• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 03/01/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 14/08/2011
BỘ CÔNG AN
Số: 1279/2002/QĐ-BCA
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Bằng, ngày 19 tháng 12 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành quy chế quản lý người nước ngoài quá cảnh

vào Việt Nam tham quan, du lịch

_______________

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

Theo đề nghị của đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý người nước ngoài quá cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Các đồng chí Tổng cục trưởng các Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.

 

Nguyễn Văn Hưởng

(Đã ký)

 


QUY CHẾ

Quản lý người nước ngoài quá cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1279/2002/QĐ-BCA

của Bộ trưởng Bộ Công an)

__________

 

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Người nước ngoài quá cảnh Việt Nam là người đi qua khu vực quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam để đến một nước khác.

2. Khu vực quá cảnh là khu vực nằm trong phạm vi cửa khẩu quốc tế dành cho người nước ngoài quá cảnh lưu lại trong thời gian chờ phương tiện để đi tiếp nước khác.

Điều 2. Quy chế này chỉ quản lý người nước ngoài quá cảnh Việt Nam đi qua khu vực quá cảnh tại cửa khẩu sân bay quốc tế, cửa khẩu hải cảng quốc tế (sau đây gọi chung là cửa khẩu quốc tế) để than quan, du lịch Việt Nam.

Điều 3.

1. Người nước ngoài quá cảnh (sau đây gọi là khách quá cảnh) muốn vào Việt Nam tham quan, du lịch phải được một doanh nghiệp lữ hành quốc tế bảo lãnh và làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét giải quyết. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp "Giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam" cho khách quá cảnh được chấp thuận vào Việt Nam tham quan, du lịch.

2. Giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam có giá trị 05 ngày. Người có tên trong giấy phép được tạm trú tại Việt Nam và phải xuất cảnh trong thời hạn của giấy phép.

3. Khách quá cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam; phải thực hiện đúng chương trình du lịch mà doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã đăng ký với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và theo hướng dẫn của doanh nghiệp lữ hành quốc tế, không được kết hợp giải quyết mục đích khác.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4.

1. Khách quá cảnh muốn vào Việt Nam tham quan, du lịch phải thoả thuận với doanh nghiệp lữ hành quốc tế về chương trình du lịch. Việc thoả thuận chương trình du lịch có thể thực hiện từ trước hoặc thực hiện khi đến cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.

2. Khách quá cảnh phải làm thủ tục với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế, thủ tục gồm:

- Nộp một đơn xin nhập cảnh Việt Nam theo mẫu quy định (đơn do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu phát).

- Xuất trình hộ chiếu, vé phương tiện giao thông chuyển tiếp đi nước khác.

Điều 5.

1. Trước khi làm thủ tục đón khách qua cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế cần phải nộp hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục quản lý xuất nhập cảnh, hồ sơ gồm:

- Văn bản giới thiệu tư cách pháp nhân, mẫu dấu của doanh nghiệp và chữ ký của Giám đốc doanh nghiệp;

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;

- Văn bản của Tổng cục Du lịch thông báo về doanh nghiệp lữ hành quốc tế được đón khách quá cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch.

Việc nộp hồ sơ nêu trên chỉ thực hiện một lần. Khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ thì doanh nghiệp phải có văn bản thông báo cho Cục quản lý xuất nhập cảnh để bổ sung hồ sơ.

2. Khi có nhu cầu đón khách quá cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế gửi công văn đề nghị tới Cục quản lý xuất nhập cảnh (theo mẫu do Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh ban hành) kèm theo chương trình tham quan, du lịch của khách.

3. Sau khi nhận được công văn trả lời của Cục quản lý xuất nhập cảnh, doanh nghiệp lữ hành quốc tế trực tiếp liên hệ với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu để:

- Hướng dẫn khách làm các thủ tục tại cửa khẩu theo quy định tại khoản 2, Điều 4 của Quy chế này.

- Nhận giấy phép do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cấp cho khách.

- Đón và tổ chức cho khách đi tham quan, du lịch theo chương trình đã đăng ký với Cục quản lý xuất nhập cảnh.

4. Trong quá trình tổ chức cho khách tham quan, du lịch, nếu khách nghỉ qua đêm thì phải thực hiện việc trình báo tạm trú theo quy định đối với người nước ngoài tạm trú.

5. Khi kết thúc chương trình tham quan, du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải trực tiếp đưa khách trở lại cửa khẩu và làm thủ tục cho khách xuất cảnh.

6. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế tổ chức cho khách quá cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 27 Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 6.

1. Cục quản lý xuất nhập cảnh có văn bản trả lời doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn đề nghị giải quyết cho khách quá cảnh được vào Việt Nam tham quan, du lịch; trường hợp phát hiện khách thuộc diện chưa được nhập cảnh Việt Nam thì cần nêu rõ tại văn bản trả lời để doanh nghiệp lữ hành quốc tế biết.

2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế có trách nhiệm:

a. Giải quyết thủ tục nhập cảnh:

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hộ chiếu, vé phương tiện chuyển tiếp đi nước khác của khách quá cảnh.

- Phát đơn xin nhập cảnh cho doanh nghiệp lữ hành quốc tế để hướng dẫn khách kê khai; cấp giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam theo danh sách đã được Cục quản lý xuất nhập cảnh duyệt.

- Làm thủ tục kiểm chứng nhập cảnh vào hộ chiếu (không cấp chứng nhận tạm trú).

b. Giải quyết thủ tục xuất cảnh:

- Đối chiếu khách do doanh nghiệp lữ hành quốc tế bàn giao với danh sách ghi trong giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam.

- Thu lại giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam và làm thủ tục kiểm chứng xuất cảnh vào hộ chiếu.

Chương 3:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7.

Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm:

- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức liên quan và người nước ngoài thực hiện Quy chế này.

- Chủ trì, phối hợp với Giám đốc sân bay quốc tế và Giám đốc hải cảng quốc tế thống nhất ranh giới khu vực quá cảnh; cắm biển thông báo phạm vi khu vực quá cảnh tại các cửa khẩu quốc tế.

- Tiếp nhận và trả lời các yêu cầu của Tổng cục Du lịch về việc tham gia ý kiến để xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp lữ hành quốc tế được đón khách quá cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch.

- Ban hành, in ấn và quản lý mẫu giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam.

- Định kỳ 6 tháng một lần, tổng hợp báo cáo tình hình về khách quá cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch.

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Hưởng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.