Trung tâm GDCK và các bên có liên quan.

Điều 37-Hệ thống tài khoản kế toán Trung tâm giao dịch chứng khoán gồm các tài khoảntrong Bảng Cân đối kế toán (trong bảng)và các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kếtoán (ngoài bảng).

Cáctài khoản trong bảng được thực hiện theo phương pháp " ghi sổ kép ".

Cáctài khoản ngoài bảng được thực hiện theo phương pháp "ghi sổ đơn"phản ánh những tài sản hiện có ở Trung tâm nhưng không thuộc quyền sở hữu củaTrung tâm (như tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ, nhận lưu ký chứng khoán...),hoặc những chỉ tiêu kinh tế, tài chính đã phản ánh ở các tài khoản trong BảngCân đối kế toán, nhưng cần theo dõi để phục cho yêu cầu quản lý như: Giá trịcông cụ, dụng cụ lâu bền, nguyên tệ các loại, hạn mức kinh phí được cấp phát...

Điều 38-Hệ thống tài khoản kế toán của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán được qui địnhtài khoản kế toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 phù hợp với bản chất, nội dung, đặc điểmhoạt động và yêu cầu quản lý của Trung tâm.

Trungtâm không được tự ý mở thêm tài khoản cấp 1 ngoài hệ thống tài khoản kế toán đãqui định. Việc mở thêm các tài khoản cấp 1 phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Tàichính bằng văn bản.

Điều 39 -Hệ thống tài khoản kế toán (xem phần thứ ba)

 

Chương IV

SỔ KẾ TOÁN

Điều 40:Trung tâm giao dịch chứng khoán phải mở, ghi chép, quản lý, bảo quản, lưu trữsổ kế toán theo đúng các quy định của chế độ sổ kế toán này.

Điều 41:Sổ kế toán gồm 2 loại:

-Sổ của phần kế toán tổng hợp gọi là sổ kế toán tổng hợp.

-Sổ của phần kế toán chi tiết gọi là sổ kế toán chi tiết.

-Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Cái, sổ Nhật ký và sổ kế toán tổng hợp khác.

Sổkế toán chi tiết gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Việcmở và ghi chép trên Sổ Cái, Sổ Nhật ký phải tuân thủ các qui định về mẫu sổ,nội dung phản ánh và phương pháp ghi sổ; Qui định mang tính hướng dẫn đối vớicác loại sổ, thẻ kế toán chi tiết ngoài việc chấp hành các qui định bắt buộcchế độ kế toán này, Trung tâm GDCK có thể bổ sung về mẫu sổ cho phù hợp.

Điều 42: SổNhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từngkỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đốiứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên Sổ Nhật ký phảnánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụngở đơn vị.

Sổ Nhật ký phải phản ảnh đầy đủ các yếu tố sau:

1-Ngày, tháng ghi sổ;

2-Số hiệu và ngày lập chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

3-Tóm tắt nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh;

4-Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Điều 43:Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nộidung kinh tế (Theo tài khoản kế toán). Số liệu trên Sổ Cái phản ánh một cáchtổng hợp tình hình biến động và hiện có của các loại tài sản, các khoản nợ phảithu, phải trả; tình hình thực nhận và sử dụng các nguồn kinh phí hoạt động;tình hình thu và sử dụng khoản thu từ hoạt động giao dịch và lưu ký chứng khoántại Trung tâm GDCK.

Cóthể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh của hoạt động kinhtế trên Sổ Cái.

Sổ Cái phải phản ảnh đầy đủ các yếu tố sau:

1-Ngày, tháng ghi sổ;

2-Số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ;

3-Nội dung chủ yếu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

4-Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Điều 44:Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán theoyêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phụcvụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, kinh phí, nợ phải thu, phảitrả, các khoản thu trong hoạt động giao dịch và lưu ký chứng khoán chưa đượcphản ánh chi tiết trên Sổ nhật ký và Sổ cái, phục vụ cho việc tính và lập cácchỉ tiêu trong báo cáo quyết toán .

Sốlượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không qui định bắt buộc. Trung tâm GDCKphải căn cứ vào quy định của Chế độ kế toán Trung tâm GDCK và yêu cầu quản lýcủa đơn vị để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

Quản lý và sử dụng sổ kế toán

Điều 45:Trung tâm giao dịch chứng khoán chỉ được mở và giữ một hệ thống sổ kế toánchính thức và duy nhất.

Điều 46:Việcghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghitrên sổ kế toán buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ, hợp lý chứngminh. Chứng từ kế toán dùng để ghi sổ kế toán được qui định tại phần I của chếđộ kế toán áp dụng cho Trung tâm giao dịch chứng khoán và các qui định khác cóliên quan.

Điều 47:Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhângiữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịutrách nhiệm về những điều ghi trong sổ và giữ sổ trong suốt thời gian ghi chépvà quản lý sổ.

Khicó sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng (Hoặc người phụ trách kếtoán) phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhânviên kế toán cũ với nhân viên kế toán mới. Nhân viên kế toán cũ phải chịu tráchnhiệm về toàn bộ những điều ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ.Nhân viên kế toán mới chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao. Biên bản bàn giaophải được kế toán trưởng (Hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.

Điều 48:Sổ kế toán phải dùng giấy tốt, đảm bảo ghi chép rõ ràng, sạch sẽ. Ghi sổ kếtoán phải dùng mực tốt, không phai. Cấm tẩy xoá, cấm dùng chất hoá học để sửachữa. Khi sửa chữa số liệu trong sổ kế toán nhất thiết phải thực hiện đúng cácphương pháp qui định trong chế độ này.

Điều 49: Hìnhthức sổ kế toán áp dụng cho Trung tâm giao dịch chứng khoán là hình thức sổ kếtoán Nhật ký chung.

Trungtâm giao dịch chứng khoán nhất thiết phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản quyđịnh cho hình thức sổ kế toán Nhật ký chung về các mặt: Loại sổ, kết cấu cácloại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ, trình tự và kỹ thuật ghichép các loại sổ kế toán.

Đặctrưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinhtế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào Sổ Nhật ký chung, theo trình tựthời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệutrên Sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh, hoặc ghi theo sốliệu tổng hợp.

Hìnhthức kế toán Nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau đây:

-Sổ Nhật ký chung;

-Sổ Cái;

-Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Hàngngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệpvụ phát sinh vào Sổ Nhật ký chung, các sổ nhật ký đặc biệt và các sổ kế toánchi tiết cần thiết, có liên quan. Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhậtký chung và sổ nhật ký đặc biệt để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản phù hợp.

Cuốitháng, cuối quí, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng Cân đối số phátsinh.

Saukhi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng giữa số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng Tổnghợp chi tiết (Được lập từ các sổ kế toán chi tiết) số liệu trên Sổ cái dùng đểlập các Báo cáo tài chính.

Vềnguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng Cân đối sốphát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhậtký chung cùng kỳ.

Mở và ghi chép sổ kế toán

Điều 50:Việc mở và ghi chép sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chínhxác, trung thực, liên tục, có hệ thống tình hình biến động và hiện có của cácloại tài sản, nợ phải thu, phải trả; tình hình nhận và sử dụng các nguồn kinhphí hoạt động; các khoản thu, sử dụng các khoản thu trong hoạt động giao dịch,lưu ký chứng khoán; tình hình thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán; tình hìnhtrích lập và sử dụng các quỹ... nhằm cung cấp các thông tin kinh tế, tài chínhcho việc lập báo cáo tài chính của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Nghiêmcấm không được để ngoài sổ kế toán một khoản tài sản, vật tư, chứng khoán, kinhphí, công nợ, thu hoạt động, sử dụng khoản thu của Trung tâm GDCK dưới bất kỳhình thức nào.

Điều 51:Sổ kế toán phải được mở đầu niên độ kế toán hoặc ngay sau khi có quyết địnhthành lập, khi bắt đầu hoạt động. Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán vàkế toán trưởng (Hoặc người phụ trách kế toán) có trách nhiệm ký duyệt các sổ kếtoán này trước khi sử dụng.

Điều 52:Sổ kế toán phải theo đúng mẫu quy định trong chế độ này, sổ có thể đóng thànhquyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ.Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:

Đối với sổ kế toán dạng quyển

Trangđầu sổ phải ghi rõ tên đơn vị, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán, họ tên ngườigiữ sổ, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác.

Phảiđánh số trang và giữa hai trang sổ phải đóng dấu của Trung tâm GDCK (Gọi là dấugiáp lai)

Giámđốc Trung tâm giao dịch chứng khoán phải ký xác nhận vào trang đầu và trangcuối của sổ kế toán.

Đối với sổ tờ rời

Đầumỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên đơn vị, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, ngàytháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ.

Cáctờ rời trước khi dùng phải được Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán ký xácnhận, đóng dấu và ghi sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời.

Cácsổ tờ rời phải được xắp sếp theo một trật tự nhất định và phải đảm bảo an toàn,dễ tìm kiếm.

Điều 53:Số liệu ghi trên sổ kế toán phải rõ ràng, liên tục, có hệ thống; Không được bỏcách dòng; Không được ghi xen kẽ, chồng đè; Khi hết trang phải cộng số liệu mỗitrang, đồng thời phải chuyển số tổng cộng sang đầu trang kế tiếp.

Điều 54:Khi kết thúc kỳ, niên độ kế toán (sau khi ghi sổ xong và lập báo cáo tàichính), Trung tâm GDCK phải in sổ kế toán, đóng thành tập, phải đóng dấu giáplai và có đủ chữ ký của người lập và người chịu trách nhiệm pháp lý của Trungtâm GDCK trên toàn bộ sổ kế toán sử dụng trong năm tài chính.

Sửa chữa, đính chính trên sổ kế toán

Điều 55: Cácsai sót hoặc nhầm lẫn trong quá trình ghi chép sổ kế toán (nếu có) phải đượcsửa chữa hoặc đính chính theo một trong 3 phương pháp sau:

-Phương pháp cải chính (Còn gọi là phương pháp xoá bỏ);

-Phương pháp ghi số âm (Còn gọi là phương pháp ghi đỏ);

-Phương pháp ghi bổ sung.

Điều 56:Khi dùng phương pháp cải chính để đính chính những chỗ sai trên các sổ kế toánthì gạch một đường bằng mực đỏ xoá bỏ chỗ ghi sai để có thể còn trông thấy đượcnội dung của những chỗ ghi sai đã xoá bỏ; Trên chỗ bị xoá bỏ ghi những con sốđúng bằng mực thường. Nếu sai xót chỉ là một chữ số thì cũng phải xoá bỏ toànbộ con số sai và viết lại con số đúng. Cần phải chứng thực chỗ đính chính bằngchữ ký của Kế toán trưởng.

Sửdụng phương pháp này trong các trường hợp sai sót sau đây:

-Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;

-Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng

Điều 57:Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì trước hết cần viết lạibằng mực đỏ bút toán sai (Ghi số âm) để huỷ bỏ bút toán này, sau đó viết búttoán đúng để thay thế.

Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp sai sót sau đây:

-Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toánmà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;

-Khi đã lập và gửi báo cáo kế toán đi rồi mới phát hiện ra sai sót;

-Sai sót, mà trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con sốghi sai lớn hơn con số ghi đúng.

Khidùng phương pháp ghi số âm để đính chính số sai thì phải lập một "Chứng từghi sổ đính chính" do kế toán trưởng (Hoặc người phụ trách kế toán) ký xácnhận.

Điều 58:Phương pháp ghi bổ sung được áp dụng cho trường hợp bút toán ghi đúng về quanhệ đối ứng giữa các tài khoản nhưng số tiền ghi lại ít hơn số tiền thực tế phátsinh trong các nghiệp vụ kinh tế, tài chính hoặc là bỏ sót không cộng đủ sốtiền ghi trên chứng từ. Trường hợp sửa chữa theo phương pháp này cũng phải lập"Chứng từ ghi sổ đính chính" do kế toán trưởng ( Hoặc người phụ tráchkế toán) ký xác nhận.

Kếtoán ghi bổ sung số tiền chênh lệch cho đủ với số đúng.

Điều 59:Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì tuỳ từng trường hợp kế toán cóthể sửa chữa sai sót theo một trong ba phương pháp nêu trên, song phải tuân thủcác qui định sau:

+Nếu sai sót được phát hiện khi chưa in sổ thì được phép sửa chữa trực tiếp vàosổ trên máy;

+Nếu sai sót được phát hiện sau khi đã in sổ đã ký tên, đóng dấu thì trên sổ đãin được sửa chữa theo qui định của 1 trong 3 phương pháp nêu trên, đồng thờiphải sửa lại chỗ sai trên máy và in lại tờ sổ mới. Phải lưu tờ sổ mới cùng vớitờ sổ có sai sót để đảm bảo thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.

Điều 60: Khibáo cáo quyết toán năm được duyệt y hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra,kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phảisửa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toánthì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản liên quan. Tuỳtừng trường hợp cụ thể việc sửa chữa số liệu có thể được thực hiện trực tiếptrên sổ kế toán của năm báo cáo hoặc sổ kế toán năm nay (Thời điểm phát hiệnnghiệp vụ sai); Trong trường hợp điều chỉnh trên sổ kế toán năm nay, thì đồngthời phải ghi chú vào trang cuối cùng (Dưới dòng cộng sổ) của sổ kế toán năm trướcđể tiện đối chiếu, kiểm tra.

Điều 61:Các loại sổ kế toán (dù tạm giữ ở bộ phận kế toán hay lưu trữ tại bộ phận lưutrữ chung của TTGDCK) đều phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và bảo quản chuđáo ở trong tủ hoặc phòng có khoá chắc chắn để tránh mất mát, thất lạc. Tại nơilưu trữ phải đầy đủ các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc lưu trữ sổ kế toánđược an toàn.

Trongthời gian các sổ kế toán còn tạm lưu giữ ở bộ phận kế toán, kế toán trưởng,Giám đốc TTGDCK là người chịu trách nhiệm tổ chức công việc bảo quản. Trườnghợp được lưu trữ tại nơi lưu trữ, kế toán trưởng và Giám đốc TTGDCK phải chịutrách nhiệm.

Điều 62- Danhmục mẫu sổ và trình tự ghi sổ kế toán Nhật ký chung được thể hiện trên sơ đồsau (xem phần thứ tư)

Chương V

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 63: Báocáo tài chính là một phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo cácchỉ tiêu kinh tế tài chính để phản ánh tình hình nhận kinh phí, sử dụng kinh phí,tình hình thực hiện giao dịch chứng khoán, thanh toán bù trừ và lưu ký chứngkhoán, kết quả hoạt động của Trung tâm GDCK trong một thời kỳ nhất định vào hệthống mẫu biểu qui định thống nhất.

Hệthống báo cáo tài chính nhằm mục đích:

-Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện về tình hình tài sản, nguồnkinh phí, sử dụng kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động của Trung tâm từngkỳ và từng năm tài chính.

-Cung cấp thông tin kinh tế - tài chính và kết quả hoạt động của Trung tâm GDCKcho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản thu, chi, quản lý tài sản Nhà nước; Tổnghợp, phân tích đánh giá các hoạt động từ đó giúp cho cơ quan quản lý có định hướngđiều chỉnh hoạt động của Trung tâm GDCK, định ra đường lối phát triển thị trườngchứng khoán đúng đắn, lành mạnh.

Điều 64:Trung tâm GDCK phải lập và gửi báo cáo tài chính tới cơ quan quản lý cấp trênvà cơ quan tài chính theo qui định.

Giámđốc Trung tâm GDCK phải xem xét, kiểm tra kỹ các số liệu trong báo cáo trướckhi ký tên, đóng dấu gửi báo cáo tới các cơ quan.

Điều 65:Thời hạn và nơi nhận báo cáo tài chính qui định như sau:

-Báo cáo tài chính quí phải gửi tới cơ quan nhận báo cáo chậm nhất là 20 ngày,kể từ ngày kết thúc quí.

-Báo cáo tài chính năm phải gửi tới các cơ quan nhận báo cáo chậm nhất là 90ngày kể từ ngày kết thúc .

Điều 66 -Danh mục báo cáo tài chính (xem phần thứ năm)

Phần thứ hai

HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ GIẢI THÍCH CÁC MẪU

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

  

DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

ÁP DỤNG CHO TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

(Ban hành theo Quyết định số 105/1999/QĐ-BTC ngày30/08/1999 của Bộ Tài chính)

 

 

 

Ban hành tại

Số

TT

TÊN CHỨNG TỪ

Số hiệu chứng từ

Chế độ

kế toán TTGDCK

Văn bản khác

1

2

3

4

5

 

I - LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG

 

 

 

1

Bảng chấm công

01- LĐTL

x

 

2

Phiếu báo làm thêm giờ

02- LĐTL

x

 

3

Bảng thanh toán tiền lương

03- LĐTL

x

 

4

Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH

 

 

x

5

Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản

 

 

x

6

Bảng thanh toán tiền thưởng

04- LĐTL

x

 

7

Phiếu xác nhận công việc hoàn thành

05- LĐTL

x

 

8

Giấy đi đường

06- LĐTL

x

 

9

Lệnh điều xe

07- LĐTL

x

 

10

Biên bản điều tra tai nạn lao động

08- LĐTL

x

 

 

II - HÀNG TỒN KHO

1- tồn kho vật tư

 

 

 

11

Phiếu kê mua hàng

01- VT

x

 

12

Phiếu nhập kho

02- VT

x

 

13

Phiếu xuất kho

03- VT

x

 

14

Biên bản kiểm nghiệm vật tư

04- VT

x

 

15

Thẻ kho vật tư

05- VT

x

 

16

Biên bản kiểm kê vật tư

06- VT

x

 

1

2

3

4

5

 

2- chứng khoán lưu ký

 

 

 

17

Phiếu gửi chứng khoán

 

 

x

18

Xác nhận gửi chứng khoán lưu ký

 

 

x

19

Phiếu rút chứng khoán

 

 

x

20

Bảng kê chứng khoán lưu ký gửi vào trong ngày

01 - LK

x

 

21

Bảng kê chứng khoán lưu ký rút ra trong ngày

02 - LK

x

 

22

Đơn xin mở tài khoản cầm cố chứng khoán

 

 

x

23

Giấy đề nghị cầm cố - Giải toả cầm cố

 

 

x

24

Hợp đồng cầm cố chứng khoán

 

 

x

25

Giấy uỷ quyền thực hiện cầm cố chứng khoán

 

 

x

26

Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán

 

 

x

27

Bảng kê chứng khoán cầm cố lưu ký trong ngày

03 - LK

x

 

28

Bảng kê chứng khoán cầm cố giải toả trong ngày

04 - LK

x

 

29

Bảng kê chứng khoán tạm ngừng giao dịch trong ngày

05 - LK

x

 

30

Bảng kê chứng khoán thôi tạm ngừng giao dịch trong ngày

06 - LK

x

 

31

Bảng kê chứng khoán tạm giữ trong ngày

07 - LK

x

 

32

Bảng kê chứng khoán thôi tạm giữ trong ngày

08 - LK

x

 

33

Biên bản giao nhận chứng khoán chứng chỉ

09 - LK

x

 

34

Giấy báo số dư tài khoản chứng khoán

 

 

x

35

Biên bản kiểm kê chứng khoán chứng chỉ

10 - LK

x

 

 

III - VỐN BẰNG TIỀN

 

 

 

36

Phiếu thu

01 - TT

x

 

37

Phiếu chi

02 - TT

x

 

38

Giấy đề nghị tạm ứng

03 - TT

x

 

39

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

04 - TT

x

 

40

Bảng kiểm kê quỹ

05a - TT

x

 

41

Bảng kiểm kê quỹ

05b - TT

x

 

 

IV - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

 

 

42

Biên bản giao nhận TSCĐ

01-TSCĐ

x

 

43

Thẻ TSCĐ

02-TSCĐ

x

 

44

Biên bản thanh lý TSCĐ

03-TSCĐ

x

 

1

2

3

4

5

45

Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

04-TSCĐ

x

 

46

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

05-TSCĐ

x

 

 

V - thanh toán bù trừ mua, bán chứng khoán

 

 

 

47

Báo cáo thanh toán chứng khoán theo chứng khoán

 

 

x

48

Báo cáo thanh toán chứng khoán theo thành viên lưu ký (gửi cho thành viên lưu ký)

 

 

x

49

Báo cáo kết quả bù trừ tiền (gửi cho từng thành viên lưu ký)

 

 

x

 

VI - BÁN HÀNG

 

 

 

50

Bảng tính phí giao dịch chứng khoán

01 - BH

x

 

51

Bảng tổng hợp tính phí giao dịch chứng khoán

02 - BH

x

 

52

Bảng tính phí lưu ký chứng khoán

03 - BH

x

 

53

Bảng tổng hợp tính phí lưu ký chứng khoán

04 - BH

x

 

54

Biên lai thu phí, lệ phí hoạt động giao dịch chứng khoán

 

 

x

 

VII - CÁC CHỨNG TỪ KHÁC

 

 

 

55

Lệnh chi

 

 

x

56

Uỷ nhiệm chi

 

 

x

57

Uỷ nhiệm thu

 

 

x

58

Bảng kê nộp séc

 

 

x

59

Giấy báo Nợ

 

 

x

60

Giấy báo Có

 

 

x

61

Lệnh chuyển tiền của TTGDCK cho ngân hàng chỉ định

 

 

x

62

Thông báo hạn mức kinh phí được cấp

 

 

x

63

Giấy phân phối hạn mức kinh phí

 

 

x

64

Giấy nộp trả kinh phí

 

 

x

65

Giấy rút hạn mức kinh phí kiêm lĩnh tiền mặt

 

 

x

66

Giấy rút hạn mức kinh phí bằng chuyển khoản

 

 

x

67

Thông báo duyệt y quyết toán

 

 

x

Phần thứ ba

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN GIẢI THÍCH NỘI DUNG, KẾTCẤU

VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP CÁC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

  

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

ÁP DỤNG CHO TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

(Ban hành theo Quyết định số 105/1999/QĐ-BTC ngày30/08/1999 của Bộ Tài chính)

Số

SỐ HIỆU TÀI KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

PHẠM

TT

CẤP 1

CẤP 2

CẤP 3

 

VI

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

LOẠI 1 - TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

 

1

111

 

 

Tiền mặt

 

 

 

1111

 

Tiền Việt nam

 

 

 

1112

 

Ngoại tệ

 

 

 

1113

 

Vàng bạc, đá quí

 

 

 

1114

 

Chứng chỉ có giá

 

2

112

 

 

Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

 

 

1121

 

Tiền Việt nam

 

 

 

1122

 

Ngoại tệ

 

 

 

1123

 

Vàng bạc, đá quý

 

3

115

 

 

Tiền gửi Quỹ hỗ trợ thanh toán

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

4

116

 

 

Tiền gửi thanh toán hộ cổ tức, trái phiếu

 

5

131

 

 

Phải thu của thành viên

 

 

 

1311

 

Phải thu phí, lệ phí

 

 

 

1312

 

Phải thu thiếu hụt Quỹ HTTT

 

 

 

1318

 

Phải thu khác của thành viên

 

6

138

 

 

Phải thu khác

 

 

 

1381

 

Tài sản thiếu chờ xử lý

 

 

 

1388

 

Các khoản phải thu khác

 

1

2

3

4

5

6

7

141

 

 

Tạm ứng

 

8

152

 

 

Vật liệu

 

9

153

 

 

Công cụ

 

 

 

 

 

LOẠI 2 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

10

211

 

 

TSCĐ hữu hình

 

 

 

2111

 

Đất

 

 

 

2112

 

Nhà cửa, vật kiến trúc

 

 

 

2113

 

Máy móc, thiết bị

 

 

 

2114

 

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

 

 

 

2115

 

Phương tiện quản lý

 

 

 

2118

 

Tài sản cố định hữu hình khác

 

11

213

 

 

TSCĐ vô hình

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

12

214

 

 

Hao mòn TSCĐ

 

 

 

2141

 

Hao mòn TSCĐ hữu hình

 

 

 

2143

 

Hao mòn TSCĐ vô hình

 

13

241

 

 

Xây dựng cơ bản dở dang

 

 

 

2411

 

Mua sắm TSCĐ

 

 

 

2412

 

Xây dựng cơ bản

 

 

 

2413

 

Sửa chữa lớn TSCĐ

 

 

 

 

 

LOẠI 3 - NỢ PHẢI TRẢ

 

14

331

 

 

Phải trả cho người bán

 

15

332

 

 

Phải trả các thành viên

 

 

 

3321

 

Phải trả cổ tức

 

 

 

3322

 

Phải trả gốc và lãi trái phiếu

 

 

 

3328

 

Phải trả khác

 

16

333

 

 

Các khoản phải nộp Nhà nước

 

 

 

3331

 

Phải nộp phí, lệ phí

 

 

 

3338

 

Các khoản phải nộp khác

 

17

334

 

 

Phải trả viên chức

 

 

 

3341

 

Phải trả viên chức

 

 

 

3342

 

Phải trả đối tượng khác

 

1

2

3

4

5

6

18

337

 

 

Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau

 

 

 

3371

 

Vật liệu, công cụ tồn kho

 

 

 

3372

 

Giá trị khối lượng SCL, XDCB hoàn thành

 

19

338

 

 

Phải trả, phải nộp khác

 

 

 

3381

 

Tài sản thừa chờ giải quyết

 

 

 

3382

 

Kinh phí công đoàn

 

 

 

3383

 

Bảo hiểm xã hội

 

 

 

3384

 

Bảo hiểm y tế

 

 

 

3388

 

Phải trả, phải nộp khác

 

20

344

 

 

Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn

 

21

345

 

 

Quỹ hỗ trợ thanh toán

Chi tiết từng thành viên lưu ký

22

351

 

 

Thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán tại TTGDCK

 

23

352

 

 

Thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của thành viên

Chi tiết từng thành viên lưu ký

 

 

 

 

LOẠI 4 - NGUỒN KINH PHÍ

 

24

412

 

 

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

 

25

413

 

 

Chệch lệch tỷ giá

 

 

 

4131

 

Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ

 

 

 

4132

 

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối kỳ

 

26

414

 

 

Quỹ khuyến khích phát triển nghiệp vụ

 

27

421

 

 

Thu chưa phân phối

 

28

431

 

 

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

 

4311

 

Quỹ khen thưởng

 

 

 

4312

 

Quỹ phúc lợi

 

29

441

 

 

Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

 

1

2

3

4

5

6

30

461

 

 

Nguồn kinh phí hoạt động

 

 

 

4611

 

Năm trước

 

 

 

4612

 

Năm nay

 

31

462

 

 

Nguồn kinh phí dự án

 

 

 

4621

 

Nguồn kinh phí quản lý dự án

 

 

 

4622

 

Nguồn kinh phí thực hiện dự án

 

32

466

 

 

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

 

 

 

 

 

LOẠI 5 - CÁC KHOẢN THU

 

33

511

 

 

Thu phí từ hoạt động của TTGDCK

 

 

 

5111

 

Thu phí thành viên TTGDCK

 

 

 

5112

 

Thu phí niêm yết chứng khoán

 

 

 

5113

 

Thu phí giao dịch chứng khoán

 

 

 

5114

 

Thu phí đăng ký chứng khoán

 

 

 

5115

 

Thu phí lưu ký chứng khoán

 

 

 

5116

 

Thu phí cung cấp dịch vụ thông tin

 

34

518

 

 

Thu khác

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

 

 

 

 

LOẠI 6 - CÁC KHOẢN CHI

 

35

661

 

 

Chi hoạt động

 

 

 

6611

 

Năm trước

 

 

 

6612

 

Năm nay

 

36

662

 

 

Chi dự án

Chi tiết theo dự án

 

 

6621

 

Chi quản lý dự án

 

 

 

6622

 

Chi thực hiện dự án

 

 

 

 

 

LOẠI 0 - TÀI KHOẢN

NGOÀI BẢNG

 

1

001

 

 

Tài sản thuê ngoài

 

2

002

 

 

Tài sản nhận giữ hộ

 

3

004

 

 

Nợ khó đòi đã xử lý

 

1

2

3

4

5

6

4

005

 

 

Công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng

 

5

006

 

 

Tài sản nhận cầm cố, thế chấp

 

6

007

 

 

Ngoại tệ các loại

 

7

008

 

 

Hạn mức kinh phí

 

8

011

 

 

Thanh toán bù trừ chứng khoán đã giao dịch

 

9

012

 

 

Chứng khoán lưu ký thành viên lưu ký trong nước

 

 

 

0121

 

Chứng khoán giao dịch thành viên lưu ký trong nước

Chi tiết theo từng thành viên lưu ký và từng loại chứng khoán

 

 

 

01211

Chứng khoán giao dịch của thành viên lưu ký trong nước

 

 

 

 

01212

Chứng khoán giao dịch của khách hàng thuộc thành viên lưu ký trong nước

 

 

 

0122

 

Chứng khoán tạm ngừng giao dịch thành viên lưu ký trong nước

Chi tiết theo từng thành viên lưu ký và từng loại chứng khoán

 

 

 

01221

Chứng khoán tạm ngừng giao dịch của thành viên lưu ký trong nước

 

 

 

 

01222

Chứng khoán tạm ngừng giao dịch của khách hàng thuộc thành viên lưu ký trong nước

 

 

 

0123

 

Chứng khoán cầm cố thành viên lưu ký trong nước

Chi tiết theo từng thành viên lưu ký và từng loại chứng khoán

 

 

 

01231

Chứng khoán cầm cố của thành viên lưu ký trong nước

 

 

 

 

01232

Chứng khoán cầm cố của khách hàng thuộc thành viên lưu ký trong nước

 

 

 

0124

 

Chứng khoán tạm giữ thành viên lưu ký trong nước

Chi tiết theo từng thành viên lưu ký và từng loại chứng khoán

1

2

3

4

5

6

10

013

 

 

Chứng khoán lưu ký thành viên lưu ký nước ngoài

 

 

 

0131

 

Chứng khoán giao dịch thành viên lưu ký nước ngoài

Chi tiết theo từng thành viên lưu ký và từng loại chứng khoán

 

 

 

01311

Chứng khoán giao dịch của thành viên lưu ký nước ngoài

 

 

 

 

01312

Chứng khoán giao dịch của khách hàng thuộc thành viên lưu ký nước ngoài

 

 

 

0132

 

Chứng khoán tạm ngừng giao dịch thành viên lưu ký nước ngoài

Chi tiết theo từng thành viên lưu ký và từng loại chứng khoán

 

 

 

01321

Chứng khoán tạm ngừng giao dịch của thành viên lưu ký nước ngoài

 

 

 

 

01322

Chứng khoán tạm ngừng giao dịch của khách hàng thuộc thành viên lưu ký nước ngoài

 

 

 

0133

 

Chứng khoán cầm cố thành viên lưu ký nước ngoài

Chi tiết theo từng thành viên lưu ký và từng loại chứng khoán

 

 

 

01331

Chứng khoán cầm cố của thành viên lưu ký nước ngoài

 

 

 

 

01332

Chứng khoán cầm cố của khách hàng thuộc thành viên lưu ký nước ngoài

 

 

 

0134

 

Chứng khoán tạm giữ thành viên lưu ký nước ngoài

Chi tiết theo từng thành viên lưu ký và từng loại chứng khoán

  

Phần thứ tư

HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN

VÀ GIẢI THÍCH CÁC MẪU SỔ KẾ TOÁN

 

DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN

ÁP DỤNG CHO TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

(Ban hành theo Quyết định số 105/1999/QĐ-BTC ngày30/08/1999 của Bộ Tài chính)

STT

TÊN SỔ

Ký hiệu

Ghi chú

1

2

3

4

1

Sổ Nhật ký chung

S 01 - TT

 

2

Sổ Nhật ký tài khoản 131

S 02 - TT

 

3

Sổ Nhật ký tài khoản 331

S 03 - TT

 

4

Sổ Cái

S 04 - TT

 

5

Sổ quỹ tiền mặt

S 05 - TT

 

6

Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc

S 06 - TT

 

7

Sổ tiền mặt, tiền gửi ngoại tệ

S 07 - TT

 

8

Sổ kho

S 08 - TT

 

9

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ

S 09 - TT

 

10

Sổ tài sản cố định

S 10 - TT

 

11

Sổ theo dõi nguồn kinh phí hoạt động

S 11 - TT

 

12

Sổ theo dõi hạn mức kinh phí

S 12 - TT

 

13

Sổ theo dõi nhận kinh phí ngoài hạn mức

S 13 - TT

 

14

Sổ tổng hợp chi tiết nguồn kinh phí

S 14 - TT

 

15

Sổ theo dõi nhận và sử dụng vốn đầu tư XDCB

S 15 - TT

 

16

Sổ chi tiết các khoản thu

S 16 - TT

 

17

Sổ chi tiết chi hoạt động

S 17 - TT

 

18

Sổ chi tiết chi dự án

S 18 - TT

 

19

Sổ tổng hợp chi hoạt động, dự án

S 19 - TT

 

20

Sổ thanh toán bù trừ chứng khoán đã giao dịch

S 20 - TT

 

21

Sổ chứng khoán giao dịch

S 21 - TT

 

22

Sổ chứng khoán tạm ngừng giao dịch

S 22 - TT

 

23

Sổ chứng khoán cầm cố

S 23 - TT

 

24

Sổ chứng khoán tạm giữ

S 24- TT

 

25

Sổ thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán

S 25- TT

 

26

Sổ chi tiết các tài khoản

S 25 - TT

 

 

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG

 


SỔ NHẬT KÝ

CHUNG

 


 

 

 



 

 


Ghi hàng ngày



Ghi cuối tháng


Đối chiếu, kiểm tra

 

 

Phần thứ năm

HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH LẬP BÁO CÁO

 

DANH MỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ÁP DỤNG CHO TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

(Ban hành theo Quyết định số 105/1999/QĐ-BTC ngày30/08/1999 của Bộ Tài chính)

 S

 

 

Thời

Nơi nhận

TT

Ký hiệu

Tên báo cáo

hạn lập

Bộ Tài chính

Kho bạc NN

Uỷ ban CKNN

Cơ quan Thống kê

1

2

3

4

5

6

7

8

1

B01- TTGDCK

Bảng cân đối kế toán

Quý, năm

x

x

x

x

2

B02- TTGDCK

Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng

Quý, năm

x

x

x

x

 

F02- 1H

Chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị quyết toán

Quý, năm

x

x

x

 

 

F02- 2H

Chi tiết kinh phí dự án đề nghị quyết toán

Quý, năm

x

x

x

 

 

F02- 3H

Bảng đối chiếu HMKP

Quý, năm

x

x

x

 

3

B03- TTGDCK

Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu

Quý, năm

x

 

x

 

4

B04- TTGDCK

Thuyết minh báo cáo tài chính

Năm

x

 

x

 

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

(Mẫu số B01 - TTGDCK)

Trung tâm GDCK

(Ban hành theo QĐ số 105/1999/QĐ-BTC ngày 30/8/1999 của Bộ Tài chính)

                 

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày...tháng...năm.......

Đơn vị tính.............

TÀI SẢN

MÃ SỐ

SỐ ĐẦU NĂM

SỐ CUỐI KỲ

1

2

3

4

A - TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

100

 

 

I. Tiền

110

 

 

1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)

111

 

 

2. Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

3. Tiền gửi Quỹ hỗ trợ thanh toán

112

113

 

 

4. Tiền gửi thanh toán hộ cổ tức, trái phiếu

114

 

 

II. Các khoản phải thu

1. Phải thu của thành viên

130

131

 

 

1.1. Phải thu phí, lệ phí

1.2. Phải thu thiếu hụt Quỹ hỗ trợ thanh toán

1.3. Phải thu khác của thành viên

2. Các khoản phải thu khác

132

133

134

135

 

 

III. Hàng tồn kho

140

 

 

1. Vật liệu

2. Công cụ

141

142

 

 

IV. Tài sản lưu động khác

1. Tạm ứng

2. Tài sản thiếu chờ xử lý

V- Các khoản chi chưa quyết toán

1. Chi hoạt động

1.1. Chi hoạt động năm trước

1.2. Chi hoạt động năm nay

2. Chi dự án

2.1. Chi quản lý dự án

2.2. Chi thực hiện dự án

150

151

152

160

161

162

163

164

165

166

 

 

B - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

200

 

 

I. Tài sản cố định

210

 

 

1. Tài sản cố định hữu hình

- Nguyên giá

211

212

 

 

- Giá trị hao mòn luỹ kế(*)

213

 

 

2. Tài sản cố định vô hình

- Nguyên giá

214

215

 

 

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

216

 

 

II. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

220

 

 

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

230

 

 

NGUỒN VỐN

 

 

 

A - PHẢI TRẢ

300

 

 

I. Phải trả ngắn hạn

310

 

 

1. Phải trả người bán

  1. Phải trả các thành viên
  1. Phải trả cổ tức
  2. Phải trả gốc và lãi trái phiếu
  3. Phải trả khác các thành viên

3. Các khoản phải nộp Nhà nước

4. Phải trả viên chức

5. Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau

6. Các khoản phải trả, phải nộp khác

311

312

313

314

315

316

317

318

319

 

 

II. Phải trả dài hạn

320

 

 

1. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

321

 

 

2. Quỹ hỗ trợ thanh toán

322

 

 

B - NGUỒN VỐN VÀ KINH PHÍ

400

 

 

I. Nguồn vốn - quỹ

1. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

2. Chênh lệch tỷ giá

3. Quỹ khuyến khích phát triển nghiệp vụ

4. Thu chưa phân phối

5. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

II. Nguồn kinh phí

1. Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

2. Nguồn kinh phí hoạt động

3. Nguồn kinh phí dự án

4. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

410

411

412

413

414

415

420

421

422

423

424

 

 

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

430

 

 

Ghi chú: Số liệu các chỉ tiêu có dấu(*)được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx).

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Chỉ tiêu

Số đầu năm

Số cuối kỳ

1. Tài sản thuê ngoài

2. Tài sản nhận giữ hộ

3. Nợ khó đòi đã xử lý

4. Dụng cụ lâu bền đang sử dụng

5. Tài sản nhận cầm cố ,thế chấp

6. Ngoại tệ các loại

7. Hạn mức kinh phí

8. Chứng khoán lưu ký thành viên lưu ký trong nước

8.1. Chứng khoán giao dịch thành viên lưu ký trong nước

8.1.1. Chứng khoán giao dịch của thành viên lưu ký trong nước

8.1.2. Chứng khoán giao dịch của khách hàng thuộc thành viên lưu ký trong nước

8.2. Chứng khoán tạm ngừng giao dịch thành viên lưu ký trong nước

8.2.1. Chứng khoán tạm ngừng giao dịch của thành viên lưu ký trong nước

8.2.2. Chứng khoán tạm ngừng giao dịch của khách hàng thuộc thành viên lưu ký trong nước

8.3. Chứng khoán cầm cố thành viên lưu ký trong nước

8.3.1. Chứng khoán cầm cố của thành viên lưu ký trong nước

8.3.2. Chứng khoán cầm cố của khách hàng thuộc thành viên lưu ký trong nước

8.4. Chứng khoán tạm giữ thành viên lưu ký trong nước

9. Chứng khoán lưu k thành viên lưu ký nước ngoài

9.1 Chứng khoán giao dịch thành viên lưu ký nước ngoài

9.1.1.Chứng khoán giao dịch của thành viên lưu ký nước ngoài

9.1.2.Chứng khoán giao dịch của khách hàng thuộc thành viên lưu ký nước ngoài

9.2. Chứng khoán tạm ngừng giao dịch thành viên lưu ký nước ngoài

9.2.1. Chứng khoán tạm ngừng giao dịch của thành viên lưu ký nước ngoài

9.2.2. Chứng khoán tạm ngừng giao dịch của khách hàng thuộc thành viên lưu ký nước ngoài

9.3. Chứng khoán cầm cố thành viên lưu ký nước ngoài

9.3.1 Chứng khoán cầm cố của thành viên lưu ký nước ngoài

9.3.2. Chứng khoán cầm cố của khách hàng thuộc thành viên lưu ký nước ngoài

9.4. Chứng khoán tạm giữ thành viên lưu ký nước ngoài

 

 

Ngày ....... tháng....... năm .........

Người lập Kế toántrưởng Giám đốc TTGDCK

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Mẫu số: B02 - TTGDCK

Trung tâm GDCK

Mã chương:.................................

(Ban hành theo QĐ số 105/1999/QĐ-BTC ngày 30/8/1999 của Bộ Tài chính)

 

 

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ

VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG

Quý ........năm .......

Phần 1. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ

Đơn vị tính:....................

Số

Nguồn kinh phí

Tổng

Chia ra

T

Chỉ

số

số

Ngân

Tài

Nguồn

T

tiêu

 

 

sách

trợ

khác

A

B

C

1

2

3

4

I

Kinh phí hoạt động (HCSN)

 

 

 

 

 

1

KP chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang

- Từ Năm trước chuyển sang Năm nay

01

02

 

 

 

 

2

Kinh phí kỳ này

 

 

 

 

 

 

a)- Được phân phối kỳ này

03

 

 

 

 

 

Luỹ kế từ đầu năm

04

 

 

 

 

 

b)- Thực nhận kỳ này

05

 

 

 

 

 

Luỹ kế từ đầu năm

06

 

 

 

 

3

Tổng kinh phí thực được sử dụng kỳ này (01+ 05)

07

 

 

 

 

 

- Luỹ kế từ đầu năm (02+06)

08

 

 

 

 

4

Số đã chi kỳ này đề nghị quyết toán

09

 

 

 

 

 

- Luỹ kế từ đầu năm

10

 

 

 

 

5

Kinh phí giảm kỳ này (nộp trả, giảm khác)

11

 

 

 

 

6

Kinh phí chưa xin quyết toán chuyển kỳ sau [07 - (09+11)]

12

 

 

 

 

II

1

Kinh phí chương trình dự án

K.P chưa xin quyết toán kỳ trước chuyển sang

- Từ Năm trước chuyển sang Năm nay

13

14

 

 

 

 

2

Kinh phí kỳ này

 

 

 

 

 

 

a) Được phân phối kỳ này

15

 

 

 

 

 

Luỹ kế từ đầu năm

16

 

 

 

 

 

b) Thực nhận kỳ này

Luỹ kế từ đầu năm

17

18

 

 

 

 

3

Tổng kinh phí thực được sử dụng kỳ này (13 +17)

19

 

 

 

 

 

- Luỹ kế từ đầu năm (14 +18)

20

 

 

 

 

4

Kinh phí đã chi xin quyết toán kỳ này

21

 

 

 

 

 

- Luỹ kế từ đầu năm

22

 

 

 

 

5

Kinh phí giảm (Nộp trả, giảm khác)

23

 

 

 

 

 

- Luỹ kế từ đầu năm

24

 

 

 

 

6

Kinh phí chưa xin quyết toán chuyển kỳ sau

[19- (21+23) ] hoặc [20 - (22+24) ]

25

 

 

 

 

III

Vốn xây dựng cơ bản

 

 

 

 

 

1

Vốn kỳ trước còn lại chuyển sang kỳ này

26

 

 

 

 

 

- Năm trước chuyển sang

27

 

 

 

 

2

Vốn thực nhận kỳ này

28

 

 

 

 

 

- Luỹ kế từ đầu năm

29

 

 

 

 

3

Tổng số vốn được sử dụng kỳ này (26+28)

30

 

 

 

 

 

- Luỹ kế từ đầu năm (27+29)

31

 

 

 

 

4

Số vốn thực sử dụng kỳ này

32

 

 

 

 

 

Trong đó:-Đã hoàn thành trong kỳ

33

 

 

 

 

 

- Luỹ kế từ đầu năm

34

 

 

 

 

 

Trong đó:Đã hoàn thành từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo

35

 

 

 

 

5

Vốn XDCB giảm (nộp trả, giảm khác)

36

 

 

 

 

6

Vốn chưa sử dụng chuyển kỳ sau (30 - 32 - 36)

37

 

 

 

 

                 

 

Phần II. TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG

ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN

 

 

 

Tiểu

 

Tổng

Chia ra

Mục

mục

NỘI DUNG CHI

số

Số

Ngân

Tài

Nguồn

 

 

 

 

 

sách

trợ

khác

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

I. CHI HOẠT ĐỘNG

001

 

 

 

 

 

 

II. CHI DỰ ÁN:

 

 

 

 

 

 

 

1. Chi quản lý

 

 

 

 

 

 

 

2. Chi thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Mẫu số: B03 - TTGDCK

Trung tâm GDCK

Mã chương:.................................

(Ban hành theo QĐ số 105/1999/QĐ-BTC ngày 30/8/1999 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP CÓ THU

Quí ....... Năm.........

Đơn vị tính :.........

 

 

 

Số tiền

Stt

Chỉ tiêu

Mã số

Trong kỳ

Luỹ kế từ đầu năm

A

B

C

1

2

1

1.1

Thu trong kỳ (02+09)

Thu phí

- Thu phí thành viên TTGDCK

- Thu phí niêm yết chứng khoán

- Thu phí giao dịch chứng khoán

- Thu phí đăng ký chứng khoán

- Thu phí lưu ký chứng khoán

- Thu phí cung cấp dịch vụ thông tin

01

02

03

04

05

06

07

08

 

 

1.2

Thu khác

09

 

 

2

Sử dụng trong kỳ (11 + 12)

10

 

 

2.1

2.2

Nộp Ngân sách Nhà nước

Các khoản tiền phạt

11

12

 

 

3

Chênh lệch thu và sử dụng trong kỳ này (01- 10)

13

 

 

4

Trích lập các quỹ (14 = 13)

14

 

 

4.1

Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi

15

 

 

4.2

Trích lập quỹ khuyến khích phát triển nghiệp vụ

16

 

 

Ngày ..... tháng ..... năm ...

Người lập biểu Kếtoán trưởng Giám đốc TTGDCK

( Ký, họ tên ) (Ký, họ tên ) ( Ký tên, đóng dấu )

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Mẫu số: B04 - TTGDCK

Trung tâm GDCK

Mã chương:...............................

Ngân sách: ...............................

(Ban hành theo QĐ số 105/1999/QĐ-BTC ngày 30/8/1999 của Bộ Tài chính)

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Năm........

I - TÌNH HÌNH THỰCHIỆN NHIỆM VỤ NĂM .....

1/ Tình hìnhbiên chế, lao động, quỹ lương:

- Số cán bộ viên chứccó mặt đến ngày 31/12: Người

Trong đó: Hợp đồng,thử việc: Người

- Tăng trong năm: Người

- Giảm trong năm: Người

- Tổng quỹ lương thựchiện cả năm: Đồng

Trong đó: Lương hợpđồng: Đồng

2/ Chi tiết mộtsố chỉ tiêu trong báo cáo tài chính:

2.1/ Tình hình tăng,giảm TSCĐ

Theo từng nhóm TSCĐ,mỗi loại TSCĐ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình) trình bày trên một biểu riêng.

Đơn vị tính: .........

Nhóm TSCĐ

Chỉ tiêu

Đất

Nhà cửa, vật kiến trúc

...

Tổng cộng

I- NGUYÊN GIÁ TSCĐ

 

 

 

 

1. Số dư đầu năm

 

 

 

 

2. Số tăng trong năm

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Mua sắm mới

 

 

 

 

- Xây dựng mới

 

 

 

 

3. Số giảm trong năm

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Thanh lý

 

 

 

 

- Nhượng bán

 

 

 

 

4. Số cuối năm

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Chưa sử dụng hết

 

 

 

 

- Đã khấu hao hết

 

 

 

 

- Chờ thanh lý

 

 

 

 

II- GIÁ TRỊ ĐÃ HAO MÒN

 

 

 

 

1. Đầu năm

 

 

 

 

2. Tăng trong năm

 

 

 

 

3. Giảm trong năm

 

 

 

 

4. Số cuối năm

 

 

 

 

III- GIÁ TRỊ CÒN LẠI

 

 

 

 

1. Đầu năm

 

 

 

 

2. Tăng trong năm

 

 

 

 

3. Giảm trong năm

 

 

 

 

4. Số cuối năm

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

2.3/ Tình hình tăng,giảm các quỹ:

Đơn vị tính: ...........

Tên quỹ

Số đầu năm

Tăng trong năm

Giảm trong năm

Số cuối năm

1. Quỹ khen thưởng

 

 

 

 

2. Quỹ phúc lợi

 

 

 

 

3. Quỹ khuyến khích phát triển nghiệp vụ

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

2.4/ Các khoản phảithu và nợ phải trả:

Đơn vị tính: ....

Số

Chỉ tiêu

Số

đầu năm

Số phát sinh trong năm

Số

cuối năm

Tổng số tiền tranh chấp,

TT

 

Tổng số

Trong đó số quá hạn

Tăng

Giảm

Tổng số

Trong đó số quá hạn

mất khả năng thanh toán

1

 

2

3

4

5

6

7

8

1

Các khoản phải thu

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Phải thu của thành viên

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phải thu phí, lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phải thu thiếu hụt Quỹ hỗ trợ thanh toán

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phải thu khác của thành viên

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Các khoản phải thu khác

 

 

 

 

 

 

 

2.

Các khoản phải trả

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Phải trả các thành viên

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phải trả cổ tức

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phải trả gốc và lãi trái phiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phải trả khác các thành viên

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Phải trả cho người bán

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Phải nộp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Phải trả viên chức

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Phải trả, phải nộp khác

 

 

 

 

 

 

 

                   

- Số phải thu bằngngoại tệ (Qui ra USD):

- Số phải trả bằngngoại tệ (Qui ra USD):

- Lý do tranh chấp,mất khả năng thanh toán

2.5/ Quỹ hỗ trợ thanhtoán:

- Số đầu năm

- Tăng Quỹ hỗ trợthanh toán

- Giảm Quỹ hỗ trợthanh toán

- Số cuối năm

Lý do tăng, giảm:....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

2.6- Giá trị khối lượnggiao dịch chứng khoán thực hiện trong năm:

Chỉ tiêu

Khối lượng

giao dịch thực hiện

trong năm

Giá trị khối lượng giao dịch thực hiện trong năm

1. Cổ phiếu

 

 

2. Trái phiếu

 

 

3. Chứng chỉ quỹ đầu tư

 

 

4. Chứng khoán khác

 

 

Tổng cộng

 

 

II - THUYẾT MINH :

1 - Những tình hình vàphát sinh không bình thường trong năm:

....................................................................................

....................................................................................

...................................................................................

2 - Nguyên nhân củacác biến động tăng, giảm so với dự toán, so với năm trước.

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

III - NHẬN XÉT VÀKIẾN NGHỊ

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

...., Ngày.....tháng ..... năm ..........

Người lập biểu Kếtoán trưởng Giám đốc TTGDCK

(Ký, họ tên) (Ký,họ tên) ( Ký tên, đóng dấu)

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Mẫu số: F02 - 2H

Trung tâm GDCK

Mã chương:...............................

(Ban hành theo QĐ số 105/1999/QĐ-BTC ngày 30/8/1999 của Bộ Tài chính)

 

CHI TIẾT

KINH PHÍ DỰ ÁN ĐỀ NGHỊ QUYẾTTOÁN

Têndự án: ......................................... Mã số:................................................

Thuộcchương trình:.......................................................................................

Khởiđầu: ...........................................Kết thúc:...............................................

Tổngsố kinh phí được duyệt: ...........Số được duyệt kỳ này:........................

Cơquan thực hiện dự án: ...............................................................................

Đơn vị tính: ..............

ST

Nội dung

Kỳ

Luỹ kế từ

Luỹ kế từ khi

T

 

số

này

đầu năm

khởi đầu

A

B

C

1

2

3

I

Số KP kỳ trước chuyển sang

 

 

X

X

II

Số KP thực nhận

 

 

 

 

III

Số KP được sử dụng

 

 

 

 

IV

Số KP đã sử dụng

 

 

 

 

V

Số KP đã thu hồi

 

 

 

 

VI

Số KP đề nghị quyết toán

 

 

 

 

VII

Số KP chuyển kỳ sau

 

 

X

X

Thuyết minh

Mụctiêu, nội dung nghiên cứu theo tiến độ đã qui định:........................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Khốilượng sản phẩm đã hoàn thành:......................................................................

..............................................................................................................................

................................................................................................................................

Ngày ..... tháng .....năm ...

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc TTGDCK

( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký tên, đóng dấu )

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Mẫu số: F 02 - 1H

Trung tâm GDCK

Mã chương:...............................

(Ban hành theo QĐ số 105/1999/QĐ-BTC ngày 30/8/1999 của Bộ Tài chính)

CHI TIẾT KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN

Nguồn kinh phí: .............................

Chương: ............ Loại: ............Khoản............Hạng.............

Đơn vị tính: ...........

MỤC

TIỂU

CHỈ TIÊU

SỐ KINH PHÍ ĐƯỢC SỬ DỤNG

SỐ KINH PHÍ

SỐ KINH PHÍ CHƯA

 

MỤC

 

SỐ

Kỳ trước chuyển

SỐ THỰC NHẬN

Tổng số được sử

ĐÃ SỬ DỤNG ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN

QUYẾT TOÁN CHUYỂN

 

 

 

 

sang

Kỳ này

Luỹ kế từ đầu năm

dụng kỳ này

Kỳ này

Luỹ kế từ đầu năm

KỲ SAU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Ngày ..... tháng .... năm .....

Người lập biểu Phụtrách kế toán Giám đốc TTGDCK

(Ký, họ tên) (Ký, họtên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Mẫu số: F 02 - 3H

Trung tâm GDCK

Mã chương:...............................

(Ban hành theo QĐ số 105/1999/QĐ-BTC ngày 30/8/1999 của Bộ Tài chính)

BẢNG ĐỐI CHIẾU HẠN MỨC KINH PHÍ

Quí ......... năm ............

Chương: ............

Đơn vị tính: ..............

 

 

 

 

Tiểu

HMKP được

Số kinh phí

HMKP

HMKP

Số nộp

HMKP

HMKP

Loại

Khoản

Hạng

Mục

mục

phân phối

kỳ trước

được sử

rút ở KB

khôi phục

thực

còn dư

 

 

 

 

 

trong kỳ

chuyển sang

dụng trong kỳ

trong kỳ

HMKP

nhận

cuối kỳ

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

Ngày tháng năm

Xác nhận của Khobạc Kế toán trưởng Giám đốc TTGDCK

( Ký tên, đóng dấu) ( Ký, họ tên ) ( Ký tên, đóng dấu)

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Văn Trọng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.